"Chuyện ấy" sau sinh

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

"Chuyện ấy" sau sinh

18/04/2015 10:39 AM
273

I. NỐI LẠI ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC

Rất có thể là bạn sẽ không cảm thấy hứng thú gì trong việc chăn gối vào những ngày đầu tiên, hoặc vài tuần hay hơn nữa, sau khi sinh nở, bởi vì kiệt sức lúc sinh kết hợp với các thay đổi trầm trọng của múc nội tiết tố sau khi sinh sẽ cản trở ước muốn tình dục của bạn. Sự thiếu quan tâm đến tình dục ban đầu vừa tự nhiên vừa do ý bạn, vì cơ thể cần có thời gian để bình phục sau những thay đổi và căng thẳng vừa qua, đồng thời bạn cững cần có thời gian để thích ứng với đứa con vừa chào đời của mình nữa. Hãy trò chuyện với chồng mình về điều này, anh ấy sẽ chắc chắn thông cảm và hiểu rõ vấn đề này.

1. Chồng bạn

Việc xuất hiện thêm bé cũng có thể làm mất cảm hứng tình dục của người chồng. Thông thường người cha cảm thấy khoái cảm, thậm chí mất khả năng duy trì độ cương và thấy khó thích nghi với hai vai trò song song, đôi lúc lại mâu thuẫn khi vừa là cha mẹ vừa là tình nhân.

Cả hai vợ chồng bạn nên chuẩn bị đối phó với các vấn đề như thế và không nên để bụng một mình. Nếu các bạn nhìn vấn đề một cách thấu đáo và cởi mở, và trao đổi với nhau một cách âu yếm và cảm thông, các bạn sẽ ngăn ngừa không cho chúng phát triển thành những điều phức tạp kéo dài.

2. Khi nào bắt đầu lại?

Thời gian ham muốn tình dục trở lại rất khác nhau tuỳ theo mỗi cặp vợ chồng và thậm chí tuỳ theo thai kỳ. Thí dụ: một phụ nữ có thể ham muốn tình dục vào thời điểm 3 tuần sàu 1 kỳ thai, nhưng cô lại không thích thú gì trong ba tháng trời hoặc dài hơn nữa sau kỳ thài kế tiếp của mình.

Cũng còn một cầu hỏi nữa là khi nào có thể giao hợp mà vẫn an toàn về mặt cơ thể? Có một dạo các cặp vợ chồng đã được góp ý không nên chăn gối trong 6 tuần lễ trước ngày sinh và 6 tuần nữa sàu khi sinh. Hiện nay người ta cho rằng điều thần trọng đó không cần thiết, và việc chăn gối có thể tiếp tục sát với ngày sinh tuy ý bạn, miễn sao không có lý do y học nào để phải kiêng. Và sau khi sinh xong bạn có thể giao hợp trở lại ngày khi nào bạn muốn. Nếu bạn hoặc chồng bạn không an tâm, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Nếu như cả hai bạn đều cảm thấy hạnh phúc, và khôgn có trở ngại nào về mặt y tế, các bạn có thể phục hồi các hoạt động tình dục ngày lúc bạn cảm thấy ham muốn. Hơn nữa, chuyện chăn gối có thể có hiệu quả tốt. Thí dụ như nó khẳng định lại lòng yêu thương và ham muốn của các bạn với nhau, và các nội tiết tố tiết ra trong quá trình giao hợp sẽ tạo thành các cơn co thắt tử cung giúp tử cung nhanh chóng trở lại tình trạng trước lúc mang thai.

3. Thiếu sự ham muốn

Bạn không nên lo lắng khi bị mất ham muốn tình dục, điều đó rất tự nhiên. Tuy nhiên, rất có nhiều yếu tố kết hợp chống lại sự khao khát và lạc thú chăn gối sau khi sinh. Ngoài sự họ không được hấp dẫn lắm, và có thể vì lý do này khiến họ lẩn tránh vấn đề tình dục và suy nghĩ một cách tiêu cực. Vòng bụng còn nhô to lên có thể làm bạn cảm thấy không được hấp dẫn, do vậy bạn nên bắt đầu tập thể dục để lấy lại dáng dấp bình thường. Điều này rất quan trọng đối với lòng tự tôn của mình. Ngoài ra, các bài tập cho vùng chậu sẽ giúp bạn giảm bớt độ dãn của âm đạo.

Những nỗi âu lo cũng có thể làm mất đi sự khát khao và lạc thú chăn gối của bạn. Nỗi lo có thai lại lần nữa và việc sử dụng các cách ngừa thai cũng có thể làm cho bạn thấy âu lo hoặc phiền phức. Ngay cả em bé của bạn cũng có sức ảnh hưởng đáng kể vào sự lạc thú chăn gối, bởi vì thường rất khó làm quen với sự hiện diện mới mẻ của đứa con trong ngôi nhà. Bạn có thể cảm thấy không còn được tự do, thoải mái như xưa hoặc không thể tự buông thả mình như xưa nữa; và rồi bạn không thể nào thư giãn được để vui thú yêu đương bởi vì lúc nào cũng lo có thể bé khóc lên đòi bạn. Cũng có thể do bạn quá quan tâm đến con đến nỗi bạn thấy có rất ít nhu cầu đối với các liên hệ tình cảm, hoặc tiếp xúc cơ thể khác nên bạn để chồng bạn sang một bên. Thậm chí, các đáp ứng tình dục của bạn có thể chỉ tập trung hướng đến con của bạn. Đây là do oxytocin, nội tiết tố được sản sinh ra trong thời gian cho con bú, có tác dụng kích thích tình dục, và đôi lúc đang khi cho con bú, một phụ nữ có thể bị kích thích và đạt đến cực khoái.

4. Tạo cho việc chăn gối thêm lạc thú

Bạn có thể nhận thấy rằng phải mất một thời gian dài hai vợ chồng bạn mới trở lại được mức độ khoái lạc xưa kia. Cả hai có thể cần đến sự âu yếm, hôn nhau nhiều hơn và cả giai đoạn “chuẩn bị” trước khi cả hai đi đến kích thích cao độ. Một vài lần đầu tiên, bạn nên tránh giao hợp trực tiếp. Và vết mổ lúc sinh có thể làm bạn đau và có lẽ phải mất vài tháng sau mới hết hẳn. Hãy thẳng thắn nói chuyện với chồng mình nếu việc chăn gối làm bạn khổ sở và đau đớn. Làm cho anh ấy cảm nhận được vết sẹo trên bụng sẽ giúp anh thông cảm với bạn. Tắm nước nóng trước hoặc dùng chất bôi trơn âm đạo cũng rất có lợi.

Dẫu bạn có cắt tầng sinh môn hay không, việc sử dụng thêm chất bôi trơn vào bộ phận sinh dục cũng thường được xem là cần thiết cho đến lúc các mức nội tiết tố cơ thể bạn trở lại bình thường; vì âm đạo của bạn sẽ không tiết ra được chất nhờn nhanh như lúc trước ngày sinh cho dù bạn có “hâm nóng” nhiều ra sao. Hãy tránh dùng các chất bôi trơn không tan trong nước vì chúng sẽ không cho không khí lọt vào thành âm đạo và như thế sẽ dễ cho các loại vi khuẩn có hại tăng trưởng.

Sau khi bạn phục hồi lại được việc chăn gối, bạn có thể nhận rõ là tư thế bình thường sẽ không được thoải mái nữa. Hãy thử các tư thế khác xem sao, chẳng hạn tư thế nằm nghiêng, đặc biệt nếu bạn còn đang bị đau do vết cắt tầng sinh môn. Dù tư thế nào, hãy kiên nhẫn, không nên thực hiện quá nhiều vào lúc đầu và hãy từ từ tăng mức độ sinh hoạt tình dục của bạn lên.

II. SỰ TRÁNH THAI

Bạn cần xem xét dùng một hình thức tránh thai nào đó khi bạn dự định giao hợp sau khi sinh, bởi vì thời gian rụng trứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Sau lúc sinh, nếu như bạn bắt đầu giao hợp trước khi có kinh trở lại, bạn đừng cho rằng không có kinh thì không thể thụ thai được. Cơ thể bạn sẽ rụng trứng trong 2 tuần lễ trước kỳ kinh đầu tiên của bạn, do đó nếu bạn chờ đến khi có kinh mới dùng biện pháp tránh thai thì có thể là quá muộn. Ngay cả khi bạn đang cho bé bú mẹ và chưa có kinh cho đến khi bạn dứt sữa cho bé, việc rụng trứng vẫn có thể vẫn xảy ra. Vì vậy, giao hợp mà không có cách tránh thai có thể làm bạn có thai.

Sự ngừa thai: Các loại thuốc viên có chứa estrogen không được dùng cho các bà mẹ đang cho con bú, bởi vì estrogen sẽ làm giảm việc sản xuất sữa. Những viên thuốc ngừa thai mini chỉ chứa progestogen có thể thay thế được, loại này không làm giảm nguồn sữa, nhưng tác dụng lầu dài lên bé thì chưa biết rõ được. Có người cho rằng kiềm chế sự sản sinh chất progesterone tự nhiên sẽ làm xấu thêm tình trạng trầm cảm hậu sản.

Do điều này, nếu bạn đang cho con bú, có thể bạn nên sử dụng biện pháp ngừa thai khác chẳng hạn như bao cao su. Nếu bạn đặt vòng tránh thai cao su hoặc dụng cụ tránh thai IUD, bạn sẽ phải đợi đến lần khám sáu tuần lễ của bạn mới được sử dụng một trong hai dụng cụ nói trên. Nếu như trước đây bạn đã sử dụng vòng tránh thai, bạn sẽ cần đặt một cái mới cho vừa, bởi vì tử cung của bạn có thể đã rộng hơn trước. Khi bạn chưa đặt màn chắn hoặc dụng cụ IUD để tránh thai, hãy sử dụng bao cao su và dung dịch kháng tinh trùng để giao hợp.

III. KIỂM TRA TOÀN DIỆN SAU KHI SINH

Lần kiểm tra sau cùng của bạn với bác sĩ sản khoa sẽ là khoảng 6 tuần sau khi sinh, lúc đó bạn sẽ được bác sĩ khám lại toàn bộ.

1. Lần kiểm tra đầu tiên

Bạn sẽ được cân đo, đo lại huyết áp và kiểm tra 2 vú xem có bướu không (mặc dù việc này không phải luôn được thực hiện nếu bạn đang cho con bú, bởi vì các khối u không dễ phân biệt với các tuyến sữa trong vú). Bạn sẽ được khám vùng chậu để kiểm tra, trong số các bộ phận khác, xem vết cắt đã lành hẳn chưa, cổ tử cung đã kín lại chưa. Bác sĩ sẽ thường hỏi hiện giờ bạn cảm thấy thế nào? Và bạn thích ứng ra sao? Bác sĩ cũng sẽ thảo luận với bạn về phương pháp ngừa thai và đặt vòng ngừa thai cho bạn nếu bạn cần.

2. Lần kiểm tra đầu tiên của con bạn

Đây có thể là một lần khám riêng biệt. Bác sĩ sẽ kiểm tra tai, mắt, chân tay, trương lực cơ, nhịp tim của bé, kiểm tra sự kiểm soát các chuyển động phần đầu của bé, đo vòng đầu, kiểm tra cử động của hông và cân bé. Trọng lượng, vòng đầu và các sinh hiệu cần thiết được ghi lại trên biểu đồ vào mỗi lần kiểm tra tiếp theo trong vòng đôi ba tháng. Và biểu đồ ghi trọng lượng của bé sẽ được giữ lại làm 1 hồ sơ quan trọng về sự phát triển của con bạn.

IV. THỜI GIAN DÀNH RIÊNG CHO BẠN

Nên tìm trong sinh hoạt thường nhật khoảng thời gian riêng cho hai vợ chồng bạn. Đây là một phần rất quan trọng trong việc giữ gìn mối quan hệ mật thiết giữa vợ chồng được tốt đẹp và bền vững.

Tại nhà: Hãy duy trì các thói quen nho nhỏ như một phần trong đời sống hàng ngày của riêng hai bạn. Nếu cả hai vợ chồng luôn ngồi uống nước với nhau vào mỗi ngày làm việc, ăn cơm chung với nhau vào các buổi tối, chơi cờ ca rô, đọc sách cho nhau nghe thì các bạn cố gắng duy trì như vậy. Đó không chỉ là thời gian quý giá để ở chung với nhau, mà nó còn giúp các bạn giữ được nếp sống bình thường không bị xáo trộn trong cuộc sống hằng ngày.

Đi chơi: Trong những tháng đầu đời của bé, bạn có thể mang bé theo lúc đi đó đây, nhưng các bạn cũng cần có thời gian để đi chơi riêng với nhau. Hãy nhò người tin tưởng để giao bé. Nếu bạn cho bé bú mẹ, bạn cứ nặn sữa ra để bé uống bằng bình khi các bạn vắng nhà. Điều này khó khăn hoặc có vẻ không thuận tiện lắm nhưng hãy nhẫn nại. Điều rất quan trọng là các bạn có thời gian cùng nhau đi ra ngoài mà không bị vướng vận con nhỏ.

Như một cặp tình nhân: Giá như bạn muốn học chơi một môn thể thao mới nào đó hay muốn chơi lại môn cũ, thì tại sao lúc này các bạn không lập chương trình cho việc này? Dành riêng ra một tuần vài ba tiếng đồng hồ để thực hiện việc gì đó như là một cặp nhân tình sẽ đảm bảo cho hai bạn có thời gian để ở bên nhau như những cá nhân riêng rẽ hơn là chỉ đơn thuần là ông cha bà mẹ.

V. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG LỐI SỐNG CỦA BẠN

Rất nhiều người đánh giá thấp những công việc có liên quan đến sự chăm sóc bé sơ sinh. Đó là một công việc mệt mỏi và cần thiết, có thể làm cho cuộc sống của bạn bị đảo lộn. Bạn có thể tự hỏi không biết bao giờ bạn và chồng bạn mới có thời gian thân mật bên nhau. Phân bổ gọn gàng tất cả các nhu cầu về thời gian và sức lực của bạn là rất khó, nhưng nếu các bạn tiếp cận với tình huống đó một cách nhạy bén, và bàn bạc với nhau trước ngày sinh, hẳn bạn sẽ giảm thiểu được trở ngại và sắp xếp được thời gian để ở bên nhau. Việc này đòi hỏi bạn có kế hoạch và nó có thể thực hiện được.

1. Hãy quan tâm tới bản thân mình hơn cả

Chăm lo cho một bé mới sinh rất có thể khó khăn nhiều hơn là bạn tưởng. Đầu tiên là việc chuyển dạ và sinh nở đã làm cạn kiệt thể chất và cảm xúc của bạn. Kế đó, bạn sẽ thấy việc nọ việc kia cứ nối tiếp nhau, hầu như không giây phút nào bạn được nghỉ ngơi.

Nghỉ ngơi thật đầy đủ là quan trọng nhất. Thật hiếm thấy một trẻ sơ sinh nào để cho bạn ngủ một giấc dài trên 4 tiếng đồng hồ liên tục vào ban đêm, chính vì vậy bạn nên tập ngủ như mèo (nghĩa là ngủ được lúc nào cứ ngủ). Dinh dưỡng của bạn cũng rất quan trọng, đặc biệt khi bạn cho bé bú. Hãy tiếp tục ăn ngon, ăn nhiều như bạn đã từng ăn trong suốt thai kỳ của bạn và nhớ uống thật nhiều nước.

Hãy tinh giảm mọi chuyện. Ví dụ thỉnh thoảng bạn nên mua bữa ăn đã làm sẵn, tối thiểu trong vài tháng đầu sau lúc sinh. Như vậy không chỉ giúp bạn rảnh tay mà còn giúp duy trì những ưu tiên của bạn - chẳng hạn như nghỉ ngơi đầy đủ quan trọng hơn nhiều so với quét dọn nhà cửa, vì chồng bạn có thể giúp một tay, lau hoặc hút sạch bụi bặm trong nhà khi anh đi làm về hoặc có thể bạn đợi đến cuối tuần cả hai vợ chồng đều làm cùng lúc cho vui.

Tránh mặc cảm tội lỗi Cảm thấy mình tội lỗi dường như là một gánh nặng đè lên vai bạn và lên hầu hết các phụ nữ mới làm mẹ cũng như nhiều bà mẹ có kinh nghiệm. Nên nhớ rằng bạn chỉ có thể làm hết sức mình mà thôi, và điều quan trọng là bản thân và sức khoẻ của mình phải đặt lên ưu tiên hàng đầu. Cũng nên nhớ rằng cơ thể của bạn phải mất cả năm trời mới hồi phục lại như trước khi có thai, chính vì thế đừng để gia đình phụ thuộc vào bạn quá nhiều, và bạn đừng đòi hỏi nơi bạn nhiều quá, bởi vì ngay lúc sinh xong thể chất và tinh thần của bạn rất kém chịu đựng và do vậy sẽ dễ bị kiệt sức.

Hãy tìm ra một thông lệ Việc này không có nghĩa là huấn luyện cho bé bú, bé ngủ và bé chơi dựa theo thời biểu của bạn, nhưng thay vào đó phải theo bé và điều chỉnh cuộc sống của bạn theo thông lệ hằng ngày của bé. Điều này không nhất thiết có nghĩa là sắp xếp lại toàn bộ lối sống của mình để chiều theo ý của bé, nhiều thói quen và lối sống của bạn vẫn sẽ tiếp tục như trước.

2. Trần trọng vai trò mới của bạn

Ban đầu, có thể sẽ rất khó khăn hơn là bạn tưởng khi ôm đồm tất cả các vai trò mới của người làm cha mẹ. Bạn có thể thấy tiếc vì thu nhập bị mất và vì một nghề nghiệp mà bạn hài lòng, và có thể bạn ghen tỵ với chồng mình về lối sống độc lập và rảnh rỗi của anh ấy.

Ngược lại chồng bạn có thể thấy khó lòng đương đầu với sự căng thẳng và sự bắt buộc trở thành người duy nhất nuôi gia đình, và có thể cảm thấy mình bị bắt bên ngoài sự liên hệ mật thiết của vợ mình với bé. Chồng bạn cũng có thể gánh với cuộc sống quanh quẩn ở nhà của bạn, nhất là nếu anh không cảm nhận được nhu cầu của một bé sơ sinh ra sao.

Những kinh nghiệm khác nhau trên đây có thể làm cho bạn tự hỏi vì sao sự gần gũi và sự thân mật của thời kỳ mang thai đã đi qua, và có khi nào bạn tìm lại được sự cảm thông xưa kia của hai vợ chồng trước lúc có thai không. Bạn có thể đấy, nhưng các bạn cần nói chuyện với nhau, giải thích cho nhau những ý nghĩa và những cảm nhận riêng của mỗi người và hãy cố gắng không để sự hiểu lầm làm phai nhạt tình nghĩa vợ chồng.

3. Tự tạo lấy thời gian cho chính các bạn

Một trong những thay đổi khó xử lý nhất là không đủ thời gian. Hầu hết thời gian ngủ và thức của bạn buộc phải dùng cho việc chăm sóc bé, điều này có thể gây thất vọng và khiến bạn thấy nuối tiếc. Giữ được các mối quan hệ với bên ngoài xã hội, tiếp tục sống cuộc sống thường lệ của bạn ở mức độ nào đó, và giữ gìn các mối liên hệ cởi mở giữa bạn và chồng thì lâu dài sẽ giúp các bạn đương đầu với những đòi hỏi mâu thuẫn về thì giờ và sức lực của bạn.

Chia sẻ Cùng nhau chung sức làm mọi việc, điều đó đặc biệt quan trọng khi các bạn có con mới sinh. Trẻ sơ sinh dễ được ẵm bồng khắp nơi, do đó đừng ngại đưa cả bé vào các kế hoạch của mình. Bé có thể đi cùng khi bạn đến chơi nhà bè bạn và bạn sẽ ngạc nhiên thấy bé chẳng gây ảnh hưởng gì trong sinh hoạt xã hội của bạn vào những tháng đầu đời của bé.

Tuy nhiên, các bạn cũng cần có thời gian bên nhau, và mặc dù điều này có vẻ kỳ cục khi hẹn hò với chồng mình về thời gian ở bên nhau song nó giúp bạn giữ được tình yêu thương. Một trong số các vấn đề mà bạn sẽ nhận ra sau khi đứa con đầu của bạn chào đời là tự nhiên sự tự do và dễ dàng của hai vợ chồng son dường như mất đi mà không hiểu tại sao, vì thế hãy bàn tính để có thời gian bên nhau vì điều này rất quan trọng. Không cần thiết phải quá to tát, có thể chỉ cần một việc nhỏ nhoi như hãy luôn ngồi uống nước và chuyện trò với nhau vào cuối ngày, có chương trình cùng nhau đi bơi vài tiếng đồng hồ vào ngày chủ nhật, trong khi nhờ một người bạn trông con giùm.

Thời gian một mình Tất cả chúng ta đều cần thời gian và không gian để phục hồi nguồn năng lượng. Khi bạn có còn nhỏ, bạn rất dễ bị cuốn hút vào vòng xoay vô tận của việc chăm sóc bé đến độ bạn không còn nhận ra nhu cầu này.

Nên thu xếp cho riêng mình được tối thiểu vài giờ đồng hồ mỗi tuần, khi đó bạn có thể chiều ý chính mình, thăm một người bạn hoặc đeo đuổi điều quan tâm riêng của mình. Hãy nhờ một ai đó tin tưởng để trông con giùm bạn, có thể là chồng, một người thân, người bạn. Không những bạn có lợi mà con bạn cũng có lợi vì có được sự liên hệ với xã hội.

5. Chia sẻ công việc chăm sóc em bé

Bạn sẽ nhận được rất nhiều lời đề nghị của bạn bè và những người thân trông nom con nhỏ giùm bạn. Và đừng phù lòng tốt khi ai đó muốn chia sẻ việc chăm sóc bé giùm bạn.

Người cha: Đối với con bạn thì cha của bé là nhân vật quan trọng thứ hai trong đời sống chỉ sau mẹ bé. Người cha có thể làm mọi công việc như người mẹ. Anh cũng có thể cho con bú sữa mẹ cho vào bình, vì thế bạn hãy khuyến khích chồng mình có một trách nhiệm ngang với bạn đối với con.

Ông bà: Các cụ có lẽ cũng rất muốn phụ giúp bạn và là những người đầy kinh nghiệm trong việc nuôi dạy trẻ. Ông bà của bé có thể là những người lý tưởng để trông coi bé và săn sóc bé. Bé và ông bà của bé sẽ xiết chặt mối quan hệ máu mủ và điều này sẽ giúp cả hai phía hình thành một tình thương mạnh mẽ từ lúc mới bắt đầu.

Những người bà con và bạn bè xung quanh: Gia đình của bạn sẽ rất có thể thích được phụ giúp bạn một tay chăm lo cho thành viên mới vừa xuất hiện trong gia đình. Các bạn bè cũng có thể nhiệt tình đến với bạn để phụ săn sóc cho bé và những ai trong số đó đã có gia đình và con cái thì là nguồn giúp đỡ thật quý giá cho bạn. Bạn luôn luôn phải chắc chắn rằng những ai phụ giúp bạn mà chưa có con hoặc con trẻ phải biết cách chăm sóc bé, nhưng bạn gắng đừng để ý quá đáng hoặc quá lo âu khi giao con cho họ vì bạn có thể làm họ lúng túng và không được thoải mái. Các trẻ sơ sinh đều luôn thích ứng với những điều chung quanh hơn là bạn nghĩ.

VI. CHA MẸ CÓ CON ĐẦU LÒNG

Trong suốt thời giàn mang thai của Sương, cả Thịnh (chồng chị) và Sương đều muốn tìm hiểu tất cả mọi điều cần biết về sự thai nghén, lúc sinh nở và giai đoạn nuôi con. Họ đọc nhiều sách báo, tham dự các lớp học tiền sản, và thực hànhkinh nghiệm với đám con của bạn bè. Tuy thế, họ nhận thấy rằng không có sự chuẩn bị làm cha mẹ nào có thể gọi là hoàn hảo, mà quan trọng hơn cả là họ phải biết thích ứng và linh động.

1. Lập kế hoạch

Thịnh và Sương đã thoả thuận với nhau từ lúc đầu rằng nuôi con là trách nhiện chung cảu hai người. Sương khẳng định sẽ không ở nhà đóng vai trò truyền thống của người mẹ. Và vì công ty của chị có chế độ quyền lợi hộ sản cao nên chị dự định sẽ nghỉ phép 3 tháng sau khi sinh. Còn Thịnh lại lo lắng rằng họ sẽ phải thay đổi cách sống của mình nhiều, nhưng Sương trấn an chồng rằng tất cả những nơi hai vợ chồng từng đi em bé đều có thể đến được. Họ đã thảo luận rất nhiều vấn đề khác nhau có thể nảy sinh và đã suy nghĩ đến việc họ sẽ xoay sở ra sao khi có em bé. Họ cảm thấy an tâm về khả năng gánh vác trách nghiệm làm cha mẹ.

2. Kinh nghiệm lúc sinh

Bác sĩ có khuyên Thịnh vàSương nên thu thập một số thông tin cơ bản về việc sinh nở vàcác phương pháp sinh đẻ ở nơi họ cư ngụ để lập một kế hoạch sinh và bàn bạc có hiệu quả theo ý chọn lựa của họ. Họ đến thăm một bệnh viện sản trong vùng, nói chuyện với các nhân viên y tế ở đó, đọc qua sách báo và đã đặt ra một kế hoạch sinh với yêu cầu không sử dụng thuốc, cũng như không cắt tầng sinh môn nếu có thể được.

Nhưng lúc Sương bắt đầu chuyển dạ sinh, chị thấy càng lúc càng khó lòng chịu đựng đựơc cường độ của cơn đau chuyển dạ. Thịnh cảm thấy không đành lòng nhìn vợ đau như thế dẫu anh đã cố giữ bình tĩnh để hỗ trợ và khích lệ vợ. Gần đến cuối giai đoạn thứ nhất, khi các cơn co thắt của chị càng lúc càng nhiều hơn, Sương trở nên căng thẳng và đuối sức, cuối cùng chị xin thuốc giảm đau. Thịnh khuyến khích và khen ngợi chị và giúp vợ đổi tư thế nằm. Tuy nhiên chị vẫn còn nhận thấy các cơn do thắt khó mà chịu đựng nổi, do đó người nữ hộ sinh đã cho chị dùng một liều thuốc giảm đau nhỏ, thuốc này có hiệu quả tức thì. Điều này giúp cho Sương được thư giãn và bình tĩnh lại.

Khoảng một tiếng đồng hồ sau, bác sĩ nhận thấy cổ tử cung của Sương đã mở hoàn toàn và cô bắt đầu rặn. Đầu đứa bé ló ra không lâu sau đó, lúc này người nữ hộ sinh dặn Sương đừng rặn nữa để chờ cho tầng sinh môn có thời gian giãn ra hoàn toàn. Sươngue để tự nhiên cho các cơn co thắt của mình tự đẩy đứa bé ra ngoài và chỉ một lát sau, bé chào đời.

Cảm giác sau khi sinh

Thịnh và Sương cảm thấy thương yêu bé ngay khi bé vừa lọt lòng. Thịnh không tài nào hình dung đựơc con lại bé xíu và hoàn hảo như vậy, trong khi cảm giác làm mẹ của Sương đã rất mạnh mẽ ngay từ giây phút đầu. Tuy vậy, Sương cảm thấy hơi có lỗi là đã phải dùng đến thuốc giảm đau để sinh ra bé, mặc dầu chị đã ý thức và cố gắng để không vì thế mà làm sút giảm sự hân hoan và niềm tự hào của chị. Tôi nói với Sương rằng chị không thể nào biết trước được ngưỡng chịu đau của chính mình ra sao và khuyên chị không nên có mặc cảm tội lỗi về việc đã xin cấp thuốc giảm đau vì điều đó thật sự cần thiết. Sương và Thịnh có được một bé gái kháu khỉnh, khoẻ mạnh và Sương có đủ lý do để tự hào về chính mình và những gì cô đã đạt được.

3. Trở thành ông bố, bà mẹ mới

Trong vài ngày đầu sau khi sinh, Thịnh và Sương thấy bạn bè và bà con đề nghị giúp đỡ mình một cách nhiệt tình. Mặc dù đôi khi cảm thấy điều này thật bực bội nhưng họ cũng nhận thấy rằng phần lớn các lời khuyên này đều phản ánh được kinh nghiệm thực tế và thường là rất có ích giúp họ cảm thấy an tâm.

Chăm sóc hàng ngày

Khi cả hai vợ chồng đối mặt với việc chăm con ngày này sang ngày khác, họ thật sự bị sốc vì việc chăm sóc đòi hỏi quá nhiều. Trong 10 ngày đầu lúc bé mới sinh, Thịnh ở nhà, nhưng ngay cả khi có hai người, hết cho bé bú đến thay tã lót nên họ cũng chỉ được ngủ đôi chút. Công việc dường như không bao giờ chấm dứt.

Khi Thịnh đi làm trở lại, Sương lo lắng không biết làm thế nào để xoay sở chăm sóc bé một mình được, và chị ước ao giá như mình đang đi làm, còn Thịnh ở nhà để trông con. Chị kể cho tôi nghe rằng hôm đầu tiên ơ rnhà một mình, chị có cảm nghĩ là bị bỏ rơi như một đứa trẻ lang thang trên vỉa hè. Tuy vậy, chị đã đương đầu đựơc, dẫu vẫn còn cảm thấy rằng chị chưa bao giờ kiệt sức đến thế trong đời; và khi bé bắt đầu nhận được ra mẹ và nhìn mẹ mỉm cười, Sương thú nhận rằng chị hơi sửng sốt nhận ra rằng chị thực sự rất thích được ở với con và săn sóc bé.

Chị cũng đã kết bạn với một số các bà mẹ vừa sinh con khác ở cùng khu vực. Việc này đã cho chị một cơ hội để so sánh các sự việc cùng với bạn bè, những người thực sự hiểu được chị đang cảm thấy như thế nào và chị đang trải qua những gì.

Sương và Thịnh đã có thể gặp gỡ bạn bè nhiều hơn là họ tưởng, bởi vì như Sương đã nói, bé rất dễ khi được bế đi đó đây. Họ thậm chí còn sắp xếp để đem bé đi du lịch nước ngoài trong một kỳ nghỉ mát ngắn.

Một viễn ảnh mới

Đối với Sương, chị cảm thấy công việc làm như thế là một chuyện gì rất xa xừa và chị nhận ra rằng chị không mong đi làm trở lại như chị đã định. Thịnh rất thích trở lại với công việc của mình mặc dù cảm thấy những đêm bị con quấy hơi căng thẳng. Anh nhận thấy mình thật sự mong về nhà buổi chiều, ngắm nhìn và âu yếm bé và tán gẫuvới vợ về những gì xảy ra trong ngày ở nhà. Anh hài lòng khi thấy Sương thích ở nhà nhưng lại sớm nhận rằng họ không đủ tài chính để cứ tiếp tục trả tiền lời mua các món đồ họ đã mua trả góp nếu Sương không đi làm trở lại.

Vì thế, Sương đã đi làm trở lại theo đúng thoả thuận với người quản lý nhân sự, và bé đựợc bà ngoại chăm lo vào ban ngày và Sương đến đón con về vào lúc 4giờ 30 chiều.

Mặc dù mọi việc đều đúng như kế hoạch đã sắp đặt trước khi sinh bé, nhưng Sương đã không còn cảm thấy những gò bó trong vài trò người mẹ như trước nữa. Chị thú nhận rằng nếu Thịnh đi là kiếm đủ tiền về cho gia đình thì chị đã bỏ ý định đi làm lại quá sớm và đã trở thành một người mẹ toàn tâm toàn ý, tối thiểu cho đến lúc bé bắt đầu cắp sách tới trường.

Bé của Sương và Thịnh

Sương cho con bú đến lúc chị đi làm lại, điều này đã giúp cho bé một sự khởi đầu tốt đẹp. Hơn nữa, Sương đã nặn sữa mình rà cho bé bú thêm 2 tháng nữa sau khi trở lại công việc ở công ty.

Bé rất thích sự liên hệ mật thiết của mình với mẹ suốt ba tháng đầu đời của bé.

Trong khi nghỉ hộ sản, Sương cố gắng kết bạn với những bà mẹ khác cũng ở nhà trông con như chị. Điều này tạo ra cho bé cơ hội để vui đùa với các trẻ sơ sinh khác. Và kết quả là bé thích đi chơi và hoà đồng và có sẵn một số bạn bè để có thể cùng chơi đùa bất kỳ khi nào Sương muốn.

Bé rất thích được ở cùng cha mẹ suốt đêm và những ngày cuối tuần.

Bé đã tạo được mối dây mật thiết và thương yêu giữa bé và ông bà của bé, nhất là với bà ngoại, người đã săn sóc bé vào ban ngày vì giờ đây mẹ bé đã đi làm lại.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cho em hỏi?mẹ bầu sau khi sinh,làm "chuyện ấy" có ảnh hưởng sau này không?và khi chưa có kinh nguyệt trở lại thì có thụ thay không?để tránh mang thay thì cách phòng ngừa như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Nếu cơ thể người vợ khỏe mạnh, sinh thường và không phải rạch tầng sinh môn thì thời điểm lý tưởng là 1 tháng sau sinh. Mới sinh, chưa có kinh trở lại không có nghĩa là bạn sẽ không thụ thai, đã có nhiều trường hợp mang thai liền ngay sau sinh, như thế sẽ gây khó khăn rất nhiều cho người phụ nữ và có thêm con khi chưa sẵn sàng. Vì thế nên uống thuốc tránh thai loại dùng hàng ngày hoặc dùng BCS để không làm ảnh hưởng đến nội tiết và chất lượng sữa khi đang cho con bú.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý