Cách trị ho hiệu quả đẩy lùi lỗi lo thời điểm giao mùa

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách trị ho hiệu quả đẩy lùi lỗi lo thời điểm giao mùa

18/04/2015 08:40 PM
383

Bạn bị ho lâu ngày không khỏi hoặc việc sử dụng các loại kháng sinh khiến bạn e ngại vì sợ nó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy cùng học cách chữa bệnh bằng cây thuốc dân gian vừa lành mà hiệu quả cao các bạn nhé.

Là một phản ứng có lợi đối với cơ thể (giúp làm sạch đường thở) nhưng nó cũng thường gây khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể khi các cơn ho không ngừng nghỉ, bất kể giờ giấc. Một số dược thảo trong các bài thuốc trị ho dân gian dưới đây sẽ giúp cải thiện các cơn ho từ gốc.

Quả quất

Khi ho gió, ho khan: Quả quất chín 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g, rửa sạch, cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn, đem hấp cơm 20 phút, lấy ra nghiền nát, chắt lấy nước để uống.

Ho gà: Quất 10 quả, gừng tươi 6g, thiên trúc hoàng 6g. Sắc lấy nước uống ngày một lần.

Ho do phế nhiệt: Dùng quả quất với củ cải ép lấy nước uống.

An thần giảm ho: Quất 2 quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn.

Bạc hà

Trong tinh dầu bạc hà có chất Menthol có khả năng làm dịu ho, làm loãng niêm dịch, thường được dùng điều trị cảm sốt nhức đầu, sổ mũi, viêm họng, ho, kích thích tiêu hóa.

Rau khúc

Khi bị ho, viêm họng, sưng amiđan thì lấy rau khúc tươi rửa sạch nhai giập cùng với vài hạt muối rồi nuốt từ từ cả bã và nước. Ngày dùng 3-4 lần, rất hiệu nghiệm. Hoặc lấy một nắm rau khúc tươi sắc với 300ml nước, còn 100ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Cam thảo dùng để điều trị ho

Vỏ lạc

Nhân lạc bỏ vảy nhọn, đun nhỏ lửa thành canh, dành cho các trường hợp ho lâu ngày, ho gà.

Ma hoàng

Vị cay, tê, hơi đắng, tính ôn. Theo Tây y, nó có tác dụng trị hen suyễn, choáng, nổi mẩn, ho gà; trị phong hàn, ho và hen do cảm phong hàn ở phần biểu, phù kèm hội chứng biểu.

Cam thảo

Vị ngọt, tính ôn. Chỉ định và phối hợp điều trị ho và hen, dùng phối hợp cam thảo với hạnh nhân và Ma hoàng. Cam thảo còn có công dụng điều hòa tác dụng của các vị thuốc khác.

Khổ hạnh nhân

Là một vị thuốc quý để chữa nhiều bệnh ngoài da bằng cách bôi ngoài hoặc uống. Nhiều bệnh bên trong phủ tạng sử dụng Hạnh nhân cũng rất hiệu quả, đặc biệt là ho mà phổi có co thắt gây khó thở như viêm phế quản thể hen.


1. Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.

2. Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

3. Chuẩn bị một nắm rau diếp cá, một nửa bát nước vo gạo đặc.
Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó, đun tiếp trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé.
Đây là vị thuốc kháng sinh hoàn toàn mát, nhất là đối với các bé bị táo bón. Nước gạo có tác dụng rửa sạch họng cho bé và diếp cá có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng và amidan.
Trong thời gian bé uống rau diếp cá, các mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Vì lúc đó, cơ thể bé thải ra một số chất bẩn, đờm. Nếu trong vòng vài ngày, bé vẫn đi ngoài lỏng, có thể thêm nước gạo hoặc tăng độ đậm đặc của nước gạo, bé sẽ đi ngoài bình thường.
Rất nhiều các mẹ đã dùng bài thuốc rau diếp cá + nước vo gạo chữa ho cho bé. Dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt chỉ trong vòng từ 2 – 3 ngày.
Lưu ý: Khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hoá từ sữa chua.

4. Đu đủ một quả (đu đủ phải chín cây), mật ong vừa phải. Gọt bỏ vỏ, cho mật ong vào nấu để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.

5. Củ cải 1 củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, vỏ quýt khô 1 miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, sắc cùng với hai thứ kia để uống. Bài thuốc này dùng để chữa ho do lạnh, chảy dãi.

6. Lấy một củ nghệ tươi, giã nhỏ lọc lấy nước, trộn với mật ong, cho bé uống 3 thìa cafe mỗi ngày, chia làm 3 lần sáng- trưa- tối. Mình không có nhiều thời gian để giã nghệ làm nhiều lần nên mình giã 1 lần nhiều nhiều một chút, lọc lấy nước, cho vào hộp kín để tủ lạnh để uống một ngày. Lúc nào cho bé uống lây ra ngâm vào bát nước nóng.

7. Lấy một ít rễ cây chanh và quất, rửa sạch thái nhỏ. Sau đó cho mật ong hấp cùng rễ chanh và quất. Một ngày uống 2 thìa café vào buổi sáng và tối.

8. Chọn khoảng 5 – 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Tất cả cho vào bát, hấp cách thủy. Sau đó chắt nước cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.

9. Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.
10. Hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 10g, đường phèn 5 g. Tất cả cho vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thủy lấy nước cho bé uống. Hàng ngày cho bé uống ½ thìa cà phê.

11. Quả phật thủ mua về ngâm nước muối rửa sạch vỏ bên ngoài. Dùng dao gọt thành từng miếng mỏng từ vỏ vào đến hết ruột. Cho tất cả vào bát rồi đổ mạch nha (mua ở hàng khô), cho vào hấp cách thủy từ 30 đến 45 phút. Lấy ra để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho bé uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc cho bé dễ uống.

12. Nguyên liệu: 5-7 quả chanh (nếu là chanh đào càng tốt), một ít hạt bồ kết, đất sét.
- Cách làm: lấy một chiếc que nhọn châm xung quanh quả chanh, nhét hạt bồ kết vào các lỗ đã châm (khoảng 7-9 hạt). Lấy đất sét bọc quả chanh đó lại đem đặt lên bếp nung đến khi quả chanh bên trong cháy thành than, để nguội, đập vỏ lấy quả chanh đã cháy đem tán nhỏ thành bột.
- Liều dùng: Mỗi ngày 1 quả chia 2 lần.
Chúc các bé khỏe mạnh, không phải dùng thuốc kháng sinh nữa.

Không phải trong trường hợp nào cũng uống kháng sinh. Thực tế, kháng sinh chỉ cần khi tiêu diệt các vi trùng đã xâm nhập sâu vào cơ thể, còn vi khuẩn gây viêm họng chỉ khu trú ở thành cổ họng, chỉ cần điều trị một số loại thuốc ngậm thông dụng hoặc một số bài thuốc đông y cũng có thể dứt bệnh.

Viêm họng có nhất thiết phải dùng kháng sinh?, Bài thuốc dân gian, Sức khỏe đời sống, Viem hong co dung khang sinh, khang sinh, vi khuan, thuoc dong y, sot, ho, khat nuoc, nuoc chanh, suc hong, suc khoe, bao.

Không phải trong trường hợp nào bị viêm họng cũng uống kháng sinh.

Thể phong hàn ngoại cảm

Họng đỏ nhạt, không sưng, hơi đau nhức mình mẩy, không mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng. Dùng bài thuốc: Hoài sơn 16g, thục địa 16g, sơn thù 8g, trạch tả 8g, phục linh 12g, mẫu đơn bì 8g, tô diệp 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần.

Thể phong nhiệt xâm nhập họng

Họng khô, đau nóng, sưng đỏ, nuốt khó, phát sốt, ho nhiều, khát nước, rêu lưỡi vàng. Dùng bài thuốc: Khổ sâm 10g, toàn yết 4g, tạc giác thích 8g, kinh giới tuệ 10g, phòng phong 8g, kim ngân hoa 10g, thuyền thoái 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần.

Viêm họng có nhất thiết phải dùng kháng sinh?, Bài thuốc dân gian, Sức khỏe đời sống, Viem hong co dung khang sinh, khang sinh, vi khuan, thuoc dong y, sot, ho, khat nuoc, nuoc chanh, suc hong, suc khoe, bao.

Họng khô, đau nóng, sưng đỏ, nuốt khó, phát sốt, ho nhiều, khát nước, rêu lưỡi vàng là bị viêm họng 

Ngoài ra có thể dùng các bài thuốc dân gian theo kinh nghiệm như sau:

- Khi mới bị viêm họng, tốt nhất nên ngậm một vài lát chanh mỏng. Sau đó kiêng ăn mọi thứ trong một giờ để tạo điều kiện cho tinh dầu chanh và axit nitric phát huy tác dụng đến niêm mạc cổ bị viêm.

- Sáp ong là loại thuốc trị viêm họng có hiệu quả nhất ở mọi thời kỳ. Chỉ sáp ong chất lượng cao mới có tác dụng nhanh, khi ngậm trong miệng nó làm cho lưỡi có cảm giác rát bỏng và hơi tê. Để điều trị viêm họng, sau bữa ăn, chỉ cần nhâm nhi miếng sáp ong có kích thước bằng ngón tay út. Mỗi ngày ăn khoảng 5g sáp ong. Nếu đây là sáp ong thật thì bệnh viêm họng sẽ khỏi hẳn sau 2 - 3 ngày ăn.

- Khi bị viêm họng, bạn có thể nhai một chút nhựa thông tươi sẽ rất tốt, chỉ sau một vài ngày sẽ khỏi hẳn.

- Giã nhỏ 3 - 4 nhánh tỏi hoà với một cốc sữa nóng, hãm từ 10 - 15 phút, lọc lấy nước trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống 2 - 3 cốc.

- Đun nóng một cốc nước chanh vắt rồi uống nhâm nhi từng ngụm nhỏ. Cứ 30 phút thì súc họng một lần từ 3 - 5 phút, làm cho tới khi khỏi hẳn viêm họng.

- Vắt nước chanh vào chiếc ly bằng bạc để nơi râm mát chừng một ngày và cách 1 giờ uống 1 thìa nhỏ. Phương pháp này chống chỉ định đối với người bị bệnh thận.

- Cho 2 - 3 thìa to mật ong vào cốc nước cà rốt tươi ép rồi khuấy đều lên. Pha loãng hỗn hợp này theo tỷ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng 3 - 5 lần/ngày, mỗi lần từ 5 - 7 phút.

- Súc họng mỗi ngày một vài lần bằng nước khoai tây ép tươi cũng rất tốt khi bị viêm họng.

- Pha loãng nước ép củ cải cay với nước theo tỷ lệ 1:1 để làm nước súc họng hàng ngày khi bị viêm họng sẽ rất tốt.    

Trừ ho tiêu đờm với bài thuốc Nam

Để phòng và chữa trị những bệnh đường hô hấp trong mùa lạnh, Đông y có nhiều bài thuốc rất hiệu quả. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng.

Ho do cảm phong hàn:

Biểu hiện ho, đờm, ngứa cổ, đờm loãng dễ khạc, đau mình mẩy, sốt, sợ gió sợ lạnh, chảy nước mũi, khàn tiếng. Phép trị là khu phong tán hàn, tiêu đờm chỉ khái. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: phòng phong 10g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, bạch linh 10g, trần bì 12g, bán hạ 10g, sinh khương 8g, tang bạch bì 16g, quế nhục 8g, thiên niên kiện 10g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống nóng).

Bài 2: cát cánh 12g, trần bì 12g, lá xương sông 16g, lá lốt 16g, nam tục đoạn 20g, xa tiền 10g, bách bộ 12g, bán hạ 10g, thiên niên kiện 10g, tế tân 6g, sinh khương 8g, tang diệp 20g, quế nhục 6g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Trừ ho tiêu đờm với bài thuốc Nam

Ho do cảm phong nhiệt

Biểu hiện tà khí phong nhiệt vào cơ thể nung nấu tân dịch, làm cho họng khô, phổi ráo, phát sinh khái thấu. Người nóng, khát nước, hơi thở nóng, đờm vàng dính, nhiều đờm, rêu lưỡi vàng, phân táo, nước tiểu đỏ. Phép trị: thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm trừ ho. Dùng một trong các bài:

Bài 1: sinh địa 10g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g, cúc hoa 12g, tang diệp 16g, trần bì 10g, cát cánh 16g, mạch môn 16g, thạch hộc 12g, mã đề thảo 16g, cỏ mực 20g, lá tía tô 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: mạch môn 16g, thiên môn 16g, lá đinh lăng 18g, lá xương sông 18g, rau má 20g, cỏ mực 20g, chi tử 12g, lá mã đề 20g, tang bạch bì 16g, cam thảo 12g, ngũ vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Ho do hỏa uất

Biểu hiện ho kèm theo đau ngực, đờm dính, khạc không ra. Họng khô miệng háo, ngũ tâm phiền nhiệt, ngực sườn đầy tức, khó ngủ trằn trọc. Cảm giác vướng ở cổ họng, sốt. Nếu là nam giới dễ bị di mộng tinh. Phép trị: thanh phế giáng hỏa. Dùng một trong các bài:

Bài 1: tang bạch bì 20g, địa cốt bì 16g, mạch môn 20g, chi tử 20g, cỏ mần trầu 16g, cỏ mực 20g, rau má 20g, cam thảo đất 20g, ngân hoa 10g, hoàng cầm 12g, sinh địa 10g, lá xương sông 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: rau má 20g, lá xương sông 20g, lá đinh lăng 20g, lá dâu 20g, cỏ mực 20g, lá vông 20g, lá mã đề 20g, râu ngô 16g, cát căn 20g, cát cánh 16g, cam thảo đất 20g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trừ ho tiêu đờm với bài thuốc Nam

Ho do tỳ hư đàm thấp

Biểu hiện ho kéo dài, nhiều đờm, da xanh môi nhợt, khó thở, lạnh bụng, lạnh tay chân. Bụng đầy ậm ạch, ăn kém, tinh thần mỏi mệt, dễ bị sôi bụng tiêu chảy. Chứng trạng này thường thấy ở người cao tuổi. Phép trị: bổ tỳ dương, ôn phế khí, chỉ ho. Dùng một trong các bài:

Bài 1: bạch truật 16g, lương khương 12g, thảo quả 6g, sa nhân 10g, sinh khương 6g, trần bì 10g, cam thảo 12g, cát cánh 16g, thần khúc 10g, bán hạ 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: cát cánh 16g, tía tô 16g, trần bì 12g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch truật 16g, ngũ vị 16g, quế 6g, thiên niên kiện 10g, sinh khương 8g, cam thảo 12g, bạch linh 10g, mơ muối 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa ho bằng vỏ bưởi

Bạn nên giữ lại vỏ khi ăn bưởi vì vỏ bưởi có thể chữa được khá nhiều chứng bệnh hay gặp, chẳng hạn như ho, hen…

Dưới đây là một số cách chữa bệnh bằng vỏ bưởi.

  • Chữa ho có nhiều đờm: Vỏ bưởi 10 gr, thêm đường kính, hấp uống dần dần.
  • Chữa sản giật: Vỏ bưởi khô và ích mẫu bằng nhau tán nhỏ, uống mỗi lần 8 gr với rượu vào lúc đói hoặc dùng mỗi vị 20 – 30 gr sắc uống.
  • Chữa hen: Vỏ bưởi (lấy ở quả bưởi từ 0,5 – 1 kg), một miếng bách hợp, 120 gr vảy hành khô, đường trắng 120 – 250 gr, nấu nước uống, chia làm ba lần uống trong ngày, liên tục trong 9 ngày.
  • Chữa phù thũng: Vỏ bưởi đào, mộc thông, bồ hóng mỗi vị 20-30 gr, diêm tiêu 12 gr, cỏ bấc 8 gr, sắc uống mỗi ngày hai lần vào lúc đói và ăn một khẩu mía trước và sau khi uống thuốc. Kiêng muối và chất mặn.


Trị cảm cúm: Lấy củ nghệ cái (củ chính) rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng cho vào chén giã nhỏ, rồi cho ít nước sôi vào để ngâm vài phút. Sau đó gạn lấy nước uống, xác nghệ còn lại cho vào ít giấm ăn, khuấy đều rồi dùng xoa khắp người để giúp trị cảm cúm. Những trường hợp mắc mưa nắng có biểu hiện muốn cảm cúm như người mệt mỏi, uể oải thì áp dụng cách trên cũng có thể phòng bệnh cúm.

Chữa ho: Củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng, lượng bằng với nghệ (chừng 6-7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ. 3 nguyên liệu ấy cho vào tô hay chén cùng một ít nước chín, và hai muỗng mật ong (hoặc hai muỗng đường phèn) rồi đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho rất hay. Có thể dùng luôn cả xác càng tốt.

Món ăn chữa ho đơn giản mà hiệu quả là những món nòa. Mách bạn cách chế biến một số món đơn giản nhất nhé:

Quả quất:


Khi Tết đến, quất chín được bán nhiều.

Bạn có thể chế biến đồ uống ngon từ loại quả có nhiều vào dịp Tết.
 

Bạn có thể dùng nước cốt từ quất để pha nước giải khát hoặc trị ho, viêm họng hay khan tiếng trong những ngày đông giá rét.

Nguyên liệu chuẩn bị.

Nguyên liệu chuẩn bị.
 

1. Quất chưng đường phèn

- 500g quất chín, 330g đường phèn, lọ thủy tinh rửa sạch, tráng qua nước sôi rồi lau thật khô.

- Quất rửa sạch, để ra rổ cho ráo nước sau đó cắt làm đôi, bỏ hết hạt rồi cho vào nồi, cho đường phèn vào chung với quất rồi để lên bếp đun lửa nhỏ khoảng 45 phút là được.

- Sau đó để nguội rồi cho vào lọ thủy tinh đậy kín lại, bảo quản trong tủ lạnh hay nơi thoáng mát trong nhà dùng dần.

- Nếu bị ho hay viêm họng, khan tiếng, bạn có thể ngậm vài miếng quất chưng, nước cốt có thể pha làm nước uống giải khát dạng nóng hay lạnh đều ngon.

Chưng quất với đường phèn, đun nhỏ lửa.

Chưng quất với đường phèn, đun nhỏ lửa.
 

Sản phẩm hoàn thành.

Sản phẩm hoàn thành.
 

2. Quất ngâm mật ong

- 500g quất chín, 200ml mật ong, lọ thủy tinh sạch.

- Quất rửa sạch, để ráo, sau đó cắt thành từng lát mỏng, bỏ hết hột rồi xếp từng lớp vào lọ thủy tinh, xen kẽ giữa các lớp quất thì rưới mật ong vào sao cho mật ong phủ kín quất, đậy kín lại để chỗ thoáng vài ngày quất sẽ ra nước hòa với mật ong.

- Nước ngâm này bạn có thể pha thêm với nước nóng làm nước quất mật ong, hoặc pha với nước trà nóng thành trà mật ong hương quất, rất phù hợp cho những ngày đông rét.

Rưới mất ong xen kẽ giữa các lớp quất.

Rưới mật ong xen kẽ giữa các lớp quất.
 

Bạn có thể pha với trà nóng.

Bạn có thể pha với trà nóng.


Trứng gà: bài thuốc chữa ho khan
.

Công thức 1: Đường phèn 500g, giấm để lâu 500ml. Đường phèn đổ vào nồi sau đó đổ giấm lên, đun sôi. Chờ đường phèn tan hết, để nguội, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần uống 10ml, mỗi ngày uống 2 lần.

Công thức 2: Vừng 30g, đường đỏ 15g. Rang vừng cho vàng, đổ đường vào đảo đều. Đường chảy hết, đổ vào bát, chờ nguội ăn luôn. Mỗi ngày ăn ba lần.

Công thức 3: Gà trống hoa một con, cá mè 500g. Cho cả hai thứ vào nồi hầm, ăn và uống cả thịt và nước trong 2-3 ngày. Bài thuốc dùng khi ho do cảm lạnh.

Công thức 4: Khổ qua (mướp đắng) 150g, thịt thỏ 250g, muối, bột ngọt vừa đủ. Khổ qua rửa sạch, xẻ hai, moi bỏ ruột, cắt lát. Thịt thỏ rửa sạch, cắt lát, trộn đều với bột. Cho khổ qua vào nồi, đổ nước lượng vừa, dùng lửa lớn đun sôi 10 phút, rồi cho thịt thỏ, muối, nấu tiếp đến khi thịt chín, nêm bột ngọt là được.

Công thức 5: Lá sen tươi (một lá), vỏ quả dưa hấu 250g, đường trắng 30g. Lá sen bỏ cuống, vỏ dưa rửa sạch, cắt vụn.

Cho vỏ dưa vào nồi, đổ nước lượng vừa, dùng lửa lớn đun 30 phút, rồi bỏ lá sen vào nấu thêm 5 phút nữa. Dùng vải lọc lấy nước, gia thêm đường trắng để nguội là dùng được.

Chữa sốt lâu không hạ, cơn sốt tăng cao về chiều, miệng khát, uống nước nhiều, da khô rát, môi miệng khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng.

Công thức 6: Rau diếp cá 50g, gạo 100g. Rau diếp cá nhặt bỏ ngọn già, rửa sạch, cắt đoạn 2cm.

Gạo vo sạch đổ nước vào dùng lửa lớn đun sôi, cho rau diếp cá vào nồi hạ lửa nhỏ nấu chín thành cháo. Khi ăn gia thêm muối vừa miệng.

Công thức 7: Lê (một quả), xuyên bối nghiền bột 9g, đường phèn hoặc mật 10g. Lê cạy bỏ hạt, đổ bột xuyên bối vào, hầm trong một tiếng đồng hồ để ăn.

Công thức 8: Vỏ sò, cam thảo. Lấy hai thứ bằng nhau, tán thành bột mịn, dùng nước để uống. Mỗi lần uống từ 6- 10g. Mỗi ngày hai lần.

Công thức 9: Đu đủ (một quả), mật ong vừa phải. Đu đủ phải chín cây. Gọt bỏ vỏ, cho mật ong vào nấu để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.

Công thức 10: Củ cải (một củ), hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, trần bì (một miếng). Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ sắc cùng với hai thứ kia để uống. Bài thuốc này dùng để chữa ho lạnh chảy dãi.

Công thức 11: Trứng gà (hai quả), đường phèn 50g. Lấy một bát nước, cho đường phèn vào nấu tan hết, để nguội. Đập trứng gà đánh tan rồi đem hấp chín, cho vài giọt nước gừng vào để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho khan.



 
Canh cuống cà tím: Cuống cà tím phơi khô vừa đủ, cho vào nồi thêm nước sắc, dùng cho ho mãn tính.

Khoai môn trộn mật ong: Khoai môn vừa đủ xay nhuyễn, thêm mật ong một ít, dùng nước đun sôi trộn lẫn, uống ngay lúc nóng, dùng cho ho mạn tính.

Trà gừng đường mật nha:
Nước gừng tươi ½ muỗng, đường mạch nha 1 muỗng, đổ vào trong ly pha với nước sôi, rất thích hợp cho người cao tuổi ho mạn tính.

Canh mè nhân hạt mơ: Mè 12g, hạnh nhân (nhân hạt mơ) 10g, hai thứ cùng giã nhuyễn cho vào chén, uống với nước đun sôi để nguội, ngày 2 lần, dùng cho chứng ho lâu ngày.

Nấm mèo đen tiềm đường phèn: Nấm mèo đen 15g, đường phèn 15g, nấm mèo đen rửa sạch để ráo, đường phèn giã nhuyễn, hai thứ cùng cho vào nồi tiềm cách thủy, dùng cho chứng ho lâu ngày.

Chè đậu phộng — đại táo — bạch quả: Bạch quả 30g, táo đen 30g, đậu phộng 30g, tất cả cho vào nồi thêm nước nấu. Nêm đường phèn, dùng cho chứng ho lâu ngày.

Chuối tiềm đường phèn: Chuối 1-2 quả, lột vỏ, đường phèn một ít, cho vào nồi thêm nước để tiềm. Ngày 1-2 lần, dùng liền vài ngày, dùng cho chứng ho lâu ngày.

Chè bạch quả — long nhãn: Long nhãn 12g, bạch quả 10g, đường trắng 15g, tất cả cho vào nồi thêm nước nấu, dùng cho ho khàn tiếng.

Lê tiềm mật ong:
Lê 1 quả, rửa sạch cả vỏ, thái nhuyễn, cho vào nồi thêm nước và đường phèn để tiềm, dùng cho chứng ho khàn tiếng.

Hồng khô nấu mật ong:
Hồng phơi khô 3 quả, cho vào nồi thêm nước nấu chín, nêm một ít mật ong, tiếp tục nấu sôi, uống ngay lúc nóng, dùng cho chứng ho do cảm gây ra.

Củ mài tiềm nước mía: Củ mài tươi vừa đủ, gọt vỏ rửa sạch, thái nhỏ giã nhuyễn; mía gọt vỏ, rửa sạch, chẻ nhỏ, cán lấy ½ ly nước. Hai thứ trộn đều, tiềm uống. Ngày 2 lần, dùng chứng ho đàm do cảm gây ra.

Lê nấu gừng tươi: Lê 1 quả, rửa sạch thái nhuyễn, gừng tươi 5 lát, hai thứ cùng cho vào nồi thêm nước nấu, uống ấm, dùng cho chứng ho nặng do cảm gây ra.

Quả trám tiềm đường phèn: Quả trám (cà na) 20 quả, cho vào chén thêm đường phèn rồi tiềm cách thuỷ. Dùng liền 3 lần cho ho gà.

Cà rốt — quả hồng tiềm đường phèn: Quả hồng khô 2 quả, cà rốt 50g, hai thứ riêng biệt thái nhuyễn, cùng cho vào 1 tô thêm đường phèn 15g, tiềm chín. Ngày 1 lần, dùng cho ho gà.

Hạt bí đao hãm đường đen:
Hạt bí đao 15g, thêm đường đen vừa đủ, giã nhuyễn, hãm nước sôi uống. Ngày 2 lần, dùng cho ho gà.

Mè đen rang nước gừng: Gừng tươi vừa đủ, giã nhuyễn vắt lấy nước (bỏ bã), mè đen 250g, rang chung; hoặc dùng mật ong 20g, đường phèn 20g, cùng mè đen trộn đều. Mỗi lần dùng 1 muỗng, dùng sáng và chiều, cho người cao tuổi ho suyễn.

Cà pháo nấu mật ong: Cà pháo sống 50g, rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu, bỏ bã, nêm mật ong vừa đủ, tiếp tục nấu sôi, uống lúc ấm. Ngày 2 lần, rất thích hợp cho người cao tuổi bị ho.

Quả óc chó nấu rượu:
Hạch đào nhân (quả óc chó) 100g, giã nhuyễn, đường trắng 50g, rượu đế 150ml, tất cả cho vào nồi nấu sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu giây lát, uống ấm. Ngày 1-2 lần, ngày 1 thang, dùng liền 10 ngày, chữa chứng ho hư hàn (ho lâu ngày do lạnh).

Lê tiềm mật ong: Lê 1 quả, rửa sạch bỏ hột, đổ vào mật ong, đậy kín, tiềm chín. Dùng trước khi đi ngủ, tốt cho chứng ho do hư hỏa gây ra.

Rang chừng 30 g vừng cho vàng, sau đỏ đổ 15 g đường đỏ vào đảo đều. Đường chảy hết thì đổ vào bát, chờ nguội ăn luôn. Mỗi ngày ăn ba lần.

Đường phèn 500 g, giấm để lâu 500 ml. Đường phèn đổ vào nồi sau đó đổ giấm lên, đun sôi. Chờ đường phèn tan hết, để nguội, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần uống 10 ml, mỗi ngày uống 2 lần.

Gà trống hoa một con, cá mè 500g. Cho cả hai thứ vào nồi hầm, ăn và uống cả thịt và nước trong 2-3 ngày. Bài thuốc dùng khi ho do cảm lạnh.

Rau diếp cá 50 g, gạo 100 g. Rau diếp cá nhặt bỏ ngọn già, rửa sạch, cắt đoạn 2 cm. Gạo vo sạch đổ nước vào dùng lửa lớn đun sôi, cho rau diếp cá vào nồi hạ lửa nhỏ nấu chín thành cháo. Khi ăn gia thêm muối vừa miệng.

Đu đủ một quả, mật ong vừa phải. Đu đủ phải chín cây. Gọt bỏ vỏ, cho mật ong vào nấu để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.

Củ cải 1 củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, vỏ quýt khô 1 miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ sắc cùng với hai thứ kia để uống. Bài thuốc này dùng để chữa ho lạnh chảy dãi.

Nước hoắc hương, gừng tươi: Có tác dụng giải biểu, hòa vị, dứt nôn, thích ứng với chứng phát nhiệt, sợ lạnh, buồn nôn, khắp người khó chịu. Lấy hoắc hương 50g, đường đỏ 20g, gừng tươi 15g. Hoắc hương rửa sạch thái ngắn. Gừng tươi rửa sạch thái mỏng. Cho hoắc hương và gừng tươi vào cùng và đổ 300ml nước đun sôi 10 phút, gạn lấy nước cho đường đỏ vào khuấy tan, uống nóng.

Nước quế chi: Thích hợp với người ngoại cảm phong hàn, đau đầu, sốt, ra mồ hôi, thở khò khè, nôn khan. Lấy quế chi 10g, bạch thược 10g, gừng tươi 10g, đại táo 5 quả, đường đỏ 30g. Rửa sạch các vị trên cho vào nồi đổ 500ml nước nấu sôi trong 10 phút, gạn lấy nước cho đường đỏ khuấy tan, uống nóng.

Cháo gừng hành: Có tác dụng ra mồ hôi, giải biểu, hòa vị, hết nôn, thích hợp dùng cho người đau đầu, sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, tâm phiền, buồn nôn. Lấy gạo tẻ 60g, gừng tươi 20g, hành củ tươi 30g, muối 5g. Cho gạo nấu thành cháo nhừ, gừng thái hạt nhỏ, hành cắt khúc ngắn. Cháo chín nhừ cho hành, gừng đã thái nhỏ khuấy đều mang ra ăn nóng.

Món ăn, thức uống đơn giản trị ho, chữa phong hàn - 1
Nước quế chi trị phòng hàn, đau đầu, sốt... (nguồn ảnh: internet)

Món bối mẫu, trứng gà: Có tác dụng ích khí, nhuận phế, chỉ khái (hết ho), hóa đàm, thích hợp trị phế hư ho suyễn lâu ngày, đờm nhiều, khí đoản, ngại nói (lãn ngôn), chóng mặt, tim đập nhanh. Cần bối mẫu 6g, trứng gà 1 quả. Bối mẫu sao vàng hay sấy khô, tán thành bột mịn. Sau đó khoét một lỗ nhỏ ở đầu quả trứng gà cho bột bối mẫu vào lấy giấy dán bịt kín lỗ trứng lại, đặt trứng đứng trong bát (lỗ bịt để lên trên), cho cả bát vào nồi chưng cách thủy 15 phút đem ra ăn. Ngày ăn 1 quả, một liệu trình là 30 ngày liền.

Nước rau mùi, củ cải, hành tươi: Có tác dụng trừ phong hàn, chữa cảm mạo. Rau mùi 30g, hành củ tươi 5 củ, củ cải trắng 1 củ. Rau mùi thái ngắn, hành củ thái nhỏ, củ cải thái miếng. Cho tất cả vào nồi, đổ 500ml nước đun sôi trong 15 phút, gạn lấy nước uống nóng.

Nước nho, gừng: Chữa phong hàn, trị ho. Nho tươi 100g, gừng tươi 30g, chè xanh 10g, mật ong 20g. Nho rửa sạch xay nhuyễn vắt lấy nước, Gừng tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước, chè xanh rửa sạch pha hãm với nước sôi chắt lấy nước. Sau đó đổ lẫn nước nho, nước gừng, nước chè xanh, mật ong rồi khuấy đều uống lúc nóng. Chia 3 lần trong ngày, uống liền 3 – 5 ngày.

Nước nhân hạt bí đao, đường đỏ: Có tác dụng chữa ho, viêm họng, nhuận phổi. Nhân hạt bí đao rửa sạch giã nát, rồi trộn nhân hạt bí đao này với đường đỏ. Khi sử dụng cho vào hãm với 300ml nước sôi rồi chắt lấy nước uống khi còn nóng. Ngày uống 2 lần, cần uống 5 – 7 ngày li
Cách chữa bệnh ho lâu ngày. Những phương pháp hữu hiệu nhất khi bạn bị ho lâu ngày.



Nguyên nhân ho lâu ngày:

Hen và dị ứng

Hen là một bệnh phổi mãn tính mà đường dẫn không khí vào phổi bị viêm và sưng nề. Kèm theo đó là cơn đau thắt ngực, hơi thở gấp và khò khè, ho là một triệu chứng điển hình của hen, nó thường có xu hướng xảy ra vào buổi đêm hoặc sáng sớm.

Với những người không bị hen, hít phải phấn hoa, bụi, lông thú và một số yếu tố kích thích khác mà khó chịu thì có thể là viêm mũi dị ứng, một dạng dị ứng có kèm ho, ngạt mũi và hắt hơi.

t12

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
COPD diễn ra khi đường hô hấp các nang chứa không khí trong phổi bị viêm hay tổn thương, thường là do hút thuốc và thường gặp sau tuổi 45.
Đối với bệnh COPD, phổi sản xuất quá nhiều chất nhầy và phản ứng tự nhiên của cơ thể là tống nó ra bằng cách ho. Bệnh cũng có thể gây thở gấp

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
GERD là một bệnh đau nhẹ ở dạ dày và thực quản mà có thể xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Các biểu hiện chính là ợ nóng nhưng ho cũng khá thường gặp, kèm theo là đau ngực và thở khò khè.

Viêm đường hô hấp
Ho là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở người mắc cảm cúm, cảm lạnh và các viêm nhiễm đường hô hấp.
Tình trạng ho dữ dội có thể kèm theo các biểu hiện khác như ngạt mũi hay sốt.
Một dạng viêm đường hô hấp nặng là viêm phổi. Ngoài ho còn có các triệu chứng sốt, ớn lạnh, đau ngực, yếu mệt và buồn nôn.

Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm và các chất kích thích trong không khí có thể gây ho dai dẳng. Thậm chí, chỉ cần tiếp xúc rất ngắn với khói xăng dầu là đủ gây ho, đờm và kích ứng phổi.

Viêm phế quản

Nếu đang hồi phục bệnh cảm lạnh, bất ngờ ho khan hay ho có đờm thì có thể bạn bị viêm phế quản, 1 bệnh do “hành lang” tới phổi bị viêm.

Ngoài ho, đau ngực, viêm phế quản còn có thể kèm sốt, ớn lạnh, đau, viêm họng và có các biểu hiện giống cúm. Những triệu chứng này thường xuất hiện trong vài ngày nhưng ho thì kéo dài hàng tuần.

Thuốc trị huyết áp
Cứ 1/5 người uống thuốc trị huyết áp cao ACE bị ho khan. Ở một số người ho có thể kéo dài vài tuần sau khi dừng hưanr thuốc.

Chứng ho lâu ngày
Ho lâu ngày là  bệnh do vi khuẩn với các biểu hiện như sốt nhẹ, chảy nước mũi và mỗi khi ho thường cảm thấy khó thở.

Một số bài thuốc trị ho lâu ngày

Củ cải trắng bỏ vỏ rồi ăn sống có thể làm mát họng, hết ho. Thái miếng rồi nấu chín bằng nước sạch, lấy nước uống. Mỗi tối uống một lần, mỗi lần khoảng 1/4 kg nước củ cải; uống liền 1 tuần sẽ khỏi.

Một quả chuối hầm với đường phèn, mỗi ngày ăn một lần, ăn liền nhiều ngày sẽ trị được dạng ho nhẹ.

Khi bị ho, hãy lấy ngón trỏ ấn mạnh vào hai bên chỗ dưới tai, như vậy giảm được kích thích niêm mạc gần cổ họng mà bớt ho.

Một quả trứng gà khuấy đều, cho thêm chút đường trắng và nước gừng tươi, dùng nửa cốc nước sôi để pha rồi uống; 2-3 lần sẽ khỏi.

Gừng tươi rửa sạch, bỏ vỏ, thái miếng, khi bị ho hãy ăn một miếng; Khi cổ họng lại ngứa thì lại ăn một miếng. Một ngày ăn 2- 3 lần, trước khi đi ngủ ăn một lần, ăn như vậy khoảng 2, 3 ngày sẽ hết ho.

Dấm có pha đường phèn đã lọc qua cho đến khi đạt độ bão hoà. Mỗi ngày từ 3 - 5 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa canh.

Dầu thơm 1 thìa đun nóng lên, cho thêm 7 hạt đỗ xanh vào chiên vàng, khi còn hơi ấm thì cho thêm chút mật ong. Ăn trước khi đi ngủ.

Hạt hạnh đào 2 cái, gừng tươi 2 miếng, nhai nhỏ và nuốt từ từ vào; mỗi ngày buổi sáng và tối ăn một lần, cách này trị những trường hợp bị ho lâu ngày, có đờm  và khó thở.

Đối vối người bị ho nhiều đờm, hãy lấy 7 cụm rễ hành, 1 quả lê, một ít đường trắng rồi đun lên lấy nước uống, uống vào buổi sáng và tối hàng ngày.

Gừng già tươi 60g, mật ong 30g; gừng tươi rửa sạch giã nát, cho thêm 500ml nước, nấu lên trong 30 phút. Tiếp đó bỏ bã cô đặc lại còn 200 - 250ml, cho thêm mật ong vào khuấy lên. Mỗi ngày uống vào buổi sáng và tối 50ml.

Lê trắng 2000g, đường phèn 500g, hạnh nhân 10g, bách hợp 15g, mạch đông 15g, xuyên bối 10g, khoản đông hoa 10g. Rửa sạch lê rồi bỏ vỏ, bỏ hạt và ép lấy nước, dùng nước lê sắc lên như thuốc đông y, lấy nước này khuấy thêm với đường phèn thành dạng cao, có tác dụng trị ho, bình ổn hơi thở, kiện tỳ, nhuận phổi.

Người bị ho có nhiều đờm nên dùngbài thuốc sau: hạt bí đao 15g, cho thêm một lượng vừa phải đường đỏ, giã nát rồi pha với nước để uống: ngày 2 lần.

Vỏ cây lê tươi 75g (khô thì 20g), sắc lên lấy nước uống.

Một lượng mật ong vừa phải cho vào trong 1 bát nước sôi pha lên, 3 cái bánh quả hồng. Ăn bánh, uống nước mật ong, mỗi ngày 2 lần, uống liên tục 8 ngày hoặc sau đông chí, mỗi ngày ăn một cái bánh quả hồng to, kiên trì nhiều ngày chữa được ho lâu ngày  không khỏi.

Cho 50g dầu thực vật vào đun nóng lên rồi cho chút hành hoa và muối ăn, tiếp đó cho 1 miếng đậu phụ, dùng muỗng ép nát ra và đảo liên tục. Tiếp đó cho thêm một ít dầu ăn nữa và chút nước, đảo tiếp mấy lần rồi ăn lúc nóng (ăn như món ăn cùng với cơm hoặc ăn trước khi đi ngủ). Mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục trong 35 ngày sẽ có hiệu quả.

Trứng gà tươi 1 quả, đập vào trong bát, cho thêm 1 thìa dầu ăn, một chút đường trắng rồi hấp cách thuỷ cho chín, ăn trước khi đi ngủ, khi còn nóng. Người ho bình thường thì ăn 2 lần, người ho nặng thì phải ăn 5 - 6 lần sẽ hiệu quả rõ rệt.

Đường phèn, hạnh nhân mỗi loại 15g, nghiền nhỏ rồi khuấy đều hỗn hợp này. Vào buổi sáng, trưa và tối mỗi buổi uống 10g.

Đại táo 7 quả, bỏ hạt rồi cho phèn chua vào đầy bên trong, hấp chín; ăn hết 1 lần nhân lúc nóng, ngày 2 lần.

Hành trắng 3 cây, phèn chua 50g giã nhỏ, cho thêm 30g dấm vào khuấy đều. Buổi tối sau khi rửa chân hãy đắp lên gan bàn chân, buổi sáng sớm lấy ra; cách này chữa ho lâu không khỏi.

Mỗi ngày ăn lạc 60 - 90g sẽ trị được ho nhiều đờm.

Cà trắng 30 - 60g, đun lên lấy nước bỏ bã, cho thêm một lượng mật ong vừa phải rồi uống 2 lần mỗi ngày, chữa ho đã lâu mà không khỏi.

Đường phèn 30g, vừng 120g giã nát rồi pha với nước sôi dạng âm ấm; mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 - 30g; cách này trị ho khan không đờm.

Cho một quả trứng ngan, 10g mộc nhĩ đen, một chút đường phèn rồi khuấy đều để hấp cách thuỷ; mỗi ngày ăn 2 lần sẽ trị được ho do âm hư.

Hạt quả mướp 15g phơi khô rồi nghiền nhỏ, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g, trị ho.

Hạt bí đao 15g, cho thêm một lượng đường vừa phải vào rồi giã nát để pha với nước uống; mỗi ngày 2 lần, chữa ho đờm nhiều.

Bí đao tươi 500g, lá sen tươi 1 cái và một lượng nước thích hợp rồi đun lên thành canh, cho thêm muối và gia vị vừa phải. Món này trị ho do nóng phổi, đờm dính.

Lạc 30g, bách hợp 10g, đường phèn một lượng vừa phải, đun với nước thành canh, mỗi ngày 1 liều, uống liền 3 -  5 ngày, cách này chữa ho khan, ít đờm.

Lạc, táo đỏ, mật ong mỗi loại 30g, nấu với nước rồi ăn mỗi ngày 2 lần; trị ho lâu không khỏi.

Vỏ bưởi tươi 6g nấu lên lấy nước uống, chữa đờm và ho.

Thịt nạc 50g và một chút rượu gạo, cho thêm một chút nước rồi hấp cách thuỷ để ăn, chữa ho.

Phổi lợn 1 cái, củ cải trắng 1 củ, hạnh nhân 10g, một lượng nước sôi vừa phải, tất cả nấu chín bằng lửa nhỏ. Món này chữa ho lâu không dứt.

Cắt quả lê tạo ra cái miệng có nắp, cho đỗ đen vào trong rồi đậy nắp lên; đun trên lửa nhỏ; mỗi ngày ăn 1 - 2 quả sẽ tiêu đờm hết ho. Bài thuốc này còn có hiệu quả khá tốt đối với trường hợp khó thở, thở gấp.

Vỏ bí đao đã qua phơi sương rồi cho chút mật ong nấu lên thành canh, ăn trị ho.

Táo chua nghiền thành bột nhỏ, mỗi ngày chia làm 2 lần, mỗi lần 6g uống bằng nước sôi âm ấm, sẽ có tác dụng nhuận phổi dứt ho.

Nếu ho do bị cảm thì hãy dán một miếng cao trị đau khoảng 1 cm2 ở dưới cổ họng, 10 phút sau ho sẽ dứt.

Dùng mã đề:


Theo Đông y mã đề có vị ngọt, tính lạnh đi vào các kinh, can, thận và bàng quang. Tác dụng chữa đái dắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu dùng ngoài đắp làm mụn nhọt chóng vỡ mủ, mau lên da non... Sau đây là một số công dụng của rau mả đề:

Chữa chứng nóng gan mật và người nổi mụn: Theo “Thực liệu kỳ phương” thì lấy một nắm mã đề tươi rửa sạch, nấu với một miếng gan lợn to bằng bàn tay -hai thứ thái nhỏ, cho mắm muối vừa ăn để dùng vào buổi cơm trưa dùng liên tục 6 - 7 ngày sẽ khỏi. Có thể lấy một ít rau mã đề tươi giã nát nhuyễn đắp vào nơi có mụn, lấy băng dính lại. Khi dùng thức ăn này cần kiêng các thuốc cay nóng, không uống rượu, cà phê.

Chữa chứng phổi nóng ho dai dẳng:

Theo “Dã thái trị bách bệnh dân gian liệu pháp” có ghi cách chữa này: Lấy khoảng 20g -50g (một nắm) rau mã đề tươi rửa sạch cho vào siêu (đổ nước nửa nồi sắc nhỏ lửa lấy 1 bát) sắc kỹ, chia làm 3 lần uống hết trong ngày -cách 3 giờ uống một lần nhớ uống nóng.

Chữa chảy máu cam: Hái một nắm lá rau mã đề tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm thêm ít nước, vắt lấy nước cất uống. Người bệnh nằm yên trên giường gối cao đầu -còn bã mã đề đắp lên trán - nếu chảy máu nhiều cần lấy bông sạch nút mũi bên chảy - uống chừng vài ngày như vậy sẽ khỏi.

Cây mã đề có tác dụng giải nhiệt rất tốt:

Chữa chứng bí tiểu tiện: Dùng 12g hạt mã đề sắc uống làm nhiều lần trong ngày - có thể sắc cùng một ít lá mã đề uống cũng tốt.

Chữa viêm phế quản: Mỗi ngày dùng 6 - 12g hạt mã đề hay dùng cả cây sắc uống nhiều lần trong ngày.

Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ: Dùng một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ - nấu với 100g -150g giò sống, cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thường xuyên phòng được chốc lở.

Chữa chứng sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50g - củ sắn dây 30g -nước 1 lít sắc còn lại một nửa chia 2 lần uống vào lúc đói trong ngày - uống như vậy 3 ngày các ngày sau mỗi ngày uống 1 lần.

Chữa tiểu tiện ra máu: Dùng rau mã đề một nắm to rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống vào lúc đói bụng - có thể thêm cỏ mực hai thứ bằng nhau cũng làm như trên và uống lúc đói sẽ có hiệu quả sau vài ngày.

Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già: Dùng hạt mã đề (một vốc) giã nát bọc vào khăn vải sạch đổ 2 bát nước, sắc còn một bát, bỏ bã, đổ vào nước ấy 3 vốc hột kê và nấu thành cháo ăn khi đói - ăn nhiều mắt sáng làm người mát.

Chữa trẻ bị sởi gây tiêu chảy: Dùng hạt mã đề, sao qua, sắc uống - nếu bí tiểu tiện thì thêm mộc thông - có thể dùng hạt mã đề với rau dừa nước lượng như nhau, sắc uống nếu như không có mộc thông.

Chữa chứng ngứa đau ở bộ phận sinh dục: Lấy một nắm to hạt mã đề nấu lấy nước ngâm rửa thường xuyên sẽ khỏi (theo Nam Dược Thần hiệu)...

Ngoài ra, canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng. Chú ý, khi ăn uống vị mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như rượu, cà phê, gia vị…

Cách chữa bệnh ho lâu ngày. Những phương pháp hữu hiệu nhất khi bạn bị ho lâu ngày.



Nguyên nhân ho lâu ngày:

Hen và dị ứng

Hen là một bệnh phổi mãn tính mà đường dẫn không khí vào phổi bị viêm và sưng nề. Kèm theo đó là cơn đau thắt ngực, hơi thở gấp và khò khè, ho là một triệu chứng điển hình của hen, nó thường có xu hướng xảy ra vào buổi đêm hoặc sáng sớm.

Với những người không bị hen, hít phải phấn hoa, bụi, lông thú và một số yếu tố kích thích khác mà khó chịu thì có thể là viêm mũi dị ứng, một dạng dị ứng có kèm ho, ngạt mũi và hắt hơi.

t12

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
COPD diễn ra khi đường hô hấp các nang chứa không khí trong phổi bị viêm hay tổn thương, thường là do hút thuốc và thường gặp sau tuổi 45.
Đối với bệnh COPD, phổi sản xuất quá nhiều chất nhầy và phản ứng tự nhiên của cơ thể là tống nó ra bằng cách ho. Bệnh cũng có thể gây thở gấp

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
GERD là một bệnh đau nhẹ ở dạ dày và thực quản mà có thể xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Các biểu hiện chính là ợ nóng nhưng ho cũng khá thường gặp, kèm theo là đau ngực và thở khò khè.

Viêm đường hô hấp
Ho là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở người mắc cảm cúm, cảm lạnh và các viêm nhiễm đường hô hấp.
Tình trạng ho dữ dội có thể kèm theo các biểu hiện khác như ngạt mũi hay sốt.
Một dạng viêm đường hô hấp nặng là viêm phổi. Ngoài ho còn có các triệu chứng sốt, ớn lạnh, đau ngực, yếu mệt và buồn nôn.

Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm và các chất kích thích trong không khí có thể gây ho dai dẳng. Thậm chí, chỉ cần tiếp xúc rất ngắn với khói xăng dầu là đủ gây ho, đờm và kích ứng phổi.

Viêm phế quản

Nếu đang hồi phục bệnh cảm lạnh, bất ngờ ho khan hay ho có đờm thì có thể bạn bị viêm phế quản, 1 bệnh do “hành lang” tới phổi bị viêm.

Ngoài ho, đau ngực, viêm phế quản còn có thể kèm sốt, ớn lạnh, đau, viêm họng và có các biểu hiện giống cúm. Những triệu chứng này thường xuất hiện trong vài ngày nhưng ho thì kéo dài hàng tuần.

Thuốc trị huyết áp
Cứ 1/5 người uống thuốc trị huyết áp cao ACE bị ho khan. Ở một số người ho có thể kéo dài vài tuần sau khi dừng hưanr thuốc.

Chứng ho lâu ngày
Ho lâu ngày là  bệnh do vi khuẩn với các biểu hiện như sốt nhẹ, chảy nước mũi và mỗi khi ho thường cảm thấy khó thở.

Một số bài thuốc trị ho lâu ngày

Củ cải trắng bỏ vỏ rồi ăn sống có thể làm mát họng, hết ho. Thái miếng rồi nấu chín bằng nước sạch, lấy nước uống. Mỗi tối uống một lần, mỗi lần khoảng 1/4 kg nước củ cải; uống liền 1 tuần sẽ khỏi.

Một quả chuối hầm với đường phèn, mỗi ngày ăn một lần, ăn liền nhiều ngày sẽ trị được dạng ho nhẹ.

Khi bị ho, hãy lấy ngón trỏ ấn mạnh vào hai bên chỗ dưới tai, như vậy giảm được kích thích niêm mạc gần cổ họng mà bớt ho.

Một quả trứng gà khuấy đều, cho thêm chút đường trắng và nước gừng tươi, dùng nửa cốc nước sôi để pha rồi uống; 2-3 lần sẽ khỏi.

Gừng tươi rửa sạch, bỏ vỏ, thái miếng, khi bị ho hãy ăn một miếng; Khi cổ họng lại ngứa thì lại ăn một miếng. Một ngày ăn 2- 3 lần, trước khi đi ngủ ăn một lần, ăn như vậy khoảng 2, 3 ngày sẽ hết ho.

Dấm có pha đường phèn đã lọc qua cho đến khi đạt độ bão hoà. Mỗi ngày từ 3 - 5 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa canh.

Dầu thơm 1 thìa đun nóng lên, cho thêm 7 hạt đỗ xanh vào chiên vàng, khi còn hơi ấm thì cho thêm chút mật ong. Ăn trước khi đi ngủ.

Hạt hạnh đào 2 cái, gừng tươi 2 miếng, nhai nhỏ và nuốt từ từ vào; mỗi ngày buổi sáng và tối ăn một lần, cách này trị những trường hợp bị ho lâu ngày, có đờm  và khó thở.

Đối vối người bị ho nhiều đờm, hãy lấy 7 cụm rễ hành, 1 quả lê, một ít đường trắng rồi đun lên lấy nước uống, uống vào buổi sáng và tối hàng ngày.

Gừng già tươi 60g, mật ong 30g; gừng tươi rửa sạch giã nát, cho thêm 500ml nước, nấu lên trong 30 phút. Tiếp đó bỏ bã cô đặc lại còn 200 - 250ml, cho thêm mật ong vào khuấy lên. Mỗi ngày uống vào buổi sáng và tối 50ml.

Lê trắng 2000g, đường phèn 500g, hạnh nhân 10g, bách hợp 15g, mạch đông 15g, xuyên bối 10g, khoản đông hoa 10g. Rửa sạch lê rồi bỏ vỏ, bỏ hạt và ép lấy nước, dùng nước lê sắc lên như thuốc đông y, lấy nước này khuấy thêm với đường phèn thành dạng cao, có tác dụng trị ho, bình ổn hơi thở, kiện tỳ, nhuận phổi.

Người bị ho có nhiều đờm nên dùngbài thuốc sau: hạt bí đao 15g, cho thêm một lượng vừa phải đường đỏ, giã nát rồi pha với nước để uống: ngày 2 lần.

Vỏ cây lê tươi 75g (khô thì 20g), sắc lên lấy nước uống.

Một lượng mật ong vừa phải cho vào trong 1 bát nước sôi pha lên, 3 cái bánh quả hồng. Ăn bánh, uống nước mật ong, mỗi ngày 2 lần, uống liên tục 8 ngày hoặc sau đông chí, mỗi ngày ăn một cái bánh quả hồng to, kiên trì nhiều ngày chữa được ho lâu ngày  không khỏi.

Cho 50g dầu thực vật vào đun nóng lên rồi cho chút hành hoa và muối ăn, tiếp đó cho 1 miếng đậu phụ, dùng muỗng ép nát ra và đảo liên tục. Tiếp đó cho thêm một ít dầu ăn nữa và chút nước, đảo tiếp mấy lần rồi ăn lúc nóng (ăn như món ăn cùng với cơm hoặc ăn trước khi đi ngủ). Mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục trong 35 ngày sẽ có hiệu quả.

Trứng gà tươi 1 quả, đập vào trong bát, cho thêm 1 thìa dầu ăn, một chút đường trắng rồi hấp cách thuỷ cho chín, ăn trước khi đi ngủ, khi còn nóng. Người ho bình thường thì ăn 2 lần, người ho nặng thì phải ăn 5 - 6 lần sẽ hiệu quả rõ rệt.

Đường phèn, hạnh nhân mỗi loại 15g, nghiền nhỏ rồi khuấy đều hỗn hợp này. Vào buổi sáng, trưa và tối mỗi buổi uống 10g.

Đại táo 7 quả, bỏ hạt rồi cho phèn chua vào đầy bên trong, hấp chín; ăn hết 1 lần nhân lúc nóng, ngày 2 lần.

Hành trắng 3 cây, phèn chua 50g giã nhỏ, cho thêm 30g dấm vào khuấy đều. Buổi tối sau khi rửa chân hãy đắp lên gan bàn chân, buổi sáng sớm lấy ra; cách này chữa ho lâu không khỏi.

Mỗi ngày ăn lạc 60 - 90g sẽ trị được ho nhiều đờm.

Cà trắng 30 - 60g, đun lên lấy nước bỏ bã, cho thêm một lượng mật ong vừa phải rồi uống 2 lần mỗi ngày, chữa ho đã lâu mà không khỏi.

Đường phèn 30g, vừng 120g giã nát rồi pha với nước sôi dạng âm ấm; mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 - 30g; cách này trị ho khan không đờm.

Cho một quả trứng ngan, 10g mộc nhĩ đen, một chút đường phèn rồi khuấy đều để hấp cách thuỷ; mỗi ngày ăn 2 lần sẽ trị được ho do âm hư.

Hạt quả mướp 15g phơi khô rồi nghiền nhỏ, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g, trị ho.

Hạt bí đao 15g, cho thêm một lượng đường vừa phải vào rồi giã nát để pha với nước uống; mỗi ngày 2 lần, chữa ho đờm nhiều.

Bí đao tươi 500g, lá sen tươi 1 cái và một lượng nước thích hợp rồi đun lên thành canh, cho thêm muối và gia vị vừa phải. Món này trị ho do nóng phổi, đờm dính.

Lạc 30g, bách hợp 10g, đường phèn một lượng vừa phải, đun với nước thành canh, mỗi ngày 1 liều, uống liền 3 -  5 ngày, cách này chữa ho khan, ít đờm.

Lạc, táo đỏ, mật ong mỗi loại 30g, nấu với nước rồi ăn mỗi ngày 2 lần; trị ho lâu không khỏi.

Vỏ bưởi tươi 6g nấu lên lấy nước uống, chữa đờm và ho.

Thịt nạc 50g và một chút rượu gạo, cho thêm một chút nước rồi hấp cách thuỷ để ăn, chữa ho.

Phổi lợn 1 cái, củ cải trắng 1 củ, hạnh nhân 10g, một lượng nước sôi vừa phải, tất cả nấu chín bằng lửa nhỏ. Món này chữa ho lâu không dứt.

Cắt quả lê tạo ra cái miệng có nắp, cho đỗ đen vào trong rồi đậy nắp lên; đun trên lửa nhỏ; mỗi ngày ăn 1 - 2 quả sẽ tiêu đờm hết ho. Bài thuốc này còn có hiệu quả khá tốt đối với trường hợp khó thở, thở gấp.

Vỏ bí đao đã qua phơi sương rồi cho chút mật ong nấu lên thành canh, ăn trị ho.

Táo chua nghiền thành bột nhỏ, mỗi ngày chia làm 2 lần, mỗi lần 6g uống bằng nước sôi âm ấm, sẽ có tác dụng nhuận phổi dứt ho.

Nếu ho do bị cảm thì hãy dán một miếng cao trị đau khoảng 1 cm2 ở dưới cổ họng, 10 phút sau ho sẽ dứt.

Dùng mã đề:


Theo Đông y mã đề có vị ngọt, tính lạnh đi vào các kinh, can, thận và bàng quang. Tác dụng chữa đái dắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu dùng ngoài đắp làm mụn nhọt chóng vỡ mủ, mau lên da non... Sau đây là một số công dụng của rau mả đề:

Chữa chứng nóng gan mật và người nổi mụn: Theo “Thực liệu kỳ phương” thì lấy một nắm mã đề tươi rửa sạch, nấu với một miếng gan lợn to bằng bàn tay -hai thứ thái nhỏ, cho mắm muối vừa ăn để dùng vào buổi cơm trưa dùng liên tục 6 - 7 ngày sẽ khỏi. Có thể lấy một ít rau mã đề tươi giã nát nhuyễn đắp vào nơi có mụn, lấy băng dính lại. Khi dùng thức ăn này cần kiêng các thuốc cay nóng, không uống rượu, cà phê.

Chữa chứng phổi nóng ho dai dẳng:

Theo “Dã thái trị bách bệnh dân gian liệu pháp” có ghi cách chữa này: Lấy khoảng 20g -50g (một nắm) rau mã đề tươi rửa sạch cho vào siêu (đổ nước nửa nồi sắc nhỏ lửa lấy 1 bát) sắc kỹ, chia làm 3 lần uống hết trong ngày -cách 3 giờ uống một lần nhớ uống nóng.

Chữa chảy máu cam: Hái một nắm lá rau mã đề tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm thêm ít nước, vắt lấy nước cất uống. Người bệnh nằm yên trên giường gối cao đầu -còn bã mã đề đắp lên trán - nếu chảy máu nhiều cần lấy bông sạch nút mũi bên chảy - uống chừng vài ngày như vậy sẽ khỏi.

Cây mã đề có tác dụng giải nhiệt rất tốt:

Chữa chứng bí tiểu tiện: Dùng 12g hạt mã đề sắc uống làm nhiều lần trong ngày - có thể sắc cùng một ít lá mã đề uống cũng tốt.

Chữa viêm phế quản: Mỗi ngày dùng 6 - 12g hạt mã đề hay dùng cả cây sắc uống nhiều lần trong ngày.

Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ: Dùng một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ - nấu với 100g -150g giò sống, cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thường xuyên phòng được chốc lở.

Chữa chứng sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50g - củ sắn dây 30g -nước 1 lít sắc còn lại một nửa chia 2 lần uống vào lúc đói trong ngày - uống như vậy 3 ngày các ngày sau mỗi ngày uống 1 lần.

Chữa tiểu tiện ra máu: Dùng rau mã đề một nắm to rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống vào lúc đói bụng - có thể thêm cỏ mực hai thứ bằng nhau cũng làm như trên và uống lúc đói sẽ có hiệu quả sau vài ngày.

Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già: Dùng hạt mã đề (một vốc) giã nát bọc vào khăn vải sạch đổ 2 bát nước, sắc còn một bát, bỏ bã, đổ vào nước ấy 3 vốc h���t kê và nấu thành cháo ăn khi đói - ăn nhiều mắt sáng làm người mát.

Chữa trẻ bị sởi gây tiêu chảy: Dùng hạt mã đề, sao qua, sắc uống - nếu bí tiểu tiện thì thêm mộc thông - có thể dùng hạt mã đề với rau dừa nước lượng như nhau, sắc uống nếu như không có mộc thông.

Chữa chứng ngứa đau ở bộ phận sinh dục: Lấy một nắm to hạt mã đề nấu lấy nước ngâm rửa thường xuyên sẽ khỏi (theo Nam Dược Thần hiệu)...

Ngoài ra, canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng. Chú ý, khi ăn uống vị mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như rượu, cà phê, gia vị…

Cách đơn giản chữa ho cho mẹ bầu

Cách đơn giản trị ho cho bà bầu

Cách trị ho an toàn của mẹ bầu Mướp

Chữa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Món ăn chữa ho

Cách làm quất ngâm mật ong chữa ho cực hiệu quả

Các bài thuốc dân gian chữa ho cực kỳ hiệu quả

Chữa ho cho trẻ sơ sinh

(ST).


(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý