Cách chọn vải áo dài

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chọn vải áo dài

18/04/2015 08:41 PM
9,564

Chiếc áo dài giúp tôn lên những đường cong, khiến người phụ nữ trở nên dịu dàng, quyến rũ hơn. Nhưng nếu không khéo léo chọn lựa, nó cũng chính là "thủ phạm" để lộ khuyết điểm của người mặc.

Sau đây là tư vấn của nhà thiết kế Ngô Nhật Huy trong việc chọn loại trang phục này.

Người hơi "đậm"

Chỉ số ba vòng, đặc biệt là vòng 1 và vòng 2 sẽ nhỏ hơn với chiếc áo dài được may bằng chất liệu mềm, rũ. Những chiếc áo dài bằng vải có độ bóng càng làm cơ thể bạn thêm đẫy đà, tròn trịa. Vòng 1 càng lớn, càng phải tránh tối đa việc kết cườm, pha lê hoặc các họa tiết, trang trí rườm rà ở phần ngực áo. Cũng không nên chọn loại vải có họa tiết lớn, rườm rà, màu sắc sặc sỡ mà nên chọn loại vải có họa tiết đơn giản, hoa văn uốn lượn hoặc sọc đứng. Một chiếc áo dài có màu trung tính, hơi nghiêng về tông lạnh, giúp người có thân hình đẫy đà trông gọn gàng hơn.

Không nên may áo dài cổ cao, thay vào đó, chọn loại áo cổ thuyền hoặc những kiểu cổ rộng, thoáng. Các kiểu cổ này giúp người mặc trở nên thanh thoát, nhẹ nhàng.

Không nên may quá sát người để tránh bị lộ những phần mỡ thừa của cơ thể.

Người gầy


Ngược với người có thân hình đẫy đà, người quá khẳng khiu nên chọn loại vải có màu sắc rực rỡ, có độ bóng. Thích hợp nhất với mẫu người này là loại áo dài may hai lớp. Nên chọn hai loại vải có tông màu đối nhau cho lớp áo ngoài và lớp lót. Áo cổ cao là ưu tiên số một cho những người gầy, tuy nhiên, cổ áo không nên cao quá 4,5 cm, vì dễ làm bạn lộ... "cổ cò”. Vòng 1 của người gầy sẽ được cải thiện đáng kể nếu áo được đính thêm cườm hoặc đá pha lê ở phần ngực. Người gầy cũng không nên mặc áo dài ôm sát người, nếu không muốn "khung xương" bị phô ra.

Với người thấp bé, nên may áo có tà dài gần chạm đất, "ăn gian" thêm bằng đôi giày cao gót. Không chọn những chiếc áo dài có họa tiết hoặc hình vẽ quá lớn nằm ngang ngực; tránh kiểu hoa văn có bố cục theo chiều ngang thân áo, khiến người mặc trông có vẻ thấp hơn.

Chiếc áo đa công dụng


Với những người ít mặc áo dài, nên chọn loại vải có màu trung tính như xanh nhạt, vàng nhạt, cam đất, kem dâu, đen xám... Không nên gắn lên áo những phụ liệu rườm rà hoặc đá pha lê lấp lánh, vì khi xuất hiện ở những cuộc hội họp bình thường, chiếc áo dài này sẽ trở nên lạc lõng. Chỉ cần vài điểm nhấn nhẹ ở cổ, tay, đường viền... là trang phục của bạn sẽ vừa đẹp, vừa hợp thời trang.

Hiện nay, nhiều phụ nữ thích phối một chiếc quần khác màu với áo dài. Sự kết hợp khéo léo nhất vẫn là chọn tông màu của quần trùng với màu của điểm nhấn trên chiếc áo. Chẳng hạn, với chiếc áo dài màu cam có đính những hạt đá pha lê vàng, một chiếc quần màu vàng là sự lựa chọn thích hợp.

Dự báo xu hướng


Trong những tháng đầu năm 2010, những chiếc áo dài màu sắc tươi sáng, đính hạt pha lê sang trọng vẫn là sự lựa chọn của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, từ giữa năm 2010, theo xu hướng chung của thế giới, những tông trầm hoặc trung tính có thể sẽ được ưu tiên.

Khí hậu toàn cầu đang ngày một nóng hơn. Yếu tố này khiến những loại vải có chất liệu bằng sợi tự nhiên sẽ được phái nữ chọn nhiều trong năm 2010 do tính chất dễ hút ẩm và mềm mại. Loại vải mềm mại vẫn luôn được ưu tiên chọn lựa.

Bạn tham khảo cách chọn mua vải và may áo dài cưới tại đây nhé:

Khi nào bắt đầu?

An toàn nhất là 2 tháng trước ngày ăn hỏi, lễ cưới bạn phải bắt tay vào các công việc cho  chiếc áo dài CD mặc vào ngày đó. Đối với 1 số nhà may lớn, những nhà may có uy tín và đông khách thời gian từ lúc đặt may áo dài đến lúc nhận áo thường là 2 tuần đến 1 tháng.

Trường hợp phải sửa thì sẽ mất lâu hơn, một số lỗi đơn giản bạn có thể đứng chờ sửa để lấy ngay. Nhưng nếu không may mắn, bạn có thể bị giữ hàng sau 1-2 tuần mới lấy được. Hãy sắp xếp để đảm bảo bạn chuẩn bị xong áo dài trước ít nhất 10 ngày.

Ngân sách và phương án lựa chọn

Trước khi quyết định chọn may áo dài cưới như thế nào, bạn cần phải xác đinh được rõ ngân sách dành cho nó. Giá áo dài cưới trên thị trường vô cùng đa dạng và có sự chênh lệch khá lớn giữa các phương án:

- Chọn 1 nhà thiết kế chuyên nghiệp thiết kế một mẫu áo dài riêng cho mình.

- Đặt may theo của mẫu nhà may, nhà thiết kế theo mẫu áo dài có sẵn, mẫu vải có sẵn của họ.

- Mua áo dài may sẵn chợ bán đồ cưới

- Chọn vải có sẵn và đặt may ở một nhà may bình thường

- Tự đi mua vải và mang đến may ở một nhà may bình thường

Sau đó là các khâu hoàn thiện cuối cùng như đính kim sa, đính cườm, pha lễ, thêu, vẽ,..

Việc chọn một nhà thiết kế thiết kế một mẫu áo dài riêng cho mình thì rất khó định giá, vì tuỳ thuộc rất nhiều vào danh tiếng và mức độ chuyên nghiệp của nhà thiết kế. Để lựa chọn cách may áo dài này bạn ít nhất phải dành hơn 20 triệu cho nó.

Các đặt may theo mẫu của nhà may và chọn vải của chính họ cũng có rất nhiều bậc giá tuỳ thuộc vào thương hiệu của nhà may như giá thị trường hiện nay thường là 2 triệu trở lên, cao có thể lên đến hơn 20-30 triệu như áo dài cưới của Liên Hương, Thuận Việt, Công Trí, Sỹ Hoàng.

Mua áo dài may sẵn

Nếu Cô dâu không quá cầu kỳ về áo dài ăn hỏi, áo dài cưới và muốn tiết kiệm chí phí có thể mua áo dài may sẵn ở chợ đồ cưới nhưng không phải ở địa phương nào cũng có.

Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới có chợ Tân Bình, chợ bán sỉ đồ cưới cho rất nhiều tiệm cưới bình dân ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành xung quanh là có bán áo cưới và áo dài với mức khá rẻ với giá thị trường. Loại áo gấm Thượng Hải may bằng vải gấm Thái Tuấn (có cả áo CD và áo CR) chỉ cỡ từ 200 ngàn đến 250 ngàn, áo ren kết kim sa dao động từ 350 ngàn đến 700 ngàn.

Một lựa chọn khác cho cô dâu là mua lại áo cưới thanh lý của những cô dâu khác, nhưng mỗi người một kiểu dáng một gu thẩm mỹ khác nhau nên cũng hơi khó để tìm được chiếc áo ưng ý. Bạn phải chăm chỉ lên các diễn đàn vào các box thảo luận về áo dài cưới và tìm thông tin trên các trang rao vặt.

az24.vn/hoidap

Chọn mua và may áo dài

Khi lựa chọn 2 cách cuối cùng thì cô dâu phải định hình trước mình muốn may mẫu áo dài như thế nào và màu gì. Các nhà may bình thường chỉ có thể tư vấn cho bạn một số điểm nhỏ như nên chọn chất liệu vải gì và một vài chi tiết nhỏ khác về mặt kỹ thuật.

Các cô dâu có thời gian và thích trải nghiệm công việc làm áo dài cưới sẽ chọn cách cuối cùng từ tìm hiểu xem mình hợp, mình muốn may kiểu áo dài như thế nào, bằng vải gì, chọn màu gì rồi đến khâu đi chợ mua vải, mang đến nhà may và hoàn thiện các công việc trang trí áo dài nếu có như thêu, vẽ, đính cườm, kim sa, đính bông,…Hãy tìm hiểu các kinh nghiệm và cách làm để trải nghiệm một niềm vui trong đám cưới của bạn.

1. Định hình kiểu dáng, màu sắc áo dài mình muốn may

Nếu chưa có định hình, mong muốn may kiểu áo dài như thế nào. Ngoài việc tham khảo ý kiến bạn bè và người thân, bạn có thể tìm các mẫu áo dài để xem lấy ý tưởng trên sách báo, internet và trên các diễn đàn các cô dâu nhiệt tình trong việc chia sẻ kinh nghiệm và đồ cưới của mình. Hãy rủ chú rể hay người thân nào đó đến các nhà may nổi tiếng, các showroom áo dài để xem cái mẫu áo dài đang thịnh hành cũng như tìm hiểu thêm và các loại vải may áo dài cưới.


2. Chọn mua vải

Trước khi bắt đầu chọn mua vải bên nên cẩn thận hỏi người mình đặt may là mua vải rộng bao nhiêu theo chiều cao, cân nặng và các số đo của bạn cũng như là kiểu dáng áo dài bạn muốn may. Bạn nhớ hỏi cho nhiều loại khổ vải khác nhau. Nếu mua thiếu phải mua lại rất phiền phức hoặc người may sẽ cố gắng may được nhưng lại ôm nỗi lo là sợ lên áo không đẹp. Đối với hình thể của người Việt Nam thì chiều rộng vải may áo dài thường như sau: khổ 1,6m: 2,2m; khổ 1m: 3m.

Kiểm tra vải cẩn thận trước khi dời khỏi hàng vải.

Khi đã quyêt định mua loại vải nào bạn phải hỏi người bán hàng khổ phải chính xác của xấp vải để mua kích thước đủ cho may áo dài. Tất cả người bán vải đều biết may áo dài thì cần kích thước vải như thế nào, nhưng trong trường hợp không may họ có bán 1 mảnh vải nào đó họ sẽ nói theo sản phẩm họ đang có sẵn để bán.

Khi người bán hành đo vải và cắt cho bạn, bạn nhớ phải kiểm tra cẩn thận:

- Kích thước tất cả cách chiều vải

- Kiểm tra toàn bộ mảnh vải xem có lỗi gì về sợi dệt hay hoạ tiết trên phải hay không.

- Lấy đúng mảnh vải mà bạn vừa chọn cắt.

Có không ít cô dâu đã phải ngậm ngùi bỏ cả mảnh vải vị bị cắt thiếu, vải bị lỗi kỹ thuật hay có người đã từng bị tráo đổi sang một mảnh vải khác ở các chợ vải. Rất nhiều cô dâu đã tư vấn cho nhau là nên mang theo một thước dây khi đi mua vải.

Nơi mua vải áo dài cưới

Khi đi mua vải may áo dài cưới bạn có thể chọn mua tại các cửa hàng showroom của các thương hiệu lớn như: ABC, Thái Tuấn, Toàn Thịnh,… Các thương hiệu áo dài hay NTK cũng có bán vải theo mẫu riêng của họ nhưng giá thường cao nhiều hơn so với mua ở chợ hay các phố bán vải.

Ở Hà Nội có các khu bán vải áo dài phổ biến là: đường Lương Văn Can, chợ Hôm, chợ Đồng Xuân, chợ vải Phùng Khắc Khoan, phố Tôn Đức Thắng, phố Nguyễn Thái Học – Kim Mã; làng lụa Vạn Phúc, đi xa hơn nữa thì có thể sang đến chợ vải Ninh Hiệp có rất nhiều mẫu mã đa dạng và giá rẻ hơn nhiều trong nội thành.

Ở thành phố Hồ Chí Minh có các khu phố và chợ bán vải nổi tiếng như: chợ Tân Định, chợ Soái Kim Lân, chợ hay thương xá Đại Quang Minh, chợ Bình Tây, chợ Tân Bình, chợ Bến Thành, dãy hàng vải trên đường Hai Bà Trưng đối diện với chợ Tân Định.

Khi mua ở các chợ bán sỉ nhiều như chợ Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân ở HN; chợ Soái Kim Lân, chợ Đại Quang Minh và chợ Bình Tân ở SG bạn có thể mua được vải với giá rẻ hơn những nơi khác nhưng phải chịu khó “lăn xả vào tìm vải”, giá có thể rẻ hơn rất nhiều từ vài chục phần trăm đến 2-3 lần.

Các chợ bán sỉ trong Nam thường không hay đòi thách giá rất ít. Ngược lại các chợ như Bến Thành, An Đông nói thách giá rất cao đến mức trả giá tới 40-50% người ta vẫn bán. Nếu quyết định đi chợ chọn vải thì bạn phải biết trả giá và không ngại yêu cầu thì mới bảo đảm bảo không bị ép mua đắt. Có nhiều bạn đi mua vải giống nhau, cùng một chỗ mà bị đắt so với người khác đến 30-40%.

Mặt bằng vải may áo dài hiện nay như sau (mức giá tham khảo trong các chợ bán buôn – giá VND/m):
- Lụa tơ tằm: 50.000-150.000
- Vải ren bình thường:  30.000 – 80.000
- Vải ren có kim sa:  100.000 – 150.000
- Vải kim sa: 60.000-200.000
- Vải Chiffon:   50.000
- Vải voan:   30.000-50.000
- Vải Satin:
- Vải dập ly: 80.000-120.000


Đối với số loại vải áo dài luôn cần phải có một lớp vải lót như ren, kim sa, voan nên người bán vải thường nói giá vải đã bao gồm cả vài lót, vải quần nên khi người bán nói giá bạn nên xác nhận lại là giá đó đã có vải lót hay chưa.

3. Chọn nhà may: chọn hàng may quen thuộc mà bạn tin tưởng nhất

Cách lựa chọn nơi may an toàn nhất là những nhà may đã may áo dài bình thường trước đó cho bạn mà bạn thấy hợp và hài lòng. Về cơ bản kỹ thuật căt may áo dài cưới và áo dài bình thương là như nhau. Nếu mẫu áo dài cưới của bạn đơn giản, hay áo dài ăn hỏi không cần cầu kỳ bạn cứ chọn những nhà may quen biết.

Khi đi may bạn cũng không cần nói là may áo dài cưới, vì tâm lý các nhà may thường lấy công may áo dài cưới cao hơn (Ví dụ công may áo dài bình thường ở các tiệm may bình dân là từ 150-250 nhưng khi đề cập đến may áo dài cưới có thể lên đến từ 300-400).

Trường hợp chưa có tiệm may ruột bạn nên nhờ bạn bè, người thân giới thiệu những chỗ quen biết, có uy tín hay tham khảo thông tin trên mạng, trên các diên đàn trao đổi về cưới hỏi. Các nhà may lớn và thường quảng cáo chuyên về may áo dài cưới giá thường đắt hơn và chưa chắc đã may đẹp hơn các tiệm nhỏ. Ở các tiệm nhỏ chủ tiệm thường là người cắt may trực tiếp, có thể tư vấn ngay cho bạn và khi cần sửa, thay đổi gì cũng nhanh hơn rất nhiều
Xem danh sách các tiệm may áo dài tại đây

Giá công may áo dài cưới cũng phụ thuộc rất nhiều vào tên tuổi của nhà may cũng như độ phức tạp của kỹ thuật may theo chất liệu vải và thiết kế, có lớp lót hay không. Ví dụ công may các loại vải như vải ren, vải kim sa và lụa tơ tằm thường đắt hơn Chiffon, Satin, Phi, Gấm. Công may áo các chất liệu vải đơn giản dao động từ 250.000-400.000, các loại vải khó may và cần đường may cầu kỳ hơn là từ 400.000-800.000; áo có lớp lót thường cao hơn áo không lót từ 50.000-100.000

az24.vn/hoidap

 

4. Làm hoạ tiết trang trí

Các mẫu vải có sẵn hoạ tiết trang trí như thêu, vẽ, đính kim sa, hạt cườm cũng khá đa dạng tại các chợ vải và vải thành phẩm của các nhà thiết kế nổi tiếng như Lê Minh Khoa, Việt Hùng,..Tuy nhiên, nếu các cô dâu muốn tự thiết kế trang trí theo những mẫu riêng của mình mang áo đã may xong đến tiệm trang trí riêng để làm hoặc tự mua kim sa, hạt kiềm hoa về trang trí lấy. Hầu hết các tiệm vải đều có các mối hay nhận làm trang trí, bạn có thể đặt họ làm hay nhờ họ giới thiệu đến làm trực tiếp thì tiền công có thể rẻ hơn.

Các CD ở thành phố Hồ Chí Minh thiên về các kiểu trang trí đính cườm, kết hoa hơn thường lui tới khu vực Vườn Chuối để làm, đây là khu vực cũng chuyên nhận làm cho các nhà may lớn, giá rẻ hơn rất nhiều. Tiệm Đình Tuấn là nơi các thành viên của WTT thường giới thiệu cho nhau. CR nào khéo tay và “mạo hiểm” hơn có thể mua đá, kim sa, hoa tại các khu chợ Đại Quang Minh, Tân Bình, Bến Thành về từ gắn lên áo.

Áo dài CD ở ngoài Hà Nội thường trang trí bằng hoạ tiết thêu hay vẽ. Những tiệm may áo dài cưới nổi tiếng như Phan Hải (Lê Văn Hưu) giá thường từ 600.000 – 1.000.000 cho các mẫu vẽ còn mẫu thêu là đắt hơn. Mất công nhưng có thể thiết kiệm được tiền vẽ hay thêu đến 1 nửa thì các CD nên tìm những những thợ vẽ, thợ thêu trực tiếp để đặt làm.

Vào dịp lễ hội mùa xuân, nhu cầu làm đẹp là vô cùng quan trọng và áo dài là trang phục duy nhất được cả người già, người trẻ, thậm chí cả phái mạnh yêu mến và đón nhận.

Áo dài là trang phục đại chúng nhưng việc lựa chọn màu sắc, chất liệu, kiểu dáng, trang trí... lại cần phù hợp riêng với từng người. Do vậy, bạn đừng quên tham khảo ý kiến của những nhà thiết kế trong lĩnh vực này để việc "đầu tư" cho một chiếc áo dài mang lại hiệu quả cao nhất. Chọn vải

Vải may áo dài cần phải mềm nhẹ, hơi có độ co giãn và không quá mỏng. Chất vải tơ tằm, silk tổng hợp, gấm, phi bóng hay nhung... là thích hợp nhất. Màu sắc

Với dáng người tròn, đầy đặn bạn nên chọn vải màu đậm, không bóng hoặc vải có họa tiết nhỏ.

Nếu bạn hơi gầy thì nên chọn vải màu nhạt hay có họa tiết lớn, vải sáng, có thể hơi bóng.

Không nên chọn các họa tiết quá lớn nằm ngang ngực hay bố cục theo chiều ngang thân áo sẽ tạo cảm giác người mặc bị thấp đi.

Áo mặc ngày thường thì màu sắc và các hoạ tiết nên nhẹ nhàng, không sáng bóng lấp lánh. Nhưng áo mặc để dự tiệc tối hoặc mặc trong những dịp lễ Tết đặc biệt thì phải ngược lại để tôn vẻ sang trọng, quý phái.

Đồ nội y

Bạn cần chọn loại áo ngực chuẩn dành riêng cho áo dài, áo phải ôm gọn hết bầu ngực, hơi cao ở đầu và khoảng cách hơi gần nhau đề tạo dáng cho vòng 1 quyến rũ. Đồ nội y trên và dưới nên đồng bộ, ôm vừa thân và có màu cùng với màu của áo dài và quần.

Đồ phụ trang

Chọn ví cầm tay hay đeo vai nhỏ nhắn, đơn giản và thanh lịch. Hoa tai, vòng, nhẫn, kiềng... phải phù hợp với từng loại áo và từng hoàn cảnh khác nhau, không nên đeo "tham" trông sẽ nặng nề và rườm rà. Giày đẹp nhất là loại giày kín, mũi và gót nhọn hay vuông, cao từ 5-9cm. Dáng của giày thanh mảnh nhẹ nhàng, có màu hợp với màu áo.

Những điều chú ý

Nếu may áo dài bằng lụa tơ tằm Việt Nam thì bạn nhớ ngâm trước vải trong nước qua đêm để áo không bị co rút sau khi may.

Nếu áo dài đã có các hoạ tiết, hoa văn trang trí rực rỡ thì tuyệt đối không cần đeo thêm trang sức.

Và điều cuối cùng quan trọng nhất, để mặc áo dài đẹp chính là do phong thái của người mặc qua từng bước đi, dáng đứng, cách ngồi và cử chỉ, lời nói giao tiếp dịu dàng, lịch sự.

Để có một chiếc áo dài đẹp không phải dễ. Và điều quan trọng đầu tiên là chọn được chất liệu và họa tiết phù hợp. Một vài gợi ý sau đây sẽ giúp bạn đỡ bối rối.


Các chất liệu luôn được phái đẹp ưa chuộng là lụa tơ tằm, lụa Hàng Châu, vải lanh, vải organza hay taffetta... Bạn cũng có thể tìm nét đẹp trong sự pha trộn các chất liệu khi chọn vải áo dài ghép mảnh (ren ghép đũi, lụa ghép taffeta...).
 

Nét độc đáo của các sản phẩm năm nay chính là những họa tiết, hoa văn tinh tế, trẻ trung được "kết" lên từng chiếc áo. Gam màu chủ đạo vẫn là đen, xanh cốm, hồng tím, vàng...
 

../data/article/mainimages/saveimages/28264Sotaydulich_Doc_mien_dat_nuoc_Di_choi_cho_vai_Ninh_Hiep_02.jpg

Lụa tơ tằm: Mềm mại và có độ bóng, luôn là chất liệu truyền thống được sử dụng nhiều nhất khi may áo dài. Lụa được sử dụng nhiều để thêu tay, đính đá, kết cườm... Nếu muốn có một chiếc áo dài hơi lạ, bạn có thể chọn loại lụa nhăn...
 

Lụa Hàng Châu: Có nhiều hoa văn nổi, nhẹ, bay áo.
 

Nhung: Hợp với những người có làn da trắng hay phụ nữ đứng tuổi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn loại nhung ghép (đũi, ren, taffeta) kết hợp với đính hạt, thêu họa tiết nổi... kết hợp với may cổ thuyền, tà nhỏ, ôm sát để tạo sự trẻ trung.
 

Voan (có voan kính, voan thường, voan giấy)
 

Vải áo không "đụng hàng"
 

Nhiều người lại thích hàng độc, tự đi mua vải rồi đặt hàng thêu tay theo ý mình. Khách có thể mua loại vải "tinh khôi" để trang trí theo "gu" của riêng mình.
 

Bạn có thể chọn những họa tiết giản dị như hoa, lá; những hình khối độc đáo, hay bức tranh sơn thủy lãng mạn...
 

../data/article/mainimages/saveimages/28264aodai2.jpg

Tuy nhiên, với những mẫu vẽ "độc", giá có thể lên tới hàng triệu đồng mà nếu khách có lỡ "mê" một mẫu hàng nào đó cũng khó lòng tìm được cái thứ hai.
 

Người có làn da không được sáng nên chọn vải áo có họa tiết vàng sẽ tạo cảm giác da sáng hơn.
 

Người hơi mập nên chọn loại vải áo gam trầm, họa tiết mềm mại (hình dây) để tạo đường cong...
 

Người hơi gầy nên chọn loại vải như organza, taffeta, tơ sống... màu sáng để tạo dáng người đầy đặn hơn.

Lụa là chất liệu đặc biệt được yêu thích và thường được dùng để may áo dài. Các cô dâu thích vải lụa vì chất liệu mềm mại, mỏng, nhưng vẫn rất đứng dáng khi lên áo dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được hàng thật được dệt tại quê lụa và hàng nhập từ Trung Quốc. Ngay cả khi bạn tìm đến làng dệt lụa cũng chưa chắc mua được hàng thật.

Phân biệt lụa Vạn Phúc với hàng Trung Quốc


Ngoài ra, còn một số đặc điểm khác giúp bạn phân biệt được khi mua vải:Dẫn phóng viên Ngoisao.net đi một vòng các gian hàng tại làng lụa Vạn Phúc, cô Vân, chủ một cửa hàng tại đây cho biết, rất khó tìm được lụa "xịn" tại các cửa hàng vì hầu hết là hàng Trung Quốc, trừ khi có người quen dẫn đến tận nhà những người dệt vải. Người dân tại Vạn Phúc truyền nhau một cách đơn giản để phân biệt lụa tơ tằm với hàng Trung Quốc: Lụa Trung Quốc thường pha nilon, dễ nhàu nhĩ và nhăn khi vò vào lớp vải, giá thành rẻ chỉ vài chục ngàn đồng một mét. Lụa Vạn Phúc thì ngược lại, khi vò và kéo, mép vải không bị xô.

- Giá lụa nhập từ Trung Quốc chỉ từ 40.000 đồng tới 60.000 đồng mỗi mét, tùy loại, còn lụa Vạn Phúc từ 100.000 đồng trở lên.

- Lụa Trung Quốc dễ nhăn hơn so với lụa Vạn Phúc.

- Khi nhúng lụa Trung Quốc vào nước, vải nhanh nhũn, mềm và bị phai màu rất nhiều.

- Khổ lụa Trung Quốc thường rộng hơn 1m, trong khi đó lụa Vạn Phúc tối đa là 97 cm.

- Màu lụa Vạn Phúc không trắng tinh vì dệt từ tơ tằm, còn lụa Trung Quốc do pha nhiều chất liệu nên trắng hơn.

 

Cách giữ gìn áo dài cho ngày cưới

Dù lụa có lợi thế là mềm mại, nhẹ nhàng, làm cô dâu quyến rũ khi m���c áo dài. Tuy nhiên, đây là loại vải kén người dùng và phải biết cách giữ gìn, nếu không muốn chiếc áo dài nhanh hỏng. Sau khi lấy áo dài ở hàng may về, cô dâu cần giặt qua một lần trước khi mặc trong đám hỏi hoặc đám cưới. Cách giặt như sau:

- Giặt bằng tay, có thể giặt bằng nước, không cần xà phòng.

- Khi giặt nên vò nhẹ tay và không vắt mạnh, tránh làm hỏng sợi tơ.

- Sau khi áo khô hoàn toàn mới bắt đầu là (ở nhiệt độ thấp) và treo lên.


Những cô dâu hơi béo, nên chọn áo dài có chất vải không bóng, cổ truyền thống, màu vải sẫm và họa tiết trên vải kéo dài suốt tà áo.Mỗi lần mặc xong (sau khi chụp ảnh cưới, sau lễ ăn hỏi...) cô dâu nên giặt ngay để tránh bị ố lớp vải lụa. Nếu định sử dụng lại áo dài sau ngày cưới, bạn càng nên cẩn thận và giữ gìn lớp lụa trên áo.

Các kiểu vải được chọn để may áo dài có vải ren, in hoa, vải lưới, lụa... nhưng không phải vải nào cũng phù hợp với các cô dâu. Tùy vào vóc dáng của mình, cô dâu sẽ cân nhắc kiểu dáng, chất vải, màu sắc... Bạn có thể nhờ các thợ may tư vấn thêm khi chọn áo dài, nhưng nếu tự đi mua vải và đặt may, bạn cần chú ý các điều sau.

Cô dâu nên chọn cổ truyền thống, thấp khoảng 3cm nếu cổ quá đầy.
Với cô dâu béo
Vóc dáng của cô dâu thường đậm, thấp nên phải chọn được kiểu vải che được các khuyết điểm. Về chất liệu, không nên chọn vải bóng bởi nó sẽ người mặc nhìn đẫy đà hơn. Chọn họa tiết trên áo dài dạng hoa dây, kéo dài từ ngực tới hết tà áo, tạo cảm giác thanh mảnh hơn cho cơ thể. Màu áo dài nên có tông sẫm hoặc màu nóng như đỏ, tím...
Cổ của các cô dâu béo thường có ngấn, thấp nên chọn cổ truyền thống thấp khoảng 3cm, hoặc cổ thuyền nhưng không quá trễ xuống ngực. Cô dâu béo thích hợp với kiểu vải in hoa, hoặc vải trơn, một màu, giá vải để may một áo dài khoảng từ 600.000 đồng tới 800.000 đồng.
Với cô dâu gầy
Khi mặc một chiếc áo dài trơn, không có họa tiết, cô dâu có dáng gầy sẽ dễ bị lộ nhược điểm. Bạn nên chọn áo dài có hoa to, màu sáng như trắng, vàng... Ít cô dâu lựa chọn áo dài màu xanh hoặc tím. Chất liệu áo là vải bóng, như phi bóng hoặc lụa. Lụa Thái Tuấn có giá 850.000 đồng cho một áo dài.

Áo dài cưới một màu, vải trơn thích hợp với cô dâu hơi đẫy đà.
Các cô dâu gầy gò thường có cổ cao nên bạn có thể chọn kiểu cổ truyền thống, cao một chút. Bạn cũng có thể tham khảo kiểu áo dài ren bởi chất liệu ren tạo cảm giác đầy đặn. Ngoài ra, khi may vải ren thường phải may hai lần, lót hai lần và phải viền tà nên cô dâu khi mặc cũng sẽ "đẫy đà" hơn. Tuy nhiên, giá thành may áo dài ren đắt hơn áo dài vải bình thường vì đòi hỏi sự cầu kỳ hơn.
Các cô dâu dáng vừa phải có thể chọn bất cứ kiểu áo dài nào mình thích. Tuy nhiên, không nên dùng vải voan để may áo dài bởi khi lên áo thường không đứng dáng, chất liệu cũng quá mỏng nên nếu dùng lót thì lại làm mất vẻ đẹp của họa tiết trên voan. Đa số các cô dâu thích kiểu đơn giản nhưng theo tiết lộ của các thợ may áo dài, áo càng cầu kỳ, nhiều họa tiết thì khi chụp ảnh càng ăn ảnh và rạng rỡ.

Chọn áo dài theo vóc dáng

Các mẫu áo dài đẹp

Một số cách chọn áo dài khi chụp ảnh cưới

Kinh nghiệm khi chuẩn bị áo dài ăn hỏi

Áo dài Việt Nam

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cho e hỏi vải ngang 60 dài 3,5m may đc áo dài chưa? hj
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Còn tùy thuộc vào chiều cao và cân nặng của bạn. Bạn mang ra tiệm thợ may sẽ đo và biết ngay đó
toi muon mua vai ma ytay ao di kem voi ao nhung thi mua o dau
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Bạn nói mình không hiểu ??
cho em hỏi may áo dài hoc sinh cấp ba thi vải có in hoa hay không có in hoa đẹp hơn?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
vai ko in hoa
Em co Quan mau hong Phan Thi may ao mau gi
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
với người mập thì nên mua chất liệu nào vậy ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý