Tác dụng của cây huyết dụ

seminoon seminoon @seminoon

Tác dụng của cây huyết dụ

18/04/2015 08:48 PM
16,447

Cây huyết dụ thường được trồng làm cảnh. Có 2 loại cây huyết dụ. Một loại lá đỏ cả 2 mặt và một loại lá đỏ một mặt, còn mặt kia lá có màu xanh. Cả 2 loại đều được Đông y dùng làm thuốc. Theo Đông y huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, tiêu ứ, cầm máu dùng chữa chứng kiết lỵ, rong kinh, phong thấp nhức xương, xích bạch đới...

Click để xem ảnh

Cây huyết dụ có tác dụng bổ huyết, tiêu ứ, cầm máu dùng chữa chứng kiết lỵ, rong kinh…

Lưu ý: phụ nữ trước khi sinh con và sau khi sinh mà bị sót nhau thì không được dùng thuốc có vị huyết dụ.

Trị chứng rong kinh: Lấy 20g lá huyết dụ, 10g rễ cỏ tranh, 10g đài tồn tại trên quả mướp, 10g rễ gừng. Tất cả mang thái nhỏ sắc với 400ml nước còn 100ml. Chia uống làm 2 lần trong ngày.

Trị chứng trĩ ra máu, đái ra máu, băng huyết: Lấy 20g lá huyết dụ tươi rửa sạch. Đổ 200ml nước vào sắc còn 100ml, chia uống trong ngày.

Trị chứng chảy máu cam, cháy máu dưới da: Lấy 30g lá huyết dụ tươi, 20g cỏ nhọ nồi, 20g lá trắc bá (sao cháy) sắc kỹ uống đều đến lúc khỏi.

Trị chứng kiết lỵ ra máu: Lấy 20g lá huyết dụ, 12g cỏ nhọ nồi, 20g rau má. Rửa sạch, giã nát, thêm ít nước sôi để nguội, gạn lấy nước thuốc uống. Dùng 2-3 ngày, nếu không giảm thì đến khám bệnh để được điều trị dứt điểm.

Trị chứng phong thấp đau nhức, bị thương ứ máu: Lấy 30g hoa, lá, rễ cây huyết dụ, 15g huyết giác. Sắc uống đến lúc có kết quả.

Trị chứng ho ra máu: Lấy 16g lá huyết dụ, 16g lá trắc bá sao đen. Đổ 400ml nước sắc còn 200ml chia uống làm 2-3 lần trong ngày.

Huyết dụ có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng làm mát huyết, cầm máu, tán ứ định thống, cầm máu, bổ huyết, tiêu ứ, dùng chữa rong kinh, chữa lỵ, xích bạch đới, phong thấp nhức xương...
Thông tin chung

Tên thường gọi: Huyết dụng
Tên khác: Phát dụ, Long huyết
Tên tiếng Anh: Cordyline
Tên khoa học: Cordyline fruticosa (L.) A. Cheval.
Tên đồng nghĩa: Convallaria fruticosa L.; Asparagus terminalis L.; Cordyline terminalis (L.) Kunth; Dracaena ferrea L.; Taetsia fruticosa Merr.; Cordyline fruticosa (L.) A. Chev.
Thuộc họ Huyết dụ - Asteliaceae

Mô tả

Cây huyết dụ có hai loại: loại có lá đỏ cả hai mặt và loại có lá một mặt đỏ một mặt xanh. Cả hai loại đều dùng làm thuốc nhưng loại lá hai mặt đỏ tốt hơn.

Cây thường được trồng làm cảnh, cây nhỏ cao cỡ 1-2m. Thân mảnh to bằng ngón tay cái, mang nhiều vết sẹo của những lá đã rụng. Lá mọc tập trung ở ngọn, không có cuống, hẹp, dài 20-35cm, rộng 1,2-2,4cm, màu đỏ tía; có thứ lá mặt trên màu đỏ, mặt dưới màu xanh. Hoa màu trắng pha tím, mọc thành chuỳ dài ở ngọn thân. Quả mọng chứa 1-2 hạt. 

Bộ phận dùng

Hoa, lá và rễ - Flos, Folium et Radix Cordylines.

Nơi sống và thu hái

Cây của Á châu nhiệt đới, trồng làm cảnh phổ biến ở nhiều nơi. Thu hái hoa vào mùa hè. Khi trời khô ráo, cắt lá, loại bỏ lá sâu, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Huyết dụ có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng làm mát huyết, cầm máu, tán ứ định thống, cầm máu, bổ huyết, tiêu ứ, dùng chữa rong kinh, chữa lỵ, xích bạch đới, phong thấp nhức xương...

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng. Cũng dùng chữa viêm ruột, lỵ. Dân gian còn dùng trị ho gà của trẻ em. Ngày dùng 6-10g lá, 5-6g rễ, 10-15g hoa, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. 1. Chữa băng huyết, phối hợp với buồng cau điếc (buồng cau không ra quả, bị héo khô), rễ Cỏ tranh, Cỏ gừng; 2. Ho ra máu, phối hợp với Trắc bá, Thài lài tía sao đen; 3. Đái ra máu, phối hợp với củ Ráng, lá Lấu, lá Tiết dê, lá Cây muối. Không nên dùng trước khi sinh nở, hoặc sinh rồi còn sót nhau.

Ở Ấn Độ, phần dưới của thân rễ dùng ăn với Trầu không như là thuốc trị ỉa chảy.

Đơn thuốc

Đái ra máu, lao phổi, thổ huyết, mất kinh: lá Huyết dụ tươi 60-100g (hoặc rễ khô 30-60g). Đun sôi lấy nước uống.

Chữa rong kinh: Lá huyết dụ 20g, rễ cỏ tranh 10g, đài tồn tại của quả mướp 10g, rễ cỏ gừng 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Viêm ruột, lỵ: Lá tươi 60-100g (hoặc 10-15g hoa khô) sắc nước uống.

Chữa chảy máu cam và chảy máu dưới da: Lá huyết dụ tươi 30g, lá trắc bá (sao cháy) và cỏ nhọ nồi mỗi vị 20g, sắc uống đến khi khỏi.

Chữa bị thương ứ máu hay phong thấp đau nhức: Dùng huyết dụ cả lá, hoa, rễ 30g, huyết giác 15g, sắc uống đến khi khỏi.

Chữa kiết lỵ ra máu: Lá huyết dụ 20g, cỏ nhọ nồi 12g, rau má 20g. Rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng 2-3 ngày. Nếu bệnh không giảm thì nên đến cơ sở y tế khám xác định nguyên nhân để điều trị.

Lưu ý: Phụ nữ không nên dùng trước khi sinh con hoặc sau khi sinh xong mà bị sót nhau.

Cây huyết dụ có hai loại: loại có lá đỏ cả hai mặt và loại có lá một mặt đỏ một mặt xanh. Cả hai loại đều dùng làm thuốc nhưng loại lá hai mặt đỏ tốt hơn. Cây thường được trồng làm cảnh, thân to bằng ngón tay, cao 1-2m. Toàn thân mang nhiều vết sẹo của các lá đã rụng, chỉ có lá ở ngọn. Lá không có cuống, hẹp, dài khoảng 30cm. Hoa mọc thành chùy dài. Quả mọng chứa 1-2 hạt.

Theo y học cổ truyền, huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng cầm máu, bổ huyết, tiêu ứ, dùng chữa rong kinh, chữa lỵ, xích bạch đới, phong thấp nhức xương...

Một số đơn thuốc có sử dụng huyết dụ:

- Chữa chảy máu cam và chảy máu dưới da: Lá huyết dụ tươi 30g, lá trắc bá (sao cháy) và cỏ nhọ nồi mỗi vị 20g, sắc uống đến khi khỏi.

- Chữa rong kinh: Lá huyết dụ 20g, rễ cỏ tranh 10g, đài tồn tại của quả mướp 10g, rễ cỏ gừng 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

- Chữa bị thương ứ máu hay phong thấp đau nhức: Dùng huyết dụ cả lá, hoa, rễ 30g, huyết giác 15g, sắc uống đến khi khỏi.

- Chữa kiết lỵ ra máu: Lá huyết dụ 20g, cỏ nhọ nồi 12g, rau má 20g. Rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng 2-3 ngày. Nếu bệnh không giảm thì nên đến cơ sở y tế khám xác định nguyên nhân để điều trị.

Lưu ý: Phụ nữ không nên dùng trước khi sinh con hoặc sau khi sinh xong mà bị sót nhau.

Tên khoa học: Cordyline terminalis Kunth ( Dracaena terminalis Jack)huyết dụ , huyet du , huyetdu

Mô tả cây

Có hai loại huyết dụ: Lá đỏ cả hai mặt và Lá một mặt đỏ một mặt xanh. Cả hai thứ đều dùng được, nhưng loại toàn đỏ tốt hơn.
Cây thuộc thảo, thân to bằng ngón tay, sống dai, cao độ 1-2m. Toàn thân mang nhiều vết sẹo của lá đã rụng chỉ có lá ở ngọn. Lá không cuống, hẹp 1,2-4cm, dài 20-35cm. Hoa mọc thành chùy dài. Bầu 3 ô, mỗi ô chứa một tiểu noãn, một vòi. Quả mọng 1-2 hạt.

Công dụng

Còn trong phạm vi nhân dân. Nhân dân dùng làm thuốc cầm máu, chữa lỵ, lậu, xích bạch đới. Mới đây bệnh viện Bắc Giang (1961)

huyet du Huyết dụ

Huyết dụ còn có tên là Phật dụ, Thiết thụ (Trung dược). Theo Đông y, Huyết dụ vị nhạt, tính mát, vừa làm mát máu, cầm máu, vừa làm tan máu ứ và giảm đau. Nó thường được dùng để chữa các trường hợp bị thương và phong thấp gây đau nhức. Một số bài thuốc Nam được dùng trong dân gian:

- Chữa các loại chảy máu, xuất huyết tử cung và tiểu tiện ra máu: Lá Huyết dụ tươi 40 - 50g, sắc uống (hoặc lá khô, hoa khô với lượng bằng 1/2 lá tươi).

Chú ý: Không dùng sau khi nạo thai hoặc sau đẻ bị sót rau.

- Chữa ho ra máu, chảy máu cam và chảy máu dưới da: Lá Huyết dụ tươi 30g, lá Trắc bá (sao cháy) và cỏ Nhọ nồi mỗi vị 20g, sắc uống.

- Chữa bạch đới, đi lỵ, rong huyết, viêm dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, hậu môn lở loét ra máu: Huyết dụ tươi 40g, lá Thuốc bỏng (Sống đời), lá Băn (Xích đồng nam) mỗi vị 20g, sắc uống.

- Chữa bị thương ứ máu hay phong thấp đau nhức: Dùng Huyết dụ cả lá, hoa, rễ 30g, Huyết giác 15g, sắc uống.

Huyết dụ (Cordyline terminalis Kunth var.ferrea Bak.) thuộc họ huyết dụ (Dracaenaceae), có tên khác là huyết dụ lá đỏ, thiết thụ, phất dũ, người Tày gọi là chổng đeng, tên Thái là co trướng lậu, tên Dao là quyền diên ái.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
Huyết dụ là cây cảnh được nhập trồng từ lâu đời. Tên gọi của nó bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa như sau: Ngày xưa, có một người chuyên nghề giết lợn. Nhà anh ta ở cạnh một ngôi chùa. Hằng ngày, cứ mờ sáng, hễ nghe tiếng chuông chùa là anh ta thức dậy mổ lợn. Một hôm, sư cụ lên chùa nằm mộng thấy một người đàn bà dắt 5 đứa con đến xin cứu mạng và xin sư cụ đánh chuông vào sáng hôm sau chậm hơn ngày thường. Sư cụ thực hiện đúng lời thỉnh cầu, nên người đồ tể ngủ quên, dậy muộn quá, không kịp thịt lợn nữa. Liền sau đó, anh ta thấy con lợn mình mua chiều qua định giết thịt sáng nay đẻ được 5 lợn con. Anh ta đi qua chùa được nghe sư cụ kể chuyện về giấc mộng, hối hận vì lâu nay bàn tay mình vấy máu, liền chạy về nhà cầm con dao bầu rồi sang giữa sân chùa, cắm dao thề rằng xin giải nghệ từ nay. Về sau, con dao hóa thành một loại cây có lá màu đỏ như máu, nhọn như lưỡi dao bầu và được người đời đặt tên là cây huyết dụ.

Theo kinh nghiệm dân gian, lá huyết dụ được dùng làm thuốc cầm máu chữa rong huyết, băng huyết (không được dùng trước khi đẻ hoặc đẻ rồi còn sót rau), xích bạch đới, thổ huyết, lỵ ra máu, đái ra máu, ho ra máu, sốt xuất huyết. Liều dùng hằng ngày: 16-30g lá tươi hoặc 8-16g lá phơi khô dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa rong kinh, băng huyết: Lá huyết dụ 20g, rễ cỏ tranh 10g, đài tồn tại quả mướp 10g, rễ cỏ gừng 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Hoặc lá huyết dụ 20g, cành tía tô 10g, hoa cau đực 10g, tóc một nhúm (đốt thành than). Trộn đều, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống.

Chữa đái ra máu: Lá huyết dụ 20g, rễ cây ráng, lá lấu, lá cây muối, lá tiết dê, mỗi vị 10g. Tất cả rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống.

Chữa ho ra máu: Lá huyết dụ 10g, rễ rẻ quạt 8g, trắc bách diệp sao đen 4g, lá thài lài tía 4g, phơi khô, sắc uống làm hai lần trong ngày.

Chữa kiết lỵ ra máu: Lá huyết dụ 20g, cỏ nhọ nồi 12g, rau má 20g. Rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng 2-3 ngày.

Chữa xuất huyết dưới da, sốt xuất huyết: Lá huyết dụ để tươi 30g, trắc bá sao đen 20g, cỏ nhọ nồi 20g. Sắc uống.

Chữa bạch đới, khí hư: Lá huyết dụ tươi 30g, lá thuốc bỏng 20g, bạch đồng nữ 20g. Sắc uống ngày 1 thang. 

Sau giấc mộng kỳ lạ của một nhà sư, người làm nghề mổ lợn đã cắm con dao bầu của mình trước sân chùa xin giải nghệ; con dao biến thành cây huyết dụ - cây thuốc chữa các chứng bệnh có chảy máu.

Huyết dụ là cây cảnh được nhập trồng từ lâu đời. Tên gọi của nó bắt nguồn từ một câu chuyện cổ Phật giáo: Ngày xưa, có một người chuyên nghề giết lợn. Nhà anh ta ở cạnh một ngôi chùa. Hằng ngày, cứ mờ sáng, hễ nghe tiếng chuông chùa là anh thức dậy mổ lợn.

Một hôm, sư cụ trên chùa nằm mộng thấy một người đàn bà dắt 5 đứa con đến xin cứu mạng. Sư hỏi cứu như thế nào, bà ta nói chỉ cần ra lệnh cho chú tiểu sáng hôm sau đánh chuông chậm lại. Sư cụ thực hiện đúng lời thỉnh cầu, nên anh đồ tể ngủ quên, dậy muộn quá, không kịp thịt lợn nữa. Anh chàng tức giận sang chùa trách sư cụ, và được kể về giấc mơ kể trên. Về nhà, anh ta thấy con lợn mình mới mua định giết thịt sáng nay đã đẻ được 5 lợn con.

Anh đồ tể bỗng giật mình hối hận vì đã giết rất nhiều sinh mạng, liền chạy về nhà cầm con dao bầu rồi sang cắm giữa sân chùa, thề rằng từ nay xin giải nghệ. Về sau, con dao hóa thành một loại cây có lá màu đỏ như máu, nhọn như lưỡi dao bầu và được người đời đặt tên là cây huyết dụ.

Theo kinh nghiệm dân gian, lá huyết dụ được dùng làm thuốc cầm máu, chữa rong huyết, băng huyết (không được dùng trước khi đẻ hoặc đẻ rồi còn sót rau), xích bạch đới, thổ huyết, lỵ ra máu, đái ra máu, ho ra máu, sốt xuất huyết. Liều dùng hằng ngày: 16-30 g lá tươi hoặc 8-16 g lá phơi khô, sắc uống. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa rong kinh, băng huyết: Lá huyết dụ 20 g, rễ cỏ tranh 10 g, đài tồn tại quả mướp 10 g, rễ cỏ gừng 8 g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.

Hoặc lá huyết dụ 20 g, cành tía tô 10 g, hoa cau đực 10 g, tóc một nhúm (đốt thành than). Trộn đều, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống.

Chữa kiết lỵ ra máu: Lá huyết dụ 20 g, cỏ nhọ nồi 12 g, rau má 20 g. Rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng 2-3 ngày.

Chữa xuất huyết dưới da, sốt xuất huyết: Lá huyết dụ để tươi 30 g, trắc bá sao đen 20 g, cỏ nhọ nồi 20 g. Sắc uống.

Ý nghĩa các loài hoa

Trồng hoa ban công chung cư như thế nào

Hướng dẫn trồng hoa thiên lý

Cách làm tinh dầu dừa an toàn

Tác dụng của cây lược vàng

Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe con người

Tác dụng của cây mật nhân "thần dược" cho sức khỏe

Tác dụng của nha đam (lô hội)

Tác dụng của rau ngót

Công dụng của nhựa cây mướp

Làm đẹp từ cây lô hội

Tác dụng của quả chùm ruột đối với sức khỏe

Tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe con người

Tác dụng của chuối

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
em có thai được 4 tháng hay bị đi tiểu dắt, có người mách em uống nước lá cây huyết dụ, cây cối xay, và cây mã đề, vậy cho em hỏi em uống có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
minh duoc biet cay co xay co tinh mat chua tieu rat rat tot nhiu nguoi di nhiu benh vien khong khoi nhung dung cay coi xay uong la khoi ngay cay ma de cung tot co co tinh mat loi tieu hai cay nay cung deu tot ban ah nhung minh ko biet ket hop cung nhau thi co sao kkhong . cay coi xay thi toe hon ve tieu rat
Toi co thai sau thang chan toi bi phu sung to toi co uống la huyết du đuợc khong xin cam on
em vua sinh duoc hon 1 thang co nguoi mach em uong la cay huyet du de cho sau con sot bong ra nhung em doc duoc thong tin la vua de xong khong duoc uong vi em van con sot rau
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
cay huyet du co chua benh lon tim kg vay
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý