Tác dụng của cây hoa dừa cạn

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tác dụng của cây hoa dừa cạn

18/04/2015 08:48 PM
5,578

Hoa dừa cạn còn có tên là Hải đằng, và trong Đông y hoa dừa cạn có tên là trường xuân hoa, dương giác, bông dừa. Hoa có 3 màu, phớt hồng, phớt tím và màu trắng.

Cây may mắn trong Phong Thủy: Hoa dừa cạn

Cây dừa cạn chỉ cao khoảng 30 - 60cm, lá mọc đối nhau, có hình bầu dục dài, màu xanh đậm, sáng bóng.

Từ tuần cuối cùng của tháng 5 đến tuần đầu tiên của tháng 11, hoa dừa cạn nhỏ xinh xòe nở với màu trắng dịu dàng hoặc hồng phấn trẻ trung hoặc màu tim tím nhớ thương, mang lại cho không gian sự bình yên, ấm áp.

Điều đặc biệt ở loài hoa này là, mỗi khi ở đầu cành non một phiến lá cựa mình nhú lên thì liền sau đó, ngay giữa nách lá, hai đóa hoa sẽ xuất hiện.

Lá và hoa cùng đua nhau vươn lên khiến cho hình ảnh khóm dừa cạn tuy nhỏ bé nhưng luôn tràn đầy sức sống.

Hoa nở không ngừng từ mùa xuân đến mùa thu và cái tên nhật nhật xuân hay thiên thiên xuân của loài hoa này cũng bắt nguồn từ đó.

Những chậu cảnh hay giò hoa dừa cạn xuất hiện bên cửa sổ hoặc ban công sẽ đem lại cho gia chủ nhiều may mắn.

Trong dịp mừng thọ, mừng sinh nhật hay dịp lễ tết, hoa dừa cạn là món quà đầy ý nghĩa. Nếu bạn đang trong giai đoạn thi cử, loài hoa này sẽ mang lại cho bạn sự thành đạt trên con đường học vấn.

Nó cũng là món quà đặc biệt cho buổi lễ khai trương hay lễ mừng thăng chức. Ngoài ra, theo quan niệm phong thủy, dừa cạn cũng được xem là cây có khả năng trừ tà.

Dừa cạn tên khoa học: Catharanthus roseus (L) G. Don; tên khác: Bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa. Họ trúc đào (Apocynaceae).

Dừa cạn loại cây thảo cao 50 – 80cm phân nhiều cành. Lá mọc đối, hình trái xoan, dài 3-8 cm, rộng 1 - 2,5cm, hoa mọc đơn độc ở kẻ các lá phía trên, màu hồng hay trắng. Đài 5 hợp thành ống ngắn. Tràng 5, hình đinh. Nhị 5 đình vào họng của ống tràng, chỉ nhĩ rất ngắn, bộ nhụy gồm lá noãn dính với nhau ở vòi, rời ở bầu. Quả gồm 2 đại, dài 2,5 -3cm, hạt nhỏ hình trứng màu nâu nhạt hoặc nâu đen.

Mùa hoa và quả vào tháng 4 – 5 và 9 – 10.

Cây dừa cạn ở ta có nguồn gốc Mađagatxca, loại mọc hoang mọc rải rác ở các vùng ven biển, hoặc ở những vùng trung du có độ đất ẩm pha cát. Dừa cạn sinh trưởng rất mạnh trong mùa hè, đến mùa đông rét lạnh lá có thể bị rụng hết. Nhưng ngược loại ở các tỉnh ven biển miền trung thì dừa cạn sinh trưởng được cả 4 mùa.

Ở nhiều vùng khu dân cư người ta còn dùng cây dừa cạn trồng trong bồn hoa cây cảnh ở trong vườn nhà, vì hoa dừa cạn có màu trắng và màu hồng. Hoa dừa cạn từ khi trồng cho đến 45 ngày sẽ ra hoa, khoảng 70 ngày sẽ có quả.

Bộ phận dùng: lá, rễ, và toàn thân của cây, thông thường người ta nhổ trọn cả bụi đem về phơi khô, chặt nhỏ khi dùng cho sao thơm có thể dùng đơn phương hoặc phối hợp nhiều loại cây khác; như trong đơn điều trị cao huyết áp mà chúng tôi đã sử dụng từ năm 1979 ở VQY 13 – QK 5. Nói đến dừa cạn trong cây thuốc của Việt Nam như là một cây thuốc rất quý dùng nhiều trong các bệnh về nội khoa mà đặc trưng ở 3 nhóm bệnh: Bệnh lý về nội tiết; Bệnh lý về tim mạch và Bệnh lý về máu.

Bởi vì trong dừa cạn có trên 10 ankaloit, rất phức tạp đã phát hiện có hơn 60 chất khác nhau, được phổ biến trong các loại ba gạc (cùng họ với cây Trúc đào) như: ajmalicin, tetrahydroalstonin, serpentin, lochnerin, akuammin, reserpin.

Trong tất cả các ankaloit, có loại vinblastin và vincritin là 2 chất có tác dụng tốt trong chữa các ung thư về máu, ajmalicin là thuốc điều trị tim mạch rất tốt cho rối loạn thần kinh tim.

Dừa cạn, trong nhân dân ta đã dùng để chữa các bệnh về nội tiết như đái tháo đường, thông tiểu, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện có máu, ít nước tiểu và trong bế kinh. Rễ và lá dùng rất tốt trong hạ huyết áp, nếu cần ta cho thêm cây hoa đại (bông sứ), cỏ mần trầu và lá lạc tiên mỗi thứ khoản 20g sắc nước uống liên tục trong nhiều tháng liền đối với huyết áp cao ở giai đoạn 1 dù có nguyên nhân hay không có nguyên nhân vẫn rất tốt. Có nơi dùng cây dừa cạn khô 20g dạng sắc nước uống để chữa những khối u nhỏ trong cơ thể, thời gian qua ở nhiều cơ sở điều trị đã chiết xuất vinblastin và vincristin là thuốc lựa chọn thứ 1 trong điều trị ung thư biểu mô tinh hoàn, là thuốc chọn thứ 2 trong điều trị bệnh Hodgkin, ung thư nhau, ung thư biểu mô tế bào, có vảy ở đầu và cổ, ung thư biểu mô tế bào thận và còn là một trong những thuốc lựa chọn thứ 3 để điều trị u nguyên bào thần kinh, ung thư vú, ung thư vòm họng và ung thư dạng nấm da. Nó còn dùng để điều trị bệnh sacôm lympho, sacôm bạch huyết bào, bệnh sacôm chảy máu Kaposi, sacôm tế bào lưỡi. Đặc biệt nó không có sự kháng chéo giữa vinblastin với các loại thuốc chống ung thư khác.

Việc dùng cây dừa cạn đề điều trị một số bệnh nội khoa mà đa phần là những bệnh có nguy cơ tiến triển ngày càng nặng thêm, khi lâm sàng và cận lâm sàng đã có những đột biến rất xấu, buộc người bệnh phải dùng các thuốc tân dược ngoại, có thuộc đặc trị về những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm chưa nói đến giá thành rất cao đối với bệnh nhân nghèo hoàn toàn bất lực. Do đó việc tự theo dõi sức khỏe ở mỗi người khi đã có những phát hiện sớm, ban đầu có những chẩn đoán tin cậy, khi sức khỏe đang còn hồi phục tốt thì việc dùng các thuốc nam dược để điều trị, theo kinh nghiệm dân gian là việc làm vô cùng có lợi cho cả về những tác dụng phụ và kinh tế ở mỗi người nhất là đối với bệnh nhân nghèo.


* Xin cho biết tác dụng của cây dừa cạn. Hàng ngày cháu hãm khoảng 10g uống thay trà có tác dụng hay tác hại gì không?

Chính Dương (duongchanchinh@gmail.com)

Dừa cạn còn gọi là Hải đằng, Dương giác, Bông dừa, Trường xuân hoa, tên khoa học là Catharanthus roseus. Đây là loại cây thảo sống lâu năm, hoa màu hồng, màu trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá gần ngọn. Dừa cạn phân bố tự nhiên tương đối đặc trưng từ tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang dọc theo vùng ven biển, tương đối tập trung ở các tỉnh miền Trung. Dừa cạn có khi mọc gần như thuần loại trên các bãi cát dưới rừng phi lao, trảng cỏ, cây bụi thấp, có khả năng chịu đựng điều kiện đất đai khô cằn của vùng cát ven Theo kinh nghiệm dân gian ở Việt Nam và Trung Quốc, có nơi dùng thân và lá phơi khô sắc uống để thông tiểu tiện, chữa bệnh đi tiểu đỏ, tiểu ít và làm thuốc điều kinh.

Ở Nam châu Phi, người dân dùng trị bệnh tiểu đường. Có nơi dùng chữa tiêu hóa kém và kiết lỵ. Cây không độc cho nên bạn uống thay trà không có tác hại gì. Dừa cạn có chứa trong lá các ancaloit như serpentin, ajmalin, ajmalicin, catharanthin, catharanthinol, vindolin, vindolicin, vincaleucoblastin, leurocin... Các nhà khoa học đã nghiên cứu chiết xuất từ cây dừa cạn hai alkaloid là Vinblastin và Vincristin, là những chất ức chế mạnh sự phân bào. Các alkaloid này có thể xuất khẩu để bào chế thành các loại thuốc chữa trị ung thư như Vinblastin sulfat hay Vincristin sulfat. Dừa cạn còn có tác dụng hạ huyết áp. Loài cây này đã được gieo trồng từ lâu để làm cây thuốc và cây cảnh.

* Nhắn bạn Trần Xuân Xanh, Chường Lê, TP Sơn La.

Cảm ơn bức thư tâm tình khá dài của bạn. Xin trao đổi với bạn, Hiến pháp nước ta quy định: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức...

Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện... Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc... Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng

Tất cả mọi hành vi trái ngược lại với các điều nói trên đều được coi là Vi Hiến và đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhân dân có quyền giám sát tối cao Hiến pháp, vì như Bác Hồ đã căn dặn: "Chế độ của ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ”. “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân", "Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân". "Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân bầu cử ra. Đoàn thể từ trung ương đến xã, do dân tổ chức".

Dừa cạn còn gọi là trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa, dương giác, pervenche de Madagascar. Tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don; Vinca rosea L; Lochnera rosea Reich. Thuộc họ Trúc đào Apocynaceae.

Mô tả cây: Cây nhỏ cao 0,4-0,8m, có bộ rễ rất phát triển, thân gỗ ở phía gốc, mềm ở phần trên. Mọc thành bụi dày, có cành đứng. Lá mọc đối, thuôn dài, đầu lá hơi nhọn, phía cuống hẹp nhọn, dài 3-8cm, rộng 1-2,5cm. Hoa trắng hoặc hồng, mùi thơm, mọc riêng lẻ ở các kẽ lá phía trên, quả gồm 2 đại, dài 2-4cm, rộng 2-3mm, mọc thẳng đứng, hơi ngả sang hai bên, trên vỏ có vạch dọc, đầu quả hơi tù, trong quả chứa 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng, trên mặt hạt có các hột nổi thành đường chạy dọc. Mùa hoa quả gần như quanh năm.

Phân bố, thu hái và chế biến: Mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Ðộ, Indonesia, Philippine, châu Phi, châu Úc, Braxin... Tại châu Âu và châu Mỹ ở những vùng nóng cũng trồng quanh năm, nhưng ở những vùng lạnh cây được trồng theo mùa vì không chịu được lạnh. Ở Việt Nam gặp nhiều nhất tại các tỉnh gần biển, nhưng khắp nơi đều trồng được, trước đây chỉ được trồng làm cảnh, gần đây đã được trồng để thu hoạch lấy cây, lá và rễ chế thuốc.

Hiện nay, người ta đã xác định hoạt chất của dừa cạn là những ancaloit có nhân indol có trong tất cả các bộ phận của cây, nhiều nhất trong rễ và lá.

Công dụng và liều dùng: Chưa thấy tài liệu cổ của y học cổ truyền đề cập đến cây này. Theo kinh nghiệm sử dụng trong y học dân tộc của một số nước, rễ dừa cạn có tác dụng tẩy giun, chữa sốt. Thân và lá có tính chất săn da (astringent), lọc máu (dépuratif), dùng chữa một số bệnh ngoài da và nhất là chữa tiểu đường. Kinh nghiệm dùng dừa cạn chữa bệnh tiểu đường cũng được ghi nhận ở Ấn Ðộ, châu Úc, nam châu Phi, quần đảo Antilles, nhưng chứng minh bằng thực tế khoa học thì chưa có. Chính nhờ thực nghiệm trên chuột mà các nhà khoa học Canada đã phát hiện tác dụng làm giảm bạch cầu của một số chất tách được từ dừa cạn và dẫn đến sự phát hiện ra chất vincaleucoblastin và 3 ancaloit khác cũng có tác dụng chống u là leurosin, leurocristin và leurosidin. Ngoài ra người ta còn phát hiện tác dụng tẩy giun khá mạnh, tác dụng lợi tiểu của catharanthin, vindolinin và vindolidin, nhưng ajmalicin lại có tác dụng ngược lại. Những thí nghiệm dùng trên người bệnh được bắt đầu vào những năm 1960 ở Mỹ, Pháp và một số nước khác. Tuy nhiên còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Mặc dù vậy, vì hiện nay chưa có loại thuốc nào khác tốt hơn, nên nhu cầu về dừa cạn vẫn cứ tăng lên. Cũng vì mục đích dùng chữa các khối u nên khi mua dừa cạn, người ta đặc biệt chú ý tới hàm lượng ancaloit toàn phần, và trong số ancaloit toàn phần ấy có bao nhiêu hàm lượng vincaleu-coblastin.

Ở nước ta, nhân dân dùng dừa cạn dưới dạng thuốc sắc để làm thuốc lợi tiểu, chữa huyết áp, tiểu đường. Ngày dùng 10-16g.

Cây dừa cạn là một loại cây có hoa đẹp thường mọc rất nhiều ở các thửa ruộng đất pha cát và được trồng làm cảnh. Loại cây này có những đặc tính sinh học quý báu, dùng để chế ra một số thuốc chữa ung thư, căn bệnh đáng sợ của thời đại công nghiệp.


Cây rau dừa,có tên gọi phổ biến là cây dừa cạn. Nhưng nó còn có một số tên khác tuỳ theo từng địa phương như cây hoa trường xuân, cây tứ thời hoa do nó ra hoa hầu như quanh năm. Cũng có nơi còn gọi dừa cạn là cây sừng dê (dương giác), cây bông dừa , cây nhật tân, cây hoa hải đăng…Tên khoa học của nó là Vincarosealin hay Catharanthus Roseus (L.) G.Don thuộc họ trúc đào (Apocynaceae) . Cây dừa cạn có nguồn gốc xuất xứ ở đảo Madagascar thuộc châu Phi nhưng được trồng ở nước ta rất nhiều để làm cảnh và làm thuốc. Khi đi tham quan tượng đài Bác Hồ ở thành phố Vinh ( Nghệ An), tôi thấy người ta trồng cả một vườn cây dừa cạn nở hoa đỏ rất đẹp làm nền cho quảng trường Hồ Chí Minh rực rỡ và sinh động hẳn lên.

Trong nhân dân, từ lâu đã biết dùng cây dừa cạn làm thuốc. Hồi nhỏ tôi đã thấy nhà bác hàng xóm có cháu nhỏ bị bỏng nước sôi, trước nhà có mấy khóm dừa cạn trồng làm cảnh, bác hái lá dừa cạn tươi giã nát trộn với chút bột gạo đắp lên vết bỏng. Cháu bé đỡ kêu khóc vì hết bỏng rát, mấy ngày sau đã khô vết thương. Ông chú họ tôi bị bệnh tiểu đường thì thường xuyên uống nước sắc của thân lá cây dừa cạn phơi khô, sao vàng, kiểm tra đường huyết cũng đỡ tăng nhiều.

Trong dân gian còn có nhiều bài thuốc dùng cây dừa cạn chữa viêm đại tràng, chữa tăng huyết áp bằng cách sắc nước uống. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu, phân tích những chất có trong cây dừa cạn và thấy rằng sở dĩ nó có những tác dụng chữa bệnh như dân gian lưu truyền là do một số chất hoá học có nhiều trong thân, rễ và lá như acid pyrocatechic, acid ursolic và đặc biệt là các alkaloid có nhân indol.

Năm 1958, Noble và cộng sự đã chiết được một alkaloid từ lá dừa cạn là Vincaleucoblastine ( còn gọi là Vinblastin). Sau đó 4 năm, Svoboda và cộng sự cũng tìm thêm một alkaloid nữa là Vincaleucocristin (còn gọi là vincristin). Hàm lượng các alkaloid này trong dừa cạn rất nhỏ (khoảng 1 phần vạn trong lá dừa cạn khô đối với Vinblastin còn đối với Vincristin thì ít hơn 10 lần nữa ). Người ta thường dùng hai alkaloid này làm thuốc chữa ung thư dưới dạng muối sulfat. Quá trình điều chế hai alkaloid này từ  cây dừa cạn qua khá nhiều công đoạn với giá thành cao nên thuốc khá đắt.  Hiện nay người ta đã tìm cách sinh tổng hợp hoặc bán tổng hợp hai loại alkaloid trên để giảm giá thành của thuốc.

Nhân dân ta đã có bài thuốc chữa bạch cầu cấp ( bệnh máu trắng) bằng cách sắc uống thân và lá cây dừa cạn ( khoảng 15 gam thân lá khô/ngày). Trên thị trường, thuốc Vinblastin ( còn có tên Velban) là thành phẩm độc bảng A thường đóng ống 5-10 mg chế phẩm đông khô kèm theo 1 ống dung môi. Vinblastin có tác dụng ức chế sự sinh sản của các tế bào ung thư, ít ảnh hưởng đến hồng cầu và tiểu cầu.

Vincristin ( Oncvin) có tác dụng tương tự như Viblastin nhưng mạnh hơn nên dùng với liều thấp hơn. Cả hai loại thuốc này đều được dùng để tiêm mạch máu nên phải rất thận trọng khi tính liều để tiêm thuốc. Trong quá trình dùng thuốc phải theo dõi số lượng bạch cầu. Nếu số lượng bạch cầu giảm xuống dưới 2000 thì phải giảm liều thuốc xuống một nửa. Hai loại thuốc này hiện nay vẫn được coi là thuốc tốt nhất để điều trị ung thư máu. Thuốc được bảo quản trong lọ kín, tránh ánh sáng và ở nhiệt độ thấp (trong tủ lạnh).

Cây dừa cạn thật là đáng quý, vừa là cây cảnh đẹp, vừa là cây thuốc hay. Các bệnh nhân nghèo cần sử dụng những tên thuốc tây kể trên, nếu dùng nước sắc của cây dừa cạn phơI khô thường xuyên cũng đỡ tiền nhiều lắm./.

Cây dừa cạn, còn có tên là trường xuân hoa, là cây thảo sống lâu năm, hoa màu hồng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá gần ngọn. Ở Việt Nam, dừa cạn là cây hoang dại, có vùng phân bố tự nhiên tương đối đặc trưng từ tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang dọc theo vùng ven biển, tương đối tập trung ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Ðà Nẵng, Bình Ðịnh và Phú Yên. Ở những vùng phân bố tự nhiên ven biển, dừa cạn có khi mọc gần như thuần loại trên các bãi cát dưới rừng phi lao, trảng cỏ cây bụi thấp, có khả năng chịu đựng điều kiện đất đai khô cằn của vùng cát ven biển. Dừa cạn còn được trồng khắp nơi trong nước để làm cảnh và làm thuốc.

Theo kinh nghiệm dân gian ở Việt Nam và Trung Quốc, có nơi dùng thân và lá phơi khô sắc uống để thông tiểu tiện, chữa bệnh đi tiểu đỏ, ít và làm thuốc điều kinh. Ở nam châu Phi, người dân dùng trị bệnh đái tháo đường. Có nơi dùng chữa tiêu hóa kém và lỵ.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Các nhà khoa học đã nghiên cứu chiết xuất từ cây dừa cạn hai alkaloid Vinblastin và Vincristin, là những chất ức chế mạnh sự phân bào. Các alkaloid này liên kết đặc hiệu với Tubulin, là protein ống vi thể ở thoi phân bào, phong bế sự tạo thành các vi ống này và gây ngừng phân chia tế bào ở pha giữa. Ở nồng độ cao, thuốc diệt được tế bào, còn ở nồng độ thấp làm ngừng phân chia tế bào. Ngoài ra cao dừa cạn còn có tác dụng hạ huyết áp, ngăn cản sự phát triển của thai trên động vật mang thai và kháng một số chủng nấm gây bệnh.

CÔNG DỤNG TRỊ UNG THƯ CỦA ALKALOID DỪA CẠN

1. Vinblastin sulfat: Là thuốc dùng trong liệu pháp phối hợp, được lựa chọn hàng đầu để điều trị ung thư biểu mô tinh hoàn và được lựa chọn hàng thứ hai trong liệu pháp trị bệnh Hodgkin, ung thư nhau, ung thư biểu mô da đầu và ung thư biểu mô thận. Lựa chọn hàng thứ ba để điều trị u nguyên bào thần kinh, ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư dạng nấm da. Nó cũng được dùng chữa bệnh sarcom lympho, sarcom chảy máu Kaposi và sarcom tế bào lưới.

Các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, nhức đầu và dị cảm xảy ra sau khoảng 4-6 giờ và kéo dài 2-3 giờ. Hiện tượng tiêu chảy, táo bón, tắc ruột, liệt, chán ăn và viêm miệng cũng có thể xảy ra và thường báo trước những tác dụng độc hại thần kinh. Tổn thương hệ thần kinh đôi khi có tính lâu dài khi dùng liều quá cao; đã xảy ra mù và tử vong. Chứng rụng tóc có tính hồi phục đã xảy ra ở khoảng 30-60% người dùng thuốc. Sự ức chế nhẹ tủy xương với giảm bạch cầu xảy ra ở tỷ lệ cao bệnh nhân, buộc phải ngưng dùng thuốc.

Thuốc có tác dụng độc hại tại chỗ. Cần tránh sự tràn thuốc ra ngoài khi tiêm tĩnh mạch, vì có thể gây viêm tĩnh mạch ở nơi tiêm. Vinblastin có thể gây độc cho thai, nên chỉ dùng ở thời kỳ mang thai nếu tình trạng bệnh đe dọa tính mạng hoặc bệnh nặng mà các thuốc an toàn hơn không có hiệu lực.

2. Vincristin sulfat: Là một trong những thuốc chống ung thư được dùng rộng rãi nhất, đặc biệt có ích đối với các bệnh ung thư máu, thường được dùng để làm thuyên giảm bệnh bạch cầu lympho cấp. Nó được dùng trong liệu pháp phối hợp thuốc, là lựa chọn hàng đầu để điều trị bệnh Hodgkin, u bạch huyết không - Hodgkin, ung thư biểu mô phổi, u Wilm, bạch cầu tủy bào mạn (đợt cấp tính), sarcom Ewing và sarcom cơ vân. Phối hợp thuốc chứa Vincristin là lựa chọn hàng thứ hai cho ung thư biểu mô vú, ung thư cổ tử cung, u nguyên bào thần kinh và bệnh bạch cầu lympho mạn tính.

Một số chuyên gia ưa dùng Vincristin chỉ để làm thuyên giảm và không dùng trong điều trị duy trì vì việc sử dụng kéo dài sẽ gây độc hại thần kinh. Sự kháng Vincristin có thể phát triển trong quá trình điều trị. Vincristin gây giảm bạch cầu nên phải đếm số lượng bạch cầu trước mỗi liều. Những tác dụng phụ thường bắt đầu với buồn nôn, nôn, táo bón, co cứng cơ bụng, sút cân và phục hồi nhanh. Thuốc cũng có thể gây những phản ứng chậm phục hồi như rụng tóc và bệnh thần kinh ngoại biên.

Những tai biến nặng về thần kinh có thể xảy ra như mất những phản xạ gân sâu, viêm đau thần kinh, tê các chi, nhức đầu, mất điều hòa. Những khuyết tật thị giác, liệt nhẹ hoặc bại liệt và teo một số cơ duỗi có thể xảy ra chậm. Liệt những dây thần kinh sọ 2, 3, 6 và 7 cũng có thể xảy ra. Các tai biến thần kinh có thể kéo dài trong nhiều tháng. Thuốc gây độc tại chỗ, cần tránh sự tràn thuốc ra ngoài, tốt nhất nên cho dùng thuốc bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch. Phần lớn thuốc được thải trừ trong mật và một phần ít hơn trong nước tiểu. Trong bệnh vàng da tắc mật, độc tính của Vincristin lớn hơn và cần phải giảm liều. Vincristin thải trừ chậm nên có nguy cơ tích lũy, do đó ít nhất một tuần mới được dùng một lần.

Vincristin gây độc hại cho thai. Ðối với phụ nữ còn khả năng sinh đẻ, cần dùng các biện pháp tránh thai. Phụ nữ đang điều trị với Vinblastin hoặc Vincristin không được cho con bú.

Ý nghĩa các loài hoa

Trồng hoa ban công chung cư như thế nào

Hướng dẫn trồng hoa thiên lý

Cách làm tinh dầu dừa an toàn

Tác dụng của cây lược vàng

Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe con người

Tác dụng của cây mật nhân "thần dược" cho sức khỏe

Tác dụng của nha đam (lô hội)

Tác dụng của rau ngót

Công dụng của nhựa cây mướp

Làm đẹp từ cây lô hội

Tác dụng của quả chùm ruột đối với sức khỏe

Tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe con người

Tác dụng của chuối

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
em muon hoi nguoi dang dieu tri benh đa u tủy co uong nuoc nau tu cay dua can duoc khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
cho em hoi. me em bi ung thu tuyen giap.? da mo 2 lan rui.bay gio bac si hen 3 tuan nua len xa tri. em nghe noi cay dua can co the chua duoc benh ung thu.? vay cho em hoi tinh hinh nhu me cua emco the uong duoc cay dua can khong.
tôi muốn hỏi khi uống cây dừa cạn có gây ra phản ứng phụ không?
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý