Cách làm nem nắm Giao Thủy

seminoon seminoon @seminoon

Cách làm nem nắm Giao Thủy

18/04/2015 08:15 PM
2,276

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, món nem nắm Giao Thủy được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác và đã trở thành "thương hiệu", được coi là món ăn đặc sản của người dân Giao Thủy nói riêng và người dân Nam Định nói chung.





Ngày nay, nem nắm Giao Thủy là món ăn rất được ưa chuộng trong các bữa tiệc liên hoan, hội hè, đình đám... Món ăn dân dã, mộc mạc ấy đã vượt qua "cổng làng" để đến với khắp mọi miền của đất nước và cả nước ngoài với những cách thức chế biến khác nhau. Tuy nhiên, chỉ khi nào du khách có dịp về thăm mảnh đất Giao Thủy, được thưởng thức món nem nắm do chính người dân nơi đây chế biến bằng bí quyết cổ truyền thì mới có thể cảm nhận hết được hương vị đậm đà đặc trưng của nó.

Nem nắm Giao Thủy, được làm từ bì và thịt lợn. Bì lợn làm nem được lựa chọn kỹ càng từ da của những con lợn khỏe mạnh, không quá già hoặc quá non. Sau khi loại bỏ lông và phần mỡ dính dưới da, bì lợn được đem luộc chín tới (nước sôi khoảng 3- 5 phút) để bì vừa dai lại vừa mềm, nếu luộc kỹ bì sẽ bị keo dính ăn không ngon. Bì phải thái mỏng bằng tay, tuyệt đối không dùng bằng máy thái.

Thịt lợn làm nem được lựa từ thịt nạc ở 2 quả mông của con lợn. Thịt được đem luộc chín tái lòng đào, thái mỏng để khi chế biến nem có vị ngọt và bùi và dùng sống dao dần kỹ.

Để thưởng thức hết vị thơm ngon của nem nắm Giao Thủy, phải được “đẩy đưa” bởi nước mắm ngon, pha thêm vị chua, cay, ngọt của ớt, giấm, đường. Khi thưởng thức, chỉ cần gắp từng miếng nem rồi cuốn với lá sung, lá đinh lăng thành miếng dài, nên chọn những lá sung tật có những nốt sần trên lá dùng để cuốn nem thì ăn mới bùi. Lá đinh lăng thì phải chọn lá vừa già tới thì mới cảm nhận được hết vị đăng đắng. Khi nhai miếng nem ta cảm thấy cái mềm mềm, bùi bùi, ngầy ngậy của thịt, thấy chất dai, giòn sừn sựt của bì lợn và thoang thoảng hương thơm đồng nội của thính cùng vị cay nồng của tỏi... Tất cả hương vị tinh túy của một vùng quê biển hòa quyện vào nhau,̉ chắp cánh cho vị giác của người thưởng thức được thăng hoa.

Mùi thơm, vị bùi của món nem nắm phần nhiều là nhờ thính gạo tạo nên. Người Giao Thủy đã dùng thứ gạo tám thơm ngon nhất vùng sao vàng trên bếp củi nhỏ lửa sau đó nghiền nhỏ ra để làm thính, do đó tạo nên hương vị đặc trưng khác biệt so với thính gạo các vùng khác.

Cái khéo léo tài tình khi chế biến món nem nắm là gia vị khi pha chế, trộn nem phải cho đều tay và bóp thuần thục để nem được nhuyễn đều và làm chín thịt lòng đào. Nước mắm chấm nem phải tổng hợp đủ vị cay, chua, mặn, ngọt.

Nem Giao Thủy còn có một "người tình" đi kèm không thể tách rời đó là rượu Bỉnh Ri- loại rượu quê ngon thượng hạng do người dân làng Giao Thịnh- Giao Thủy- Nam Định chưng cất từ gạo nếp cái hoa vàng, loại gạo nếp ngon nổi tiếng của đồng bằng sông Hồng.

Đối với cánh mày râu, trong bữa tiệc nhậu với bạn bè, người thân, cùng nhau nhâm nhi ly rượu Bỉnh Ri và thưởng thức đặc sản nem nắm Giao Thủy thì có thể say quên cả trời đất.

Nếu một lần đặt chân đến mảnh đất Giao Thủy giàu truyền thống, thì bạn hãy nhớ đừng quên đến món nem Giao Thủy – đặc sản thấm đượm, chất chứa tình người của những con người nơi đây nhé!


Nguyên liệu:

  • Thịt lợn vai
  • Bì lợn
  • Nước mắm , mì chính
  • Tỏi , ớt


Thực hiện

Bước 1

Thịt lợn vai cắt thành từng khúc vừa , không to quá , nhỏ quá.



Luộc qua thịt lợn vai , nhớ lầ chỉ luộc qua thôi nhé. Sau rồi thái ra thành từng lát thật mỏng như thể này



Bì lợn: Các mẹ có thể mua ở chợ , nhớ là mua bì to bản , bì thăn nhé. Nếu ở Hà Nội thì có thể ra Metro mua bì , em cũng mua ở đó khá ổn.Bì khi luộc chín rất nhanh , các mẹ nên chú ý nhé. Luộc xong cho ra ngoài nước mát , ngâm đến khi nào nguội , rồi cho ra ngoài để khô. Sau khi khô thì thái mỏng thành từng sợi.

Lá Sung , lá đinh lăng rửa sạch.

Bước 2:

Cho Thịt lợn, bì , tỏi , nước mắm (không cho muối ), mì chính vào bóp thật đều. Các mẹ nhớ là bóp nhé (không phải trộn đâu) . Sau khi bóp đều xong , thì trộn thính vào , bóp tiếp, để cho thính được quyện đều vào nem. Khâu này là vất vả nhất

Sau khi nem đã được bóp đều , ta vo lại thành từng viên nhé.

Bước 3: Gói nem vào với lá chuối , là linh lăng , lá sung.



Lúc ăn thì


Vào mùa hè khi cùng bạn bè thưởng thức những cốc bia mát lạnh, nhấm nháp món nem kèm với lá sung, lá ổi, lá đinh lăng và quả sung muối, chấm với tương ớt. Một cảm giác khó tả sẽ khiến bạn không bao giờ quên. Hãy cùng chúng tôi khám phá món ăn đặc biệt của người Nam Định.

Tại Nam Định, bạn có thể dễ dàng mua và đặt nem nắm Giao Thủy tại các nhà hàng, các khách sạn lớn và các nhà hàng nem nắm gia truyền trên đường Nguyễn Du và đường Trần Nhân Tông. Đây là món ăn luôn có trong thực đơn của giám đốc kỹ thuật kiêm huấn luyện viên trưởng đội bóng gạch Đồng Tâm - Long An (Henrique Calisto) mỗi khi ông đưa quân về chảo lửa Thiên Trường.

Theo sách vở xưa còn để lại, khi phủ Thiên Trường trở thành kinh đô thứ hai của vương triều Trần, các làng nghề được hình thành và của ngon vật lạ cả nước đổ về đây để tiến vua. Món nem nắm Giao Thủy cũng có lai lịch từ thời đó, đến nay mặc dù đã trải qua bao thăng trầm biến cố, nem nắm Giao Thủy được coi là món đặc sản của người dân thành Nam. Được làm từ bì, thịt lợn trộn thính và gia vị, rồi được nắm lại trong lá sung, nhưng khi ăn bạn sẽ hết sức bất ngờ từ mùi thơm đặc trưng và vị ngọt, béo ngậy, là món ăn rất được ưa chuộng trong các đám cưới tại Nam Định và cả trong bưa ăn thường ngày của người dân.



Để có nắm nem ngon, nguyên liệu bì lợn phải được tuyển chọn từ những con lợn khỏe, miếng bì phải làm sạch lông và dính chút mỡ, thường chọn miếng bì ở phần đầu vừa không dày, lại không nhiều mỡ, sẽ không ngán và nắm nem không bị ướt nhão. Bì lợn làm nem được thái thủ công bằng tay.

Thịt lợn phải được lấy từ lò mổ khi miếng thịt còn nóng hổi và không được đặt xuống đất, không được rửa nước lạnh để thịt ngon và dẻo hơn.

Luộc bì rồi thái tay thành những sợi nhỏ, thịt lợn nạc luộc tái sau đó cũng thái bản mỏng, thịt tái sẽ giúp cho nem có vị ngọt và bùi hơn.

Điều làm nên mùi thơm của nem nắm Giao Thủy chính là thính, phải làm từ gạo tám Nam Định mới dậy mùi. Gạo ngâm trong nước qua một đêm rồi để ráo nước, đem rang lên rồi xay thành bột, có màu vàng ngà ngà, thơm phức, vị ngậy.

Thính sau đó được trộn đều với bì lợn và thịt lợn đã sơ chế ở trên. Từng hạt thính nhỏ li ti quyện chặt lấy từng sợi bì, đảo đều tay nghe xào xạo vui tai, rồi nắm chặt.

"Bạn đường" không thể tách rời của nem nắm Giao Thủy là nước mắm Sa Châu (xã Giao Châu, huyện Giao Thủy), thứ nước chấm được làm theo cách cổ truyền cũng rất nổi tiếng. Làm nước mắm này hơi kỳ công một chút, đó là cá được nấu chín tự nhiên, không qua tẩm ướp, sau chừng 6 tháng mới mang ra vắt lấy nước mắm nguyên chất. Sau đó, mắm lại được phơi nắng nóng rồi cho vào vại sành chôn xuống đất thêm 6 tháng nữa. Vậy là phải mất một năm, nước mắm Sa Châu mới được mang ra để ăn với nem nắm.

Để thưởng thức món nem nắm Giao Thủy, bạn chỉ cần cuốn nem nắm vào lá sung, thêm ít rau thơm rồi nhón qua bát nước mắm Sa Châu là xong. Vị béo béo ngầy ngậy nhưng không ngán cùng với đắng chát nhẹ của đinh lăng sẽ làm bạn nhớ mãi. Bởi thế, người xưa đã có câu:

“Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn gì!”

Để thưởng thức món nem nắm Giao Thủy, bạn chỉ cần cuốn nem nắm vào lá sung, thêm ít rau thơm rồi nhón qua bát nước mắm Sa Châu là xong.

Nguyên liệu:

- 03 lạng thịt lợn mông (hoặc vai). Bạn nhớ chọn miếng thịt có cả nạc và mỡ nhé, như vậy món nem mới không bị khô và ngậy hơn.

- Thính (khoảng nửa lạng). Bạn có thể tự làm thính bằng cách rang một ít gạo nếp và gạo tẻ, sau đó đem nghiền nhỏ, vậy là bạn đã có nguyên liệu thính mà không cần phải đi mua.

- Ngoài ra bạn cần chuẩn bị: gừng (1 nhánh) hành (2 củ), tỏi, nước mắm, bột ngọt, lá sung (lá ổi), lá đinh lăng và một ít quả sung muối.

Cách làm:

- Luộc chín thịt lợn, tách bì, sau đó băm nhuyễn cả nạc lẫn mỡ, thái bì dạng con chỉ, càng mỏng càng tốt.

- Hành củ nướng, băm nhỏ cùng với tỏi.

- Chưng nước mắm (lượng vừa đủ khoảng 3 muỗng cà phê) với gừng băm nhỏ, cho một thìa cà phê bột ngọt. Khi nước sôi lên là được.

- Cho hành tỏi đã băm nhỏ vào với thịt, bì, thính, nước mắm đã chưng, đeo găng tay ni lông (loại dùng trong chế biến thức ăn) trộn đều tất cả. Bạn cần kiểm tra xem nếu nem bị nhão có thể cho thêm thính nhé. Cuối cùng bạn nắm nem lại thành từng nắm. Xếp lá đinh lăng trong đĩa và đặt nem vào. Nếu có tủ lạnh bạn có thể cho vào ngăn bảo quản khoảng 10 phút sẽ ngon hơn. Món nem này như đã nói bạn có thể ăn với lá sung, quả sung muối và chấm với tương ớt.


Về Nam Định với “Thơ Xương, chuối Ngự”, bạn không thể không nhớ đến món nem nắm Giao Thủy. Cái tên cũng tựa như cách làm, phải nắm hỗn hợp thành khối tròn, thật chặt và cách ăn cũng là nắm từng miếng nhỏ với các loại rau ghém sao cho vừa miệng.

Nem nam Giao Thuy

Để có nắm nem ngon, nguyên liệu bì lợn phải được tuyển chọn từ những con lợn khỏe, miếng bì phải làm sạch lông và dính chút mỡ, thường chọn miếng bì ở phần đầu vừa không dày, lại không nhiều mỡ, sẽ không ngán và nắm nem không bị ướt nhão. Bì lợn làm nem được thái thủ công bằng tay.

Thịt lợn phải được lấy từ lò mổ khi miếng thịt còn nóng hổi và không được đặt xuống đất, không được rửa nước lạnh để thịt ngon và dẻo hơn.

Luộc bì rồi thái tay thành những sợi nhỏ, thịt lợn nạc luộc tái sau đó cũng thái bản mỏng, thịt tái sẽ giúp cho nem có vị ngọt và bùi hơn.

Điều làm nên mùi thơm của nem nắm Giao Thủy chính là thính, phải làm từ gạo tám Nam Định mới dậy mùi. Gạo ngâm trong nước qua một đêm rồi để ráo nước, đem rang lên rồi xay thành bột, có màu vàng ngà ngà, thơm phức, vị ngậy.

Thính sau đó được trộn đều với bì lợn và thịt lợn đã sơ chế ở trên. Từng hạt thính nhỏ li ti quyện chặt lấy từng sợi bì, đảo đều tay nghe xào xạo vui tai, rồi nắm chặt.

"Bạn đường" không thể tách rời của nem nắm Giao Thủy là nước mắm Sa Châu (xã Giao Châu, huyện Giao Thủy), thứ nước chấm được làm theo cách cổ truyền cũng rất nổi tiếng. Làm nước mắm này hơi kỳ công một chút, đó là cá được nấu chín tự nhiên, không qua tẩm ướp, sau chừng 6 tháng mới mang ra vắt lấy nước mắm nguyên chất. Sau đó, mắm lại được phơi nắng nóng rồi cho vào vại sành chôn xuống đất thêm 6 tháng nữa. Vậy là phải mất một năm, nước mắm Sa Châu mới được mang ra để ăn với nem nắm.

Để thưởng thức món nem nắm Giao Thủy, bạn chỉ cần cuốn nem nắm vào lá sung, thêm ít rau thơm rồi nhón qua bát nước mắm Sa Châu là xong. Vị béo béo ngầy ngậy nhưng không ngán cùng với đắng chát nhẹ của đinh lăng sẽ làm bạn nhớ mãi. Bởi thế, người xưa đã có câu: “Tay cầm bầu rượu nắm nem/ Mải vui quên hết lời em dặn gì!”

Nem nắm Giao Thủy - Đặc sản quê tôi


 

Một ngày cuối tuần, người anh họ tôi ở dưới Giao Thuỷ - Nam Định lên chơi, sau một hồi chuyện trò anh hỏi: “Nhà có sính không”? nghe lạ tai tôi không hiểu, thấy vẻ mặt đần ra của tôi anh à một tiếng rồi bảo: “Nhà mình có thính không? – Tớ muốn làm một bữa nem nắm quê mình cho chú thưởng thức thử”. (Chả người dân quê tôi hay nói ngọng). Vậy là 2 anh em ra chợ Thái mua nguyên liệu về làm – kì công quá! Nhưng quả thật ông anh mình có tài như một nghệ nhân. Sau khoảng nửa giờ, ấn tượng ban đầu khi nhìn thấy nem nắm kiểu... Giao Thủy, ấy là một khối hình tròn được nắm chặt, nhấp nhô một màu vàng ngà ngà, có mùi thơm nức béo ngậy. Cái tên “nem nắm” cũng tựa như cách làm, phải nắm hỗn hợp thành khối hình tròn, thật chặt và cách ăn cũng là nắm từng miếng nhỏ với các loại rau ghém sao cho vừa miệng.

Quan sát cách làm của ông anh tôi giới thiệu cho các bạn để tự mình có thể làm chiêu đãi bạn bè, người thân cùng thưởng thức nhé!

Ở quê, nơi tôi sinh ra có một món đặc sản mà giới dân nhậu ưa thích – Nem nắm Giao Thuỷ
 

Bì lợn làm nem được lựa chọn kỹ càng từ da của những con lợn khỏe mạnh, không quá già hoặc quá non. Sau khi loại bỏ lông và phần mỡ dính dưới da, bì lợn được đem luộc chín tới (nước sôi khoảng 3- 5 phút) để bì vừa dai lại vừa mềm, nếu luộc kỹ bì sẽ bị keo dính ăn không ngon. Bì phải thái mỏng bằng tay, tuyệt đối không dùng bằng máy thái. Thịt lợn làm nem được lựa từ thịt nạc ở 2 quả mông của con lợn. Thịt được đem luộc chín tái lòng đào, thái mỏng để khi chế biến nem có vị ngọt và bùi và dùng sống dao dần kỹ.


 

Nguyên liệu làm dậy lên mùi thơm của nem nắm Giao Thủy chính là thính, phải là thứ thính được làm từ gạo tám Nam Định mới dậy mùi. Thứ gạo thơm ngon sẽ được ngâm trong nước qua một đêm rồi để ráo nước, đem rang lên rồi xay thành thứ bột nhỏ, có màu vàng ngà ngà, thơm phức. Thính sẽ được trộn đều với nguyên liệu bì và thịt lợn đã sơ chế ở trên. Cái khéo léo tài tình khi chế biến món nem nắm là gia vị khi pha chế, trộn nem phải cho đều tay và bóp thuần thục để nem được nhuyễn đều và làm chín thịt lòng đào. Nước mắm chấm nem phải tổng hợp đủ vị cay, chua, mặn, ngọt.


 

Để thưởng thức hết vị thơm ngon của nem nắm Giao Thủy phải được “đẩy đưa” bởi nước mắm ngon, pha thêm vị chua, cay, ngọt của ớt, giấm, đường.  Khi thưởng thức, chỉ cần gắp từng miếng nem trong nắm rồi cuốn với lá sung, lá đinh lăng thành miếng dài, nên chọn những lá sung tật có những nốt sần trên lá dùng để cuốn nem thí ăn nó mới bùi, lá đinh lăng thì phải chọn lá vừa già tới thì mới cảm nhận được hết vị ngăm ngăm, đăng đắng của nó. Khi nhai miếng nem ta cảm thấy cái mềm mềm, bùi bùi, ngầy ngậy của thịt, thấy chất dai, giòn sừn sựt của bì lợn và thoang thoảng hương thơm đồng nội của thính cùng vị cay nồng của tỏi... Tất cả hương vị tinh túy của một vùng quê biển hòa quyện vào nhau,̉ chắp cánh cho vị giác của người thưởng thức được thăng hoa. 

Đối với cánh mày râu, trong bữa tiệc nhậu với bạn bè, người thân, cùng nhau nhâm nhi cốc bia, ly rượu và thưởng thức đặc sản nem nắm Giao Thủy thì có thể say quên cả trời đất. Thật thấm thía câu ca dao xưa:

Tay cầm bầu rượu, nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò…

P/s: Lúc phụ việc... bóc tỏi nên không chụp ảnh quá trình làm, mượn hình trên internet minh hoạ, xin cám ơn tác giả!

Nguyên liệu

-   Thịt lợn: Thịt làm nem được lựa chọn kỹ càng từ thịt nạc ở hai củ mông của con lợn, lọc bỏ hết màng.

-   Bì lợn: chọn bì lợn từ những con lợn khỏe mạnh, loại bỏ hết lông và mỡ dưới da.

-   Thính gạo: được chế biến từ thứ gạo tám thơm ngon nhất vùng, sao vàng trên bếp củi nhỏ lửa rồi nghiền nhỏ thành dạng bột.

 Quy trình chế biến nem nắm

-   Nước mắm: nước mắm để làm nem là nước mắm Sa Châu – nước mắm nổi tiếng được làm thủ công theo phương pháp cổ truyền (làng Sa Châu hay còn gọi là làng Gòi thuộc xã Giao Châu, huyệnGiao Thủy,Nam Định).

-   Gia vị khác: tỏi, lá sung, lá đinh lăng,…

Chế biến

-   Bì lợn được luộc chín tới để bì vừa trắng, vừa giòn dai lại vừa mềm; bì lợn được thái mỏng bằng tay theo phương pháp thủ công, có thể lọc mỏng bì rồi thái chỉ mỏng như sợi miến hoặc cũng có thể thái to bản mỏng tùy theo khẩu vị của người ăn.

 Quy trình chế biến nem nắm

-   Thịt lợn nạc mông được luộc chín tái để khi chế biến nem có vị ngọt và bùi (nếu luộc chín kỹ nem ăn sẽ bị nhạt và rời rạc), sau khi luộc thịt được thái mỏng rồi chần bằng sống dao cho mềm.

dsc01957 Quy trình chế biến nem nắm

-   Tỏi đập dập băm nhỏ, lá sung, lá đinh lăng rửa sạch, để ráo nước.

Khi chế biến cần trộn thịt, nước mắm, tỏi và các gia vị khác vào, nêm vừa miệng rồi cho thính gạo vào bóp đều tay để nem được nhuyễn đều và chín thịt lòng đào, rồi trộn đều với bì lợn đã thái mỏng. Sau đó nắm thành từng nắm và gói lại cùng với lá sung, lá đinh lăng hoặc ăn ngay theo nhu cầu.

Cách dùng:

Khi thưởng thức, người ăn cần gắp từng miếng nem rồi cuốn với lá sung, lá đinh lăng thành miếng dài rồi chấm với nước mắm chua ngọt hoặc nước mắm Sa Châu nguyên chất. Khi nhai miếng nem ta cảm thấy cái mềm mềm, bùi bùi, ngầy ngậy của thịt; cái dai dai giòn giòn của bì lợn; cái hương thơm đồng nội của thính gạo cùng với vị cay nồng của tỏi; vị chát của lá sung kết hợp với vị đăng đắng của lá đinh lăng,… Tất cả những hương vị tinh túy đó của nem nắm Giao Thủy hòa quyện vào nhau tạo nên một vị đặc trưng đủ sức làm mê hoặc bất cứ ai có cơ hội thưởng thức.

Bì lợn làm nem được thái thủ công bằng tay, tuyệt đối không dùng máy thái. Thịt lợn được chọn ở phần đầu, phần thịt có lẫn chút mỡ. Vị thơm của món nem phần nhiều là do thính gạo tạo nên. Người Giao Thủy đã dùng thứ gạo thơm ngon nhất vùng chiêm trũng để làm thính, do đó tạo nên hương vị đặc trưng phân biệt với vùng khác.

Nem nắm Giao Thủy có một “người tình” đi kèm không thể tách rời chính là nước nắm Sa Châu (xã Giao Châu, huyện Giao Thủy). Thứ nước mắm này cũng rất nổi tiếng, nó được làm theo cách cổ truyền, cá được nấu chín tự nhiên, không qua tẩm ướp, sau chừng 6 tháng mới mang ra vắt lấy nước mắm nguyên chất. Sau đó, mắm lại được phơi nắng nóng rồi cho vào vại sành chôn xuống đất thêm 6 tháng nữa. Vậy là phải mất ngót 1 năm, nước mắm Sa Châu mới được mang ra để ăn với nem nắm.

Để thưởng thức, bạn cứ việc cuốn nem nắm vào chiếc lá sung sần sần, thêm ít rau thơm rồi nhón qua bát nước mắm Sa Châu là được. Ăn vèo hết chiếc nem mà vẫn cứ xuýt xoa cái vị béo béo, ngầy ngậy nhưng không ngán.

Thông tin thêm:

Một gói nem có giá là 10.000 đồng. Nem có thể để được 3 ngày trong điều kiện môi trường khô thoáng bình thường và để được 5 ngày trong tủ lạnh.

Từng được thưởng thức nhiều loại nem: nem nướng Ninh Hoà, nem Lai Vung, nem chua Thanh Hoá, ... nhưng món nem nắm Giao Thuỷ (Nam Định) thật sự rất lạ miệng với những ai từng thử qua món này.
Tương truyền rằng, khi các vua Trần chọn phủ Thiên Trường làm nơi ngự, các làng nghề đã được hình thành.
Món nem nắm Giao Thủy cũng được xem là món đặc sản dâng vua thời đó. Món nem nắm Giao Thủy được xếp vào một trong những sản vật độc đáo của nền văn minh lúa nước, bởi nguyên liệu chính để chế biến là bì lợn trộn với thính gạo, thứ thính được tạo ra từ hạt gạo với nhiều công đoạn khác nhau, hài hòa cùng các gia vị khác.

Để làm ra món nem nắm, người ta thái chỉ bì lợn, hoàn toàn bằng cách thủ công là dùng tay, tuyệt đối không dùng máy. Thịt lợn ba chỉ lựa phần đầu, có dính chút mỡ, luộc xong, thái nhuyễn. Trộn tất cả nguyên liệu với tỏi, thính, nước mắm rồi nắm chặt tay, tạo thành khối hình trụ, hoặc có nơi nắm thành hình tròn. Tên gọi nem nắm có lẽ cũng từ đó mà ra.
Ăn 
nem nắm Giao Thuỷ có mùi vị rất đặc trưng, beo béo, thơm lừng. Vị ngon của nem phần lớn là nhờ thính gạo - được làm tự gạo tám Nam Định. Thứ gạo thơm ngon được ngâm trong nước qua một đêm rồi để ráo nước, đem rang lên, xay thành bột, có màu vàng ngà ngà, thơm phức. Thính sau đó được trộn đều với nguyên liệu bì và thịt lợn đã sơ chế ở trên. Từng hạt thính nhỏ li ti quyện chặt lấy từng sợi bì, thêm chút tỏi, mắm ngon để món nem càng dậy mùi hơn. Nem nắm xong, bọc trong miếng lá dong thanh nhã. Khi ăn, dọn nguyên cuốn nem nằm gọn trong miếng lá, bày lên dĩa. Có nơi, nem được làm nóng sơ, ăn cũng rất ngon.
Ăn 
nem nắm Giao Thuỷ phải chấm với nước mắm Sa Châu mới đúng điệu. Loại nước mắm này là đặc sản gia truyền của người dân Giao Châu, Giao Thuỷ. Được làm theo cách cổ truyền, cá được nấu chín tự nhiên, sau chừng 6 tháng mới mang ra vắt lấy nước mắm nguyên chất. Sau đó, mắm lại được phơi nắng nóng rồi cho vào vại sành chôn xuống đất thêm 6 tháng nữa. Vậy là phải mất ngót 1 năm, nước mắm Sa Châu mới được mang ra để ăn với nem nắm.
Ăn kèm nem là lá sung, lá đinh lăng xanh mướt mắt. Khi ăn, xắn 1 góc nem, rồi cho nem vào lá đinh lăng kèm lá sung, làm tơi nem nhè nhẹ rồi cuộn lại, chấm nước mắm pha chua chua, cay cay, ngọt ngọt. Vị thơm của của thính, ngọt của thịt, giòn giòn của bì quyện với nước chấm vừa miệng; vị bùi bùi, chát chát của lá sung, đinh lăng, ... miếng nem như tan trong miệng, đậm đà, ngầy ngậy, béo mà không ngấy.Miệng còn đang nhai miếng này mà tay đã cuộn miếng khác.
Trời cuối năm hay gió mưa bất chợt, có một nắm nem ngồi nhâm nhi trong khi ngoài trời từng hạt mưa rơi lộp độp, không khí lành lạnh thì không còn gì thú vị bằng.



Nam Định xưa nay không chỉ nổi tiếng với đền Trần linh thiêng, chợ Viềng cầu may, lễ hội Phủ Giày… mà còn độc đáo bởi món nem nắm Giao Thủy gia truyền, với những nguyên liệu chính là thính được tạo ra từ hạt gạo thơm ngon nhất.
Nem Nắm Đặc Sản Giao Thủy
Người dân Giao Thủy vẫn thường tự hào về món đặc sản nổi tiếng quê mình vì đây là thức quà dân dã do người dân trong làng tự chế biến, rồi truyền cách làm cho nhau, sau trở thành của ngon vật lạ dâng vua Trần trong những dịp trọng đại. Từ đó, món ăn này được truyền đi xa và trở thành món ngon có thương hiệu.

Ngoài ra, món nem nắm Giao Thủy còn được xếp vào một trong những sản vật độc đáo của nền văn minh lúa nước, bởi nguyên liệu chính để chế biến là bì lợn trộn với thính gạo, thứ thính được tạo  ra từ hạt gạo với nhiều công đoạn khác nhau, hài hòa cùng các gia vị khác.

Ấn tượng ban đầu khi nhìn thấy nem nắm Giao Thủy, ấy là một khối hình tròn được nắm chặt, nhấp nhô một màu vàng ngà ngà, có mùi thơm nức béo ngậy. Cái tên “nem nắm” cũng tựa như cách làm, phải nắm hỗn hợp thành khối hình tròn, thật chặt và cách ăn cũng là nắm từng miếng nhỏ với các loại rau ghém sao cho vừa miệng.

Để có nắm nem ngon, nguyên liệu bì lợn phải được tuyển chọn từ những con lợn khỏe, miếng bì phải làm sạch lông và dính  chút mỡ, thường chọn miếng bì ở phần đầu vừa không dày, lại không nhiều mỡ sẽ không ngán và nắm nem không bị ướt nhão. Bì được luộc rồi thái bằng tay thành những sợi nhỏ, thịt lợn nạc được luộc tái thái bản mỏng, thịt tái sẽ giúp cho nem có vị ngọt và bùi hơn.

Nguyên liệu chính làm rộ lên mùi thơm của nem nắm Giao Thủy chính là thính, phải là thứ thính được làm tự gạo tám Nam Định mới dậy mùi. Thứ gạo thơm ngon sẽ được ngâm trong nước qua một đêm rồi để ráo nước, đem rang lên rồi xay thành thứ bột nhỏ, có màu vàng ngà ngà, thơm phức. Thính sẽ được trộn đều với nguyên liệu bì và thịt lợn đã sơ chế ở trên. Từng hạt thính nhỏ li ti quyện chặt lấy từng sợi bì, đảo đều tay nghe xào xạo vui tai, rồi nắm chặt.

Để thưởng thức hết vị thơm ngon của nem nắm Giao Thủy phải được “đẩy đưa” bởi nước mắm Sa Châu gia truyền được ngâm trong nhiều năm của vùng, pha thêm vị chua, cay, ngọt của ớt, giấm, đường. Khi thưởng thức, chỉ cần gắp từng miếng nem trong nắm rồi cuốn với lá sung, lá đinh lăng thành miếng dài. Chấm với thứ nước mắm vừa pha, một vị ngọt của thịt, vị thơm của thính, sừn sựt của bì lợn quyện với vị bùi của lá sung, ăn đậm đà rất kỳ thú trong miệng.

Món nem nắm Giao Thủy thường để được ăn trong ba đến năm ngày, nhấm nháp với bia hơi hay ăn kèm cơm cũng ngon miệng. Một số nhà hàng hay các quán nhậu ở Hà Nội cũng thường có món đặc sản này, thậm chí nhiều người có thể tự chế biến nem nắm tương tự tại nhà, nhưng không thể ngon bằng nem nắm  được  làm ở chính đất Giao Thủy bởi có được vị thính thơm ngon.

Vì thế cho nên, người Giao Thủy cho đến nay vẫn cứ truyền tai nhau câu ca để giới thiệu về đặc sản quê hương mình:

Tay cầm bầu rượu, nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò…




Cách làm frappuccino

Cách làm mỳ Ý sốt kem cực ngon

Cách làm mỳ Ý hải sản hấp dẫn

Cách làm nộm gà xé phay món ngon đòi hỏi sự cầu kỳ

Cách nấu canh chua cá cực ngon

Cách làm túi thơm khiến tủ quần áo luôn ngát hương

Cách làm socola tươi

Ý nghĩa của việc đeo nhẫn trên tay

Cách làm ngao nướng mỡ hành

Gà tần sâm Hà Quốc ngon, bổ

Cách làm món cá hấp bia

Chọn giầy thể thao theo dáng người

Ý nghĩa của hoa xuyến chi

Cách làm nem chua ngon không cưỡng nổi

Cách làm bún mọc ngon như ngoài hàng

Cách làm tôm chiên cốm lạ miệng

Cách làm túi giấy bảo vệ môi trường

Cách làm toner hoa hồng

Ý nghĩa của nốt ruồi trên mặt

Cách làm toner dấm táo

Cách làm sò huyết xào tỏi

Cách làm bò cuốn phô mai

Cách làm món vịt rang muối

Cách làm bò cuộn lá cải

Cách làm bò cuộn lá lốt



(ST).






Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý