Tác dụng của hoa tam thất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng của hoa tam thất

18/04/2015 08:48 PM
16,110

Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây tam thất đều được dùng làm thuốc. Ngoài củ tam thất là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được người xưa lưu tâm nghiên cứu và sử dụng. Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như cao huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù tai, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...

Hoa tam thất được dùng dưới dạng sấy khô tán bột và hãm uống thay trà. Liều dùng: mỗi ngày lấy 1 - 3g hoa tam thất, hãm uống.

Tác dụng của hoa tam thất:

- Tác dụng chữa cholesterol (chữa mỡ máu / chữa máu nhiễm mỡ): giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu.

- Tác dụng thanh nhiệt: hoa tam thất có tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt).

- Tác dụng bình can: (điều hòa chức năng của tạng can).

- Tác dụng: bổ huyết (chống thiếu máu), cầm máu, giảm đau, tiêu ứ huyết,

- Tác dụng: chốm viêm tấy, giảm đau, chữa trường hợp viêm động mạch vành, đau nhói vùng ngực, chấn thương sưng tấy đau nhức, viêm khớp xương đau loét dạ dày tá tràng, trước và sau phẫu thuật để chống nhiễm khuẩn và chóng lành vết thương,

- Tác dụng tốt cho hệ thần kinh: an thần, trấn tĩnh, dễ ngủ và ngủ sâu giấc (chữa các chứng mất ngủ, ngủ hay mơ và nghiến răng).

- Tác dụng chữa cao huyết áp: hoa tam thất có tác dụng giáng áp( hạ huyết áp).

- Tác dụng đối với bệnh tim mạch, não: phòng ngừa các biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, tai biến não, chữa những người kém trí nhớ, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.

- Tác dụng tăng lực: giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, rất tốt cho người ăn uống kém, lao động quá sức, hay ra mồ hôi trộm.

- Tác dụng ngăn ngừa, phòng chống bệnh: kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, tăng sức đề kháng giúp cơ thể phòng chống bệnh tật về lâu dài, sử dụng thường xuyên sẽ nâng cao tuổi thọ.

- Tác dụng chữa bệnh ung thư : ngăn ngừa, phòng chống bệnh ung thư, tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của khối u.

- Tác dụng chữa các bệnh do thiếu máu lên não: do tăng cường máu lên não chữa các chứng bệnh đâu đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng.

- Tác dụng chữa nhĩ minh, nhĩ lung: chữa các chứng bệnh tai ù, tai điếc.

- Tác dụng chữa bệnh gan: rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan, hạ men gan; điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên , rất tốt với người gan nhiễm mỡ.

- Tác dụng chữa tiểu đường: hạ đường huyết, giúp bệnh nhân tiểu đường mạnh khỏe và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

- Tác dụng làm đẹp, giảm béo: chống lão hóa, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi; tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), giải độc gan tốt lên hỗ trợ chữa và phòng chống mụn, nám da, giúp cho làn da sáng đẹp.

Tác dụng lợi sữa cho phụ nữa sau sinh

Cách dùng:

Sử dụng mỗi ngày 2 - 3g, pha vào nước sôi uống như trà đến khi hết vị ngọt đắng mới thôi. Hoa tam thất rất tốt vừa chữa bệnh và nâng cao thể trạng.

Hoa tam thất, với thành phần chính là hoạt chất của nhân sâm Rb1, Rb2, có vị ngọt, mát. Tốt nhất là dùng loại hoa chưa nở, phơi sấy khô, đóng gói dùng dần. Hoa tam thất cũng chữa được nhiều bệnh: thanh nhiệt, mát gan, tiêu viêm, giảm béo... Dùng cho người huyết áp cao, mỡ trong máu cao gây hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu ù tai, bốc hoả từng cơn lên đầu, can hoả quá mạnh làm mất ngủ kéo dài, nhịp tim không đều, lòng bàn tay bàn chân nóng rát, bực bội trong người hay cáu giận, đêm ngủ hay mộng mị hoặc nghiến răng ken két. Ngoài ra hoa tam thất còn có tác dụng phòng chống bệnh ung thư.

Hoa tam thất dùng dưới dạng pha trà, mỗi ngày 1 - 3g, pha vào nước sôi uống như trà đến khi hết vị ngọt đắng mới thôi. Hoa tam thất rất tốt, có thể uống trà hoa tam thất trong bất cứ lúc nào và ở mọi lứa tuổi, vừa chữa bệnh vừa nâng cao thể trạng. Ngoài ra, phụ nữ mới sinh ít sữa, uống thì sữa rất nhiều.

Theo Đông y, tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau. Trong thời gian dùng tam thất để cầm máu, bệnh nhân không được sử dụng gừng, tỏi và các chế phẩm có gừng, tỏi.

Theo y học hiện đại, tam thất có các tác dụng sau:

- Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.

- Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm).

- Kích thích miễn dịch.

- Tác dụng với thần kinh: Dịch chiết rễ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh. Nhưng dịch chất chiết lá tam thất lại có tác dụng ngược lại: kéo dài tác dụng của thuốc an thần.

- Giảm đau: Dịch chiết của rễ, thân lá, tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.

Sau đây là một số bài thuốc có tam thất:

- Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.

- Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.

- Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.

- Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.

- Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.

- Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.

Tam thất là thuốc bổ, hoạt huyết mạnh.

Những người sau mổ, sau chấn thương, sau sinh nở dùng cực tốt, dễ lành vết thương, tiêu máu bầm, bổ huyết ích khí...

Cách dùng thông thường dân dã: Bột Tam thất:1-2 thìa cà phê, trộn cùng 1/2 quả tim heo thái mỏng, hấp cách thủy trong nồi cơm, ăn ngày 1 lần, có tiền dùng cả tháng chả sao cả. Nghèo sài độ 2 tuần- 3 tuần cũng đủ tác dụng.

Hay Bột Tam thất hầm gà ác cũng là bài thuốc tốt.
Hay trộn Bột Tam Thất mật ong rừng ăn trừ bữa cũng cực tốt...

Có tiền dùng nhiều, ít tiền dùng ít. TÙY !

Nhớ là dùng Tam Thất Bắc, chứ Tam Thất Nam kém hơn.

Loại tốt chỉ 6-7 củ/ 1 lạng đồng cân.
Loại >19 củ /1 lạng kém hơn.
Loại cứng như đá, lòng màu xanh nhạt ngả vàng tốt hơn loại cắn được.
Loại nhiều xoắn ( Lâu năm ) tốt hơn loại ít vòng vèo trên thân.

Loại Tam Thất dùng dao thái thành lát được là Tam Thất dỏm, đừng mua.
Thường chế tam Thất phải dùng dao cầu, thuyền tán. Nay dùng máy xay bột cũng tạm được.

Ấy là chút kinh nghiệm dân gian.

TAM THẤT

Tên thuốc: Radix Notoginsing.

Tên khoa học: Panax pseudo-ginseng (Burk)

Họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae)

Bộ phận dùng: củ. Củ Tam thất mọc hoang ở rừng núi (loại to 85 củ = 1kg, nhỏ cũng được 102 củ = 1kg), cứng nặng đen, thịt xanh xám, chỗ cắt mịn thì tốt, còn thịt trắng vàng là kém, thứ Tam thất gây trồng thì bé hơn, thứ da nhẵn, ít đắng thì kém phẩm chất.

Không nhầm với củ Nga truật (Curcuma zedoaria Roscoe Họ Gừng) thường làm Tam thất giả và cũng đừng nhầm với Thổ tam thất (Gynura sgetum (Lour) Merr, Họ Cúc), củ to hơn, da ngoài vàng xám, ít đắng.

Có người nói lấy bột Tam thất cho vào máu vừa mới đặc mà máu tan ra thì đúng là Tam thất.

Thành phần hoá học: có hai chất Saponim là, Arasaponin A và Arasaponin B, ngoài ra còn có phần dầu, loại đường và nhựa.

Tính vị: vị đắng, hơi ngọt, tính ấm.

Quy kinh: Vào 2 kinh Can và Vị.

Tác dụng: tán ứ, sinh tân chỉ huyết.

Chủ trị: trị thổ huyết, băng huyết, lỵ ra huyết, ứ huyết do tổn thương (dùng tươi).

- Xuất huyết nội tạng hoặc xuất huyết ngoài: Dùng riêng bột Tam thất hoặc phối hợp với Hoa nhuỵ thạch và Huyết dư tán.

- Xuất huyết và sưng do chấn thương ngoài: Dùng Tam thất dạng bột dùng ngoài.

Liều dùng: Ngày dùng 4 - 6g.

Cách Bào chế:

Theo Trung Y: Mùa nắng hoặc mùa đông, đào lấy củ đem về rửa sạch, phơi khô khi dùng thái lát, tán bột.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Có thể dùng tươi, rửa sạch, giã đắp lên vết thương. Rửa sạch, phơi khô, khi dùng tán bột hoặc mài với nước mà uống, không dùng sắc và không sao tẩm gì. Rửa kỹ bằng bàn chải, để ráo, ủ rượu cho mềm, bào phiến mỏng, sấy nhẹ cho khô đựng trong lọ kín, khi dùng hãm riêng rồi hoà vào chén thuốc đã sắctới cho uống. Có người rửa kỹ để ráo, ủ rượu 3 giờ cho mềm, thái mỏng sao qua (vi sao), tán bột để dùng.

Bảo quản: cần tránh mọt, sao chế rồi đậy kín nên dùng ngay.

Kiêng ky: người huyết hư, không có ứ huyết thì không dùng.

Ghi chú:

hầm Tam thất với gà ác cho ăn thì rất bổ.

Cây tam thất có tên khoa học là: Panax pseudoginseng Wall (Panax repens Maxim), thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).

Cây tam thất còn có tên là: sâm tam thất, kim bất hoán, nhân sâm tam thất, điền thất.
Bộ phận dùng:

Tam thất trồng từ 3 đến 7 năm mới thu hoạch rễ củ để làm thuốc.
Đào rễ củ về, rửa sạch đất cát, cắt tỉa rễ con, phơi hay sấy đến gần khô, lăn xoa nhiều lần cho khô.
Rễ củ hình trụ hoặc khối, hình thù thay đổi, dài khoảng 1,5 – 4 cm, đường kính 1 – 2 cm. Mặt ngoài củ màu vàng xám nhạt, trên mặt có những nét nhăn nhỏ theo chiều dọc. Khi chưa chế biến có lớp vỏ cứng bên ngoài, khó bẻ và khó cắt. Có thể tách riêng khỏi phần lõi. Củ có mùi thơm nhẹ đặc trưng của tam thất. Rễ củ trồng lâu năm, củ càng to, nặng giá trị càng cao.

Căn cứ vào trọng lượng củ để phân loại khi thu mua:
Loại 1: 105-130 củ nặng 1 kg;
Loại 2: 160-220 củ nặng 1 kg;
Loại 3: 240-260 củ nặng 1 kg.

Thành phần hóa học
Rễ củ tam thất có các chất như Acid amin, hợp chất có nhân Sterol, đường, các nguyên tố Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất Saponin: Arasaponin A, Arasaponin B. Saponin trong tam thất ít độc.

Công dụng
Rễ củ tam thất vị đắng ngọt, tính ấm vào 2 kinh can và vị. Có tác dụng bổ huyết, cầm máu, giảm đau, tiêu ứ huyết. Theo Dược điển Việt Nam, tam thất dùng trị thổ huyết, băng huyết, rong kinh, sau khi đẻ huyết hôi không ra, ứ trệ đau bụng, kiết lỵ ra máu, lưu huyết, tan ứ huyết, sưng tấy, thiếu máu nặng, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ.

Theo tài liệu nước ngoài, tam thất có tác dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng Cholesterol trong máu, hạ đường huyết, kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, chống viêm tấy giảm đau… được dùng trong các trường hợp huyết áp cao, viêm động mạch vành, đau nhói vùng ngực, đái tháo đường, các chấn thương sưng tấy đau nhức,viêm khớp xương đau loét dạ dày tá tràng, trước và sau phẫu thuật để chống nhiễm khuẩn và chóng lành vết thương, chữa những người kém trí nhớ, ăn uống kém, ra mồ hôi trộm, lao động quá sức.

Gần đây, tam thất được dùng trong một số trường hợp ung thư (máu, phổi, vòm họng, tiền liệt tuyến, tử cung, vú ) với những kết quả rất đáng khích lệ. Một số bị huyết áp thấp do thiếu máu nặng cũng dùng tam thất được.
Phụ nữ có thai không được uống tam thất.
Chưa có tài liệu nào nói đến việc dùng hoa tam thất nhưng có thể dùng hoa tam thất như một loại trà. Khả năng chống bệnh cao huyết áp của hoa tam thất cũng chưa được chứng minh

Liều lượng, cách dùng:
Theo Dược điển Việt Nam, liều lượng uống từ 4 đến 5g mỗi ngày; theo tài liệu nước ngoài lại ghi uống từ 6 – 10 g mỗi ngày.
Một số trường hợp bệnh nhân ung thư dùng từ 10 – 20 g mỗi ngày chia làm 4 đến 5 lần uống.
Tam thất dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc dạng bột, dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ.
Người ta dùng tam thất để chữa ung thư bằng cách lấy bột sống uống bằng thìa nhỏ chiêu với nước lọc nguội hoặc dùng dạng thái lát ngậm nhai rồi nuốt. Trên thực tế một số người nhai tam thất sống đã bị rộp niêm mạc miệng, vì vậy có thể dùng bột hoặc thái lát tam thất hãm với nước sôi uống cả nước nhai cả bã vừa đơn giản giữ được hương vị, hoạt chất dễ bay hơi không mất đi, vừa có tác dụng chữa bệnh tốt.
Ngoài cây tam thất (Panax pseudoginseng Wall) kể trên còn có 2 loại tam thất mọc hoang:
- Vũ diệp tam thất còn gọi là tam thất hoang có tên khoa học Panax bipinna tifidus Seem có rễ củ nhiều đốt.
- Cây tam thất mọc hoang ở vùng Hà Giang, Lao Kai có tên khoa học Panax pseudoginseng Nees.
Hai cây này công dụng như cây tam thất nhưng rễ củ dài nhiều đốt.
Cần phân biệt một số cây có tên là “tam thất” hoặc các cây lấy củ giả làm tam thất để bán ngoài thị trường:
- Cây hổ trượng (cốt khí củ, điền thất nam) có tên khoa học là Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc, họ Polygonaceae.
Rễ củ cây này dài ngắn không đều, mặt ngoài màu nâu vàng, mùi không rõ vị hơi đắng, dùng chữa phong thấp đau nhức xương, viêm gan, mhiễm trùng đường tiểu tiện.
- Cây thổ tam thất có tên khoa học là Gynura segetum (L.) Merr. hoặc Gynura pinnatifida thuộc họ Cúc (Compositae), lá và rễ dùng làm thuốc cầm máu, chữa rắn cắn.
- Tam thất gừng (tam thất nam, khương tam thất) có tên khoa học là Staplianthus thorlii Gagnep. thuộc họ gừng Zingiberaceae. Lá mọc thẳng từ thân rễ, phiến lá nguyên thân dài, hình mác hẹp đầu nhọn màu nâu tím. Củ rễ hình tròn thuôn một đầu hoặc hình trứng nhẵn, mặt ngoài màu vàng nhạt, thịt màu trắng ngà, vị cay nóng. Rễ tam thất gừng dùng chữa nôn mửa, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.
- Cây ngải tím (nghệ đen, nga truật) có tên khoa học Curcuma zedoaria Rose họ Zingiberaceae.
Củ khô rất cứng, vỏ ngoài màu nâu, có mùi thơm đặc biệt củ hình con quay (người ta hay làm giả tam thất bắc để bán). Củ này dùng chữa ứ huyết bế kinh, đau bụng vùng dưới .

Theo y học cổ truyền, tam thất là một vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, không độc, có tác dụng làm tan huyết ứ và cầm máu, làm hết phù nề do ứ trệ và giảm đau. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xuất huyết, sưng nề tụ máu do té ngã, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, bế kinh do huyết ứ, hành kinh đau bụng, sinh xong đau bụng do ứ huyết ngăn trở, sưng nề do viêm nhiễm...

Về trường hợp của chị xin trao đổi hai vấn đề:

- Ngày thứ hai chị uống thuốc viên có tam thất và mật ong và thấy kinh nguyệt không ra nữa (sạch kinh). Thật ra thuốc đông y, nhất là loại thuốc viên, không có tác dụng mạnh đến như vậy. Theo đông y, khi trộn chung với mật ong đã hàm ý làm cho thuốc thấm một cách từ từ, khác với thuốc sắc, có thể có tác dụng nhanh và mạnh hơn. Ngoài ra, dạng thuốc viên thường nhỏ hơn lượng thuốc sắc rất nhiều (có khi chỉ bằng 1/10). Vì vậy, nếu chị nói chị uống thuốc thang mà có ảnh hưởng đến lượng kinh nguyệt của chị thì tạm thời có thể tin được, nhưng với lượng thuốc viên như trên... thì cần phải xem xét lại ở khía cạnh khác.

- Về tác dụng chính của tam thất, các nhà y học xưa và nay đều đồng ý tam thất có tác dụng làm tan huyết ứ và cầm máu, và chỉ có một vài vị thuốc có tác dụng kép (vừa làm tan huyết lại vừa cầm huyết) như tam thất. Nhiều phụ nữ bị bế kinh (không phải do có thai), dùng tam thất (độc vị hoặc phối hợp với vài vị thuốc điều kinh khác...) lại thấy có kinh trở lại. Ngược lại, có những trường hợp phụ nữ bị băng huyết, rong huyết (không do khối u tử cung hoặc u nang buồng trứng...) dùng tam thất thấy có tác dụng không bị rong huyết nữa...

Như vậy, với trường hợp của chị, việc sạch kinh có lẽ do nguyên nhân khác nhiều hơn là do tác dụng phụ (như cách nghĩ của chị) của tam thất.

Biết mình đi công tác miền núi, mẹ gọi: “Nhớ mua cho mẹ hoa tam thất nhé. Rồi gửi ngay về đường bưu điện. Cần gấp. Xong việc ấy cho mẹ rồi làm việc gì hẵng làm!”. Lệnh của “Bộ Chính trị” thì to rồi. Hoa tam thất nó có gì hay mà mama xốn xang vậy ta?


Lóc cóc ra chợ Cốc Lếu, hoá ra có bán hoa tam thất thật, loại còn tươi, loại đã phơi khô. Cứ loại nào đắt thì mua thôi. Làm 2kg bọc nilon tổ chảng quấn rõ chặt, gửi cho mẹ một nửa, một nửa về biếu mẹ vợ.

Mang đến tận nhà mẹ vợ mà rằng: “Thưa mẹ, cái này là rất quý, nhưng ít người biết lắm. Cái cây tam thất cổ thụ này là độc nhất vô nhị, ông bán hàng ông í làm hẳn một cái chòi để xua không cho lũ chim nó lại gần, lỡ chim nó đập cánh mạnh quá nó rụng đi vài cánh hoa thì chết, phí hoài của giời đất. Mùa hè, ông ấy còn lấy quạt để quạt cho cây nó mát. Mùa đông giá rét, ông ấy còn đốt lửa bên gốc cây để cây được ấm. Có năm rét kéo dài, sưởi mãi hết cả củi, ông ấy còn choàng tay ôm mà lấy thân ủ ấm cho cây. Gần hết cả đời ông ấy mới hái được từng này hoa, con mua về để biếu mẹ đây”.

Đại khái bốc phét đưa đẩy dẻo mồm thế. Đứa nào không nịnh mẹ vợ là đứa ấy quá ngu. Phải nịnh các mẹ để có cái mà trị bọn vợ, nghe chưa! Mình thì không trị được, nhưng mình mà “cú” là mình mách mẹ vợ. Đàn ông đại trượng phu không cần nói nhiều, chỉ cần mách lẻo là xong. Thế nào mẹ cũng triệu về "cắm xạc" cho một trận, kiểu như: “Thằng bé nó đẹp giai chăm ngoan thế kia...”. He he...

Chẳng biết mẹ vợ cười như nắc nẻ thế kia rồi có uống không, nhưng mình thì để dư lại một ít, mang lên cơ quan, sáng sáng thả một nhúm vào cốc, chiêu nước sôi. Thi thoảng tợp "chẹp" một cái, chắc là bổ béo lắm. Thì chính mình nói ra thế kia, thì chắc là đúng rồi còn gì? Làm tí, nghỉ tay "chẹp", chơi game mỏi tay "chẹp".

Lên cầu thang máy, soi gương cái. Xuống cầu thang máy, lại soi gương cái. Hình như da dẻ sau ít ngày "chẹp chẹp" có vẻ mịn màng, mắt lung linh hơn, môi hồng hơn, cả hàm răng 7X Tê-ta-xi-lin nữa, trắng hơn. Và giọng nói, rõ ràng là thanh tao hơn. Xời ơi, trông mà ham, yêu yêu là!

Rồi việc buồn tình lên internet tra xem hoa tam thất nó là cái chi? Hu hu, cây tam thất cao chưa tới đầu gối thì làm sao mà cái ông gác chòi kia ôm được? Công dụng ngắn gọn: Chủ yếu dùng cho gái đẻ, phụ nữ mới sinh!!!

Thảo nào mà ngực dạo này căng thế. Chắc là tức sữa!?!

- Tác dụng chữa cholesterol (chữa mỡ máu / chữa máu nhiễm mỡ): giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu.

- Tác dụng thanh nhiệt: hoa tam thất có tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt).

- Tác dụng bình can: điều hòa chức năng của tạng can

- Tác dụng: bổ huyết (chống thiếu máu), cầm máu, giảm đau, tiêu ứ huyết,

- Tác dụng: chốm viêm tấy, giảm đau, chữa trường hợp viêm động mạch vành, đau nhói vùng ngực, chấn thương sưng tấy đau nhức, viêm khớp xương đau loét dạ dày tá tràng, trước và sau phẫu thuật để chống nhiễm khuẩn và chóng lành vết thương,

- Tác dụng tốt cho hệ thần kinh: an thần, trấn tĩnh, dễ ngủ và ngủ sâu giấc (chữa các chứng mất  ngủ, ngủ hay mơ và nghiến răng).

- Tác dụng chữa cao huyết áp: hoa tam thất có tác dụng giáng áp( hạ huyết áp).

- Tác dụng đối với bệnh tim mạch, não: phòng ngừa các biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, tai biến não, chữa những người kém trí nhớ, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.

- Tác dụng tăng lực: giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, rất tốt cho người ăn uống kém, lao động quá sức, hay ra mồ hôi trộm.

- Tác dụng ngăn ngừa, phòng chống bệnh: kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, tăng sức đề kháng giúp cơ thể phòng chống bệnh tật về lâu dài, sử dụng thường xuyên sẽ nâng cao tuổi thọ.

- Tác dụng chữa bệnh ung thư : ngăn ngừa, phòng chống bệnh ung thư, tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của khối u.

- Tác dụng chữa các bệnh do thiếu máu lên não: do tăng cường máu lên não chữa các chứng bệnh đâu đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng.

- Tác dụng chữa nhĩ minh, nhĩ lung: chữa các chứng bệnh tai ù, tai điếc.

- Tác dụng chữa bệnh gan: rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan, hạ men gan; điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên , rất tốt với người gan nhiễm mỡ.

- Tác dụng chữa tiểu đường: hạ đường huyết, giúp bệnh nhân tiểu đường mạnh khỏe và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

- Tác dụng làm đẹp, giảm béo: chống lão hóa, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi; tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), giải độc gan tốt lên hỗ trợ chữa và phòng chống mụn, nám da, giúp cho làn da sáng đẹp.

Tác dụng lợi sữa cho phụ nữa sau sinh

Cách dùng: Sử dụng mỗi ngày 2 - 3g, pha vào nước sôi uống như trà đến khi hết vị ngọt đắng mới thôi. Nụ tam thất rất tốt vừa chữa bệnh và nâng cao thể trạng.

Tên khác: Nhân sâm tam thất, Kim bất hoán.

Tên khoa học: Radix Notoginseng

Nguồn gốc: Dược liệu là rễ phơi khô của cây Tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen = Panax pseudo- ginseng Wall), họ Nhân sâm (Araliaceae). Tam thất mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao phía Bắc nước ta. Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.

Tam thất (ảnh: Internet)

Thành phần hoá học chính: Saponin.

Công dụng:

Tam thất là thuốc bổ cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…).

Theo y học cổ truyền, tam thất là một vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng tán ứ chỉ huyết (làm tan huyết ứ và cầm máu), tiêu thũng định thống (làm hết phù nề do ứ trệ và giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xuất huyết, sưng nề tụ máu do trật đả, hung tý giảo thống (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim), bế kinh do huyết ứ, thống kinh (hành kinh đau bụng), sản hậu phúc thống do ứ trở (đau bụng sau khi sinh con), sưng nề do viêm nhiễm...

Như vậy, có thể thấy về cơ bản tam thất là một vị thuốc trị bệnh với công năng chủ yếu là tán ứ, hoạt huyết, chỉ huyết. Tuy nhiên, các y thư cổ đều cho rằng, tam thất “năng khứ ứ sinh tân” hay “hoạt huyết nhi sinh huyết”, nghĩa là bản thân tam thất không phải là thuốc bổ huyết, nhưng trong các trường hợp khí huyết suy hư mà có ứ trệ thì công dụng hoạt huyết hóa ứ của nó cũng có ý nghĩa bổ huyết, sinh huyết một cách gián tiếp.

Cũng có sách cho rằng tam thất “sinh dụng chỉ huyết tán ứ, tiêu thũng chỉ thống; thục dụng bổ huyết ích khí, tráng dương tán hàn” (dùng sống thì hoạt huyết cầm máu, giảm đau tiêu thũng; dùng chín thì bổ khí huyết, làm mạnh dương khí và trừ hàn). Kinh nghiệm dân gian thường hầm cách thủy tam thất với gà choai, cũng là nhằm mục đích lấy công năng hoạt huyết sinh huyết của tam thất, phối hợp với tác dụng bổ ích khí huyết của thịt gà để thu được hiệu quả bồi bổ khí huyết cao nhất. Với ý nghĩa đó, người ta còn coi tam thất bổ không kém gì sâm và gọi nó là Sâm tam thất hoặc Nhân sâm tam thất.

Lâu nay, nhân dân ta vẫn truyền nhau dùng tam thất để chữa bệnh, nhưng phần lớn chưa hiểu hết công dụng của nó. Mới đây Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức công bố một số ứng dụng của tam thất trong điều trị lâm sàng. Ðó là: điều trị phụ nữ sau khi sinh, rong kinh, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, trị các chứng xuất huyết: đường tiêu hóa trên, dạ dày hành tá tràng, trĩ, ho ra máu, lao phổi, áp-xe phổi, tiểu tiện ra máu, vết thương bầm dập, chảy máu.

Gà ác hầm tam thất giúp sản dịch hết nhanh, khí huyết lưu thông, da dẻ hồng hào

Tam thất dùng chung với linh chi theo tỷ lệ 50/50 trong 1 năm liên tục có thể làm tóc bạc hóa đen.

Ăn tam thất sống giúp cho tiêu sưng, giảm đau, bổ máu. Dùng tam thất để bảo vệ tim, trị bệnh mạch vành, cả chứng đau thắt ngực, phòng ngừa thiếu máu não, giảm lipid máu, hạ huyết áp, chống ngất xỉu, say tàu xe, tăng hiệu quả tạo máu, an thần, làm chậm lão hóa.

Với những người bị trúng phong, đau ngực, liệt nửa người, méo miệng, dùng tam thất có thể cải thiện tốt tình trạng sức khỏe. Ðặc biệt, tam thất có khả năng điều trị được các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan. Riêng những người bị u xơ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt... nếu dùng tam thất phối hợp cùng một số vị thuốc khác sẽ có khả năng tiêu viêm, làm kích thước khối u nhỏ đi.

Dùng tam thất không gây ra chứng bất lực, nó còn làm tăng cường sinh lực đàn ông.

Tam thất là vị thuốc nhiệt nên để tăng tác dụng bổ người ta trộn chung với nhân sâm theo tỷ lệ 50/50 hoặc tùy theo yêu cầu bồi bổ hay chữa u xơ, rong kinh mà chọn tỷ lệ khác đi. Phối hợp 2 vị thuốc này vừa có tác dụng bổ vừa có tác dụng lưu thông khí huyết. Bạn có thể hòa với nước chín uống mỗi lần 1 muỗng cà phê, ngày 3 lần. Có thể trộn với mật ong, luyện thành viên cũng với liều lượng tương tự.

Củ tam thất thường được dùng cho phụ nữ mới sinh xong. Lúc này cơ thể các chị ở trạng thái "hàn" nên hầm tam thất với một con gà ác ăn hết trong một bữa, cách một ngày ăn 01 con sẽ giúp sản dịch hết nhanh, khí huyết lưu thông, da dẻ hồng hào.
Bạn nên dùng tam thất bạn ạh vì tam thất không có hại cho đàn ông. Bài viết trên bạn tham khảo nhé!

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 4-8g. Dạng thuốc sắc, hầm với thức ăn hoặc uống bột. Dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ.

Lưu ý:

Người ta còn dùng hoa Tam thất pha uống như chè.
Một số dược liệu mang tên Tam thất:
- Thổ tam thất (Tam thất giả): là rễ củ của cây Gynura pseudochina DC. = Cacalia bulbosa Lour., họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc hoang và được trồng ở nước ta. Rễ củ làm thuốc điều kinh, phụ nữ mới đẻ. Lá giã đắp mụn nhọt hoặc sắc chữa đau bụng. Rễ củ được dùng làm Bạch truật nam.

Gà tần thuốc bắc

Món ăn chữa đau lưng nhức mỏi

Nấu ăn với hoa Atiso vừa ngon vừa chữa bệnh

Tim lợn hầm atisô giúp mẹ bầu thanh nhiệt

Cách ngâm hoa hibiscus màu đỏ đào cực đẹp

Tác dụng của hoa hibiscus

Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn

Dinh dưỡng từ thiên nhiên

Món ăn bài thuốc

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Minh bi huyet ap thap co nen uong hoa tam that k?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý