Cách chọn máy ảnh chuyên nghiệp

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách chọn máy ảnh chuyên nghiệp

18/04/2015 08:41 PM
769

Máy ảnh số loại bán chuyên nghiệp dành cho những người đã quen với máy ảnh số, muốn sử dụng các chức năng hiện đại của máy ảnh số và tự mình chỉnh các thông số theo ý muốn... Loại máy này ngoài các tính năng và thông số như loại phổ thông còn có thêm các thông số cao cấp khác và tối thiểu nên có thêm các thông số sau:

Kiểu dáng 

Máy ảnh số bán chuyên nghiệp có kích thước lớn hơn

Loại máy này có kích thước lớn hơn loại phổ thông, trông cũng rất chuyên nghiệp, có thể cầm bằng 1 tay và có dây đeo cổ. Các nút bấm nhiều hơn và được bố trí thuận tiện, dễ thao tác.

Cảm biến ảnh (Sensor)

Có 2 loại, CCD và CMOS, nên chọn CCD hoặc nếu chọn CMOS thì phải là loại có công nghệ mới nhất. Cảm biến ảnh của dòng máy này cũng có kích thước lớn hơn dòng máy ảnh phổ thông để nâng cao chất lượng ảnh.

Độ phân giải (Resolution)

Hiện nay độ phân giải của máy ảnh số đều rất cao, thường trên 10 Megapixel (còn gọi là 10 "chấm"), đủ để in được các ảnh lớn cở A4 (210x297mm) và lớn hơn. 

Ống kính (Lens)

Loại máy này có ống kính lớn và liền với thân máy, có Zoom quang học (Optical) ít nhất là 5x, một số máy có Zoom hơn 10x. Ống kính có các thấu kính chất lượng cao. Một số máy có cơ chế Zoom bằng cách xoay ống kính giống như máy chuyên nghiệp. Các máy cao cấp có thể cho phép tháo rời, thay đổi hoặc gắn thêm ống kính khác. 

Ở loại máy này bạn cần chú ý đến thương hiệu của nhà sản xuất ống kính, nó quyết định rất lớn đến chất lượng của hình ảnh. Một số ống kính có chất lượng cao như: Nikon, Canon, Pentax, Carl Zeiss, Leica, Leupold,...

Lấy nét (Focus)

Ngoài các chế độ lấy nét tự động (Auto), lập trình sẵn (Mode), loại máy này còn cho phép chỉnh tay (manual), lấy nét ở khoảng cách gần (Macro) giúp người sử dụng có thể linh hoạt lựa chọn trong việc lấy nét các chủ thể trong ảnh chụp.

Một số máy có cơ chế lấy nét bằng cách xoay ống kính giống như máy chuyên nghiệp. Có đèn hỗ trợ lấy nét trong điều kiện thiếu sáng.

Kỹ thuật đo sáng (Exposure)

Loại máy ảnh này ngoài các chế độ đo sáng tự động (Auto), đa điểm (Multi), tâm điểm (Center, Spot),... còn cho phép chỉnh tay (Manual), người sử dụng có thể tự tính toán để quyết định độ sáng cho hình ảnh.

Chế độ chụp (Shutter Mode)

Chế độ chụp tự động (Auto) và các chương trình lập sẵn (P) như máy ảnh số loại phổ thông, loại máy ảnh bán chuyên nghiệp có thêm các chế độ chụp ưu tiên tốc độ (S, Tv), ưu tiên khẩu độ (A, Av) và chỉnh tay (Manual) để cho phép người sử dụng có thể tự chọn chế độ chụp theo ý mình.

Tốc độ chụp (Shuter Speed)

Máy ảnh số bán chuyên nghiệp cho phép điều chỉnh tốc độ chụp từ chậm (vài giây) tới nhanh (1/1000 giây hoặc cao hơn).

Khẩu độ (aperture)

Là độ mở của ống kính, máy ảnh số loại bán chuyên nghiệp cho phép người sử dụng điều chỉnh khẩu độ tùy theo ý mình.

Độ nhạy sáng (ISO)

Độ nhạy sáng với các mức Auto, 50, 100, 200, 400 và có thể lên đến 6400 hoặc cao hơn.

White balance

Đây là tính năng giúp hình ảnh có được màu sắc đúng, loại máy ảnh này cho phép chọn cân bằng trắng theo các chế độ định sẵn và chỉnh tay tùy ý.

Đèn Flash

Đèn Flash giúp chụp trong điều kiện thiếu sáng, chống mắt đỏ, điều chỉnh mạnh yếu, nhiều chế độ flash.

Một số máy có thêm đế cắm (Hot shoe) để gắn thêm đèn flash ngoài.

Màn hình có thể xoay được theo nhiều hướng

LCD Monitor

Màn hình tinh thể lỏng có kích thước ít nhất là 2" để dễ xem, có chất lượng cao hơn, ít bị chói khi ra nắng và có thể chỉnh được độ sáng tối.

Màn hình của một số máy có thể xoay được theo nhiều hướng.

Ống ngắm (View Finder)

Thường là ống kính (Optical), loại cao cấp hơn có thể được trang bị ống ngắm điện tử (Electronic viewfinder).

Quay video

Ngoài chức năng chụp hình, máy ảnh số còn cho phép quay phim. Các máy ảnh số đời mới có chế độ quay phim độ phân giải cao HD 720px hoặc Full HD 1080p và không giới hạn thời gian quay.

Định dạng hình ảnh

Ngoài các định dạng ảnh thông thường, loại máy ảnh số bán chuyên nghiệp còn có thể lưu ảnh dưới dang thô (RAW), định dạng này sẽ cho ra các tập ảnh nguyên gốc với chất lượng cao nhất và cũng có dung lượng lớn nhất dùng cho việc xử lý sau khi chụp.

Tóm lại, loại máy ảnh số bán chuyên nghiệp này cũng có các chức năng giống như máy ảnh số loại phổ thông nhưng có chất lượng cao hơn. Chúng được bổ sung thêm các chức năng cho phép chỉnh tay và được mở rộng hiều hơn và chi tiết hơn để đáp ứng được cho những người dùng có sở thích chụp ảnh. Sử dụng loại máy này có thể chụp được những tấm ảnh theo ý muốn, đây có thể là bước chuẩn bị cho việc sử dụng máy ảnh số chuyên nghiệp sau này và dĩ nhiên tới lúc đó bạn sẽ tự chọn cho mình một máy ảnh số mà không cần ai giúp đỡ, bạn đã là một chuyên gia nhiếp ảnh rồi.

http://www.buaxua.vn | Xem thêm tại: http://www.buaxua.vn/May-anh-so/Cach-chon-may-anh-so-loai-ban-chuyen-nghiep.html

Lựa chọn máy ảnh số kể cũng phức tạp: Màu sắc, độ phân giải và giá cả vừa túi tiền. Mỗi người một ý, mỗi máy một khác. Biết tậu loại nào trong thế giới camera số tràn ngập đủ chủng loại, kiểu dáng. Chỉ có hai hãng nổi tiếng là Nikon và Canon cũng đã làm cho thị trường camera rối như tơ vò.
Khoa học và công nghệ toàn cầu đang phát triển. Ảnh kỹ thuật số du nhập vào nước ta suýt soát một thập kỷ nay và đã ăn sâu trong tiềm thức người tiêu dùng. Nói đến ảnh là nghĩ đến công nghệ số. Ưu điểm quá rõ rệt, nhiều tính năng hiện đại đến mức kinh ngạc. Đến nay giới nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp mới thực sự thừa nhận những chiếc camera trong lĩnh vực số đã và sẽ làm cho máy ảnh dùng phim đi vào giai đoạn thoái trào và tiêu vong.
Phải ngó nghiêng, đắn đo chán, nhiều nhà nhiếp ảnh mới quyết định chuyển hẳn sang camera số. Mặc dù vậy, việc dùng song song cả máy số lẫn phim vẫn còn nhiều trong giới “prồ”.

Ít nhất từ 500 USD và nhiều nhất lên tới 7.000 cho một thân máy. Chọn máy nào trong số D70, D80, D100, D200, D1x, D2h, D2xs… của Nikon hay 10D, 20D, 350D, 400D, 5D, 1D… trong dòng Canon. “Người thì nói máy này chụp đẹp, kẻ thì bảo loại kia chụp hay, chẳng biết mua loại nào”, anh Hiếu, phó nháy ở phố Bạch Mai than thở.
Độ phân giải cao là một phần quyết định chất lượng của bức ảnh, phần còn lại mà giới nhà nghề quan tâm là các tính năng như màu sắc, tốc độ chụp, hình dáng có "hoành tráng" hay không.

Khi máy ảnh số còn chưa thực sự chiếm lĩnh uy tín thì giá cả cũng đã phức tạp hơn cả thị trường điện thoại di động. Có khi giá của chúng rớt rất nhanh. Những người kinh doanh ngành ảnh chỉ dám nhận theo đơn đặt hàng chứ không liều lĩnh nhập về tồn kho như trước đây. Anh Khoa, chủ cửa hàng kinh doanh camera ở 79 phố Hàng Trống cho biết, muốn mua máy ảnh số tại tiệm của anh khách hàng phải đặt tiền trước rồi sau đó anh mới mang về bán.
“Giá loại máy tầm nghìn đô la có thể xuống vài trăm thậm chí cả nghìn đô bất cứ lúc nào, nhập về vỡ mặt như chơi”, anh Hùng, một người chuyên buôn bán máy ảnh ở Nguyễn Văn Cừ (Long Biên) nhận định.
Quả đúng thế, tại các cửa hàng bán máy ảnh ở Hà Nội, khi hỏi mua chiếc Canon 1Ds Mark II hoặc D2xs, hay loại có giá thấp hơn như Canon 5D, 30D thì đều được câu trả lời : “Không có, phải đặt trước ít nhất một tuần”.
Các thợ ảnh từ lâu vốn quen chụp hình từ phim, màu sắc đẹp hơn, độ nét cao hơn so với ảnh số, nay nghe nói đến những chiếc máy 12,8 chấm (D2xs) đến 16,7 Megapixel (1Ds mark II) không khỏi tò mò. Họ nghiêng ngó, thập thò xem đồng nghiệp làm thế nào, xử lý ra sao với những tấm hình kiểu mới mà không mới. “Muốn chuyển sang số chụp cho tiện lợi và không mất tiền mua phim nhưng máy đắt quá mà ảnh lại chưa đẹp lắm”, anh Hải - thợ ảnh ở làng Lai Xá (Hà Nội) nhận định.

Nhiều người thích về mẫu mã hơn là quan tâm tới chất lượng. Loại D1x của Nikon là loại chuyên nghiệp, kích thước to, bắt mắt nhưng chất lượng hình ảnh thua kém nhiều loại khác cũng của Nikon. Anh Bá Khoát ở Thanh Xuân Nam (Hà Nội) đang dùng một bộ máy ảnh phim F100 rất “xịn”, nay tính toán cả tháng trời vẫn chưa thể quyết định xem có nên mua camera số để chụp hình cho khách hay không và nếu tậu thì sẽ chọn loại máy nào. Bạn bè và đồng nghiệp của Khoát mỗi người khuyên mua một loại máy ảnh khác nhau. Anh tham khảo từ một người bạn chụp Nikon D1x (5,3 Megapixel "prồ" ) và rất khoái loại này, nhưng một người đồng nghiệp khác khuyên anh dùng D70 (6 Megapixel, bán chuyên) còn đẹp hơn D1x nhiều mặc dù loại camera mà anh Khoát có cảm tình là loại chuyên nghiệp thực sự. Sự thật thì Nikon D70 là dòng bán chuyên nghiệp, thân nhỏ, rẻ tiền, không nhiều tính năng hay như D1x nhưng màu sắc thì tươi tắn và tách bạch hơn hẳn so với những loại prồ như D1, D1h, D1x, D100…
“Chơi máy ngoài việc tham khảo chất lượng còn phải tính đến khả năng tài chính. Vào thời điểm này mà dùng D1x là lỗi thời và chỉ có loại second hand. Ngay cả D2x cũng khó mua được mới”, Anh Khoát nói. Anh cũng cho biết anh có thừa khả năng “chơi” con D2xs (mới tinh 3.900 USD cho một thân máy) hoặc 1Ds nhưng “việc ít thì khấu hao hơi lâu, ảnh đẹp thì ai mà không thích”, anh nhận xét.
Anh Hoàng Nam ở Yên Viên, Gia Lâm dùng hai loại camera số và phim. Anh cho biết những vụ quan trọng thì anh chụp phim, bình thường anh dùng Nikon D70 cho công việc. Nhận xét về ảnh số anh Nam công nhận ảnh số ngày nay nhiều máy chụp rất đẹp, “đẹp lắm nhưng vẫn thua ảnh phim anh ơi, kiểu gì thì chụp phim vẫn đẹp hơn”, anh Nam tâm đắc.
Được hỏi vì sao dùng máy ảnh số Nikon D70, anh Nam tâm sự cũng muốn chơi đồ xịn nhưng vì tài chính hạn hẹp nên không thể theo kịp được sự tiến bộ của công nghệ. Anh rất mê mẩn chiếc Canon EOS 400D gọn nhẹ với bộ cảm biến 10 Megapixel, được trang bị hệ thống tiên tiến giúp làm sạch bụi bẩn bám trên cảm biến ảnh. Tuy không phải là dòng chuyên nghiệp thực sự nhưng 400D có tính năng lấy nét 9 điểm với độ chính xác cao, giúp chụp được ảnh chính xác trong mọi điều kiện. Chế độ cân bằng trắng tự động (AWB) tạo màu sắc tự nhiên bằng cách đo toàn bộ khung ảnh và tạo sự hòa hợp giữa cân bằng trắng với nguồn ánh sáng.

Loay hoay nhất làng ảnh là nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Vân Minh ở khu đô thị Linh Đàm ( Hà Nội). Anh đi dạo một loạt các cửa hàng bán máy ảnh và đòi chụp thử tất cả các loại. Không may cho anh, không phải loại nào người ta cũng sẵn có. Tham khảo suốt cả năm anh mới quyết định chọn cho mình Canon 20D, một loại camera số bán chuyên nhưng chất lượng khá tốt và được nhiều đồng nghiệp tin dùng. Anh Minh đã bán tất cả bộ Nikon F5 rất xịn của mình để chuyển sang “di gi tồ”. “Không bán nhanh máy ảnh phim thì sau này bộ xịn của mình sẽ ‘đắp chiếu’ và tụt giá thảm hại”, anh Minh tâm sự.
Anh Hoàng, thợ ảnh ở phố Quan Nhân là người chuyển hẳn sang số hóa cho công việc của mình khăng khăng nhận định ảnh số đẹp hơn chụp phim. Anh khẳng định mình là người duy nhất có bí quyết xử lý ảnh số bằng Photoshop và không ai biết làm nên mới cho rằng hình chụp từ phim đẹp hơn. Trước khi dùng Canon 350D anh đã từng sử dụng rất nhiều đời camera khác nhau để tìm ra được bức hình ưng ý nhất.
Phóng viên ảnh Quang Thắng báo Thể thao hàng ngày tậu tới 4 chiếc của Nikon. Từ D1x, D2h, D2x đến D2xs anh đều có cả. Anh khẳng định khắp nơi trên thế giới mọi người đều chuộng Nikon và anh cũng nằm trong số đó mặc dù ở Việt Nam dân nhà nghề đang có xu hướng chuyển sang Canon số.

Nếu không phải là dân chuyên nghiệp, bạn có thể tìm mua máy ảnh kỹ thuật số ống kính rời (DSLR) với giá dưới 1.000 USD. Nhưng làm thế nào để chọn đúng máy? Sau đây là vài hướng dẫn.

Đối với những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, máy ảnh số ống kính rời DSLR (digital single lens reflex) là thiết bị cần thiết phải có. Loại máy ảnh này có hiệu năng nhanh hơn, kiểm soát được nhiều thiết lập hơn và có chất lượng hình ảnh tốt hơn so với ngay cả các loại máy ảnh ngắm - chụp PnS (point-and-shoot) hàng đầu. Điều quan trọng hơn là bạn có thể thay đổi ống kính của máy ảnh DSLR.

Nhờ những cải tiến gần đây, máy ảnh DSLR đang ngày càng được các nhà nhiếp ảnh nghiệp dư ưa chuộng. Các máy ảnh DSLR hiện nay có các chế độ chụp định trước, giao diện thân thiện, chế độ hướng dẫn hữu ích và có thiết kế gọn nhẹ hơn.

Bạn có thể tìm mua máy ảnh DSLR với giá dưới 1.000 USD (~21 triệu đồng). Nhưng đó vẫn là một khoản đầu tư đáng kể. Làm thế nào để chọn đúng máy? Sau đây là vài hướng dẫn mua máy ảnh DSLR nếu bạn đang tìm mua vào dịp nghỉ lễ năm nay.

Tìm hiểu những điều cơ bản

Sau đây là vài điểm chủ yếu phải xem xét trước khi chọn mua máy ảnh DSLR:

Số điểm ảnh: Số điểm ảnh megapixel (hay còn gọi là độ phân giải) cao chưa chắc đã cho chất lượng hình ảnh tốt hơn. Tuy nhiên, nó cho phép bạn linh hoạt hơn khi cắt cúp hay phóng to hình. Ngày nay, hầu hết máy ảnh số đều có số điểm ảnh ít nhất là 10-megapixel, nhiều hơn mức cần thiết đối với hầu hết các nhà chụp ảnh. Ảnh chụp ở độ phân giải 5-megapixel là đủ để in ra ảnh kích thước 8x10-inch rõ nét. Ảnh chụp 8-megapixel có thể in ra ảnh 11x14-inch rõ nét.

Một tập tin 10-megapixel có thể in ra ảnh 13x19-inch chấp nhận được dù có thể bị mất vài chi tiết. Ảnh chụp bằng máy ảnh 13-megapixel in ra đẹp với cỡ 13x19-inch. Nhiều máy ảnh DSLR ngày nay có độ phân giải cao hơn 13-megapixel - tốt hơn để phóng to và cắt cúp hình ảnh của bạn. Nên nhớ rằng số megapixel càng cao, dung lượng tập tin càng lớn, làm chiếm chỗ trên thẻ nhớ của máy ảnh và đĩa cứng máy tính của bạn.

Kích cỡ bộ cảm biến: Máy ảnh có bộ cảm biến lớn hơn và ống kính tốt hơn thường chụp được ảnh tốt hơn, không tính đến số điểm ảnh. Bộ cảm biến lớn hơn sẽ chụp được hình ảnh đẹp hơn, cũng giống trường hợp ống kính có chất lượng cao hơn; đây là lý do tại sao máy ảnh DSLR chụp được ảnh tuyệt vời đến thế. Nếu bạn không thể có dịp chụp thử máy trước khi quyết định có mua hay không, hãy nhớ kiểm tra đặc tả của máy để biết kích cỡ bộ cảm biến, và so sánh nó với một máy ảnh khác mà bạn cũng đang dự tính mua.

Ống kính là một thành phần rất quan trọng cho máy ảnh DSLR.

Hợp nhu cầu: Máy ảnh DSLR thường có giá từ 500 USD (~10,5 triệu đồng) đến hơn 1.000 USD (~21 triệu đồng). Nếu bạn mới sử dụng máy ảnh DSLR, hãy tìm mua các dòng máy dưới tầm giá 1.000 USD. Loại này có chế độ chụp định sẵn mà bạn có thể dùng, trong khi vẫn có thể tìm hiểu cách sử dụng các thiết lập thủ công mà hình ảnh bạn chụp không bị giảm chất lượng. Và nếu sau này bạn vẫn quyết định nâng cấp lên một máy ảnh đắt tiền hơn, bạn có thể mua máy có cùng kiểu ống kính và phụ kiện.

Chỉ mua thân máy: Nhiều máy ảnh DSLR có thể được bán chỉ có thân máy và bạn cần phải mua thêm ống kính thích hợp để chụp ảnh. Các loại khác (nhất là các mẫu cấp thấp) cũng thường được bán với một ống kính đa năng chất lượng tương đối đi kèm. Các ống kính loại này thường có độ mở nhỏ, có nghĩa là khó chụp được ảnh hành động sắc nét trong điều kiện thiếu sáng mà không dùng đèn flash. Nếu bạn dự định chụp ảnh trong nhà, có lẽ bạn sẽ phải mua một ống kính có độ mở lớn hơn.

Lựa chọn ống kính: Nếu bạn muốn sử dụng nhiều ống kính để chụp trong các điều kiện khác nhau (như ống kính zoom để chụp xa, ống kính macro để chụp cận cảnh, hay ống kính có hiệu ứng mắt cá fish-eye), hãy xét chọn một ống kính cho máy ảnh DSLR trước khi mua máy. Nếu ống kính theo máy không hữu ích gì nhiều với bạn, bạn hãy mua thân máy rời và đầu tư riêng cho ống kính mà bạn thật sự cần.

Tính năng cần lưu ý

Khi đã giải quyết xong các điều cơ bản như số điểm ảnh và kích cỡ bộ cảm biến cần thiết, bạn nên giới hạn tìm kiếm trong số máy ảnh có thể chọn mua. Bạn nên quyết định tùy theo vài tính năng và hiệu năng kể sau.

Tính năng chống rung: Ngay cả khi bạn cho là mình có tay chụp rất vững, ảnh của bạn chụp ra cũng có thể bị nhòe - nhất là trong trường hợp chụp trong nhà, thiếu sáng mà bạn không muốn dùng đèn flash (như trong nhà thờ hay viện bảo tàng). Trong các tình huống này, cửa trập phải mở lâu hơn để tạo độ phơi sáng tốt. Cửa trập càng mở lâu, hình ảnh của bạn càng dễ bị ảnh hưởng do máy ảnh bị rung hay chủ thể chuyển động.

Để giải quyết các vấn đề này, nhiều hãng sản xuất máy ảnh và ống kính dùng công nghệ chống rung, hay còn gọi là ổn định hình ảnh (image stabilization). Nhưng các phương pháp chống rung đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng của nó.

  • Chống rung quang học: Được sử dụng trong các dòng máy ảnh nhỏ gọn và máy ảnh ống kính rời DSLR, tính năng chống rung quang học là phương pháp chống rung thông dụng nhất. Phương pháp này dùng con quay hồi chuyển trong máy ảnh hay trong ống kính của máy để phát hiện độ rung của máy, và sau đó ổn định đường đi của hình ảnh khi hình ảnh được truyền đến bộ cảm biến của máy ảnh. Trong các máy ảnh DSLR, con quay hồi chuyển thường được lắp đặt trong ống kính.
  • Chống rung cảm biến: Công nghệ này hoạt động tương tự như chống rung quang học: Với công nghệ chống rung cảm biến, các con quay hồi chuyển được đặt trong thân máy chứ không phải ở trong ống kính, sẽ phát hiện độ rung máy và sau đó làm chuyển động bộ cảm biến hình ảnh để làm mất tác dụng độ rung. Dù công nghệ này có áp dụng trên vài loại máy ảnh ngắm chụp, ổn định cảm biến được sử dụng nhiều hơn trong các máy ảnh SLR.
  • Chống rung kỹ thuật số: Khác với chống rung quang học và cảm biến, theo đó hình ảnh được chỉnh trong lúc chụp, phương pháp chống rung kỹ thuật số giúp làm hình ảnh rõ hơn bằng cách chỉ thay đổi các thiết lập của máy ảnh hay bằng cách sửa đổi hình ảnh sau khi chụp. Có nhiều phương pháp chống rung kỹ thuật số. Phương pháp hữu ích nhất là Intelligent ISO. Được dùng chủ yếu trong máy ảnh ngắm chụp, tính năng Intelligent ISO tự động tăng thiết lập độ nhạy sáng ISO khi bộ cảm biến hình ảnh phát hiện một vật đang di chuyển. Kết quả là máy ảnh sẽ có thể dùng một tốc độ trập nhanh hơn để chụp ảnh, như vậy sẽ làm ngưng được chuyển động của chủ thể và giảm thiểu được độ nhòe. Tuy nhiên, độ nhạy sáng cao có thể làm hình ảnh bị hạt.

Ống ngắm: Máy ảnh có 3 kiểu ống ngắm cơ bản: Ống ngắm quang (OVF - Optical viewfinder), ống ngắm điện tử (EVF - electronic viewfinder) và màn hình LCD ngắm trực tiếp. Hai kiểu đầu tiên là kiểu ống ngắm bằng mắt, trong khi kiểu thứ 3 cho phép bạn xem trước cảnh chụp trên màn hình LCD của máy. Hầu hết các máy ảnh DSLR đều có thêm màn hình LCD ngoài ống ngắm bằng mắt. Khi đánh giá máy ảnh, bạn nhớ xem ống ngắm có sáng hay không, bạn có thể thấy từ phía này sang phía kia, và độ nét của màn hình ống ngắm điều có trong rõ hay không.

  • Màn hình LCD ngắm trực tiếp (Live View): Xem hình ảnh trực tiếp trên màn hình LCD xoay được là một tính năng tuyệt vời cho người dùng mới làm quen máy ảnh DSLR, hay chụp từ vị trí dưới thấp hay trong các trường hợp khác mà bạn không thể ngắm qua ống ngắm. Nếu màn hình LCD không điều chỉnh được, màn hình Live View vẫn giúp bạn chụp ảnh khi đặt máy trên chân đế một cách thoải mái hơn. Không may là màn hình LCD có thể bị phản chiếu và chói nắng, khó xem trong môi trường sáng chói. Ngoài ra, trên hầu hết máy ảnh, khi chụp ở chế độ Live View, bạn phải mở gương máy SLR lên. Điều đó có nghĩa là máy ảnh mất tính năng chỉnh tự động. Để tính tiêu cự, máy phải phân tích hình ảnh máy đang thấy (mẫu máy A55 của Sony giải quyết vấn đề này với một loại gương mờ). Quá trình này lâu hơn chỉnh tự động bình thường, nên khi chụp với Live View bạn cần phải ước lượng các vấn đề tiêu cự và điều chỉnh kỹ thuật chụp của bạn cho thích hợp
  • Ống ngắm quang: Ống ngắm quang trên các máy ảnh DLSR cho thấy đúng những gì ống kính thấy được, nhưng thường hơi bị xén ở phần xung quanh. Nhiều nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp thích dùng ống ngắm quang vì chúng có đầy đủ dải động của mắt người, và không bị thời gian trễ. Mặc dù đôi khi có vẻ như bạn đang nhìn qua một đường hầm. Ống ngắm quang trên các máy ảnh trên 1.000 USD có chất lượng tốt hơn
  • Ống ngắm điện tử: Được dùng trên nhiều loại máy ảnh ống kính rời nhỏ gọn. Loại ống ngắm này ít choán chỗ trong máy ảnh có thân nhỏ hơn và nhẹ hơn. Đó là những hồi tiếp video được chiếu lên nên có thể có độ phân giải thấp. Chúng cũng không cho bạn thấy đầy đủ dải động của cảnh chụp, làm bạn khó quyết định sáng tạo về cách bạn muốn trình bày bức ảnh. Chúng cũng bị thời gian trễ có thể làm cản trở các nhà nhiếp ảnh thể thao. Những gì loại ống ngắm này có thể làm là cung cấp thêm thông tin và cho thấy trước hình ảnh sẽ chụp được ra sao với thiết lập khẩu độ, tốc độ trập và ISO của bạn.

Đèn flash: Khi mua máy ảnh DSLR, bạn phải biết máy có flash loại gì và bạn có thể kiểm soát thiết lập flash đến mức độ nào. Vài loại máy ảnh DSLR có tích hợp sẵn một flash nhỏ, các loại khác có giá để gắn flash rời vào máy, và có vài loại máy có cả 2. Nếu máy ảnh có giá gắn mà không có flash, hãy kiểm tra xem có flash gắn ngoài trong bộ phụ kiện hay bạn phải mua flash riêng.

Giá gắn flash rời.

Flash tích hợp sẵn rất tiện dụng, nhưng chất lượng không cao bằng flash gắn ngoài. Nếu bạn dự tính mua máy ảnh DSLR để chụp bình thường hay nếu bạn phải đi du lịch gọn nhẹ, bạn nên dùng flash tích hợp sẵn. Nếu bạn là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp muốn cải thiện chất lượng ảnh chụp có flash của bạn – và không quan tâm đến trọng lượng của máy – hãy tham khảo ý kiến những người chuyên nghiệp và chọn mua máy có giá gắn flash rời. Bạn có thể gắn flash rời để chiếu sáng rộng hơn và xa hơn so với flash tích hợp, và có ánh sáng ổn định hơn. Loại flash này cũng có thể nâng đầu flash lên trên ống kính, giúp giảm tình trạng mắt đỏ. (Không nên sử dụng chế độ chống mắt đỏ của máy ảnh trong trường hợp này vì chế độ này dùng khó chịu hơn là hữu ích.) Vài loại flash rời có đầu xoay được cho phép bạn chiếu ánh sáng dội lên trần để tạo ánh sáng khuếch tán tự nhiên. Ngoài ra, flash gắn ngoài không làm hao pin máy ảnh vì chúng dùng nguồn pin riêng.

Bạn nhớ kiểm tra xem máy ảnh bạn dự định mua có cho phép truy xuất nhanh chóng các chế độ flash khác nhau không, gồm chế độ Mở (chế độ này bắt flash phải chớp ngay cả khi máy ảnh phát hiện đủ sáng – chế độ này dùng để chiếu sáng phông nền), chế độ Tắt (để ngăn không cho flash chớp ngay cả trong trường hợp thiếu sáng), và chế độ Đồng bộ chậm Slow-Sync (còn được gọi là chế độ chụp đêm). Chế độ Đồng bộ chậm đặc biệt hữu ích vì nó báo cho máy ảnh sử dụng tốc độ trập thấp cùng với flash, nhờ đó chi tiết hậu cảnh sẽ không bị mất đi. Nếu chế độ này không thấy có trong các thiết lập flash, bạn hãy xem trong các chế độ được lập trình sẵn của máy. Vài loại máy ảnh cũng có thêm tính năng khóa phơi sáng flash FE Lock (Flash Exposure Lock) tiện dụng. Tính năng này dùng để báo cho máy ảnh biết hướng nào là quan trọng nhất của cảnh chụp và sau đó cung cấp đủ flash để chiếu sáng hướng đó.

Lấy nét tự động: Khi mua máy ảnh, bạn sẽ có nhiều thông tin về các hệ thống lấy nét tự động khác nhau. Điều này có nghĩa là chúng có thể phát hiện chủ thể trong nhiều phần của khung ảnh hơn. Điểm đánh giá càng cao càng tốt, nhưng tốc độ của cơ chế lấy nét tự động cũng quan trọng không kém. Nhưng các máy ảnh DSLR không có độ trễ cửa trập như nhiều camera ngắm chụp. Ngoài ra, khi lấy nét trên máy ảnh DSLR, bạn cần phải nhấn nút cửa trập nửa chừng và có thể mất nhiều thời gian trên nhiều loại máy ảnh. Nếu bạn đã có kinh nghiệm sử dụng máy ảnh DSLR trước khi mua máy, hãy kiểm tra tốc độ lấy nét tự động.

Lấy nét tự động liên tục là một tính năng tiện dụng khi bạn chụp ảnh các chủ thể đang di chuyển. Vài loại máy ảnh DSLR hiện nay cũng có tính năng lấy nét liên tục khi quay video. Đây là một tính năng tuyệt vời, nhưng nếu bạn quay video mà không dùng micro gắn ngoài, video của bạn có thể ghi được âm thanh từ ống kính đang chỉnh nét.

Kích thước máy: Máy ảnh DSLR thường có kích thước lớn hơn và nặng hơn máy ảnh ngắm chụp, nên quan trọng là máy cầm có thoải mái không. Một máy ảnh cầm thoải mái trong tay của người này, nhưng có thể là quá lớn hay quá nhỏ đối với người khác. Nếu bạn quan tâm về kích thước và trọng lượng, bạn nên mua máy ảnh nhỏ gọn có ống kính thay đổi được, loại này có thân máy nhỏ bằng loại máy ảnh ngắm chụp.

Tự động lau bụi: Nếu bạn phải thường thay đổi ống kính, hãy tìm mua máy ảnh DSLR có bộ phận làm sạch cảm biến trong. Bộ phận này giúp giữ sạch bộ cảm biến hình ảnh, và chống bụi. Nếu bạn thường dùng máy ảnh trong điều kiện ngoài trời khắc nghiệt, bạn sẽ cần phải làm sạch máy ảnh bằng cách thủ công.

Định dạng tập tin: Máy ảnh DSLR hỗ trợ các định dạng tập tin thô (RAW), đó là những tập tin chưa được xử lý. Tập tin RAW linh hoạt nhất để hiệu chỉnh khi bạn mở ảnh chụp trong phần mềm biên tập hình ảnh. Tuy nhiên, nếu máy ảnh là loại mới sản xuất, có thể bạn phải chờ có phần mềm biên tập của các hãng thứ ba, như Adobe và Apple, để hỗ trợ dịnh dạng RAW của máy. Máy ảnh DSLR cũng hỗ trợ định dạng JPEG mà tất cả các trình biên tập hình ảnh đều có thể đọc, bất kể ảnh được chụp bằng kiểu máy nào. JPEG nén dữ liệu thành tập tin thô có kích thước tập tin nhỏ hơn để không chiếm nhiều dung lượng lưu trữ, nhưng thường không cho chất lượng hình ảnh tốt.

Chế độ chụp liên tục: Nếu bạn chụp ảnh các sự kiện thể thao, trẻ em hay các chủ thể đang chuyển động nhanh, chế độ chụp liên tục sẽ cho ra hình ảnh khác biệt thấy rõ. Chế độ này cho phép bạn giữ nút cửa trập để chụp nhiều ảnh liên tục rất nhanh. Số ảnh bạn có thể chụp mỗi lần tùy thuộc hệ thống điện tử của máy ảnh. Và trong vài trường hợp, điều này còn tùy thuộc vào loại thẻ nhớ bạn sử dụng. Bạn có thể sẽ cần loại thẻ nhớ có tốc độ cao để tận dụng tốc độ chụp nhanh nhất của máy ảnh. Hãy nhớ xem xét đến yếu tố này khi quyết định mua máy. Để đạt hiệu quả, chế độ chụp liên tục phải bắt được hình ảnh ít nhất 3 fps (khung mỗi giây) hay nhanh hơn với độ phân giải cao nhất của máy.

Phát hiện khuôn mặt: Khi mở chế độ chụp liên tục, máy ảnh của bạn sẽ xác định vị trí các người trong ảnh chụp, điều chỉnh tiêu cự và độ phơi sáng cho các khuôn mặt đó. Dù việc này nghe có vẻ như là quảng cáo giả tạo, nhưng tính năng này hoạt động rất tốt và giúp bạn có cơ hội chụp ảnh đẹp trong các tiệc cưới hay sum họp gia đình. Thường thì tùy chọn này nằm trong trình đơn lấy nét tự động AF (autofocusing) của máy ảnh. Tính năng phát hiện khuôn mặt đặc biệt tiện dụng để chụp các ảnh đơn giản, khi bạn phải thao tác nhanh và do đó ảnh dễ bị chỉnh nét không đúng. Tính năng này cũng tiện lợi khi chụp có flash. Khi mở tính năng phát hiện khuôn mặt, flash sẽ không chiếu sáng cả phòng mà chỉ chiếu sáng vào người trong tầm chụp, giúp giảm hiệu ứng "nổ hạt nhân" (nuclear blast).

Quay video: Nhiều máy ảnh DSLR ngày nay đều có tính năng quay video, thường ở độ phân giải HD hay thậm chí là Full HD. Nếu bạn đã từng sử dụng máy quay video chuyên dụng, giờ đây bạn có thể sẽ cảm thấy hài lòng khi dùng máy ảnh DSLR với chất lượng quay video khá tốt. Và vì bạn có thể tận dụng nhiều ống kính, kể cả ống kính mắt cá (chụp ảnh lồi), bạn có thể đạt được các hiệu ứng video thú vị với máy ảnh DSLR. Nên nhớ là video cần nhiều dung lượng lưu trữ, nên bạn hãy có kế hoạch thích hợp.

Thẻ nhớ SDHC Class 6.

Lưu trữ: Nếu bạn đã có sẵn card lưu trữ mà bạn muốn dùng với máy ảnh mới của bạn, hãy kiểm tra xem nó có tương thích với máy mới mua hay không. Hầu hết máy ảnh bán trên thị trường ngày nay đều dùng card có định dạng SD (Secure Digital) hay SDHC (Secure Digital High Capacity). Card SDHC có giá đắt hơn, có dung lượng lưu trữ lên đến 32 GB, nhưng không tương thích với khe SD chuẩn. Cũng có một loại card định dạng mới là SDXC (Secure Digital Extended Capacity) hỗ trợ dung lượng lưu trữ lên đến 2TB; loại card này đắt tiền hơn nhiều và không tương thích với khe card chuẩn SD/SDHC.

Ngoài dung lượng, cũng cần phải xét đến vấn đề tốc độ của thiết bị lưu trữ. Card SD và SDHC có liệt kê xếp loại giải mã (Decoding Class) về tốc độ ghi dữ liệu cho mỗi loại card. Số loại giải mã càng cao, tốc độ ghi càng nhanh. Nếu bạn dự tính quay video hay sử dụng chế độ chụp liên tục tốc độ cao, hãy tìm mua card ít nhất là loại Class 4 hay Class 6. Loại card có tốc độ cao nhất hiện nay là Class 10 với tốc độ ghi cam kết 10MB/s.

Trên thị trường hiện cũng có bán các loại định dạng khác. Vài loại máy ảnh hỗ trợ card MicroSD hay MicroSDHC, một phiên bản nhỏ hơn của định dạng card SD/SDHC nhưng không tương thích với khe SD cỡ lớn. Các loại máy ảnh Sony trước đây thường dùng thẻ nhớ MemoryStick (MS), và các loại máy ảnh Olympus đời cũ dùng định dạng card XD (eXtreme Digital).

Ngày nay, các loại máy ảnh mới của cả hai hãng Sony và Olympus đều có hỗ trợ card SD/SDHC. Ngoài ra, nhiều máy ảnh DSLR cao cấp có khe cho card CF (CompactFlash) kích thước lớn hơn. Khi mua thiết bị lưu trữ cho máy ảnh, bạn nên xem xét tất cả các tùy chọn này, nhưng dễ hơn hết là bạn nên mua card SD/SDHC chuẩn để có thể sử dụng với các loại máy ảnh.

Thời gian sử dụng pin: Máy ảnh thường sử dụng các loại pin sau đây: AA, alkaline hay NiMH sạc lại được; CRV3 dung lượng cao dùng một lần; hay pin sạc riêng của hãng. Vài loại máy ảnh kỹ thuật số dùng pin cạn kiệt rất nhanh – nhất là pin alkaline – gây tốn kém và bực mình. Thời gian sử dụng pin và giá cả không liên quan gì đến nhau; vài loại pin rẻ tiền lại có thời gian sử dụng lâu, trong khi ngược lại thì vài loại đắt tiền lại cạn pin nhanh. Dù gì đi nữa, tốt hơn là bạn nên mua pin dự phòng.

Trình đơn: Khi đánh giá máy ảnh, bạn nên xem xét có thể tiếp cận các thiết lập thông dụng như điều chỉnh độ phân giải, chế độ chụp nhanh, flash và độ phơi sáng dễ dàng không. Và bạn có dễ dàng xem lại các ảnh vừa chụp hay không. Nếu có quá nhiều nút, bạn sẽ phí thời gian để tìm hiểu mỗi nút dùng để làm gì. Nếu có quá nhiều trình đơn, bạn sẽ mất thời gian tìm hiểu chúng.

Máy ảnh nhỏ gọn ống kính rời: Loại máy ảnh này, hay còn gọi là CILC (Compact interchangeable lens camera), là loại sản phẩm mới nằm giữa máy ảnh DSLR và máy ảnh ngắm chụp cao cấp. Thiết kế của máy ảnh loại này không có gương lật như của DSLR và chuyển bộ cảm biến gần hơn về phía sau của ống kính. Không có gương lật sẽ làm thân máy nhỏ hơn, trong khi bộ cảm biến được chuyển gần ống kính hơn giúp thiết kế ống kính nhỏ hơn.

Máy ảnh ống kính rời nhỏ gọn NEX C3 của Sony.

Như vậy, máy ảnh CILC và ống kính có thể được làm nhỏ hơn nhiều so với máy ảnh DSLR truyền thống, trong khi vẫn có chất lượng hình ảnh của máy DSLR và linh hoạt sử dụng thêm ống kính. Tuy nhiên, loại máy này không có ống ngắm quang. Thay vào đó, vài máy ảnh loại này có ống ngắm điện tử, trong khi các máy khác (nhất là máy loại nhỏ hơn) không có cả ống ngắm điện tử và bạn phải tùy thuộc hoàn toàn vào màn hình LCD để ngắm.

Lời kết

Với tất cả các yếu tố kể trên để xem xét, khó có thể đề nghị loại máy nào là tốt nhất cho mọi người. Hầu hết đều phải tùy theo nhu cầu, thương hiệu, kích thước, kiểu chụp, sở thích cá nhân và quan trọng hơn hết là túi tiền của bạn.

Máy ảnh đang trở thành thiết bị số phổ thông nhờ mức giá ngày càng rẻ và đa chủng loại. Tuy nhiên, cũng vì có hàng loạt lựa chọn khác nhau, người mua thường khá bối rối khi muốn sắm được một chiếc máy ảnh thật sự ưng ý.

Trước khi đến các cửa hàng điện máy, bạn có thể tham khảo các thông số cơ bản sau đây của máy ảnh.

Bộ cảm biến

Kích cỡ cảm biến là một trong những thông số quan trọng nhất khi mua máy chụp ảnh chuyên nghiệp

Cảm biến (sensor) là thành phần quan trọng của máy hay nói một cách hình tượng, cảm biến được coi là trái tim của cả thiết bị. Sở dĩ một chiếc máy ảnh có thể ghi hình là nhờ vào cảm biến ánh sáng này.

Về cơ bản, kích cỡ cảm biến càng lớn thì chất lượng ảnh càng cao. Độ phân giải có thể là 5 MP hoặc 7 MP không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng ảnh, mà chỉ thể hiện ở khả năng độ phóng đại ảnh của thiết bị.

Một số máy ảnh cao cấp hiện nay có bộ cảm biến lên đến 12 "chấm" (MP).

Trước đây, khi công nghệ kỹ thuật vẫn còn kém xa những thành tựu như ngày nay, ý tưởng thiết kế camera số chưa xuất hiện, người ta sử dụng các phim nhạy sáng để chế tạo camera chụp hình. Sau khi được phơi sáng, loại phim này sẽ cho ra hình ảnh. Tuy nhiên, trở ngại của kỹ thuật cũ là người dùng sẽ phải tốn rất nhiều phim để chụp một vài bức ảnh, trong khi không thể sử dụng lại được.

Hiện nay, phim nhạy sáng hoàn toàn thất thế trước kĩ thuật chụp ảnh mới dựa vào cảm biến. Về mặt bản chất, loại cảm biến này cũng không khác gì phim nhạy sáng trước đây, nhưng kĩ thuật mới giúp người chụp ảnh có thể sử dụng lại được loại kiểu phim nhạy sáng hiện đại.

Do đó, khi mua máy ảnh kĩ thuật số, bạn hãy tìm hiểu thông tin về cảm biến mà các nhà sản xuất sử dụng, về chủng loại và chất lượng.

Zoom quang

Người dùng thường bối rối giữa loại zoom số và zoom quang. Về mặt kĩ thuật, zoom quang là loại ống kính phóng đại mà máy ảnh thật sự có. Đây là bộ phận của thấu kính camera, không phải là thành phần thuộc thân máy. Với zoom quang, bộ phận chuyển động trong thấu kính sẽ giúp người dùng phóng to thu nhỏ ảnh. Nhờ đó, chất lượng ảnh được giữ nguyên mà không bị vỡ.

Trong khi đó, là một thành phần của máy ảnh nhưng zoom số không liên quan tới thấu kính. Những gì mà zoom số thực hiện là tăng độ phân giải của ảnh bằng phần mềm. Do đó, về bản chất không phóng đại ảnh mà chỉ làm cho người chụp cảm thấy gần đối tượng hơn mà thôi. Chất lượng của bức ảnh không được sắc nét như khi sử dụng zoom quang.

Khi mua máy ảnh, luôn phải kiểm tra xem mức zoom quang mà thiết bị hỗ trợ và không cần chú tâm vào zoom số. Tất nhiên, giá của máy ảnh có zoom quang sẽ đắt hơn nhiều.

Độ phân giải

Độ phân giải cao không đồng nghĩa với chất lượng máy ảnh tốt

Thực tế là bạn không nên… tự hào về độ phân giải của máy ảnh. Đáng tiếc là chỉ số này đang khiến nhiều người hiểu nhầm thành chất lượng ảnh của máy. Trên thực tế, chất lượng của ảnh phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố khác.

Mức độ phân phải cao không có nghĩa camera này tốt hơn camera kia. Nếu bạn có một chiếc EOS SLR có 8 MP, chắc chắn nó có khả năng chụp những bức ảnh tuyệt vời hơn nhiều so với một chiếc máy ảnh du lịch 12 MP. Lí do là bộ cảm biến của máy SLR làm nên giá trị của bức ảnh, thay vì độ phân giải.

Độ phân giải chỉ có ý nghĩa khi bạn tính tới chuyện in bức ảnh. Lí do là chúng sẽ quyết định tới kích cỡ ảnh sẽ in. Do đó, với người dùng thông thường, chỉ cần 4 MP là đủ.

Chất lượng thiết kế

Phụ kiện, kiểu dáng và thương hiệu nhà sản xuất là những lưu ý cần thiết khi mua máy ảnh số

Thông số quan trọng kế tiếp bạn phải kiểm tra khi mua máy ảnh số là chất lượng thiết kế. Có hàng tá mẫu sản phẩm cùng chủng loại có thể khiến người mua bối rối. Nhìn chung, nên chọn loại nào nhỏ gọn và của các hãng nổi tiếng để có thể an tâm hơn với khâu hậu mãi và bảo hành nếu cần. Lựa chọn cuối cùng còn thuộc về gu thẩm mĩ của người mua.

Phụ kiện

Đừng quên tới các phụ kiện kèm theo máy khi sắm thiết bị, thông thường gồm có thẻ nhớ, bộ kit lau chùi, túi xách, chân…Có khi, chúng được bán kèm với hộp sản phẩm với tư cách là phụ kiện khuyến mãi. Do đó, lưu ý khi mua máy hỏi kĩ nhân viên bán hàng các phụ kiện kèm theo miễn phí.

Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là ống kính và phụ kiện của từng hãng có thể là độc quyền và chưa chắc dùng chung được với nhau (chẳng hạn máy ảnh Canon thường không dùng ống kính của Nikon và ngược lại). Trước khi quyết định, bạn hãy kiểm tra khả năng tương thích với máy ảnh cũ (nếu có) để tiết kiệm tối đa chi phí. Mặc dù bạn có thể bán đi số ống kính và phụ kiện này để sắm mới, nhưng vấn đề ở chỗ kinh nghiệm và thói quen sử dụng cũng rất quan trọng. Chẳng hạn ống kính zoom của Canon xoay ngược chiều với ống kính Nikon. Hoặc Canon dùng phím dial với lệnh đơn còn Nikon là lệnh kép.

Mua máy ảnh nào?

Sau khi đã ước lượng được ngân sách, nhu cầu và các nhân tố khác, bạn hãy tìm hiểu, đánh giá các model hiện có trên thị trường xem cái nào phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo danh mục 5 máy ảnh D-SLR dòng cơ bản đầu bảng dưới đây.

Olympus E-500 giá 900 USD

Olympus E-500 (lens kit: 900 USD)

Ưu điểm của E-500 là có thân máy nhẹ, bố trí nút bấm dễ hiểu, cảm biến CCD full - frame (trùng với cỡ phim 35 mm), bộ lọc sóng siêu âm, với 15 chế độ chụp ảnh, thực thi nhanh, pin lâu (300 bức) và ảnh dùng được cả khi chụp ở ISO 800.

Dù bị phàn nàn bởi kính ngắm quang học hơi nhỏ, cổng USB 1.1, nhưng xét một cách toàn diện E-500 của Olympus vẫn là lựa chọn hàng đầu cho dân mê nhiếp ảnh và người dùng đang tiến dần tới chuyên nghiệp.

Nikon D80 (lens kit: 1.160 USD)

D80 được ca ngợi về chất lượng thiết kế tốt, có màn hình LCD thứ hai trên đỉnh để hiển thị thông tin cài đặt, nhiều chức năng chỉnh sửa trong máy, chế độ phơi sáng nhiều lần, hỗ trợ cả thẻ nhớ SDHC, thực thi nhanh như chớp và chất lượng ảnh tốt cả khi cài ở mức nhạy sáng 1.600.

D80 cũng có những điểm yếu như tốc độ chụp tối đa và tốc độ đồng bộ flash không nhanh bằng bậc tiền bối D70s (giá 920 USD), phần mềm có sẵn cho phép chỉnh sửa ảnh RAW chỉ ở mức cơ bản và nhiễu đường viền đáng kể ở góc chụp rộng của ống kính. Tuy nhiên, D80 là bước đệm lý tưởng giữa máy entry và dòng trung, dành cho các phó nháy có kinh nghiệm cần máy ảnh toàn diện với dải rộng tính năng hữu ích.

Canon EOS 30D (Body: 1.100 USD)

Thế mạnh của máy ảnh 8 chấm này là màn hình LCD 2,5”, đo sáng điểm 3,5%, cho chọn một trong hai chế độ chụp liên tiếp 5 hình/giây và 3 hình/giây, một số nút bấm chuyên dụng và ảnh cực nét trong điều kiện sáng thấp (cài ISO cao).

Nhược điểm của EOS 30D là không có lớp chống loá cho màn hình, hệ số cắt 1,6x, máy ảnh bị tắt khi mở nắp thẻ nhớ, màn hình LCD trên đỉnh không hiện ngay thông tin cài đặt ISO hiện tại.

Tuy nhiên, 30D vẫn là máy ảnh D-SLR dòng trung lý tưởng cho dân mê nhiếp ảnh và dân chuyên.

Nikon D200 (Body: 1.380 USD)

D200 là máy ảnh “nhà nghề” hạng trung quyến rũ với bộ phụ kiện và tính năng điều khiển đầy đủ, thực thi nhanh nhẹn, chất lượng ảnh đáng nể và thân máy chắc chắn. Chỉ có điều ảnh JPEG đôi khi còn chút nhiễu trong khi nó thiếu hỗ trợ ảnh TIFF. Tuy nhiên, với giá đề xuất hấp dẫn và bộ tính năng hàng “prồ”, Nikon D200 là một lựa chọn đáng tiền so với model đầu bảng D2X có giá bán cao gấp ba lần.

Nikon D200

Canon EOS 5D (Body: 2.450 USD)

Canon 5D có độ phân giải khá cao (12,8 Megapixel) và cảm biến ảnh cỡ lý tưởng 35 mm, màn hình LCD 2,5” khá rộng, ảnh nhiễu thấp ở các mức nhạy sáng cao như 1.600 và 3.200. Tuy nhiên, so với những model giá thấp hơn, về chất lượng và tốc độ nó vượt xa không nhiều như khoảng cách về giá cả, ảnh thỉnh thoảng bị quầng đỏ khi chủ thể chuyển động nhanh và cân bằng trắng auto cho kết quả không đồng nhất. Dẫu vậy, EOS 5D là một máy ảnh D-SLR dòng trung tươm tất nhờ cảm biến nhiều chấm cỡ lớn và giảm nhiễu hiệu quả khi chụp trong điều kiện sáng thấp.

Hướng dẫn chi tiết
Độ khó: Cực dễ
  • 1
    Kiểu dáng
    Loại máy này có kích thước lớn hơn loại phổ thông, trông cũng rất chuyên nghiệp, có thể cầm bằng 1 tay và có dây đeo cổ. Các nút bấm được bố trí thuận tiện, dễ thao tác.
  • 2
    CCD
    Cảm biến ảnh (Sensor) có độ phân giải ít nhất là 5.0 Megapixel, với độ phân giải này sẽ cho bạn những tấm ảnh có kích thước lớn. Các máy ảnh hiện nay đều có độ phân giải trên 10 Megapixel
  • 3
    Lens
    Ống kính lớn và liền với thân máy, có Zoom quang học (Optical) ít nhất là 3x, một số máy có Zoom hơn 10x. Ống kính có các thấu kính chất lượng cao. Một số máy có cơ chế Zoom bằng cách xoay ống kính giống như máy chuyên nghiệp.
  • 4
    Focus
    Chế độ lấy nét tự động (Auto), chỉnh tay (manual), lấy nét ở khoảng cách gần (Macro). Một số máy có cơ chế lấy nét bằng cách xoay ống kính giống như máy chuyên nghiệp. Có đèn hỗ trợ lấy nét trong điều kiện thiếu sáng
  • 5

    Exposure

    Chế độ đo sáng tự động (Auto), đa điểm (Multi), tâm điểm (Center, Spot), chỉnh tay (Manual).

  • 6
    Shutter
    Chế độ chụp tự động (Auto), chương trình lập sẵn (P), ưu tiên tốc độ (S, Tv), ưu tiên khẩu độ (A, Av), chỉnh tay (Manual) và các kiểu chụp định sẵn (Mode) như trong nhà, ngoài trời, ban đêm, chân dung...
  • 7

    ISO

    Độ nhạy sáng với các mức Auto, 50, 100, 200, 400 hoặc hơn.

  • 8
    Flash
    Đèn Flash giúp chụp trong điều kiện thiếu sáng, chống mắt đỏ, điều chỉnh mạnh yếu, nhiều chế độ flash. Có đế cắm (Hot shoe) để gắn thêm đèn flash ngoài.
  • 9
    Pin
    Nên chọn loại có Pin sạc (Li-ion) và bộ sạc kèm theo máy, loại Pin này có thời gian sạc nhanh. Một số máy sử dụng 4 Pin tiểu (AA) rất mau hết Pin, đối với các máy này thì nên sử dụng Pin sạc (NiMH) có công suất trên 2000mAh.
    Cách chọn máy ảnh số loại bán chuyên nghiệp

    Máy ảnh số loại bán chuyên nghiệp dành cho những người đã quen với máy ảnh số, muốn sử dụng các chức năng hiện đại của máy ảnh số và tự mình chỉnh các thông số theo ý muốn... Loại máy này ngoài các thông số như loại phổ thông còn có thêm các thông số cao cấp khác và tối thiểu nên có thêm các thông số sau:

      • Kiểu dáng: Loại máy này có kích thước lớn hơn loại phổ thông, trông cũng rất chuyên nghiệp, có thể cầm bằng 1 tay và có dây đeo cổ. Các nút bấm nhiều hơn và được bố trí thuận tiện, dễ thao tác.
      • Cảm biến ảnh (Sensor): Có 2 loại, CCD và CMOS, nên chọn CCD hoặc nếu chọn CMOS thì phải là loại có công nghệ mới nhất. Cảm biến ảnh của dòng máy này cũng có kích thước lớn hơn dòng máy ảnh phổ thông để nâng cao chất lượng ảnh.
      • Độ phân giải: Độ phân giải ít nhất là 5.0 Megapixel (còn gọi là 5 "chấm"), để in được các ảnh lớn cở A4 (210x297mm). Tuy nhiên độ phân giải lớn sẽ cho ra những tấm ảnh lớn và rõ nét hơn. Các máy ảnh hiện nay đều có độ phân giải trên 10 Megapixel.
      • Ống kính (Lens): Ống kính lớn và liền với thân máy, có Zoom quang học (Optical) ít nhất là 5x, một số máy có Zoom hơn 10x. Ống kính có các thấu kính chất lượng cao. Một số máy có cơ chế Zoom bằng cách xoay ống kính giống như máy chuyên nghiệp. Các máy cao cấp có thể cho phép tháo rời, thay đổi hoặc gắn thêm ống kính khác.
      • Focus: Chế độ lấy nét tự động (Auto), chỉnh tay (manual), lấy nét ở khoảng cách gần (Macro). Một số máy có cơ chế lấy nét bằng cách xoay ống kính giống như máy chuyên nghiệp. Có đèn hỗ trợ lấy nét trong điều kiện thiếu sáng.
      • dc_semipro.jpgExposure: Chế độ đo sáng tự động (Auto), đa điểm (Multi), tâm điểm (Center, Spot), chỉnh tay (Manual).
      • Shutter: Chế độ chụp tự động (Auto), chương trình lập sẵn (P), ưu tiên tốc độ (S, Tv), ưu tiên khẩu độ (A, Av), chỉnh tay (Manual) và các kiểu chụp định sẵn (Mode, Scene) như trong nhà, ngoài trời, ban đêm, chân dung...
      • Tốc độ chụp (Shuter Speed): Cho phép điều chỉnh tốc độ chụp từ chậm (vài giây) tới nhanh (1/1000 giây hoặc cao hơn).
      • Khẩu độ (aperture): Là độ mở của ống kính, cho phép chỉnh khẩu độ tùy ý người chụp.
      • ISO: Độ nhạy sáng với các mức Auto, 50, 100, 200, 400 và có thể lên đến 6400.
      • White balance: Cân bằng trắng nhiều chế độ định sẵn và chỉnh tay.
      • Flash: Đèn Flash giúp chụp trong điều kiện thiếu sáng, chống mắt đỏ, điều chỉnh mạnh yếu, nhiều chế độ flash. Có đế cắm (Hot shoe) để gắn thêm đèn flash ngoài.
      • LCD Monitor: Màn hình tinh thể lỏng có kích thước ít nhất là 2" để dễ xem, ít bị chói khi ra nắng và có thể chỉnh được độ sáng tối. Màn hình có thể xoay được theo nhiều hướng.
      • Ống ngắm (View Finder): Thường là ống kính (Optical), loại cao cấp được trang bị ống ngắm Electronic viewfinder (Ống ngắm điện tử).
      • Quay video HD: Chế độ quay phim độ phân giải cao HD 720px hoặc Full HD 1080p.
      • Lưu file ảnh dạng RAW: Chế độ này sẽ cho ra các file ảnh nguyên gốc với chất lượng cao nhất và cũng có dung lượng lớn nhất.
      • Thẻ nhớ: Hỗ trợ loại thẻ nhớ (Memory card) có tốc độ và dung lượng cao.
      • Kết nối: Kết nối với máy vi tính thông qua cổng USB.
      • Pin: Nên chọn loại có Pin sạc (Li-ion) và bộ sạc kèm theo máy, loại Pin này có thời gian sạc nhanh. Một số máy sử dụng 4 Pin tiểu (AA) rất mau hết Pin, đối với các máy này thì nên sử dụng Pin sạc (NiMH) có công suất trên 2000mAh.
    pin_li-ion_2.jpgpin_nimh.jpg
    Tóm lại, loại máy ảnh số bán chuyên nghiệp này cũng có các chức năng giống như máy ảnh số loại phổ thông nhưng có chất lượng cao hơn. Các chức năng chỉnh tay được mở rộng hiều hơn và chi tiết hơn để đáp ứng được cho những người dùng có sở thích chụp ảnh. Sử dụng loại máy này có thể chụp được những tấm ảnh theo ý muốn, đây có thể là bước chuẩn bị cho việc sử dụng máy ảnh số chuyên nghiệp sau này và dĩ nhiên tới lúc đó bạn sẽ tự chọn cho mình một máy ảnh số mà không cần ai giúp đỡ, bạn đã là một chuyên gia nhiếp ảnh rồi.

Khi đã đủ tiền đầu tư cho một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp (DSLR), bạn cần phải tính tới chuyện sắm cho chúng ống kính riêng. Tùy theo mục đích sử dụng (chụp chân dung, phong cảnh, thể thao…) mà ống kính sử dụng là khác nhau. Câu nói “Đắt sắt ra miếng” khá phù hợp với việc chọn mua ống kính máy ảnh.

Nếu có máy ảnh là Canon thì bạn cần tính tới chuyện mua ống Canon hoặc ống kính tương thích với dòng máy này. Điều đó cũng tương tự với dòng máy Nikon. Các nhà sản xuất ống kính thứ 3 như Tamron, Sigma và Tokina bán ra khá nhiều ống kính tương thích với các tên tuổi máy ảnh lớn.

Để chọn mua ống kính thích hợp, có lẽ bạn cũng cần biết sơ qua về các loại ống kính, chẳng hạn như chủng loại, mục đích sử dụng, và một số thông tin sơ bộ về chúng. Có một nguyên tắc chung đó là nếu bạn mới “chân ướt chân ráo” bước vào “nghiệp” chụp ảnh thì tốt nhất là nên chọn mua ống kính rẻ tiền để chụp cho quen rồi sau đó mới tính tới chuyện đầu tư ống đắt tiền hơn.

Ống kính có sẵn (ống kit)
Mục đích sử dụng: Chụp thông thường

Hầu hết những chiếc máy ảnh DSLR đều có sẵn ống kit (một hoặc hai) để bạn làm quen với thao tác chụp ảnh. Những ống kính này thường có độ dài tiêu cự thông dụng nhất, chẳng hạn 18-55mm và 55-200mm. Ống kit thường là dạng ống zoom, linh hoạt cao hơn do có tiêu cự đa dạng hơn. Tuy nhiên, ống kit thường không bền bởi phần lớn đều được làm bằng nhựa, và có chất lượng quang học không cao bằng những ống kính chuyên dụng.

Ống kính góc rộng
Mục đích sử dụng: Chụp phong cảnh, đường phố và chân dung (nhiều người)

Ống kính có độ dài tiêu cự nhỏ hơn 35mm được coi là ống kính góc rộng. Điều này có nghĩa không gian trong ảnh sẽ trải dài hơn, cho phép bạn chụp được toàn cảnh. Những ống kính có độ dài tiêu cự nhỏ hơn 24mm được gọi là ống góc siêu rộng. Nói chung, ống kính góc rộng sẽ mang lại độ sâu trường ảnh (DOF) tốt hơn so với loại ống kính chuẩn hoặc ống tele.

Ống kính một tiêu cự (hoặc tiêu cự cố định)
Mục đích sử dụng: Chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu không có chân máy, chụp chân dung và đường phố.

Loại ống này chỉ có duy nhất một tiêu cự (không zoom được). Khả năng này mang lại cho ống chất lượng ảnh sắc nét hơn và có độ mở rộng hơn. Chụp chân dung mà dùng ống một tiêu cự (hay còn gọi là ống Prime) là tuyệt nhất bởi phần hậu cảnh có thể làm mờ một cách dễ dàng. Ống một tiêu cự thường nhẹ hơn ống zoom, và đôi khi có thể rẻ hơn, chẳng hạn ống Canon EF 50mm f/1.8 (ống fix) đang có giá bán trên thị trường Việt Nam là 1,8 triệu đồng, trong khi ống Canon EF 55-250mm F.4-5.6 IS (ống zoom) được bán với giá 3,8 triệu đồng.

Canon EF 50mm f/1.8 được đánh giá là ống fix bình dân tốt nhất của Canon hiện nay. Tất nhiên, rẻ tiền thì không có chuyện “xịn” hơn ống đắt tiền khác. Những ống kính kiểu này thường không có tính năng chống rung tích hợp sẵn. Ống Prime có thể ở bất cứ tiêu cự nào, nhưng thường là trong khoảng từ 35mm tới 80mm. Ống 50mm sẽ cho ảnh tương ứng với mắt người có thể nhìn thấy.

Ống tele
Mục đích sử dụng: Chụp xa, chụp cuộc sống hoang dã, và thể thao

Đúng như tên gọi, ống tele chỉ dùng để chụp ảnh từ xa. Thường thì loại ống này khá dài và nặng. Độ mở của ống thường không lớn – tối đa là f/2.8 (rất đắt tiền). Ống tele có thể là ống một tiêu cự hoặc ống zoom, cho không gian ảnh nhỏ hơn so với loại ống góc rộng hoặc ống chuẩn. DOF của ống tele không đẹp bằng ống một tiêu cự hoặc ống có độ mở lớn khác.

Ống Macro
Mục đích sử dụng: Chụp gần, chụp macro

Nếu muốn chụp cây cối, côn trùng hoặc các vật thể ở khoảng cách không thể gần hơn thì bạn bắt buộc phải sử dụng ống macro. Ống kính này sẽ cho phép bạn phóng to ảnh chụp côn trùng lên mức bình thường. Ống macro chỉ có duy nhất một độ dài tiêu cự.

Ống mắt cá (fish-eye len)
Mục đích sử dụng: Cho hiệu ứng cong đặc biệt

Nếu đã là “dân chơi” chụp ảnh thì bạn không thể thiếu được loại ống này. Ống mắt cá sẽ biến ảnh chụp thành những đường cong lạ mắt, cho hiệu ứng thú vị hơn.

10 ỐNG KÍNH THÔNG DỤNG NHẤT CHO MÁY ẢNH DSLR:

Canon EF-S 18-55mm F3.5-5.6 IS

 Ảnh minh họa


Ống kit này có mức zoom vừa phải, chất lượng quang học tốt, và có khả năng chống rung tích hợp sẵn, phù hợp với mục đích sử dụng thông thường.

+ Ưu: Khả năng chống rung quang học cho ảnh chụp bằng tay sắc nét hơn khi chụp ở tốc độ thấp. Nhẹ và chắc chắn.

+ Khuyết: Thiết kế vòng ring lấy nét bằng tay bất tiện. Làm bằng nhựa. Độ dài tiêu cự tối đa chỉ đến 55mm.

Giá tham khảo: 2,5 triệu đồng

Canon EF-S 55-250mm f4.0-5.6 IS

 Ảnh minh họa



Ống này khá nhẹ, thiết kế chắc chắn, có chống rung và được bán với mức giá vừa phải. Ống thích hợp cho người mới tập chụp ảnh và dân amatơ ít tiền.

+ Ưu: Vê nét bằng tay khá tốt; khả năng chống rung quang học cho chất lượng ảnh sắc nét hơn khi chụp ở tốc độ thấp.

+ Khuyết: Làm bằng nhựa, không bền. Độ nét giảm đáng kể khi chụp ở tiêu cự 250mm.

Giá tham khảo: 4,3 triệu đồng

AF-S Nikkor 16-35mm f/4G ED VR

 Ảnh minh họa


Là ống góc rộng đỉnh cao của Nikon, AF-S Nikkor 16-35mm f/4G ED VR mang hình ảnh cực kỳ sắc nét, rất lý tưởng cho chụp phong cảnh, kiến trúc và chụp thông thường.

+ Ưu: Ống góc rộng có khả năng chống rung cao cấp; giảm chói tuyệt vời; ít quang sai; kết cấu chắc chắn.

Giá tham khảo: 32 triệu đồng

Nikon AF-S DX 18-105mm f/3.5-5.6G ED VR

 Ảnh minh họa



Ống này thích hợp cho những ai không muốn sử dụng ống kit có sẵn. Ống nhẹ và chắc chắn.

+ Ưu: Chất lượng ảnh sắc nét.

+Khuyết: Làm bằng nhựa.

Giá tham khảo: 12,5 triệu đồng

Tamron AF18-270mm f/3.5-f/6.3 Di II VC

 Ảnh minh họa



Nếu bạn có nhu cầu vừa chụp góc rộng, vừa chụp tele thì độ dài tiêu cự 18-270mm của ống này là thích hợp nhất.

+ Ưu: Zoom lớn; ảnh khá sắc nét nhất là trong dải 35-100mm; có chống rung.

+ Khuyết: Nặng.

Giá tham khảo: 17 triệu đồng

Sony 70-200mm f/2.8 G

 Ảnh minh họa


Là ống tele tốt nhất cho dòng máy Alph của Sony nhưng bạn sẽ phải bỏ ra khá nhiều tiền mới có thể sở hữu được ống kính này.

+Ưu: Chất lượng tốt; độ mở ống kính lớn.

+ Khuyết: “Siêu nặng” (1,34kg)

Giá tham khảo: 62 triệu đồng

Canon EF 70-200mm f2.8L IS II

 Ảnh minh họa



Đây được xem là ống tele thông dụng nhất đối với dân chụp ảnh hiện nay. Độ mở lớn (f/2.8) giúp cho ống đạt chất lượng ảnh tốt nhất.

Giá tham khảo: 50 triệu đồng

AF-S NIKON 70-200mm f/2.8G ED VR II


 Ảnh minh họa



Đây là ống khá mới của Nikon (sản xuất năm 2009) được tích hợp công nghệ chống rung mới. Đây cũng được xem là ống kính thông dụng nhất đối với các “fan” của dòng máy ảnh Nikon. Giá tham khảo của ống kính này trên thị trường là 32 triệu đồng.

Canon TS-E 24mm F/3.5L

 Ảnh minh họa



Là ống góc rộng thuộc hàng hiếm của Canon, TS-E 24 dành cho chụp công trình kiến trúc hoặc phục vụ cho các mục đích đặc biệt khác. Giá bán tham khảo của sản phẩm là 17 triệu đồng.

NIKON PC-E 24mm f/3.5D ED

 Ảnh minh họa



Ống kính này cho phép người chụp phối cảnh, lấy nét linh hoạt hơn. Giá bán tham khảo: 42 triệu đồng.

Canon đang dẫn đầu thị trường máy ảnh compact với hàng chục mẫu camera số thuộc 5 dòng chính: E, A. IXUS, S, G. Mỗi dòng có một đặc điểm riêng, E series đơn giản nhất còn G series cao cấp nhất.

Trong tất cả các nhà sản xuất máy ảnh, Canon có lịch sử lâu đời nhất, từ năm 1933. Năm đầu, hãng này là một phòng nghiên cứu các thiết bị quang học chính xác, nhưng chỉ một năm sau đó, họ đã đổi tên thành Canon và ra đời chiếc máy ảnh đầu tiên - Hansa Canon.

Camera số đầu tay của họ là PowerShot 600, xuất hiện trên thị trường năm 1996. Một điểm thú vị là chiếc máy số thuở sơ khai này lại được trang bị hàng loạt chế độ chụp mà những model cao cấp ngày nay vẫn còn sử dụng.

12 năm đã qua, giờ thị trường đã được làm dày lên bởi hàng loạt tên tuổi của các hãng lớn, nhỏ, nhưng Canon luôn dẫn đầu. Đặc biệt là trong phân khúc máy ảnh ngắm chụp với các dòng E, A, IXUS, S, G - trải từ phân khúc thấp tới cao.

Canon E series bao gồm những máy đơn giản nhất cả về hình thức lẫn tính năng. Đặc điểm chung của dòng là sử dụng pin AA, thân máy thô và nặng nên sẽ rất buồn cười nếu đem so sánh với những model "người mẫu" hiện thời. Máy được trang bị chức năng bình ổn ảnh quang và một loạt chế độ hỗ trợ đơn giản cho những người lần đầu sử dụng.

Đại diện của dòng là chiếc E1 màu sắc sặc sỡ phù hợp với các bạn gái tuổi "teen" cùng những phím điều khiển dễ sử dụng.

Xếp kế trên E là series A với đối tượng sử dụng rộng hơn do được trang bị nhiều chế độ chụp khác nhau. Các máy mang chữ A cũng sử dụng pin AA nên thân lớn. Tuy nhiên, một lợi ích của việc dùng pin loại này là đi đâu cũng kiếm được pin để dùng, rất phù hợp với người hay đi du lịch. Nhìn chung, A series cũng vẫn là các máy cơ bản, ai mới dùng cũng sử dụng được.

Sản phẩm nổi bật của dòng là PowerShot A2000 IS – model mới nhất và được trang bị nhiều tính năng cao cấp. Chiếc máy này mỏng hơn nhiều so với model A đời đầu, màn hình rộng 3 inch . Sắp tới Canon sẽ ra thêm A1000 IS với kính ngắm quang và nhiều màu sắc.

PowerShot A590 IS cũng là một trong những chiếc máy ngắm chụp được đánh giá cao của Canon. Mặc dù màn hình chỉ đạt 2,5 inch nhưng nếu xét về tính năng thì nó xếp đầu trong dòng ngắm chụp. A590 IS được trang bị chế độ phơi sáng chỉnh tay, chế độ bình ổn ảnh.

IXUS là dòng máy "point and shot" bán chạy nhất thị trường. Với mỗi khu vực, IXUS lại được gọi bằng một tên khác nhau, tại Nhật là IXY, tại Mỹ là PowerShot ELPH, nhưng chất lượng máy và ảnh không khác biệt.

IXUS bán tốt bởi nó có thiết kế đẹp, thân máy mỏng, hợp thời trang mà vẫn chụp ảnh đẹp. Một số model còn được trang bị những tính năng cao cấp, nâng cao “level” của người dùng. Ban đầu, IXUS chỉ có 3 nhánh sản phẩm: IXUS 60, IXUS 65 và IXUS 800 IS, nhưng tới nay, dòng này đã phát triển đến trên 10 mẫu. Sơ đồ dưới đây sẽ giúp bạn theo dõi cụ thể hơn quá trình phát triển của nó.

Nổi bật trong số đó là IXUS 970 IS - chiếc máy ảnh có zoom quang cao nhất thuộc nhánh này (5x). Dải tiêu cự của nó tương đương với 37 – 185 mm trên máy phim; khẩu độ f3,2 – f5,7. Thân máy hơi lớn so với các máy IXUS khác, nhưng thiết kế hợp lý với các bánh xe điều khiển dễ sử dụng.

Chiếc 90 IS là máy ảnh IXUS có màn hình rộng nhất (3 inch) và cũng là model có hệ thống điều khiển rắc rối nhất. Bản thân hình thù và cách bố trí các phím bấm khá lạ lẫm, phím tròn dùng để chuyển nhanh các chế độ chụp tương tự ở dòng máy CoolPix của Nikon.

Cao cấp hơn một chút là dòng S với đặc điểm là zoom xa, nhưng giá hợp lý. Trông mấy máy S không giống những model trên bởi đơn giản, Canon xếp chúng vào dạng nửa chuyên nửa không và dành cho những người muốn chuyển đổi từ máy ngắm chụp đơn giản lên DSLR.

Sản phẩm nổi bật phải nói đến là PowerShot S5 IS có zoom quang 12x và sở hữu ống kính dài nhất trong số các dòng máy compact của Canon. Màn hình LCD 2,5 inch có khớp nối với thân nên bạn có thể xoay ngang dọc tùy thích và việc chụp ảnh do đó cũng linh hoạt hơn. S5 IS có hotshoe để gắn thêm đèn chiếu.

Chiếc PowerShot SX110 IS sắp ra mắt là đại diện tiêu biểu của nhánh SX. Đây là mẫu máy siêu zoom giá rẻ, cảm biến 9 Megapixel, zoom quang 10x. Máy cũng được trang bị các chế độ ổn định ảnh và nhận diện khuôn mặt như các dòng máy Canon khác.

G series là những mẫu ngắm chụp “đỉnh” nhất của Canon bởi nó được trang bị những tính năng chỉnh tay và hỗ trợ định dạng ảnh RAW giống các máy DSLR. So với dòng S, G series được xem là lựa chọn sáng giá hơn cho những ai đang muốn chuyển từ compact sang máy ống kính rời mà chưa có đủ điều kiện.

Trong dòng này, PowerShot G9 được nhắc đến nhiều hơn cả. Sản phẩm được trang bị ống kính có dải tiêu cự 35 – 210 mm, khẩu độ f2,8 – f4,8; zoom quang 6x với sự hỗ trợ của hệ thống ổn định ảnh quang học. Cảm biến ảnh được đầu tư lên kích thước 1/1,7 inch, độ phân giải 12 Megapixel nên bắt hình dễ hơn. Cùng với đó, G9 cũng hỗ trợ định dạng ảnh RAW giống như các máy chuyên nghiệp.


Làm túi đựng máy ảnh

Tự chụp ảnh cưới đẹp, tại sao không?

Các cách tạo dáng chụp ảnh để có những shoot hình đẹp nhất

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý