Làm thế nào để ngủ ngon giấc

seminoon seminoon @seminoon

Làm thế nào để ngủ ngon giấc

18/04/2015 08:17 PM
868

Nhiều người khi mất ngủ thường tìm ngay đến các liều thuốc hỗ trợ, nhưng những viên thuốc đó hiếm khi là sự lựa chọn tốt nhất. Một giấc ngủ tự nhiên tốt hơn bất cứ giấc ngủ nào có sự hỗ trợ của thuốc.

"Sau khi dùng thuốc, mọi người thường cảm thấy choáng váng và uể oải khi tỉnh dậy. Ngược lại, những người thiếp đi một cách tự nhiên sẽ tỉnh táo khi thức giấc", Robert Ballard, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu y học quốc gia Do Thái, cho biết.

Ballard đã đưa ra một số lời khuyên để có thói quen ngủ tốt, giúp thiếp đi một cách dễ dàng và hiệu quả.

Hãy chuẩn bị tâm trạng trước khi ngủ. Càng thư giãn và bình thản thì càng ngủ ngon hơn. Cố gắng thả lỏng bằng một hoạt động nhẹ nhàng nào đó trước giờ ngủ. Tắt đèn, tắt nhạc và tivi.

"Tivi kích thức thị giác và thính giác vì vậy mà rất gây mất tập trung. Những hoạt động yên tĩnh như đọc sách, yoga và thiền sẽ có tác dụng tốt cho giấc ngủ", Ballard nói.

Hãy thực hiện một lịch trình đều đặn vào cùng một thời điểm trước khi ngủ mỗi tối. Cơ thể bạn sẽ quen với lịch trình đó và sẽ được chuẩn bị tốt hơn vào giờ ngủ và giờ thức giấc.

Tạo ra môi trường ngủ kín đáo. Căn phòng tối và ấm áp là nơi mà người ta ngủ sâu nhất. Giường của bạn cần mát mẻ và thoải mái. Nếu bạn có đồng hồ đánh thức dạ quang thì đặt nó khỏi tầm nhìn trực tiếp.

Nếu bạn đã mất 15 phút trằn trọc trên giường thì nên ngồi dậy. Chứng mất ngủ thường là kết quả của sự thường xuyên lo lắng về việc thiếu ngủ. Vì vậy thay vì nằm trên giường và bực bội vì không thể ngủ được, hãy ra khỏi giường, đọc sách hoặc làm một việc gì đó thư giãn như thiền.

Tập thể dục không phải là cách tốt nhất để có giấc ngủ ngon. Tập vào cuối ngày sẽ góp phần tạo ra một đêm trắng. Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để rèn luyện thân thể.

Đừng ăn no trước khi ngủ và không uống cafe vào buổi chiều. Cả thuốc lá và rượu đều có thể làm hỏng giấc ngủ của bạn.

"Khi mọi người ngủ không đủ, sức khoẻ sẽ bị tàn phá nghiêm trọng. Không những trí nhớ bị suy giảm, bạn còn dễ bị trầm cảm và dễ bị ốm", Ballard nói. "Nếu đã tập luyện rồi mà chứng khó ngủ của bạn vẫn kéo dài hơn một tháng thì nên đi gặp bác sĩ"

1. Khi tập Yoga thì bạn hãy chú ý là  bạn phải chọn các bài tập có tính âm (-) thì mới dễ ngủ được. Bạn cũng có thể nhảy Kaoshiki, có tác dụng rất tốt.
2. Luyện tập các bài tập đơn giản cho nội tạng cũng rất tốt, ví dụ như đọc kinh sách thật to, mạnh mẽ, khiến cho phổi bạn làm việc liên tục, khiến bạn mệt và có thể ngủ rất ngon, thậm chí thường xuyên luyện tập như vậy, cũng khiến cải thiện sức khỏe đáng kể.
3. Ăn uống điều độ, lành mạnh: không uống các thức kích thích ngay cả: trà xanh 0 độ, C2, lip ton v.v.. nếu như bạn quá khó ngủ như vậy.

Mất ngủ là vấn đề thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Việc điều trị cần sự trợ giúp của bác sĩ vì nếu dùng thuốc không đúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là việc tự dùng thuốc ngủ. Tuy nhiên, có một số thói quen cho thấy có hiệu quả mà bạn có thể tự áp dụng khi gặp phải vấn đề này. Đó là:
- Chỉ đi ngủ khi thấy mệt và sẵn sàng ngủ.
- Tránh tập trung đọc sách và xem tivi trên giường ngủ.
- Nếu cảm thấy khó ngủ, hãy đi ra ngoài và làm một việc gì đó sẽ tốt hơn thay vì cố gắng tập trung ngủ.
- Thức dậy vào cùng một giờ mỗi buổi sáng, ngủ ban ngày quá nhiều sẽ gây khó ngủ vào ban đêm.
- Tránh dùng những chất như trà, cà phê, rượu vào buổi tối. Rất nhiều người không nhận ra rượu là một trong những nguyên nhân chính gây khó ngủ.
- Mỗi ngày ngủ 8 giờ là cần thiết đối với người trẻ, nhưng với những người trên 40 tuổi thì chỉ cần 7 giờ là đủ.
Bạn cần điều chỉnh lại thời gian biểu hợp lý, nếu đã làm như vậy mà vẫn không hết tình trạng mất ngủ, bạn nên gặp bác sĩ để có được sự tư vấn tốt nhất.
5 cach co duoc giac ngu ngon
Bạn có biết, khoảng 75% người trưởng thành thường xuyên có các triệu chứng mất ngủ. Bạn có phải là một trong số những người hay mất ngủ hoặc bị thức giấc nửa đêm không?
Theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về thần kinh học Jeffrey Thompson, hầu hết những người gặp vấn đề về giấc ngủ đều là do stress. Bạn nên làm theo những cách sau đây để có một giấc ngủ ngon:
1. Bạn là một cá thể
Theo các chuyên gia, quan niệm về việc ngủ đủ 8 tiếng một ngày có lẽ mang tính quy tắc hơn là tính ứng dụng. Bởi trước khi có thời đại công nghiệp, con người vẫn thường ngủ giấc đầu khoảng 3 - 4 tiếng, thức dậy 1 - 2 tiếng sau đó ngủ tiếp khoảng 3 - 4 tiếng nữa. Khoảng thời gian thức giữa 2 giấc ngủ cũng được coi là một phần của việc ngủ. Việc ngủ sâu hay chỉ chợp mắt một lúc (REM), xảy ra khoảng 90 phút hoặc lâu hơn, giúp cho não trở nên tỉnh táo và hoạt động hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, từ khi vấn đề sức khoẻ ngày càng trở nên quan trọng thì việc thức dậy khi nửa đêm được xem là bệnh thì những người thức dậy nửa đêm luôn mang tâm lý hoang mang lo lắng, não bộ càng bị ức chế và tình trạng stress càng tăng thêm.
Nếu bạn rơi vào tình huống này, đừng vội nghĩ tới bệnh tật hãy kiểm tra lại toàn bộ cơ thể. Bạn có bị đau nhức, chuột rút hay là cần phải đi tắm không? Nếu câu trả lời là có thì bạn cần đi khám. Nếu câu trả lời là không thì “Hãy gạt bỏ những lo lắng để có một giấc ngủ ngon và cảm nhận những giây phút nghỉ ngơi thư giãn thật thoải mái”, TS Sat-Bir Khalsa, giảng viên của trường Y Harvard khuyên.
2. Chuẩn bị giường ngủ
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, não của bạn cần có thời gian để thư giãn. Hãy gạt bỏ những phiền muộn để sẵn sàng cho một giấc ngủ ngon.
Trước khi đi ngủ bạn nên đi tắm, nhâm nhi một cốc trà, kiểm tra mail hay bất cứ điều gì làm bạn thoải mái, giúp bạn thư giãn.
Bạn cũng nên để điện ánh sáng mờ để dễ ngủ hơn.
3. Ngủ đúng giờ
Tiến sĩ Joyce Walsleben – giảng viên ĐH Y New York đồng thời là tác giả bài chỉ dẫn cách để ngủ “A Woman’s Guide to Sleep” cho biết: “Có rất nhiều người bị strees, đặc biệt phụ nữ. Họ thường có xu hướng suy nghĩ nhiều đến mức đầu óc căng ra khi đi ngủ”. Điều này không có lợi cho sức khoẻ.
Để ngăn chặn việc khó ngủ do stress, bác sĩ Walsleben gợi ý bạn nên đọc vài trang sách hay tạp chí để thư giãn hoặc viết những điều khiến bạn lo lắng ra giấy trước khi quyết định lên giường.
Sau đó, hãy tự nhủ với bản thân rằng: “ Mình không thể cải thiện việc đó ngày hôm nay, vậy nên mình sẽ không nghĩ về nó nữa”.
4. Phương pháp thở giúp ngủ ngon
Nhiều nghiên cứu cho thấy tập yoga giúp cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả. Nghiên cứu của TS Khalsa tại Harvard cho thấy: việc thở bằng bụng thật chậm rãi sẽ giúp giảm bớt lo lắng.
Nghiên cứu của bác sĩ Naiman cho thấy bài tập thở 4-7-8 (thở hết ra, ngậm miệng lại và hít vào bằng mũi khoảng 4 giây; giữ như vậy khoảng 7 giây sau đó thở ra trong khi đếm nhẩm trong đầu từ 1 đến 8. Làm lại ba lần mỗi một lần tập) cũng giúp tạo ra một giấc ngủ ngon và sâu.
Bác sĩ Naiman cho biết: “Khi bạn thả lỏng và giảm bớt căng thẳng, bộ não của bạn cũng được nghỉ ngơi. Để có giấc ngủ ngon, bạn có thể làm theo cách sau:
Nằm xuống, co chân lên, bàn chân ép xuống sàn nhà. Hai tay ép sát theo thân người. Nâng hông và uốn cong người từ từ. Giữ tư thế thế đó trong khi nhẩm đếm từ 1 đến 10 hoặc 15 và thở thật chậm.
5. Khi bạn vẫn còn thức giấc ban đêm
Mặc dù cơ thể bạn hoàn toàn bình thường hoặc bạn đã thử áp dụng tất cả những mẹo ở trên nhưng vẫn bị tỉnh giấc. Bạn phải làm gì bây giờ?
Đừng vội nhìn đồng hồ ngay khi thấy mình cứ thao thức, trằn trọc mãi vì nó có thể làm bạn bị stress và tỉnh ngủ hoàn toàn.
Hãy cố nằm yên và nghĩ tới bất kỳ từ nào thật ngộ nghĩnh, dễ thương hay đơn giản bạn nghĩ tới từ “hít vào” khi bạn đang hít vào và từ “thở ra” theo đúng nhịp thở của bạn. Nghĩ tới từ nào mà bạn cảm thấy thư giãn, điều này đòi hỏi ít sự tập trung hơn đếm số đấy.
Sau 15 phút nằm tỉnh dậy ở trên giường, bạn cần phải thay đổi vị trí. Theo bác sĩ Khalsa: “Khi ai đó không thể ngủ, phòng ngủ có thể trở thành một nơi tra tấn. Và sự lo lắng không ngủ được sẽ làm bạn cáu giận và như vậy càng khó ngủ hơn”.
Hãy đi sang phòng khác. Bạn có thể bật đèn ngủ ở cầu thang hoặc một cái đèn mờ, không sáng lắm. Và bạn có thể làm việc gì đó mà bạn thấy dễ chịu như đan len, nghe nhạc hoặc thậm chí nghịch một vài trò vui nhộn trước khi quay trở lại giường ngủ. Chỉ đến khi bạn thực sự buồn ngủ, bạn mới nên trở lại giường ngủ. Trong một khoảng thời gian ngắn đó, bạn nên hình dung mình sẽ có một giấc ngủ ngon
1. Không nên ngủ ngày
Việc mất ngủ vào ban đêm khiến bạn thường ngủ bù vào ban ngày nhưng về lâu dài điều này tạo thành thói quen thực sự không tốt cho sức khoẻ của bạn.
Vì vậy hãy cố tránh "ngủ gà"  vào ban ngày để có được một đêm dài yên giấc.
2. Từ bỏ những thói quen xấu
Nếu bạn thường xuyên hút thuốc lá, uống cà phê, rượu hoặc những đồ uống có chứa cồn vào buổi tối thì có nghĩa là bạn đang góp phần làm căn bệnh mất ngủ thêm nghiêm trọng.
3. Tập thể dục buổi sáng
Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay để có được cơ thể khoẻ mạnh và tinh thần sảng khoái. Ngoài ra những bài tập nhẹ trước khi đi ngủ cũng rất có tác dụng cho giấc ngủ của bạn.
4. Tắt điện
Dù đã tắt hết điện trong phòng ngủ nhưng những ánh điện le lói từ nhà hàng xóm hay từ những ngọn đèn cao áp ngoài phố vẫn có thể ảnh hưởng đến bạn.
Hãy tìm cách để căn phòng của bạn không bị ảnh hưởng bởi những ánh sáng đó. Điều này không những tốt cho giấc ngủ mà còn tốt cho sự thư giãn của đôi mắt.
5. Cân bằng lượng sắt trong cơ thể
Bạn có biết sự thiếu sắt trong cơ thể cũng là một tác nhân gây ra rắc rối cho giấc ngủ. Vì vậy nếu bạn bị mất ngủ hãy kiểm tra hàm lượng sắt trong máu. Nếu nó chính là thủ phạm làm mất đi giấc ngủ ngon của bạn thì chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để cân bằng lại lượng sắt trong cơ thể, giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
6. Thư giãn
Để có được giấc ngủ sâu bạn cần một chiếc giường êm ái, sạch sẽ và quan trọng là bạn cần điều chỉnh nhiệt độ trong phòng phù hợp.
Một chút âm nhạc để thư giãn cũng là một giải pháp không tồi
Ngoài ra tắm nước nóng và nhâm nhi một chút trà bạc hà chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy sự khác biệt rõ rệt khi thức dậy vào sáng hôm sau.
7. Không ăn nhiều
Đặc biệt là trước khi đi ngủ bạn không nên ăn no, cũng không nên uống quá nhiều nước. Nếu bạn thường ăn tối muộn phải ăn ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ.
8. Sữa nóng
Nó không những xoa dịu những dây thần kinh sau một ngày làm việc căng thẳng mà còn là bước chuẩn bị tốt cho giấc ngủ của bạn. Có thể cho thêm một chút ngũ cốc hoặc bánh mì nướng, nhưng đậu phộng mới là lựa chọn thích hợp nhất cho những người mất ngủ.
9. Viết ra những điều làm bạn phiền muộn
Đôi khi những phiền muộn và âu lo sẽ làm bạn thao thức và khó có thể ngủ ngon giấc. Các chuyên gia cho rằng một phương pháp tốt để làm dịu đi những nỗi muộn phiền ấy là hãy trút hết ra giấy những gì bạn đang bức xúc

Mất ngủ, khó ngủ thường là do thói quen, các chứng sợ sệt, lo nghĩ hoặc do di truyền. Nhưng trong trường hợp nào thì cũng có cách giải quyết, chỉ cần tìm được nguyên do của chứng khó ngủ.
• Thói quen: Do một quá trình thức đêm quá nhiều, hoặc nề nếp của gia đình mà bạn không có thói quen ngủ sớm. Bây giờ bạn muốn đi ngủ sớm là rất khó nhưng chỉ cần rèn luyện lại trong một thời gian đủ lâu là có thể khắc phục được. Mỗi ngày bạn đi ngủ sớm hơn một chút, một cách từ từ, dần dần rồi cuối cùng bạn sẽ ngủ được sớm thôi.
• Các chứng sợ sệt, lo nghĩ: Hãy giải quyết những điều mà bạn lo lắng trước khi đi ngủ. Khi người ta đạt đến một mức độ thư thái trong tâm trí thì sẽ dễ dàng vào giấc ngủ hơn.
• Di truyền: Trường hợp này khó nhất, nhưng với thời gian và sự kiên nhẫn đồng hồ sinh học của cơ thể vẫn có thể điều chỉnh lại được. Giống như rèn luyện thói quen, bạn hãy luyện tập mỗi ngày ngủ sớm hơn một chút, và đảm bảo các điều kiện thoải mái nhất để ngủ được.

Nếu không phải một trong các trường hợp trên, bạn cần xem lại xem những điều kiện cho giấc ngủ của bạn đã được đảm bảo chưa? Như giường đã đủ êm chưa, buổi đêm có tiếng động lạ nào làm bạn khó ngủ không? Có mùi lạ làm bạn khó chịu không, hay nhiệt độ phòng thế nào? Khi đã giải quyết được những điều đó mình tin chắc giấc ngủ sẽ đến thật dễ dàng.

Còn nếu bạn vẫn không ngủ được thì có thể bạn đã mắc một bệnh lý nào nó, nên đến bác sĩ để tư vấn thêm. Nếu buộc phải dùng thuốc để điều trị, bạn phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ hay người tư vấn, và nếu có thể thì hạn chế sử dụng thuốc nhé, không tốt cho sức khỏe đâu.

Nhưng trước đó hãy thử qua một số mẹo sau đây:
• Đọc sách. Đọc sách trước khi ngủ có tác dụng gây mỏi cho não bộ giúp việc ức chế thần kinh dễ hơn. Nhưng nhớ đảm bảo ánh sáng và tư thế hợp lý nhé.
• Nghe nhạc. Nhạc cũng giúp bạn thư giãn dễ dàng, thậm chí khi nghe nhạc bạn có thể ngủ lúc nào không biết. Nhớ lúc nào buồn ngủ thì phải tháo tai nghe và tắt nhạc, hoặc chí ít thì hãy hẹn giờ để máy tự tắt nhạc. Chẳng ai muốn sáng hôm sau tình dậy còn mệt hơn bình thường vì nhạc vẫn lùng bùng ở lỗ tai đâu!
• Xem phim. Phim ảnh cũng có tác dụng như đọc sách và nghe nhạc, nhưng chỉ nên chọn xem những phim nhẹ nhàng, hài hước hoặc phim âm nhạc,... để không gây ám ảnh cho bạn đến nỗi không ngủ được hoặc mơ gặp ác mộng. Và nhớ đừng ngủ quên nhé.
• Ngoài ra, đi dạo một lát ở công viên để hít thở không khí trong lành và vận động cơ thể một chút cũng giúp bạn ngủ dễ hơn. Đi tắm trước lúc ngủ cũng làm cho cơ thể dễ chịu hơn.

Dạo này mình rất hay mất ngủ, và thức giấc nửa đêm. Có phương pháp nào để có một giấc ngủ ngon không?

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe vì nó tái tạo sinh lực cho cơ thể sau một ngày dài hoạt động. Nếu vấn đề của bạn trầm trọng với những biểu hiện của bệnh lý thì bạn nên đi khám bác sĩ, ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây:

Đánh răng, rửa mặt

Đánh răng trước khi ngủ quan trọng hơn cả việc đánh răng vào buổi sáng. Việc này không những giúp làm sạch miệng mà còn có tác dụng bảo vệ răng nữa.

Xem xong chương trình ti vi, bạn hãy rửa mặt, lau người để có một làn da sạch, thoáng giúp một giấc ngủ ngon, thoải mái.

Ảnh : minh hoạ


Chải đầu

Trên đầu tập trung tương đối nhiều các huyệt đạo, dùng lược chải đầu sẽ có tác dụng mát xa các huyệt đạo đó, làm lưu thông mạch máu, tăng cường khả năng tư duy và trí nhớ, làm giảm đau, thúc đẩy sự trao đổi chất của chân tóc, giảm rụng tóc, làm não thư thái dễ đi vào giấc ngủ.

Đi bộ

Đi tản bộ nhẹ nhàng trong khoảng 10-20 phút rất tốt cho sự tuần hoàn máu, và cũng là cách bảo dưỡng làn da. Trước khi ngủ không đọc sách báo, không suy nghĩ các vấn đề khác, giảm thiểu hoạt động của não để nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

Uống một ly sữa mật ong

Các chuyên gia khuyên rằng trước khi ngủ 1 tiếng, hãy uống một ly sữa mật ong. Sữa mật ong khiến bạn dễ ngủ, đồng thời đảm bảo cân bằng lượng đường trong máu trong suốt đêm, giúp giấc ngủ của bạn được kéo dài.

Mở cửa phòng cho không khí lưu thông

Trước khi ngủ nên mở cửa đón làn không khí mới vào phòng, đảm bảo sự thông thoáng, trong lành cho một giấc ngủ sâu.

Rửa chân bằng nước ấm

Theo quan niệm đông y, trên bàn chân có hơn 60 huyệt đạo, có mối quan hệ mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Hãy dành một chút thời gian rửa chân bằng nước ấm 40-50 độ, mát xa lòng bàn chân và các ngón chân. Việc này có tác dụng lưu thông khí huyết, thả lỏng cơ, phục hồi trạng thái cân bằng âm dương sau một ngày hoạt động.
 

Theo kết quả thống kê, dân Pháp sử dụng thuốc ngủ nhiều nhất thế giới. Có nhiều cách để có được một giấc ngủ ngon mà không cần dùng đến thuốc ngủ.

      1.    Uống sữa giúp ngủ ngon

Sữa và các sản phẩm của sữa có chứa tryptophans, một loại acide amine (tiền chất của sérotonine tác động trên não làm cho dễ ngủ. Nên uống một ly sữa nóng với mật ong, trước khi ngủ.
  1. Tắm trước khi ngủ
Lúc sắp ngủ, các cơ quan trong cơ thể giảm nhiệt độ, theo chiều hướng này chúng ta nên tắm nước ấm (tối đa 370C) để dễ ngủ.
  1. Giữ ấm bàn chân
Khoa học chứng minh: giữ nhiệt độ trong phòng khoảng 200C, giữ ấm bàn chân, làm giãn các mạch máu nhỏ giúp ngủ ngon hơn. Nên mang vớ khi ngủ.
  1. Một vài loại trà giúp ngủ ngon: trà cúc, trà hoa cam, ...
  1. Không nên ăn tối quá trễ
Nên dùng bữa tối 2 giờ trước khi ngủ, tránh bữa ăn quá thịnh soạn ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ.
  1. Rượu ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ
Rượu làm cho buồn ngủ nên nhiều người lầm tưởng, uống rượu dễ ngủ hơn nhưng thực tế khi uống rượu, giấc ngủ không có chất lượng và dễ bị gián đoạn.
  1. Nằm trên giường xem ti vi sẽ dễ ngủ hơn?
Giống như tất cả các hoạt động kích thích khác, xem ti vi khi nằm trên giường sẽ làm khó ngủ hơn.
  1. Nên thay đổi nệm, gối ít nhất 10 năm / lần
Để đảm bảo chất lượng của nệm, gối, nên thay đổi ít nhất 1 lần trong vòng 10 năm
  1. Ngủ bao nhiêu giờ trong đêm là đủ ?
Theo kết quả của nhóm nghiên cứu ở California, thực hiện trên 1 triệu người ở Mỹ cho thấy:
Những người ngủ đủ 8 tiếng/ đêm, nguy cơ tử vong trong vòng 6 năm cao hơn 12% ở nhóm người chỉ ngủ 6-7 tiếng/ đêm, nguy cơ này tăng lên 15% ở những người ngủ hơn 8 tiếng/ đêm hoặc ít hơn 4 tiếng/đêm.
  1. Dậy muộn vào buổi sáng có thể bù vào giấc ngủ ngắn trong đêm không?
Dậy muộn vào buổi sáng làm cho cơ thể rất mệt mỏi, bạn có thể dậy muộn hơn 1 giờ vào ngày chủ nhật, không nên ngủ bù đến tận trưa.
       Khi đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng không mang lại một giấc ngủ ngon, bạn có thể dùng thuốc ngủ nhưng nên nhớ :
1.Việc điều trị bằng thuốc ngủ có giới hạn về thời gian
Từ 2-4 tuần cho các loại thuốc ngủ (2 tuần khi sử dụng Triazolam)
Từ 4-12 tuần cho các thuốc giải lo âu. 
  1.  Một số các thuốc kháng histamine có thể được sử dụng dạng như thuốc ngủ
Nhiều nhóm thuốc có tính an thần được dùng như thuốc ngủ, như một vài thuốc kháng histamine có tác dụng phụ làm buồn ngủ được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp mất ngủ. Nhóm thuốc này được gọi là: nhóm thuốc ngủ kháng histamine.
  1. Tất cả thuốc ngủ làm người sử dụng ngủ gật suốt ngày?
Ngủ gật là một tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc ngủ nhưng những loại thuốc ngủ thế hệ mới như Zolpidem, Zopiclone rất ít gây tình trạng ngủ gật
  1. Thuốc ngủ có thể sử dụng trong trường hợp ngưng thở khi ngủ
Thuốc ngủ không điều trị được chứng ngưng thở khi ngủ, vài loại bị chống chỉ định trong bệnh này.
  1. Có nên phối hợp 2 nhóm thuốc ngủ khác nhau không?
Không bao giờ phối hợp nhiều loại thuốc ngủ khác nhau hoặc 1 thuốc ngủ với một loại thuốc giải lo âu vì sự phối hợp sẽ đưa đến tình trạng lệ thuộc thuốc.
  1. Thuốc giải lo âu có thể sử dụng như thuốc ngủ?
Nếu nguyên do mất ngủ là do stress, sử dụng thuốc giải lo âu sẽ có hiệu quả tốt .
  1. Phenobarbital có được sử dụng như thuốc ngủ không?
Từ giữa năm 2001,sau khi xảy ra trường hợp phản ứng da trầm trọng ( rất hiếm) nhóm barbiturique không còn được sử dụng như thuốc ngủ. Hiện nay phenobarbital chỉ được dùng chữa động kinh.

Bạn trằn trọc cả đêm bởi vì chứng đau nhức toàn thân hay cảm thấy không thoải mái?


 
Những người bị chứng đau nhức toàn thân có xu hướng bị “phá quấy” giấc ngủ. Thậm chí ngay cả khi họ ngủ tới 10 tiếng trong đêm thì họ vẫn cảm thấy mệt mỏi, như chưa từng được nghỉ ngơi”, Giám đốc TT Kiểm soát cơn đau, ĐH Y Pittsburgh Doris Cope cho biết.

Nghiên cứu cho thấy những ở những người bị chứng đau nhức toàn thân, não họ thức trong suốt quãng thời gian ngủ. Sự rối loạn thường xuyên này đã cản trở quá trình hồi phục của cơ thể.

Hormone tăng trưởng được sản xuất chủ yếu trong giấc ngủ. Không có sự hồi phục từ giấc ngủ và dâng tràn hormone, các cơ sẽ không được khôi phục và các tín hiệu truyền phát thần kinh (tương tự như chất serotonin) sẽ không được bổ sung. Không có được giấc ngủ đêm trọn vẹn sẽ làm những người bị đau nhức toàn thân thức dậy trong tình trạng mệt mỏi, uể oải.

Kết quả là cơ thể không thể chống chọi với căng thẳng, áp lực trong ngày, và điều này tác động ngược trở lại cơ thể, làm gia tăng các cơn đau nhức. Đau nhức khắp người, rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm, mệt mỏi và khó ghi nhớ là những biểu hiện điển hình của chứng đau nhức toàn thân.

Mất ngủ có rất nhiều dạng: khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, khó ngủ trở lại, dậy quá sớm vào buổi sáng.

Thuốc sẽ giúp người bệnh dễ ngủ và giảm đau. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng cách tốt nhất là thay đổi lối sống để có được giấc ngủ tự nhiên.

10 cách để ngủ tốt hơn

Tạo ra một không gian thoải mái tại ngôi nhà là chìa khóa để có được giấc ngủ ngon, cho dù bạn có bị mắc hội chứng đau nhức toàn thân hay không.

-Tắm mình trong nước ấm mỗi tối

-Kỳ cọ người với xơ mướp hay miếng bông tắm

-Giảm đau khớp bằng cách tự mát-xa

-Tập yoga và các bài tập giãn cơ

-Nghe nhạc không lời yên ả

-Suy ngẫm để loại bỏ những căng thẳng và giận dữ

-Ngủ trong phòng tối. Đeo băng mắt nếu thấy cần thiết

-Tạo không gian yên tĩnh

-Duy trì nhiệt độ phòng thoải mái

-Tránh các thực phẩm chứa cafein bao gồm trà, cola và sô-cô-la

Song song với “xử lý” vấn đề giấc ngủ, cần có thêm các phương pháp bổ trợ như thuốc, luyện tập, giảm stress, liệu pháp hành vi….

Dạo này mình rất hay mất ngủ, và thức giấc nửa đêm. Có phương pháp nào để có một giấc ngủ ngon không?

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe vì nó tái tạo sinh lực cho cơ thể sau một ngày dài hoạt động. Nếu vấn đề của bạn trầm trọng với những biểu hiện của bệnh lý thì bạn nên đi khám bác sĩ, ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây:

Đánh răng, rửa mặt

Đánh răng trước khi ngủ quan trọng hơn cả việc đánh răng vào buổi sáng. Việc này không những giúp làm sạch miệng mà còn có tác dụng bảo vệ răng nữa.

Xem xong chương trình ti vi, bạn hãy rửa mặt, lau người để có một làn da sạch, thoáng giúp một giấc ngủ ngon, thoải mái.

Ảnh : minh hoạ


Chải đầu

Trên đầu tập trung tương đối nhiều các huyệt đạo, dùng lược chải đầu sẽ có tác dụng mát xa các huyệt đạo đó, làm lưu thông mạch máu, tăng cường khả năng tư duy và trí nhớ, làm giảm đau, thúc đẩy sự trao đổi chất của chân tóc, giảm rụng tóc, làm não thư thái dễ đi vào giấc ngủ.

Đi bộ

Đi tản bộ nhẹ nhàng trong khoảng 10-20 phút rất tốt cho sự tuần hoàn máu, và cũng là cách bảo dưỡng làn da. Trước khi ngủ không đọc sách báo, không suy nghĩ các vấn đề khác, giảm thiểu hoạt động của não để nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

Uống một ly sữa mật ong

Các chuyên gia khuyên rằng trước khi ngủ 1 tiếng, hãy uống một ly sữa mật ong. Sữa mật ong khiến bạn dễ ngủ, đồng thời đảm bảo cân bằng lượng đường trong máu trong suốt đêm, giúp giấc ngủ của bạn được kéo dài.

Mở cửa phòng cho không khí lưu thông

Trước khi ngủ nên mở cửa đón làn không khí mới vào phòng, đảm bảo sự thông thoáng, trong lành cho một giấc ngủ sâu.

Rửa chân bằng nước ấm

Theo quan niệm đông y, trên bàn chân có hơn 60 huyệt đạo, có mối quan hệ mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Hãy dành một chút thời gian rửa chân bằng nước ấm 40-50 độ, mát xa lòng bàn chân và các ngón chân. Việc này có tác dụng lưu thông khí huyết, thả lỏng cơ, phục hồi trạng thái cân bằng âm dương sau một ngày hoạt động.

Ý nghĩa của hoa đồng tiền

Ý nghĩa của hoa calla lily

Ý nghĩa của socola trong ngày valentine

Ý nghĩa của hoa bất tử

Ý nghĩa của hoa rum

Cách làm nem nắm Giao Thủy

Bản sao của Mai Phương Thúy

Bản sao của Hồ Ngọc Hà

Triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ

Bản sao của Angela Phương Trinh

Hoàng My và Philip Nguyễn - cặp trai tài gái sắc chỉ sau Hà Tăng và Louis Nguyễn

Cách làm quất ngâm mật ong chữa ho cực hiệu quả

Cách làm xôi xoài thơm ngọt, hấp dẫn

Cách làm tempura Nhật Bản khiến bạn mê tít

Cách làm nem cua bể vị ngọt đặc trưng, hấp dẫn không thể quên

Cách làm nem nướng Nha Trang

Cách làm bánh gai ngon

Cách làm thạch sữa chua cực ngon, hương vị hấp dẫn

Cách làm rau câu dẻo thơm ngon, thanh nhiệt cơ thể

Cách ngâm rượu táo mèo ngon

Ý nghĩa của hoa đào ngày Tết

Những scandal của Angela Phương Trinh

Ý nghĩa của hoa camellia

Ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu

Ý nghĩa của hoa bằng lăng tím

Ý nghĩa của hoa bách nhật

Bản sao của Uyên Linh

Bản sao của Minh Hằng

Bản sao của Ngọc Trinh

Bản sao của Đông Nhi

Bản sao á hậu Ngọc Oanh

Cách làm quen bạn gái qua tin nhắn

Cách làm quạt giấy vừa đẹp mắt vừa hữu ích

Cách làm xôi khúc ngon hấp dẫn mang hương vị truyền thống

Cách làm nem cuốn tôm thịt hương vị hấp dẫn

Cách làm nem chua rán ngon ăn không chán

Cách làm nem tai thính thơm ngon

Cách làm thạch xanh đẹp mắt

Cách làm rau câu trái cây thơm mát, cực kỳ bắt mắt

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Em 14 tuổi học lớp 7 dạo này em rất hay mất ngủ,có khi cả tuần lễ. Ban ngày em ít vận động, tối thì lúc nào cũng lo sợ sẽ không ngủ được. Mẹ em nói cứ sợ hoài sẽ thành một cái bệnh nhưng lúc nào em cũng sợ hết. Xin bác sĩ cho em lời khuyên để em không còn bị mất ngủ. Em xin cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý