Tác dụng của hoa hồi

seminoon seminoon @seminoon

Tác dụng của hoa hồi

18/04/2015 08:48 PM
1,940

Tinh dầu thường được chiết xuất từ quả là chủ yếu, trong lá có hàm lượng tinh dầu nhỏ, tinh dầu được trưng cất theo phương pháp lôi cuốn hơi nước, trích ly phân đoạn.

Tinh dầu hồi là chất lỏng sánh không màu hoặc có màu vàng nhạt, có mùi thơm đặc trưng. Thành phần hóa học chủ yếu của tinh dầu hồi là: trans - anethol ngoài ra còn khoảng trên 20 hợp chất khác.


Thành phần hóa học của tinh dầu hồi rất đa dạng, chúng phụ thuộc vào từng giống hồi, từng vùng sinh thái cũng như thời vụ thu hoạch và điều kiện trưng cất.


Thành phần tinh dầu: lá cây, quả, hoa hồi.


Dung tích chai: 10ml


Được triết xuất trên giây chuyền công nghệ hiện đại, vùng nguyên liệu.Hồi tập trung chủ yếu ở khu vực vùng núi phía Bắc nước ta, tinh dầu Hồi Việt Nam được đánh giá có chất lượng, hàm lượng, thành phần hóa học vào loại tốt nhất thế giới, tinh dầu Hồi Việt Nam rất được thị trường quốc tế ưa chuộng, tinh dầu Hồi của nước ta được Mỹ xếp loại tiêu chuẩn có ký hiệu: “GRAS 2096”


* Tác dụng của tinh dầu hồi:


Tinh dầu Hồi có mùi đặc trưng, tinh dầu Hồi được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày trong nươc dùng phở, dùng ướp thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm..tinh dầu hồi có tác dung kháng khuẩn, ở nồng độ thấp ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao...

- Chữa khó tiêu

- Trị ho gió

- Trị đờm

- Trị nôn mửa

- Diệt khuẩn trong không khí mạnh

- Tăng sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn đường ruột

- Làm giảm độ co thắt cơ trơn

- Ngoài ra tinh dầu hồi còn có rất nhiều tính năng phòng chống và điều trị bệnh, mọi thông tin chi tiết khách hàng tự tìm hiểu thêm.

* Hướng dẫn sử dụng tinh dầu Hồi

- Không được bôi trực tiếp tinh dầu lên da vào các vùng nhạy cảm

- Không được uống

- Tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao

- Để xa tầm tay trẻ em

- Dùng massage khi kết hợp với dầu nền (dầu dẫn) và các tinh dầu khác

- Dùng thăng (tỏa) tinh dầu vào không khí bằng đèn chuyên dụng, diệt khuẩn hiệu, phòng một số bệnh thông thường.

Chú ý: Hàm lượng tinh dầu Hồi khi kết hợp để massage chiếm từ 1 đến 2 %. Người có âm hư, hỏa vượng không nên dùng tinh dầu hồi

Hoa hoi Viet Nam du de san xuat Tamiflu

Cây hồi tập trung chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam.

Ở Trung Quốc, cây hồi được trồng chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, cung cấp 90% tổng sản lượng toàn cầu. Tại Việt Nam, cây hồi được trồng rất nhiều ở các tỉnh phía bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh...

Thành phần nguyên liệu chính của Tamiflu chính là chất Shikimic axít, chất này làm từ quả cây hồi.

Cứ 13 gam hoa hồi làm ra 1,3 gam Shikimic axít- tiền tố đủ để sản xuất được 10 viên nang Tamiflu Được biết, giá thành của Shikimic axít trên thị trường được bán với giá khá cao, từ 200 - 400 USD/kg.

  • Đổi axít shikimic từ hoa hồi để lấy Tamiflu

Theo ông Nguyễn Thượng Dong, Giám đốc Viện Dược liệu: Trong Đông y, hồi được dùng chữa nôn mửa, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, giải độc của thịt cá, tay chân nhức mỏi.

Tây y cũng đã sử dụng quả hồi làm thuốc trung tiện, kích thích tiêu hóa, lợi sữa.

Hồi có tác dụng giảm đau, giảm co thắt ruột, được dùng trong các bệnh lý đau dạ dày, ruột.

Tinh dầu hồi có tác dụng giúp dễ tiêu, ức chế sự lên men ruột, long đờm và lợi tiểu nhẹ, là thành phần các thuốc trị ho, thuốc xoa bóp ngoài da, thuốc trị bệnh nấm da và ghẻ.

Ông Dong cho biết thêm: bên cạnh đó, quả hồi còn dùng làm gia vị trong bữa ăn rất ngon.

Quả hồi là một thành phần trong bột húng lìu, dùng nấu phở... Với diện tích khoảng 15.000 ha cây hồi và khả năng khai thác từ 5.000 - 6.000 tấn/năm, VN đã xuất khẩu hồi sang Pháp, Đức, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan...

Trong khi hãng Roche không đủ khả năng cung ứng thuốc Tamiflu cho nhu cầu của thế giới, nhiều nước đã ""tự lực cánh sinh"" trong việc tìm ra bài thuốc phòng chống cúm gia cầm.

Việt Nam cũng đã chuẩn bị cho việc sản xuất Tamiflu. Nguyên liệu sẵn sàng, quy trình sản xuất viên nang VN đã thực hiện được từ nhiều năm nay.

Còn trong trường hợp nếu hãng Roche chưa nhượng quyền sản xuất cho VN, VN sẽ đổi axít shikimic - thành phần chính của oseltamivir vừa được các chuyên gia thuộc Viện Hoá học thuộc Viện Khoa học - Công nghệ (KH&CN) Việt Nam nghiên cứu thành côngđể lấy thuốc Tamiflu (tên thương mại của oseltamivir).

Hồi, Đại hồi - lllicium verum Hook. f et Thoms. thuộc họ Hồi - llliciaceae.

Mô tả: Cây nhỡ, cao 6-10m. Thân thẳng to, cành thẳng nhẵn, lúc non màu lục nhạt sau chuyển sang màu nâu xám. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, dày, cứng giòn, nhẵn bóng, dài 8-12cm, rộng 3-4cm, hình mác hoặc trứng thuôn, hơi nhọn dần, mặt trên xanh bóng hơn mặt dưới. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có khi xếp 2-3 cái; cuống to và ngắn; 5 lá đài màu trắng có mép màu hồng; 5-6 cánh hoa đều nhau màu hồng thẫm. Quả kép gồm 6-8 đại (có khi hơn), xếp thành hình sao đường kính 2,5-3cm, lúc non màu lục, khi già màu nâu sẫm, mỗi đài dài 10-15mm, có mũi nhọn ngắn ở đầu. Hạt hình trứng, nhẫn bóng.

Hoa tháng 3-5, quả tháng 6-9.  

Bộ phận dùng: 1. Quả Hồi - Fructus Anisi Stellati, thường gọi là Bát giác hồi hương, 2. Tinh dầu Hồi - Oleum Anisi Stellati.

Nơi sống và thu hái: Hồi là loại cây của vùng Đông Á, hiện có ở một số tỉnh phía Nam Trung quốc (Quảng Tây, Quảng Đông) và các tỉnh Đông Bắc Việt Nam. Còn được trồng ở Philippin và Jamaica. Ở nước ta, Hồi được trồng phổ biến ở các huyện phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, một số nơi ở Cao Bằng, và vài nơi khác ở Bắc Thái, Quảng Ninh. Vào tháng 7-9 và 11-12, người ta thu hái quả chín, đem tách quả ra từng mảnh bỏ hạt, rửa sạch, phơi trong mát cho khô. Khi dùng tẩm rượu sao (cách giấy) hoặc tẩm nước muối sao qua (cách giấy). Người ta thu hái quả Hồi đem về phơi nắng nhẹ cho khô hẳn, rồi cất lấy tinh dầu. Cũng có thể cất từ quả tươi.

Thành phần hóa học: Quả hồi chứa nhiều tinh dầu, nếu cất bằng phương pháp kéo hơi nước từ quả hồi tươi thì đạt hàm lượng 3-3,5%, tinh dầu lỏng, không màu hoặc màu vàng nhạt, có mùi thơm đặc biệt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu hồi là anethol (80-90%); ngoài ra còn có a-pinen, d-pinen, l-phellandren, safrol, terpineol, limonen. Lá hồi cũng chứa tinh dầu nhưng độ đông đặc hơi thấp hơn. Hạt hồi không mùi, chỉ chứa dầu béo.

Tính vị, tác dụng: Hồi có vị cay, ngọt, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng trừ đàm, khai vị, kiện tỳ (kích thích bộ máy tiêu hoá), tiêu thực, giảm co bóp trong dạ dày và ruột, lợi sữa, trừ phong, giảm đau, sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng, đau ruột sán khí (đau xuyên bụng dưới lên). Còn dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá, trị tay chân nhức mỏi. Ngày dùng 4-8g dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc 1-4g quả dạng thuốc bột. Người ta cũng dùng quả ngâm rượu làm thuốc xoa bóp ngoài da. Lá Hồi dùng trị rắn cắn (nhai nuốt nước, lấy bã đắp). Hồi còn được dùng làm rượu khai vị, làm thơm thuốc đánh răng và gia vị. Tinh dầu Hồi cũng có tác dụng kích thích, làm dễ tiêu, chống co giật, ức chế sự lên men ruột, gây trung tiện, long đờm và lợi tiểu nhẹ, được dùng chữa đau bụng; là thành phần của thuốc ngậm chữa ho và là thuốc xoa bóp chữa thấp khớp, thuốc chữa đau tai, sát khuẩn, trị bệnh nấm da và ghẻ. Còn dùng làm thuốc diệt rận, rệp và là thành phần của thuốc bơm trừ sâu bọ cho gia súc.

Đơn thuốc:

1. Cảm hàn, đau bụng thổ tả: Dùng Hồi hương tán bột uống mỗi lần 2g với rượu, ngày uống 3,4 lần. Hoặc dùng tinh dầu Hồi uống mỗi lần 4 giọt, ngày uống 3-4 lần.

2. Hôi miệng, thở hôi: Dùng hoa Hồi nhai nuốt, mỗi ngày vài cánh.

3. Đau lưng: Hồi (bỏ hạt) tẩm nước muối sao, tán nhỏ, mỗi lần dùng 6-10g với rượu. Ngoài dùng lá Ngải cứu chườm nóng vào lưng.

4. Chữa cổ trướng và thũng trướng mạn tính: Dùng Hồi hương 2g và hạt Bìm bìm 8g, tán bột, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống trong 3-4 ngày liền.

5. Đại tiểu tiện không lợi: Hồi và Bìm bìm như trên tán bột mỗi lần uống 4g với nước gừng.

Ghi chú: Tránh nhầm với loại Hồi có quả độc, có tên là lllicium religiosum Sieb. et Zucc., có các đại nhỏ hơn, không nhiều, có mũi nhọn rõ rệt ở đầu, mùi không thơm vì anethol mà có mùi của long não Sasafras

Hình thái

Cây  gỗ  nhỏ,  thường  xanh, cao  6-8(-15)m,  đường  kính  thân 15-30cm.  Thân  mọc  thẳng,  tròn, vỏ ngoài màu nâu xám. Cành non hơi mập, nhẵn, màu lục nhạt, sau chuyển  thành  màu  nâu  xám.  Lá mọc  cách  và  thường  tập  trung  ở đầu   cành,   trông   tựa   như   mọc vòng; mỗi vòng thường có 3-5 lá. Phiến lá nguyên, dày, cứng, giòn; hình  trứng  thuôn  hay  trái  xoan thuôn;  kích  thước  6-12x2,5-5cm; đầu  lá  nhọn  hoặc  tù,  gốc  lá  hình nêm; mặt trên màu lục sẫm, nhẵn, mặt  dưới  xanh  nhạt;  gân  dạng lông  chim,  gồm  9-12  đôi,  không nổi rõ. Cuống lá dài 7-10cm.


Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc hoặc  2-3  cái  ở  kẽ  lá;  cuống  hoa hồi ngắn;  đài  5-6  lá,  màu  lục,  mép
 

1- Cành mang hoa; 2- Quả màu hồng, rụng ngay sau khi hoa nở; cánh hoa 16-20, hình bầu dục và thường nhỏ hơn các lá đài, mặt ngoài màu trắng, mặt trong màu hồng thẫm, càng vào giữa càng thẫm; nhị (9)10-20(-25) xếp 1-2 vòng, chỉ nhị ngắn; lá noãn (6-)8(-13), hợp thành khối hình nón.

Quả gồm (6-) 8(-13) đại, khi già các lá noãn sắp xếp toả tròn, hình sao; khi chín có màu nâu; mỗi đại chứa 1 hạt. Hạt hình trứng thuôn hơi dẹt, nhẵn, màu nâu hoặc hung đỏ.

Các thông tin khác về thực vật

Chi Hồi (Illicium) gồm khoảng trên 40 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Bắc Mỹ. Đến nay, ở nước ta đã phát hiện được khoảng 16 loài thuộc chi Hồi (chiếm 40% số loài của cả chi). Riêng tại Sa Pa (Lao Cai) đã gặp tới 6 loài. Quả và lá của hầu hết các loài trong chi Hồi đều chứa tinh dầu. Thành phần hoá học trong tinh dầu của mỗi loài cũng rất khác nhau, rất đa dạng.
 
Dựa vào đặc điểm số lượng noãn trên mỗi quả, Lưu Đàm Cư và cộng sự (2005) đã xếp các dạng hồi tại Lạng Sơn vào 3 nhóm chính:


- Nhóm 8 cánh: trong mỗi quả có (7-)8-(-10) lá noãn. Trong đó số quả có 8 lá noãn chiếm
ưu thế (75-91%).

-  Nhóm  trung  gian:  trong  mỗi  quả  có  (5-)8(-13)  lá  noãn.  Trong  đó  số  quả  có  8  lá  noãn không vượt quá 60,9%.

- Nhóm quả nhiều lá noãn: trong mỗi quả có từ 7-13 lá noãn. Trong đó số quả có 9-13 lá noãn chiếm ưu thế (61,9-95,6).

Phân bố

Việt Nam: Đến nay vẫn chưa gặp Hồi (Illicium verum) sinh trưởng ở trạng thái hoang dại. Nhiều ý kiến cho rằng, hồi là cây nguyên sản ở vùng Đông Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, hồi được trồng chủ yếu ở Lạng Sơn (Văn Quán, Bình Gia,  Cao  Lộc,  Bắc  Sơn,  Chi  Lăng,  Văn  Lãng,  Thị  xã  Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, Tràng Định…) và Quảng Ninh (Bình Liêu).  Gần  đây  hồi  đã  được  đưa  trồng  ở  Cao  Bằng  (Đông Khê) và Bắc Kạn.

Thế giới: Cây  cũng  được  trồng  nhiều  tại  miền  Nam  Trung  Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, đảo Hải Nam). Hoa hồi đã được nhập trồng tại Nhật Bản, Ấn Độ.

Đặc điểm sinh học


Hồi đã được trồng trọt từ rất lâu đời tại các khu vực đồi núi vùng Đông Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Các rừng hồi hiện có, tập trung chủ yếu ở độ cao (200-)300-400(-600)m, với nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 18-220C và tổng   lượng   mưa   trung   bình   năm (1.000-)1.400-1.600 (2.800) mm. Vùng trồng hồi tập trung ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, hàng năm có tới 4 tháng nhiệt độ không khí xuống thấp (trung bình
13,5-150C) và thường có sương muối.

Cây ưa lớp đất mặt dày, độ phì cao, thoát nước tốt, có độ pH 5-8, đặc biệt là đất feralit màu đỏ, màu nâu đến màu vàng, phát triển trên sa diệp thạch. Hồi là cây ưa sáng, song ở giai đoạn non lại cần được che bóng. Trong giai đoạn đầu, cây sinh trưởng rất nhanh theo chiều cao (tăng trưởng theo chiều cao có thể đạt tới 1,5-2,0 m/năm). Cây 5-6 năm tuổi có thể cao tới 9-10m. Cây trồng từ hạt có thể ra hoa, bói quả ở giai đoạn 5-6 năm tuổi. Thông thường, hổi nảy chồi vào 2 vụ trong năm. Vụ chính (còn gọi là vụ xuân) cây nẩy chồi vào cuối tháng 1 đầu tháng 2; vụ phụ (hè thu) từ các tháng 6-7 đến 10-11. Vụ hoa chính thường vào tháng 7-9 và cho quả chín vào tháng 7-9 năm sau. Đây là vụ hồi chính (vụ hồi mùa). Thực tế thì vào tháng 3-4 hàng năm cũng có một vụ hồi chiêm, song chất lượng quả thấp, vì chủ yếu là những quả còn non bị rụng, quả chưa phát triển đầy đủ (thường gọi là “hồi đinh”, “hồi chân chuột”, “hồi chân chó”…).
 
Nếu quan sát kỹ ta thấy, một số cây hồi thường ra hoa, mang quả rải rác quanh năm. Hồi mùa là vụ chính (cả năng suất, chất lượng quả đều cao). Thời gian từ khi nở hoa, thụ phấn đến lúc quả chín thường kéo dài khoảng 1 năm. Thường sau mỗi chu kỳ 2-3 năm cây lại sai quả một lần.

Công dụng

Thành phần hoá học:

Tinh dầu hồi chứa chủ yếu ở trong quả (3-3,5% trong quả tươi và 8-13% trong quả khô). Trong lá cũng chứa tinh dầu, nhưng hàm lượng thấp (0,3-1,0%). Thành phần chủ yếu của tinh dầu  là  trans-anethol  (80-98%);  ngoài  ra  còn  có  khoảng  trên  20  hợp  chất  khác  (limonen,  - pinen,  -phellandren,  linalool,  -3-caren,  methylchavicol,  myrcen,  anisaldehyd,  sabinen,  4- terpineol, paracymen, -terpinen…). Cis-anethol thường chỉ có hàm lượng rất nhỏ (vết - 0,1%), nhưng lại rất độc và độ độc gấp 15-30 lần so với trans-anethol. Vì vậy, tinh dầu hồi sẽ gây ngộ độc nếu dùng quá liều lượng hoặc dùng nhiều.

Chất lượng của tinh dầu hồi phụ thuộc chặt chẽ vào hàm lượng của trans-anethol trong tinh dầu. Dưới đây là mối tương quan giữa độ đông và hàm lượng trans-anethol trong tinh dầu hồi:

Độ đông (0C)

21,1

18,6

16,3

14,0

11,6

9,9

8,0

6,2

Hàm lưng trans-anethol trong tinh dầu (%)

100

95

90

85

80

75

70

65



Hạt  hồi  chứa  khoảng  50-80%  dầu  béo  với  thành  phần  chính  là  các  acid  oleic,  linoleic,
stearic và myristic.

Những nghiên cứu gần đây của Viện Hoá học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã cho biết, từ quả hồi (đôi khi còn có tên gọi là “hoa hồi”) đã tách và chiết được acid shikimic. Cứ
100kg quả hồi khô có thế chiết được từ 6,5-7kg acid shikimic. Acid shikimic được coi là nguồn nguyên liệu quan trọng để chế biến thuốc tamiflu, một loại thuốc chủ yếu để chữa trị bệnh cúm gia cầm H5N1 hiện nay.

Công dụng:

Hồi đã được sử dụng làm gia vị và làm thuốc từ hàng ngàn năm trước đây ở nước ta cũng như ở Trung Quốc. Quả và tinh dầu hồi là loại gia vị thơm, hấp dẫn trong chế biến thực phẩm. Tinh dầu hồi được sử dụng nhiều trong công nghệ chế biến rượu khai vị, rượu mùi, nước ngọt
và bánh kẹo. Hương vị hấp dẫn của hồi vừa có tác dụng kích thích tiêu hoá, vừa gây cảm hứng ngon miệng.

Trong y học dân tộc ở nước ta cũng như tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…, hồi được dùng làm thuốc gây trung tiện, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, giảm đau, giảm co bóp trong dạ dày, trong ruột, lợi sữa, chữa trị nôn mửa, đau, thấp khớp, đau lưng, ngộ độc thịt cá và chữa trị khi bị rắn độc cắn… Tây y coi tinh dầu hồi có tính kích thích, tăng cường nhu động ruột, dùng chữa đau bụng, tăng tiết dịch đường hô hấp, giúp tiêu hoá, giảm đau, khử đờm. Tinh dầu hồi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao và nhiều loại vi khuẩn khác, nên được dùng làm thuốc sát khuẩn, trị nấm ngoài da và ghẻ lở. Hồi còn được dùng trong việc sản xuất, chế biến thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, diệt chấy, rận, rệp, và một số ngoại ký sinh trùng ở gia súc.
 
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng - Nhân giống:

Hồi được nhân giống chủ yếu từ hạt. Hạt được chọn từ quả chín ở vụ hồi mùa (tháng 7-9), từ những cây mẹ khoẻ, sai quả, chống chịu sâu bệnh tốt, ở giai đoạn 15-20 năm tuổi. Quả thu về cần trải thành một lớp mỏng ở nơi râm, thoáng mát khoảng 4-5 ngày, để tách lấy hạt. Hạt hồi chứa dầu béo và sẽ mất sức nẩy mầm rất nhanh; nên cần được gieo ngay sau khi thu hái hoặc bảo quản trong cát ẩm. Thời gian bảo quản càng lâu thì tỷ lệ hạt nẩy mầm càng giảm.

Vườn ươm cần chọn đất sét nhẹ, đất đỏ, nhiều mùn, đủ ẩm. Trước khi  gieo hạt cần cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ, bón lót phân hữu cơ đã hoai mục (40-60 tấn/ha), xử lý thuốc diệt nấm. Để hạt nảy mầm tốt, trước khi gieo cần ngâm hạt bằng nước ấm (35-370C) trong 2-3 giờ. Hạt có thể gieo theo rạch, gieo vãi hoặc gieo vào các bầu đất đã được chuẩn bị sẵn, 1kg hạt có thể gieo trên diện tích 80-100m2. Sau khi gieo cần phủ lên trên một lớp rơm rạ hoặc cỏ tranh mỏng và tưới đủ ẩm. Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, hạt có thể nẩy mầm sau khi gieo từ (15-)20- 40(-90) ngày. Lúc này cần bỏ dần lớp rơm rạ phủ và làm giàn che bóng cao 50-60cm. Thời gian đầu cần che kín, sau đó giảm dần độ che theo mức độ sinh trưởng của cây. Vườn ươm cần làm sạch cỏ, đủ ẩm, bón phân bổ sung, phòng trừ nấm gây hại gốc và rễ cây non. Khoảng 18- 20 tháng sau khi gieo, cây con đã cao 50-70cm. Đây là thời điểm có thể chuyển cây giống ra trồng trên diện tích sản xuất.

Trồng và chăm sóc:

Thời vụ trồng tốt   nhất là mùa xuân hoặc mùa mưa. Nên trồng hồi ở những sườn đồi có tầng đất mặt tương đối dày, đủ dinh dưỡng, với độ pH 5-6. Hố trồng cần đào sâu 50-60cm, rộng 50-60cm, bón lót 15-20kg phân chuồng hoai mục và làm sạch cỏ xung quanh. Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm, che bóng. Nên giữ lại những cây rừng sẵn có xung quanh để làm cây che bóng. Về sau sẽ dọn dần cây rừng theo mức độ lớn và sinh trưởng của hoa hồi. Trong những năm đầu có thể trồng xen khoai, đỗ, đậu, sắn hoặc chè để tận dụng đất và chống xói mòn.

Để hồi sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất quả cao, hàng năm cần bón  phân hữu cơ + NPK (khoảng 15-20 kg/cây) vào giai đoạn trước lúc cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả. Khi bón cần đào rãnh quanh tán cây, rải phân vào rồi lấp đất lên, dọn cỏ, phát bỏ dây leo, cây bụi ở xung quanh và vun gốc. Chăm bón tốt, cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, năng suất quả sẽ cao.

Đến nay vẫn chưa có thông tin gì  về sâu bệnh hại ở cây hồi. Một vài tài liệu có đề cập tới tuyến trùng (Radopholus similis) gây hại đối với một số cá thể ở một vài khu vực.

Ở giai đoạn 5-6 năm tuổi, năng suất quả rất thấp, thường chỉ 0,5-1 kg/cây. Đến thời kỳ đạt 10-20 tuổi, năng suất quả trung bình có thể đạt 7-20 kg/cây. Từ 20 năm tuổi trở đi, cây bắt đầu cho năng suất quả ổn định, thường đạt 20-30 kg/cây, năm bội thu có thể tới 35-40 kg/cây (năng suất tối đa có thể đạt 45-50 kg/cây). Nếu được chăm bón tốt, hồi cho năng suất cao và ổn định, có thể kéo dài trong giai đoạn từ 20 đến 80 năm tuổi. Sau đó năng suất sẽ giảm dần. Chu kỳ
canh  tác có thể tới 90-100 năm.

Khai thác, chế biến và bảo quản

Sau khi thu hoạch, quả cần được phơi ngay, vì để lâu dễ bị mốc. Cũng có thể nhúng qua nước sôi nhanh trong vài phút để diệt men rồi mới phơi. Với cách làm này quả có màu đỏ, đẹp, nhưng hàm lượng tinh dầu có giảm đi chút ít. Thường cứ 100 kg quả tươi sau khi phơi sẽ cho chừng 25-30kg khô.

Trên thị trường, sản phẩm quả hồi khô được chia thành 3 loại:

- Loại 1 (hồi đại hồng): quả đủ 8 cánh to, đồng đều, không bị lép, màu đỏ nâu, cuống ngắn
(3-5 mm), không mốc. Đây là loại có phẩm cấp tốt nhất.

- Loại 2: (hồi xô): quả có cánh không đều, màu cánh gián, một số cánh bị lép, giập, gãy.

- Loại 3: quả thu hái non, quả vụn, lép nhiều, màu nâu đen. Đây là loại có chất lượng kém.

Hồi thường được tiêu thụ ở dạng quả khô hoặc sản phẩm tinh dầu. Có thể cất tinh dầu khi quả còn tươi hay đã phơi khô. Đồng bào các dân tộc ở Lạng Sơn thường cất tinh dầu hồi bằng các nồi cất   thủ công, đơn giản, tương tự như cất rượu. Thời gian cất có thể kéo dài từ 18-24 giờ. Để có hiệu suất và chất lượng tinh dầu cao, cần sử dụng các thiết bị chưng cất liên tục bằng hơi nước có hồi lưu với nồi hơi riêng. Bã còn lại sau khi cất tinh dầu có thể dùng làm nhiên liệu để đun hoặc ủ trộn với phân súc vật để bón cho cây trồng.


Trên thị trường, tinh dầu hồi được đánh giá theo điểm đông của nó. Điểm đông càng cao thì chất lượng tinh dầu cũng càng cao:

- Điểm đông  >= 180C tinh dầu thuộc loại rất tốt.

- Điểm đông  >=170C tinh dầu thuộc loại tốt.

- Điểm đông  >=160C tinh dầu thuộc loại khá.

- Điểm đông  >=150C tinh dầu thuộc loại trung bình (đạt yêu cầu).

Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn

Không chỉ ở châu Á (đặc biệt là các nước khu vực Đông Nam Á), mà tại nhiều nước châu Âu (Pháp, Đức, Ý…) và châu Mỹ (Hoa Kỳ, Cu Ba…) quả và tinh dầu hồi được coi là gia vị ưa thích  trong  chế  biến  thực  phẩm.  Trong  danh  mục  các  thương  phẩm  an  toàn  được  phép  sử dụng trong sản xuất thuốc và chế biến thực phẩm của Hoa Kỳ, quả hồi mang ký hiệu “GRAS
2095” và tinh dầu hồi mang ký hiệu “GRAS 2096”.

Hồi lại là nguồn nguyên liệu có thể tách chiết acid shikimic, nguồn nguyên liệu để tổng hợp chất Osaltamivir - hoạt chất của thuốc tamiflu - hiện được coi là thuốc kháng virus có hiệu quả trong việc phối hợp điều trị cúm gia cầm H5N1 trên người nếu được sử dụng ở giai đoạn sớm.

Theo thống kê (chưa đầy đủ) thì diện tích rừng hồi ở Lạng Sơn, Quảng Ninh tới năm 2005 đạt trên 30.000 ha, với sản lượng quả là 3.426 tấn. Dự kiến đến năm 2010 chúng ta sẽ có thêm 20.000 ha hồi. Riêng tinh dầu, hàng năm cũng đã chưng cất được từ 150-250 tấn.

Quả hồi và tinh dầu hồi là mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới. Trong mấy năm vừa qua (1994-1997), giá mua bán tinh dầu hồi trong khoảng 9.500-10.900 USD/tấn và quả hồi khô trong khoảng 1.400-1.600 USD/tấn.


Trong hệ thực vật Việt Nam, chi Hồi (Illicium) có nguồn gen rất phong phú, rất đa dạng, hiện đã thống kê được khoảng 16 loài. Tất cả các loài trong chi Hồi (Illicium) ở nước ta đều
 
chứa tinh dầu với các thành phần hoá học khác nhau. Ở một số loài tinh dầu lại chứa chủ yếu
là safrol, linalool và methyl eugenol… Các loài trong chi Hồi ở Việt Nam là nguồn gen quý cần
được nghiên cứu để khai thác, bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững.

Để phát triển hồi có hiệu quả, việc nghiên cứu các vấn đề về quy hoạch, chọn giống, thâm canh, chế biến (tinh dầu và các sản phẩm khác) và thị trường tiêu thụ cần được coi trọng.

Cách cắm hoa tươi lâu chị em nên biết

Những loại cây mang lại may mắn

Tác dụng của lá sen với sức khỏe của bạn

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
dung nhieu hoa hoi co hai khong
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
mình có thể tiêu thụ hồi khô ở đâu 1 tấn hồi khô thì đk bn ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý