Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

18/04/2015 08:18 PM
4,781

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách. Không phải bảo quản mọi thực phẩm đều giống nhau, và thời gian bảo quản như thế nào để chúng không mất giá trị dinh dưỡng thì nhiều người chưa biết.

Sử dụng hộp nhựa không chứa BPA đựng thức ăn khi cho
vào tủ lạnh.
Cuộc sống hiện đại, ai cũng bận rộn, khiến nhiều người chỉ đi chợ 1 tuần, 1 lần, thức ăn chất chứa, bảo quản trong ngăn mát và ngăn đá để dùng dần. Tuy nhiên, không phải bảo quản mọi thực phẩm đều giống nhau, và thời gian bảo quản như thế nào để chúng không mất giá trị dinh dưỡng thì nhiều người chưa biết.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, trước hết chúng ta phải chọn hộp đựng thức ăn. Thông thường mọi người hay sử dụng đồ nhựa vừa rẻ, lại tiện lợi. Nhưng hộp nhựa chứa chất BPA, nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, nếu muốn dùng đồ nhựa thì chọn sản phẩm không chứa BPA thường ghi là "BPA-free" hay "0% BPA hoặc nên dùng hộp đựng bằng kính thủy tinh có ưu điểm dễ nhìn thấy thức ăn từ bên ngoài, có thể cho vào lò vi sóng và chất liệu thì lại thân thiện với môi trường.

Không nên để các loại thực phẩm dễ hư như thịt, cá, hải sản, trái cây quá 2 tiếng ở nhiệt độ thường, mà phải bỏ chúng vào tủ lạnh để bảo quản.

Trước khi bảo quản cần rửa sạch, thay túi, giấy gói khác. Không để chung các loại đồ tươi, sống với thực phẩm chín. Những thực phẩm có nước như cá thịt, nên bọc kín để ngăn dưới cùng, riêng biệt, tránh nước chảy vào thực phẩm khác làm bẩn. Điều lưu ý mà mọi người hay mắc phải là không để hoa quả cùng với rau, bởi lẽ một số trái có đặc tính thải ra khí gas Ethylen làm cho rau củ mau hư hơn. Tùy loại thực phẩm mà có thời gian bảo quản khác nhau.

Đối với thịt cá tươi muốn để lâu nên bảo quản lạnh từ 0 - 4°C, giò chả nếu nguyên cái phải bảo quản ở 0 - 7°C,  thì dùng được từ 7 - 10 ngày. trứng sống còn nguyên vỏ có thể được bảo quản trong tủ lạnh từ 3 - 5 tuần. Với rau, có thể bảo quản được khoảng 10 ngày nếu bạn bỏ lá rau sâu, lá dập, cắt bỏ phần rễ, rửa sạch cho vào bao xốp, túi buộc kín để ở ngăn mát tủ lạnh.

PGS.TS Phan Thị Sửu, giám đốc TT Kỹ thuật ATVSTP chia sẻ, nhiều người có thói quen mua cua xay để tủ lạnh ăn dần cả tuần. Cua là chất đạm, nên để tủ lạnh giá trị dinh dưỡng không thay đổi, nhưng nếu để ngăn mát nhiệt độ khoảng 4 - 60C thì để được 1 - 2 ngày, còn nếu để ngăn đá thì có thể để được khoảng 1 tuần. So sánh thời gian bảo quản giữa con cua và con rạm, thì con rạm để được lâu hơn, bởi nó sống ở nước mặn, bản thân đã có chút muối sát trùng, chống vi khuẩn.

ThS.BS Phan Hướng Dương, trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nội Tiết TƯ cho biết, đối với thực phẩm chín, nếu ăn không hết có thể đóng gói, cho vào hộp bảo quản trong tủ lạnh đến 4 ngày. Tuy nhiên, bạn cần để xa với thực phẩm sống và trước khi ăn cần hâm nóng lại. Khi để thực phẩm trong tủ đá bạn cần phải gói kín chúng, không để chúng tiếp xúc với không khí vì nếu không, thực phẩm có thể bị hư vì mất nước và oxy hóa do tiếp xúc với không khí.

Vào mùa hè nhiệt độ bên ngoài môi trường rất cao nên thực phẩm hàng ngày nếu không biết cách bảo quản rất dễ bị hỏng, nhưng không phải bất kỳ loại thực phẩm nào củng để được vào tủ lạnh.Sau đây là những điều lưu ý khi bảo quản rau quả trong tủ lạnh vào màu hè.
Nên bảo quản rau củ ở nhiệt độ nào

Tủ lạnh nên được duy trì 34°-40°F (tương đương với 1°-4°C) khi bảo quản rau quả. Bởi vì vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 40°F, làm hư hỏng các loại thực phẩm. Nếu nhiệt độ quá thấp thì rau quả lại có thể đóng băng.

Vì thế, nếu như trong trường hợp bị cúp điện mà nhiệt độ tủ lạnh vẫn dưới 4°C thì những thực phẩm đó vẫn an toàn nhưng nếu nhiệt độ tủ lạnh ở trên 4°C trong hơn 2 giờ, thì thực phẩm đó cần phải bỏ đi.
Một số rau củ nhạy cảm với Ethylene

Nhiều loại rau và trái cây rất nhạy cảm với ethylene, một hóa chất phát ra từ nhiều loại trái cây và một số rau xanh.

Theo đó, các loại thực phẩm phát ra ethylene bao gồm: táo, lê, chuối, lê, đào, mận, dưa đỏ, dưa hấu, nấm, cà chua.

Những rau quả hấp thụ hóa chất ethylene bao gồm: các loại rau, rau lá xanh, đậu, cà rốt, dưa chuột, cà tím, đậu Hà Lan, ớt và khoai tây.

Khi những thực phẩm này hấp thụ hóa chất ethylene, chúng sẽ có một số biểu hiện:

Rỗ và điểm màu nâu trên lá
Búp bông cải xanh, dưa chuột trở nên vàng
Cà rốt bị đắng khi ăn

Những rau củ có mùi hôi khi bảo quản

Một số trái cây và rau có thể phát ra mùi hôi và ảnh hưởng đến mùi vị của các thực phẩm khác khi bảo quản. Để giảm mùi, có thể đặt một hộp bột nở trong tủ lạnh để hấp thụ mùi hôi và độ ẩm nhé. Thi thoảng hãy loại bỏ bớt lớp bột nở trên cùng định kỳ để duy trì tính hiệu quả của nó.

Một số rau quả phát ra mùi hôi:

Táo gây mùi do bị hấp thụ mùi bắp cải, cà rốt và hành.
Lê tỏa mùi hôi do hấp thụ bắp cải, cần tây, cà rốt, hành tây và khoai tây.
Hành củ và hành lá sản xuất mùi do hấp thụ mùi từ táo, cần tây, bắp, nho, rau lá xanh, nấm, lê.

Những thực phẩm tạo mùi này cũng là những loại rau củ bị mất độ ẩm nhanh chóng và cần được lưu trữ trong túi, hộp kín khi để trong tủ lạnh.
Mẹo lưu trữ rau quả trong tủ lạnh

Không rửa rau quả trước khi cho vào tủ lạnh và chỉ rửa trước khi bỏ ra sơ chế hoặc ăn. Vì quá nhiều độ ẩm trên thực phẩm sẽ gây ra những bất lợi và có thể khiến chúng bị biến màu.
Cắt bớt ngọn của một số thực phẩm như củ cải, cà rốt, xu hào…trước khi để vào tủ lạnh.
Luôn đảm bảo các thực phẩm nhạy cảm với hóa chất ethylene và thực phẩm phát ra mùi hôi bằng việc bọc gói riêng biệt khi để trong tủ lạnh.

Nên giữ rau củ ở tủ lạnh trong thời gian bao lâu?


2-3 ngày: măng tây, cải bắp
3-5 ngày: bông cải xanh, đậu lima, đậu Hà Lan, hành lá.
1 tuần: đậu, súp lơ, dưa chuột, rau lá xanh, tỏi tây, rau diếp, ớt, bí ngô
1-2 tuần: cần tây
2 tuần: củ cải, cà rốt, củ cải

Những rau củ không nên lưu trữ trong tủ lạnh

Khoai tây: tốt nhất không nên lưu trữ trong tủ lạnh vì ngay cả ở nhiệt độ bình thường, chúng vẫn có thể tươi ngon vài ngày.
Cà chua: tốt nhất nên lưu trữ chúng ở nhiệt độ khoảng 16°C và chúng sẽ bị mất hương vị nếu lưu trữ trong tủ lạnh.
Củ cải xanh: Củ cải xanh cũng không nên lưu trữ trong tủ lạnh và nên sử dụng kịp thời vì việc lưu trữ trong tủ lạnh khiến chúng phát sinh mùi khá mạnh mẽ.

Các bà nội trợ vẫn có thói quen đi chợ về để thức ăn tươi ngon sẽ cho ngay vào tủ lạnh. Tuy nhiên đó là do bạn chưa hiểu hết về cách sử dụng tủ lạnh, trên thực tế chiếc tủ lạnh không vạn năng đến vậy. VớI một số loại thực phẩm như rau cải, cà rốt, nho, táo, xoài… khi mới mua về lập tức cho vào tủ lạnh sẽ làm vô hiệu hóa hoạt động của các enzim, giảm dinh dưỡng đồng thời các chất độc cũng vì thế mà khó được phân giải ra ngoài.

Lời khuyên cho các bà nội trợ là sau khi mua rau, củ, quả về hãy để ở ngoài 2 – 3 tiếng đồng hồ sau đó mới cho vào tủ lạnh bảo quản. Như vậy vừa đảm bảo được độ tươi ngon vừa giữ được các chất dinh dưỡng có trong rau, củ, quả.

Một số loại rau, củ, quả như: dưa chuột, cà tím, cà chua, chuối… không nên để trong tủ lạnh thời gian dài vì nó sẽ bị mềm, nẫu, giảm giá trị dinh dưỡng và mất đi mùi vị tươi ngon. Với những thực phẩm này thời gian để tủ lạnh tối đa là 3 ngày. Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản bạn nên để khô, ráo nước tránh trường hợp do bị ướt thực phẩm sẽ nhanh hỏng.

Bên cạnh đó những loại thực phẩm như chuối dễ bị thâm, đen khi để quá lạnh hay khi ở nhiệt độ phòng; hoặc như sô cô la nếu để quá lạnh thì bề mặt của sô cô la sẽ xuất hiện lớp phủ trắng làm mất màu sắc hấp dẫn. Muốn bảo quản những thực phẩm này mà vẫn giữ được màu sắc tươi ngon thì nhiêt độ thích hợp nhất là 13 – 15 độ C. Với những tủ lạnh không điều chỉnh nhiệt độ từng ngăn được thì bạn có thể để những thực phẩm này ở tầng kém mát nhất trong tủ (vì nhiệt độ trung bình của tủ lạnh thường từ 0 – 7 độ C).

Mùa hè mọi người vẫn thích để dưa hấu trong tủ lạnh vì nó tạo càm giác mát lạnh khi ăn. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng dưa hấu không nên để trong tủ lạnh thời gian dài. Nếu bạn muốn ăn dưa thì cách tốt nhất là trước khi ăn khoảng 1 tiếng bạn để dưa vào tủ lạnh, chú ý để dưa khi chưa bổ nhằm tránh làm mất đi dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết đồng thời khi bổ quả dưa ra sẽ ngon miệng hơn do bề mặt miếng dưa vẫn giữ nước và mọng khi ăn.

Thức ăn thừa “vô tư” cho vào tủ lạnh. Nhiều gia đình có thói quen “tống” thức ăn thừa sau bữa ăn vào tủ lạnh với quan niệm: Vừa an toàn khỏi kiến, gián, mèo, chuột… vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, nhiều đồ ăn thừa cũng được để nguyên trên đĩa, bát và đưa vào tủ lạnh bảo quản cho bữa ăn hôm sau. Thậm chí, nhiều món ăn có mùi, độ mặn như bát nước mắm, đĩa cá kho ăn còn thừa cũng được để vào tủ lạnh mà không hề được đậy nắp hay túi bóng bảo quản.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lợi - Viện Khoa học nhiệt lạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội, bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh là cách làm khoa học, nhưng việc xem tủ lạnh là nơi cất thức ăn thừa lại là quan niệm hoàn toàn phi khoa học. Với nhiệt độ làm mát hoặc lạnh vừa phải của tủ lạnh, một số loài vi khuẩn chỉ bị làm ngưng hoặc giảm hoạt động chứ không bị tiêu diệt hoàn toàn. Còn một số vi khuẩn khác vẫn phát triển, đó là chưa kể đến có nhiều loại vi khuẩn hiện nay rất ưa lạnh.

Chúng có thể sống và phát triển ở nhiệt độ -20oC đến -30oC. Vì thế, khi bảo quản đồ ăn thừa trong tủ lạnh, cần đậy kín, để đúng ngăn bảo quản đồ ăn để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào các đồ ăn khác. Ngoài ra, đây cũng là cách để ngăn mùi và vị mặn có trong đồ ăn bốc hơi bay vào lốc máy. Cũng theo PGS Nguyễn Đức Lợi, chất mặn có trong đồ ăn bị hút vào hệ thống dàn bay hơi, làm han gỉ quạt và dàn bay hơi. Ngoài ra, nên đậy thức ăn để giúp đồ ăn không bị khô vì độ ẩm trong tủ lạnh chỉ khoảng 19%.

Bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh đúng cách để ngừa vi khuẩn xâm nhập

Đồ ăn trong tủ lạnh không được giữ quá lâu, kể cả bảo quản ở ngăn đá. Nhiều đồ ăn bảo quản được 1 tuần như thịt, cá kho… nhưng cũng có những đồ ăn chỉ bảo quản được 1 ngày như canh, rau xào… Nếu không xử lý sớm, các loại đồ ăn này có thể bị hỏng, thậm chí gây ra nhiều chất độc hại cho cơ thể. “Nhiều người nghĩ bỏ vào tủ lạnh đến khi nào cũng được nhưng khi đưa ra ăn lại bị nhiễm độc. Các vi khuẩn vẫn phát triển gây nên nấm mốc, vi sinh chuyển hóa thành các chất gây độc cho cơ thể” - PGS Nguyễn Đức Lợi cho biết.

Thói quen bảo quản thức ăn chưa được sơ chế sau khi đi chợ về cũng không đảm bảo an toàn, nhất là nhiều người đi chợ về bỏ hẳn cả túi nilon vào tủ chờ khi nào ăn mới làm sạch. Với thói quen này, những túi đồ ăn và thực phẩm bị dính bẩn từ nhiều nguồn vi khuẩn khác nhau từ chợ sẽ bị đưa luôn vào tủ lạnh gây ô nhiễm cho chính các đồ ăn có trong tủ.

Theo Ths Hồ Xuân Tùng - Phó Giám đốc Trung tâm Chăn nuôi và huấn luyện gia cầm, Viện Chăn nuôi Quốc gia cho biết, trứng bị dính bẩn không nên để từng quả vào tủ lạnh bảo quản. Vi khuẩn có trong các vết bẩn sẽ sinh sôi nảy nở khiến tủ lạnh dễ bị nhiễm khuẩn theo.

Tuy nhiên, cũng theo ThS Tùng, nếu rửa trứng mà không ăn trong thời gian ngắn cũng sẽ khiến trứng dễ bị hỏng vì lớp phấn bên ngoài vỏ giúp trứng ngăn được vi khuẩn và nước xâm nhập vào đã bị rửa trôi mất. Vì thế, nếu ăn vài ngày trở lên, nên mua quả trứng có bề mặt vỏ sạch, bỏ vào túi nilon buộc lại rồi hãy cho vào tủ lạnh.

Còn PGS Nguyễn Đức Lợi cho rằng, chia ngăn để đồ ăn đúng cách cũng là một biện pháp khoa học giúp bảo quản đồ ăn tốt. Ngăn đá thường có nhiệt độ -10oC để bảo quản đồ ăn đông. Các ngăn dưới đều được phân ra đựng đồ ăn chín và đồ ăn sống, đựng hoa quả... Tất cả đồ ăn, hoa quả đều phải cho vào khay, hộp, túi nilon đựng và đậy kín tránh bay mùi, nước nhỏ ra khắp tủ lạnh.

Các chuyên gia khuyên, hoa quả, đồ ăn liền nên bảo quản túi chuyên biệt. Đối với đồ ăn chín nên nấu lại để đảm bảo diệt khuẩn, chỉ nấu phần có thể ăn hết, tránh nấu lại toàn bộ vừa tốn năng lượng vừa mất công.

 Tủ lạnh có thể bảo quản thực phẩm tươi lâu, tránh thiu thối, hư hỏng. Tuy nhiên, việc dùng không đúng cách đã và đang làm giảm tác dụng của thiết bị cất trữ hiện đại này.

Khoang bảo quản thực phẩm của tủ lạnh có nhiệt độ thông thường từ 6 - 8độ C, nhiệt độ có thể ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn. Tuy nhiên, với một số vi khuẩn hoạt động ở nhiệt độ thấp thì nhiệt độ này chỉ kiềm chế sự phát triển của chúng.

Các nhà vi khuẩn học thuộc Hiệp hội Y học Hoa Kỳ từng thí nghiệm như sau: họ cho 50 triệu vi khuẩn thương hàn vào tủ lạnh, sau 3 ngày còn 2 triệu, sau 60 ngày còn 600 ngàn, sau 2 năm 4 tháng số vị khuẩn còn lại hơn 6.000 con.

Ngoài ra, khi ở nhiệt độ quá thấp, các loại thực phẩm dễ bị biến chất, mất tươi thậm chí hư hỏng. Nếu không được chế biến kỹ, người ăn dễ bị các bệnh tiêu chảy, ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa.

Lưu ý trong sử dụng tủ lạnh:

- Nên đặt tủ lạnh ở nơi mát mẻ, khô ráo, tránh xa các nguồn phát nhiệt như bếp lò, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, không đặt ở nơi ẩm thấp, dễ làm gỉ sét các bộ phận kim loại của tủ lạnh; cần đặt tủ lạnh cách tường 10cm. Khi sử dụng luôn giữ lạnh ở nhiệt độ từ 6 - 8 độ C .

- Thường xuyên lau chùi, làm sạch tủ lạnh, kiểm tra các thiết bị điện. Nếu gặp sự cố hỏng hóc cần kịp thời sửa chữa.

- Cần biết rõ thời gian có thể lưu giữ từng loại thực phẩm. Dưới đây là một số qui định về thời gian tồn trữ của thực phẩm trong tủ lạnh:

Chủng loại

Thực phẩm

Nhiệt độ thích hợp

(độ C)

Thời gian cất giữ

Ngày

Tháng

Thịt

Thịt bò

Thịt bò tươi

Thịt dê tươi

Thịt heo tươi

Thịt gia cầm đông

Thịt gia cầm tươi

Xúc xích

-12

-3

-3

-3 ~ 1

-12

-1 ~ 1

0

7

7

5 ~ 6

5 ~ 6

3

3

3

2

3

3

7

Thủy sản

Cá đông

Cá tươi

Tôm

-12

-1 ~ 1

-7

5 ~ 6

5 ~ 7

Trứng

Trứng tươi

2 ~ 15

20

Rau tươi

7 ~ 10

5 ~ 6

Thức uống

6 ~ 8

15 ~ 30

Loại khác

 Hoa quả

Thức ăn đã chế biến

8 ~ 10

10 ~ -1

7

7

2 ~ 3

- Với các thực phẩm như củ cải, khoai lang, chuối, đồ hộp, dưa thì không nên cất giữ trong tủ lạnh. Để tránh thời gian tồn trữ quá lâu, ta nên có một bảng ghi các loại thực phẩm cất giữ, treo ngoài tủ lạnh để tiện theo dõi.

- Một số thực phẩm cần được xử lý trước khi bỏ vào tủ lạnh:

+ Rau tươi phải ngắt bỏ lá úa

+ Cá phải bỏ ruột, làm sạch

+ Thức ăn nóng cần để nguội

+ Thực phẩm cho vào trong túi kín tránh biến chất, khô héo

+ Thực phẩm đông lạnh đã qua quá trình làm tan băng không nên cho vào tủ lạnh

- Không để thức ăn sống chín lẫn lộn nhằm tránh ô nhiễm. Giữa các thực phẩm nên có khoảng cách tương đối, đừng để quá sát nhau.

- Khi lấy thực phẩm ra, dùng bao nhiêu lấy bấy nhiêu, tránh dùng không hết lại cho vào tủ lạnh.  

- Người già và trẻ em cần chú ý kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi dùng những thực phẩm, đồ uống để trong tủ lạnh.


(St)

Sử dụng và bảo quản tủ lạnh để tiết kiệm điện năng
Cách bảo quản thịt bò trong tủ lạnh
Cách bảo quản pizza trong tủ lạnh
6 loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh
Cách bảo quản thức ăn cho bé trong tủ lạnh không mất dinh dưỡng
Cách bảo quản rau trong tủ lạnh để rau tươi lâu nhất
Cách bảo quản hải sản tươi sống

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
mama mình thường làm sinh tố, nước ép trái cây sẵn, rồi để trong ngăn đông của tủ lạnh bảo quản. sau bữa ăn đem ra dùng thường có hiện tượng bị đắng. Tùy mỗi loại mà độ đắng khác nhau. xin hỏi tại sao? và làm thế nào để bảo quản mà không bị đắng?
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Tuy nhiên, cách sử dụng nước ép trái cây tốt nhất vẫn là sử dụng ngay sau khi ép. Nếu có ép và bảo quản bằng tủ lạnh thì cũng không quá 24 giờ (tuy nhiên ngoại lệ cũng có một số loại nước ép có thể bảo quản lâu hơn nhưng cũng không quá ba ngày). Bảo quản nước ép hoa quả lâu hơn sẽ làm giảm vitamin có trong nước ép do bị bốc hơi (ví dụ vitamin C, E) hoặc bị phân hủy bởi ánh sáng (ví dụ tiền chất vitamin A như beta carotene), làm nước ép bị oxy hóa (biểu hiện bằng đổi màu) và ôi thiu do nhiễm vi sinh trong quá trình ép (biểu hiện bằng đổi mùi vị). Nếu muốn bảo quản lâu hơn 24 giờ, nên để vào ngăn tủ đông. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn sử dụng ngay và muốn bảo quản thì nên ở dạng còn nguyên trái nguyên vỏ. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng nước ép, bạn nên bảo quản nước ép trong chai thủy tinh có nắp đậy, miệng rộng và màu sậm. Chai có nắp đậy để đảm bảo vệ sinh tránh lây nhiễm chéo với thực phẩm khác trong tủ lạnh và hạn chế tác dụng oxy hóa trên nước ép (nên đổ nước ép đầy chai đựng tránh lớp không khí bên trên). Chai sậm màu giúp hạn chế “thất thoát” các vitamin bị phân hủy bởi ánh sáng. Chai rộng miệng thì giúp vệ sinh dễ dàng, tránh tồn đọng vi sinh vào các lần sử dụng sau. Việc để nước ép trái cây trong tủ đá sẽ làm mất mùi vị đó bạn
Mình hay gửi mua cá thu tươi , tôm và ghẹ dưới biển oeen để tủ lạnh ngăn đá và lấy ra cho con ăn dần. Xin hỏi như vậy có được ko hay hại.
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Trẻ 5 tuổi mới có thể sử dụng thực phẩm đông lạnh được, như vậy không ảnh hưởng đến tiêu hoá của trẻ. Như trường hợp của bạn là hải sản rõ nguồn gốc xuất xứ nên không quá lo lắng về chất lượng. Tuy vậy bạn cũng chú ý: Không cho trẻ ăn thực phẩm tái đông. Bởi khi tái đông thực phẩm, vô tình đã làm cho quá trình hư hại tăng lên gấp nhiều lần. Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa. - Không cho trẻ ăn thực phẩm đông lạnh bị dính vào nhau. Những thực phẩm được đóng thành viên nhỏ như tôm, cá,… khi tan đông rồi tái đông, thường bị dính lại với nhau (bình thường tôm rời từng con một). Về nguyên tắc, khi các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và dùng ngay.- Thời gian đông lạnh thực phẩm không quá lâu. Các chuyên gia khuyên khi bảo quản thực phẩm thì nên tuân theo các quy tắc sau: Làm lạnh nhanh, nhưng giã đông thì từ từ. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý