Tác dụng của cây nhọ nồi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng của cây nhọ nồi

18/04/2015 08:48 PM
2,421

Chứng rong kinh vẫn thường gặp ở chị em phụ nữ. Rong kinh có thể không gây hại nhưng cũng là dấu hiệu của sự rối loạn sức khỏe khá nghiêm trọng. Đặc biệt, nó còn là một mối phiền toái không nhỏ nếu bạn chuẩn bị có một chuyến du lịch biển. Hãy theo dõi câu chuyện của Tâm và cách của cô ấy để trị ngay tức thì chứng rong kinh trước một chuyến đi thú vị.


Mối lo lắng không chỉ riêng của Tâm

Tâm nhẩm tính: Năm ngày nữa sẽ đi biển, vậy mà lại vừa đến tháng. Tệ thật đấy. Mà khốn khổ cho mình làm sao, mỗi lần đến tháng đâu chỉ ba hay bốn ngày.

Không phải huyết bồ câu hay huyết trâu, nhưng phải tội thi thoảng, cô lại bị rong kinh. Mà rong thì, thật khủng khiếp, kéo dài cả tuần, có khi còn nhiều hơn nữa. Thật ngán ngẩm quá đi.

Nóng nực thế này, ai cũng mong ra biển để nhao xuống làn nước trong xanh, cho bớt đi cái ngột ngạt, khó chịu. Nếu lần này đi bãi tắm gần như mọi năm thì thôi, cố nhịn ở nhà cũng được.

Đằng này, cơ quan năm nay lại đi Nha Trang- bãi biển không chỉ vào hàng đẹp nhất Việt Nam mà còn vào hàng đầu Thế giới, thử hỏi gắng nhịn ở nhà làm sao được? Không lẽ tới biển rồi chịu đứng trên bờ, mon men ngắm biển như một người già sợ nước thôi sao?

Không may cho Tâm vì lần này, cô bị rong kinh thật. Vừa do tiền lệ, vừa do lo lắng về nó nữa đây. Càng nghĩ, Tâm càng thấy chán. Là con gái, nhiều điều phiền toái thế không biết. Chẳng bù cho cách đàn ông, bất kể là bao giờ, khi nào, đi đâu cũng thật nhẹ nhõm, thảnh thơi. Những lúc thế này, đáng ganh tị thật đấy!

Hái một nắm nhỏ cây nhọ nồi, rửa  sạch, ngâm với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra, để ráo, giã nhỏ, vắt lấy một chén nhỏ - loại chén uống trà, ngày uống hai lần.
Hái một nắm nhỏ cây nhọ nồi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra, để ráo, giã nhỏ, vắt lấy một chén nhỏ - loại chén uống trà, ngày uống hai lần.

Vào ngày hè, được thưởng thức những tấm mía ngọt ngào, căng đầy nước, cố nước mát lạnh, thơm mùi mía, mùi vỏ quất càng hấp dẫn biết bao nhiêu khi nóng nực. Nhớ ngày trước còn nhỏ, mỗi lần Tâm đến tháng, mẹ thường dặn cô chớ có ăn mía vào.

Mía ngọt, hàm lượng đường cao, tính nóng. Ăn mía, bị rong kinh thì phiền toái lắm. Nghe lời mẹ, Tâm cũng gắng nhịn mồm, nhịn miệng. Cũng may mà không phải tháng nào Tâm cũng bị rong kinh. Vì nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên, liên tục thì không chỉ bất tiện mà trở thành bệnh lí rồi.

Tâm biết rằng những người bị rối loạn kinh nguyệt liên tục, thường xuyên cần phải đến chuyên khoa để khám.

Chứng này không chỉ làm tăng thêm gánh nặng về tinh thần, sự bất tiện trong sinh hoạt, gây thiếu máu, vô sinh cho người bệnh mà còn có thể là biểu hiện của một thứ bệnh tật nào đó tiềm ẩn trong cơ thể; nếu không kịp thời điều trị thì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Nghiêm trọng hơn nữa là ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình.

Vì thế nên hễ đến tháng là Tâm sẽ nhịn ăn mía, chắc chắn thế.  Nhưng dù có  nhịn ăn mía, kiêng cay nóng thì thi thoảng những phiền toái khi đến tháng chẳng vì thế mà thuyên giảm.

Bực nhất là vào những dịp hiếm có như đi biển lần này chẳng hạn. Chắc tại mình có “máu trâu” rồi. Vì kinh nguyệt kéo dài là mối phiền toái đối với những chị em có “máu trâu”. Tâm đổ thừa như vậy.

Chịu đựng nó như một chứng bệnh thâm niên, Tâm cũng bỏ công tìm hiểu để ngăn ngừa nguy cơ khiến nó trở nên “trầm trọng hơn”. Mỗi lúc bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể Tâm thường thấy rất mệt mỏi, khó chịu. 

Phần vì bị mất nhiều máu, phần vì do bực dọc, lo lắng. Cô cố gắng bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày của mình các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, v.v...

Thích hay không thì cô cũng ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt…

Những ngày này, Tâm tuyệt đối từ chối các buổi tiệc tùng vì lí do rất đơn giản, riêng cô tự biết là: ngày đèn đỏ, cần hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...

Thêm vào nữa, chu kỳ kinh kéo dài gây  không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Lúc này, vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...

Cả tỉ lí do khiến cho không chỉ Tâm mà phần đa chị em mắc chứng này thường mệt mỏi, ít vui vẻ, thậm chí thường hay cáu gắt, dễ nổi nóng một cách vô cớ.

Bài thuốc hay từ cây nhọ nồi - kinh nghiệm của chị Minh

Chuyến đi biển đến ngày một gần hơn, mà triệu chứng rong kinh không có dấu hiệu sẽ thay đổi và chấm dứt. Là người ít tuổi trong phòng nên những ngày “đèn đỏ” như thế, Tâm vẫn liên tục tự nhắc mình: “Cẩn thận đấy, mình ít tuổi nhất, đừng cáu bẳn vô cớ”.

Cách này khá hiệu quả. Bực bội trong mình tới đâu, cô cũng không phản ứng tiêu cực với những người chung quanh.

Nhưng lần này thì khác, Tâm rất chờ đón chuyến đi Nha Trang, cô chưa bao giờ được đặt chân tới thành phố xinh đẹp này. Sự háo hức cho một chuyến đi tỉ lệ nghịch với mối phiền toái mà ngày đến tháng đã, đang, và sẽ chắc chắn gây ra khiến Tâm kém vui.

Vẫn lẩm nhẩm bụng bảo dạ như mọi khi nhưng mặt mũi cô vẫn bí xị, tự mình soi gương thấy mình mà phát “ghét” nữa là.

Chị Minh mới chuyển từ nơi khác đến, được bổ nhiệm trưởng phòng. Chị Minh không quan cách mà khá thân thiện với tất cả mọi người. Nhận ra bộ mặt bí xị sau nụ cười cố vui vẻ của Tâm, chị Minh cười thật tươi: “Ai mà rảnh rỗi chọc giận em vậy?”

Tâm cười khì, chẳng tươi hơn được chút nào. Chị Minh tiếp luôn: “Chắc chắn có gì bực bội đây. Bà già này nhìn là nhận ra ngay. Có khai thật ra hay không?”

Tâm nhăn nhó, rồi khai thật rằng mình có khi sẽ để phí chuyến đi đầy mong đợi chỉ vì bệnh rong kinh mất. Nghe xong, chị Minh cả cười: Tưởng chuyện gì, bệnh này thì chị có  cách giúp, đảm bảo hiệu quả tức thời. Mà không chỉ có vậy, nếu dùng lâu dài, còn khỏi hẳn chứng rong kinh ấy chứ.

Con gái chị trước cũng bị rong kinh, vì mới có kinh nguyệt nên bé khá hoảng hốt, lo lắng. Chị phải giải thích với con rằng: Mẹ hiểu là con đang có cảm giác lạ lùng, lo sợ nhất là khi kinh nguyệt lại kéo dài. Nhưng con yên tâm, đó cũng là việc bình thường.

Bị rong kinh - rong huyết như vậy trong vòng hai - ba năm đầu thường do hệ thống chức năng và nội tiết sinh sản của các em gái chưa phát triển đầy đủ.

Cũng may, chị được bà cụ hàng xóm mách cho bài thuốc chữa rong kinh từ cây nhọ nồi. Chị kiên trì hái cho con gái uống. Con chị nhờ thế mà thoát hẳn khỏi nỗi phiền toái vì bị rong kinh.

Rồi chị Minh bảo: “Tâm có biết cây nhọ nồi vẫn mọc ở bờ ruộng, bờ sông hay dọc các con đường đất không? Loại cay các cụ vẫn dùng để chữa hạ sốt cho trẻ con ấy?” Chẳng chờ Tâm trả lời, chị tiếp luôn:

“Cây nhọ nồi thuộc họ Cúc, còn có tên khác là cỏ mực, vì khi vò nát, có nước chảy ra màu đen.” Chị phổ biến tác dụng của cây nhọ nồi (cỏ mực) như một bác sĩ Đông y thực thụ.

Nào là cây này, tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát huyết), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc.

Các thầy thuốc đông y vẫn dùng cả thân và lá cây này để chủ trị xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lị, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa (uống trong, rửa ngoài).

Đó là tác dụng của cây nhọ nồi trong việc chữa bệnh. Còn với bệnh của Tâm, chị Minh bảo hái một nắm nhỏ cây nhọ nồi, rửa  sạch, ngâm với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra, để ráo, giã nhỏ, vắt lấy một chén nhỏ - loại chén uống trà.

Làm như vậy hai lần, hai chén nhỏ, uống trong ngày, giãn cách sáng, trưa, thế nào cũng thấy hiệu quả ngay tức khắc. Hiệu quả rồi, nhớ tìm cách hậu tạ chị kha khá vào.

Nghe chị nói, Tâm than thở: “Ôi chị ơi, thuốc tây y, đông y, em cũng thử qua rồi, còn hầm cả cháo hạt sen, táo đỏ, long vải, lại cháo móng giò heo với nhân sâm nữa cơ, mà hiệu quả cũng chưa rõ rệt lắm.

Nếu bài thuốc đơn giản của chị hiệu quả thật thì em sẽ hậu tạ to.” Chị Minh bảo: “Nhớ nhé, em làm ngay đi, chị chờ em hậu tạ.”

Tâm về, thử ngay cách chị Minh hướng dẫn, không dè hiệu quả đến không ngờ. Đúng như chị Minh nói, chỉ uống hết hai chén nhỏ nước cây nhọ nồi, Tâm đã thấy hiệu quả rõ rệt, không còn thấy kinh ra nữa mà rất khô thoáng, sạch sẽ.

Lần ấy, Tâm đã có một chuyến đi thật vui vẻ, thoải mái mà không hề buồn bực vì bị rong kinh gì cả. Cây cỏ ở quanh Tâm thật là kì diệu!


Cây nhọ nồi.

Cây nhọ nồi là một vị thuốc dễ kiếm mà dân gian thường dùng để cầm máu. Nhọ nồi mọc rất nhiều ở các bờ ruộng, bờ mương, vườn nhà, thế nhưng nó lại rất hữu ích trong nhiều trường hợp.

Dưới đây là một số bài thuốc cầm máu từ cây nhọ nồi:

Chữa khạc ra máu: Lấy 60g cây nhọ nồi, 40 g rễ cỏ tranh cộng với một ít thịt lợn nạc, cho vào nồi ninh nhừ lấy nước uống.

Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20 g, hoa hoè sao đen 20 g, 16 g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Chữa tiêu chảy ra máu: Đặt cây nhọ nồi lên một miếng ngói rồi sấy khô, sau đó cây nhọ nồi đã khô thành bột. Mỗi lần uống 6 g bột nhọ nồi với nước cháo.

Ngoài công dụng cầm máu, cây nhọ nồi còn được sử dụng như một vị thuốc hữu hiệu trong một số trường hợp sau:

Chữa viêm họng: 20 g nhọ nồi, 20 g bồ công anh, 12 g củ rẻ quạt, 16 g kim ngân hoa, 16 g cam thảo đấy, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang.

Chữa sốt cao: 20 g cây nhọ nồi, 20 g sài đấy, 20 g củ sắn dây, 16 g cây cối xay, 12 g ké đầu ngựa, 16 g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

Chữa mề đay: Lấy cây nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài, lá cải trời rồi giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.

Chữa mộng tinh: Cây nhọ nồi sấy khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 8 g với nước cơm, hoặc dùng 30 g sắc lấy nước uống.

Chữa sốt xuất huyết nhẹ: Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất, mỗi thứ 15 g sắc lấy nước uống ngày một thang.

Chữa sốt phát ban: Mỗi ngày sắc 60 g nhọ nồi rồi lấy nước uống. Ngày 1 thang, chia 2 - 4 lần trong ngày.


Cỏ nhọ nồi còn có tên cỏ mực, hạn liên thảo, bạch hoa thảo, thủy hạn liên... Đây là loại cây cỏ, sống một hay nhiều năm, cao 30 - 40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2 - 3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt. Dù là cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng lại rất hữu ích trong việc chữa bệnh vì nhọ nồi là một vị thuốc dễ kiếm mà dân gian thường dùng để cầm máu. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay... Một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ cỏ nhọ nồi:

Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hoè sao đen 20g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Chữa viêm họng: Cỏ nhọ nồi và bồ công anh mỗi vị 20g, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang. Dùng trong 3 - 5 ngày.
Chữa sốt cao: Cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Chữa mề đay: Nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.
Chữa sốt phát ban: Cỏ nhọ nồi 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 4 lần uống trong ngày.
Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon: Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.
Chữa bạch biến: Nhọ nồi 30g, sa uyển tử 15g, hà thủ ô 30g, bạch chỉ 12g, đương quy 10g, xích thược 10g, đan sâm 15g, đảng sâm 15g, bạch truật 10g, thiền thoái 6g các vị rửa sạch đem sắc uống ngày một thang, mỗi đợt uống 15 ngày. Công dụng: cỏ nhọ nồi, đương quy, hà thủ ô, đảng sâm, bạch truật có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hoá ứ, tư bổ can thận; bạch chỉ, thiền thoái có tác dụng tán phong trừ thấp, sinh cơ da, nhuận sắc da; đan sâm, xích thược có tác dụng hoạt huyết thông lạc, khư ứ sinh tân, chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn huyết dịch.
Trị eczema trẻ em: Cỏ nhọ nồi 50g, sắc lấy nước cô đặc, bôi chỗ đau. Thường 2 - 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi. Theo y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng cỏ nhọ nồi da không bị kích ứng.
Chữa gan nhiễm mỡ: Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử (hạt khúng khéng) 15g, bồ công anh 15g; Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lan
-----------------------------------------


Ứng dụng mới của cỏ Nhọ nồi trên lâm sàng
Cỏ Nhọ nồi (còn có tên Cỏ mực, Hạn liên thảo) vị chua, ngọt, tính hàn, vào 2 kinh can, thận; có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, băng huyết, rong huyết. Gần đây, Y học cổ truyền đã có nhiều ứng dụng mới về cỏ Nhọ nồi trên lâm sàng, đạt hiệu quả tốt.

Cỏ nhọ nồi chữa gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là cả một quá trình tích tụ lâu dài, ảnh hưởng đến các tạng phủ của cơ thể, làm chức năng tạng phủ bị tổn thương. Bệnh lâu ngày vào thận, thận tinh dần hao tổn, thuỷ (thận) không nuôi dưỡng được mộc (can), ắt can kém sơ tiết, tỳ kém kiện vận, lipit huyết vận hoá không bình thường, tích ứ ở huyết làm tắc nghẽn can lạc mà thành gan nhiễm mỡ. Mỡ tồn đọng lâu ngày ở can, can uất lâu ngày tất sinh nội nhiệt. Can tàng huyết nên thành nhiệt huyết.
            Bài thuốc: Cỏ nhọ nồi 30 - 100g, Nữ trinh tử 20g, Trạch tả 15g, Đương quy 15g; Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, Chỉ củ tử (hạt Khúng khéng) 15g, Bồ công anh 15g; người bị viêm gan virut, nhất là viêm gan B mạn thì thêm: Phong phòng 15g, Bán biên liên 20g, Hổ trượng 15g. Người bị bệnh đái đường, thêm: Huyền sâm 15g, Thương truật 15g; người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: Đại hoàng 6 – 10g, Hà diệp (lá sen) 15g; người tỳ hư thêm Phục linh 12g, Bạch truật 20g. Mỗi ngày uống một thang.

Cỏ nhọ nồi chữa bạch biến

Bệnh này, một là do phong tà từ ngoài xâm nhập vào da, tấn công lỗ chân lông làm cho huyết khí ứ trệ, tắc mao khiếu, không nuôi dưỡng được da; hai là do bên trong huyết hư sinh phong, lại thêm khí trệ huyết ứ, gốc thì hư mà ngọn thì thực
Bài thuốc: Cỏ nhọ nồi 30g, Sa uyển tử 15g, Sinh hà thủ ô 30g, Bạch chỉ 12g, Đương quy 10g, Xích thược 10g, Đan sâm 15g, Đảng sâm 15g, Bạch truật 10g, Thiền thoái 6g; sắc uống ngày một thang; 15 ngày là một liệu trình.
Trong bài thuốc: Cỏ nhọ nồi, Đương quy, Sinh hà thủ ô, Đảng sâm, Bạch truật có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hoá ứ, tư bổ can thận; Bạch chỉ, Thiền thoái có tác dụng tán phong trừ thấp, sinh cơ da, nhuận sắc da; Đan sâm, Xích thược có tác dụng hoạt huyết thông lạc, khư ứ sinh tân, chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn huyết dịch. 

Cỏ nhọ nồi trị eczema trẻ em

Cỏ nhọ nồi tươi, rửa sạch, giã lấy nước, cho vào nồi hấp 15 - 20 phút (tiệt trùng), để nguội, bôi chỗ đau, ngày vài ba lần, hoặc 50g Cỏ nhọ nồi khô (nếu không có tươi) sắc lấy nước rồi cô đặc, bôi chỗ đau; thường 2 - 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi.
Theo Y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng Cỏ nhọ nồi da không bị kích ứng.
(Theo Trung y tạp chí)
GS. Phạm Đình Sửu
------------------------------------


CỎ NHỌ NỒI
Herba Ecliptae

Tên khác: Cỏ mực, Hạn liên thảo (旱莲草).

Tên khoa học: Eclipta prostrata L. = Eclipta alba Hassk., họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả: Cỏ nhọ nồi mọc thẳng đứng, có thể cao tới 80cm, thân đỏ tím có lông cứng, sờ nháp. Lá mọc đối, có lông ở 2 mặt, phiến lá hình mũi mác nhỏ. Hoa tự hình đầu, màu trắng, mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Cây vò ra biến thành màu đen hoặc khi bấm có nước màu đen chảy ra nên gọi tên như vậy.
Phân bố: Cỏ nhọ nồi mọc hoang khắp nơi, trong nước ta, ở những chỗ ẩm thấp.

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.

Thu hái: Thu hái vào mùa hạ, khi lá cây đang tươi tốt, cắt lấy phần trên mặt đất, loại bỏ tạp chất và lá úa, đem phơi khô. Dùng tươi thì thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học: Trong cỏ nhọ nồi có một ít tinh dầu, tanin, chất đắng, caroten và một alcaloid gọi là ecliptin. Có tài liệu ghi là có nicotin và một chất gọi là wedelolacton.

Tác dụng: Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận.

Công dụng: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, băng huyết rong huyết, râu tóc sớm bạc, răng lợi sưng đau.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 10 - 20g. Dạng thuốc sắc, cao, hoàn.

Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, ỉa chảy phân sống không nên dùng.

Bài thuốc:

Bài số 1: Toa thuốc căn bản (Viện Y học dân tộc cổ truyền Việt Nam) giải độc, bồi dưỡng cơ thể, điều hòa. Chữa các chứng bệnh người lớn, trẻ em bốn mùa cảm mạo, nóng sốt, nhức đầu, ho hen, ăn không tiêu, gan yếu, táo bón, máu kém lưu thông: Rễ cỏ tranh 8g, Ké đầu ngựa 8g, Lá mơ tam thể 8g, Gừng sống 2g, Rau má 8g, Củ sả 2g, Cỏ nhọ nồi 8g, Vỏ quít 4g, Cỏ màn trầu 8g, Cam thảo nam 8g.

Bài số 2: Chữa đái ra máu: Cỏ nhọ nồi 30g, Cả cây mã đề 30g. Cả 2 thứ còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống (say máy sinh tố), chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng.

Bài số 3: Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: Cỏ nhọ nồi15g, Lá trắc bá 15g, Sắc uống.

Dùng ngoài da: 
Cỏ nhọ nồi tươi rửa sạch, giã (xay) ép lấy nước (nếu khô thì tán bột), bảo đảm vệ sinh vô trùng: đắp lên vết thương chảy máu do chấn thương.Thợ nề dùng cỏ nhọ nồi tươi xoa xát lên chân tay tránh tác hại của vôi ăn da.

Cỏ mực là loài mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Đó là loài cây nhỏ, thân có lông; lá mọc đối hình xoan dài, có lông hai mặt; hoa trắng nhỏ; đặc điểm nổi bật của cây này là khi vò nát có màu đen như mực - cho nên có tên gọi là "cỏ mực". Trong dân gian thường gọi là " cỏ nhọ nồi", còn gọi là "hạn liên thảo", "mặc hạn liên", "kim lăng thảo"... Tên khoa học là Eclipta prostrata L. [E. Alba (L.) Hassk].

Các nghiên cứu trong y học hiện đại đã phát hiện thấy trong cỏ mực có saponin, tanin, chất đắng, caroten, ancaloit, tinh dầu, vitamin E, vitamin A... Cỏ mực có những tác dụng dược lý như sau:

[http://agriviet.com]>
1. Cầm máu: Chất tanin trong cỏ mực có tác dụng làm tăng tốc độ đông máu. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành thực nghiệm: cắt đứt động mạch đùi chó, dùng bột cỏ mực tán mịn đắp lên chỗ đứt, ấn nhẹ vào, thấy có tác dụng cầm máu tốt.

2. Diệt khuẩn, tiêu viêm: Có tác dụng diệt một số tụ cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu (bacillus diphtheria), trực khuẩn viêm ruột (bacillus enteritidis) và có tác dụng nhất định đối với amip. Được dùng để chữa trị một số bệnh nhiễm khuẩn và bệnh ngoài da.

3. Tăng cường miễn dịch, ức chế ung thư: Kích hoạt hệ miễn dịch, đặc biệt là đối với tế bào limphô T (T - lymphocytes); có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt đối với ung thư dạ dày.

4. Dưỡng da, đen tóc: Cỏ mực có tác dụng cải thiện quá trình tuần hoàn máu ngoài da (đặc biệt là da đầu), giúp cho da thịt, đầu tóc được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhờ vậy da dẻ trở nên mịn màng, râu tóc thêm đen mượt.

Còn theo y học cổ truyền: Cỏ mực có vị ngọt, chua; tính mát; vào các kinh Can và Thận; có tác dụng tư âm (nuôi âm), bổ thận; làm mịn da, đen tóc, chắc răng; lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu). Sách Tân Tu Bản Thảo viết: "... vết thương đang chảy máu, đắp cỏ mực vào máu sẽ lập tức cầm lại; lấy nước cốt bôi lên lông mày và tóc thì sẽ mọc tốt hơn". Còn sách Thiên Kim Nguyệt Lệnh viết: "Lấy nước cốt cỏ mực, trộn với nước gừng và mật, uống vào sẽ làm cho râu tóc đang bạc hóa đen".

Hiện tại cỏ mực thường sử dụng để chữa da thô nháp, da mặt đen sạm, tóc bạc sớm, răng đau lung lay, âm hư huyết nhiệt, chóng mặt hoa mắt, nôn ra máu, đại tiện ra máu, can thận âm hư... Và dưới đây là một số phương thuốc cụ thể:

* Chữa râu tóc bạc sớm, tóc rụng, chóng mặt hoa mắt do can thận âm hư tổn

Bài 1: Cỏ mực 15gr, sinh địa 15gr; sắc nước uống mỗi ngày 1 tễ; chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi chiều. Uống liên tục 30 ngày (1 liệu trình); nghỉ vài hôm rồi lại tiếp tục.

Bài 2: Cỏ mực 25gr, hoa cúc trắng 15gr, sinh địa 15gr; sắc lấy nước, bỏ bã, uống thay nước trà hàng ngày. Mỗi ngày 1 tễ; liên tục 30 ngày.

Bài 3: Cỏ mực 15gr, nữ trinh tử 15gr, thục địa 10gr, hà thủ ô chế 15gr; sắc lấy nước, mỗi ngày 1 tễ; liên tục 30 ngày.

* Chữa ho ra máu

Cỏ mực 25gr, bạch cập 20gr, a giao 10gr. Đem cỏ mực và bạch cập sắc lấy nước, đổ vào bát, sau đó cho a giao vào trộn đều. Mỗi ngày 1 tễ, chia ra 2 lần trong ngày; liên tục trong 7 ngày.

* Chữa sỏi thận, tiểu tiện ra máu

Cỏ mực 15gr, cỏ mã đề (xa tiền thảo) 15gr, đường trắng vừa đủ ngọt. Đem cỏ mực và mã đề sắc lấy nước; khi uống rót nước thuốc ra bát, sau đó cho thêm đường vào cho đủ ngọt. Mỗi ngày 1 tễ, chia ra nhiều lần uống thay trà trong ngày; liên tục trong 20 ngày.

* Mũi thường chảy máu

Cỏ mực 25gr, ngó sen 20gr. Sắc lấy nước; chia 2 lần vào sáng và chiều; liên tục trong 20 ngày.

* Chữa đao thương chảy máu

Lấy cỏ mực đem giã nát đắp lên chỗ bị thương. Cũng có thể đem cỏ mực phơi khô, tán mịn, rắc lên vết thương.

* Hỗ trợ trong điều trị chứng giảm tiểu cầu máu

Cỏ mực 10gr, nhân sâm 5gr (nếu không có thay bằng đẳng sâm 12gr), gạo tẻ 50g, đường trắng vừa đủ. Nhân sâm thái thành lát mỏng, hấp chín. Cỏ mực rửa sạch, sắc lấy nước để nấu cháo. Sau khi cháo chín, cho sâm vào, thêm chút đường cho đủ ngọt. Dùng mỗi ngày 1 lần, ăn thay bữa điểm tâm buổi sáng; liên tục trong 5 ngày.

* Phòng và chữa viêm da khi làm ruộng nước

Lấy cỏ mực tươi 1 nắm - khoảng 50gr, rửa sạch, vò nát rồi sát lên chân và tay cho đến khi màu da chuyển sang tím đen nhạt. Chờ một lát cho da khô, rồi có thể xuống ruộng nước làm việc.

Thời trước, những người thợ nề hay lấy cỏ mực sát lên tay để chữa chứng bỏng rát do vôi vữa gây nên. Chất tanin và một số hoạt chất khác trong cỏ mực có tác dụng làm săn da và phòng viêm nhiễm ngoài da rất tốt. Tại Trung Quốc, các thầy thuốc đã chế ra một loại cao mềm từ cỏ mực, chuyên dùng để phòng viêm da khi làm việc dưới ruộng nước.

* Phụ nữ ngứa âm đạo

Lấy cỏ mực tươi khoảng 100gr, sắc nước để rửa ngoài âm đạo. Có thể thêm chút câu đằng vào sắc cùng càng tốt.(Huyên Thảo)

thoai hoa khop Cỏ nhọ nồi   Tác dụng cỏ nhọ nồi bổ âm, cầm máu

Cỏ nhọ nồi có tên khoa học là Ecliptaprostrata (L.) L., Họ Cúc – Asteraceae hay cỏ nhọ nồi còn được gọi là Cây cỏ mực, Hạn liên thảo.

Đặc điểm thực vật, phân bố của cỏ Nhọ nồi: Cỏ Nhọ nồi là loại cỏ mọc thẳng đứng, có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá thon dài mọc đối, có lông ở hai mặt, dài 2 – 8cm, rộng 5 – 15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta.

Cách trồng cỏ Nhọ nồi: Trồng cỏ Nhọ nồi bằng cây con do quả rụng xuống mọc thành cây.

Bộ phận dùng, chế biến của cỏ Nhọ nồi: Dùng toàn cây cỏ Nhọ nồi tươi hoặc khô.

Công dụng, chủ trị cỏ Nhọ nồi: Vị ngọt, mát, chát, tác dụng bổ âm, mát huyết, chữa lỵ ra máu. Cầm máu trong rong kinh, bị thương chảy máu hoặc chữa ho, hen, viêm họng.

Liều dùng cỏ Nhọ nồi: Ngày dùng 6 -12g dưới dạng thuốc sắc. Có thể giã cây cỏ Nhọ nồi vắt lấy nước uống.

Chú ý: Dễ nhầm cây cỏ Nhọ nồi với cây rau Rệu.

Bài thuốc cầm máu: Cỏ Nhọ nồi 16g, Ngải cứu 12g, nước 300ml, sắc còn 150ml uống một lần, ngày dùng 2 – 3 lần.

Chảy máu cam: Cỏ Nhọ nồi 16g, lá Dâu 16g, nước 450ml, sắc còn 150ml, để nguội uống một lần, ngày dùng 2 – 3 lần.

Chữa mề đay: Cỏ nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài, lá cải trời giã nát, chế nước vào, vắt lấy nước uống, bã dùng xoa, đắp chỗ sưng.

Chữa mộng tinh: Cỏ nhọ nồi sấy khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 8 g với nước cơm, hoặc 30 g sắc uống.

Chữa sốt xuất huyết nhẹ, sốt phát ban, phong nhiệt nổi mẩn: Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất mỗi vị 10 – 15 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa sốt phát ban: Cỏ nhọ nồi 60 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-4 lần uống trong ngày.

Chữa sốt cao: Cỏ nhọ nồi 20 g, sài đất 20 g, củ sắn dây 20 g, cây cối xay 16 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa sốt xuất huyết nhẹ: Cỏ nhọ nồi 20 g, lá trắc bá sao đen 12 g, hoa hòe sao đen 12 g, củ hoặc lá sắn dây 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa khạc ra máu: Cỏ nhọ nồi 60 g, rễ cỏ tranh 40 g, thêm ít thịt lợn nạc, ninh lấy nước uống.

Mời quí độc giả đọc một số thông tin về phương pháp điều trị thoái hóa từ thảo dược.

Cỏ mực - thuốc thanh nhiệt và cầm máu

Để chữa chứng chảy máu mũi đêm ngày không dứt, y thư cổ Nam dược thần hiệu khuyên lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán.

Cỏ mực (rau mực) có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen. Người ta còn gọi nó là cây nhọ nồi, dễ gây nhầm lẫn với vị thuốc nhọ nồi lấy từ nồi chảo. Tên chữ Hán là hạn liên thảo (cây có đài quả như sen).

Cỏ mực tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát huyết), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc. Chủ trị: xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiêu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẫn ngứa, (uống trong, rửa ngoài).

Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ mực “là thuốc cầm máu nổi tiếng”. Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng cỏ mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng. Điền nam bản thảo cho rằng, rau mực làm chắc răng, đen tóc chữa khỏi 9 loại trĩ. Bản kinh (ra đời cách đây 2000 năm) viết: “Máu chảy không cầm, đắp rau mực cầm ngay”.

Kỵ dùng cỏ mực khi có âm hư không có nhiệt, tỳ vị hư hàn tiêu chảy. Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.

Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ mực và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Cỏ mực không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai.

Một số bài thuốc

Thổ huyết và chảy máu cam: Dùng c��� mực cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.

Tiêu ra máu: Cỏ mực nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm (Gia tàng kinh nghiệm phương).

Tiểu ra máu: Cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ mực (100 g) với 3 lát gừng.

Trĩ ra máu: Một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).

Chảy máu dạ dày-hành tá tràng: Cỏ mực 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.

Vết đứt chém nhỏ chảy máu: Một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.

Chữa râu tóc bạc sớm: Cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1-2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết.

Hoặc: Cỏ mực 1-2 kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300-1.000 g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên hoàn bằng mật ong. Mỗi lần uống 10 g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối (Nữ trinh tử không phải trinh nữ tử).

Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): Cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8 g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30 g.

Rong kinh: Nếu nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

Trẻ tưa lưỡi: Cỏ mực tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

Cỏ mực chữa sốt xuất huyết

Viện Đông y cùng bệnh viện quận Đống Đa từng dùng cỏ mực chống dịch sốt xuất huyết muỗi truyền vào năm 1969, với 230 bệnh nhân nội trú, kết quả khỏi bệnh 99,6%. Viện Quân y 13, quân khi 5 cũng dùng mấy bài thuốc Nam dạng xiro có thành phần cỏ mực để chữa bệnh này, đem lại hiệu quả cao.

Ngoài việc thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, tác dụng cầm máu của cỏ mực đã được nghiên cúu tổng kết qua lâm sàng bệnh sôta xuất huyết và trong phòng thí nghiệm, mở ra cách giải thích cơ chế tác dụng cầm máu. Do vậy, cần bảo lưu vai trò của cỏ mực trong phương pháp chữa sốt xuất huyết vì chảy máu là một trong 2 yếu tố gây tử vong lớn nhất trong bệnh này.

Ngoài ra, theo tài liệu của Trung Quốc, cỏ mực đã được dùng để chữa ung thư các loại (phối hợp với những vị khác) như ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng. Trong đó, để chữa ung thư họng, chỉ dùng mỗi vị cỏ mực 50 g tươi vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống.

Cỏ mực, một cây thuốc Nam rất thông thường mọc hoang hầu như khắp nơi, hiện là một dược liệu đang được nghiên cứu về khả năng bảo vệ gan và trừ được nọc độc của một số loài rắn nguy hiểm.

Có mực - cỏ nhọ nồi

   Tại Ấn độ, Cỏ mực là một trong mười cây hoa bổ ích (Dasapushpam), đã được dùng trong các mỹ phẩm thoa tóc, bôi da từ thời xa xưa.. đồng thời làm nguyên liệu để lấy chất phẩm đen nhuộm tóc.

1. Đặc tính thực vật :

    Cỏ mực, còn gọi là Cỏ nhọ nồi, thuộc loại thân thảo hằng niên, cao trung bình 0.2-0.4 m, có khi đến 0.8 m, mọc bò , hoặc có khi gần như thẳng đứng, có lông trắng cứng, thưa. Thân màu lục hay nâu nhạt hay hơi đỏ tía. Lá mọc đối, phiến lá dài và hẹp cở 2.5 cm x 1.2 cm. Mép lá nguyên hay có răng cưa cạn, hai mặt lá đều có lông. Hoa mầu trắng hợp thành đầu, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, có hoa cái bên ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả thuộc loại bế quả cụt đầu, có 3 cạnh màu đen dài chừng 3mm

2. Cỏ mực trong Dược học dân gian :

    Cỏ mực đã được dùng rất phổ biến trong dân gian tại Ấn độ, Pakistan, Việt Nam, Trung Hoa và các Quốc gia vùng Nam Á.

    - Tại Ấn Độ :

    Cỏ mực được dùng trị sói đầu, nấm lác đồng tiền, thuốc nhuộm tóc và trị gan, lá lách phù trướng; sưng gan-vàng da và làm thuốc bổ tổng quát. Cây cũng được dùng trị ho, chảy máu miệng, ăn khó tiêu, choáng váng, chữa đau răng, giúp lành vết thương..Rễ dùng gây nôn mửa, xổ. Lá giã nát đắp trị vết cắn do bò cạp.

   -  Tại Pakistan :
    Eclipta alba, được gọi tại Pakistan là Bhangra, bhringaraja, được dùng trong dân gian dưới nhiều dạng. Cây tươi được dùng làm thuốc bổ chung, giúp giảm sưng gan và lá lách, trị bệnh ngoài da, trị suyễn, khi dùng trị bệnh gan liều nước sắc sử dụng là 1 thìa cà phê hai lần mỗi ngày; cây giã nát, trộn với dầu mè được dùng để đắp vào nơi hạch sưng, trị bệnh ngoài da..Lá dùng trị ho, nhức đầu, hói tóc, gan và lá lách sưng phù, vàng da.

    - Tại Trung Hoa :

    Eclipta prostrata , hay Mò hàn lian : Lá được cho là giúp mọc tóc. Toàn cây làm chất chát cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu; đau lưng, sưng ruột, sưng gan, vàng da.. Lá tươi được cho là có thể bảo vệ chân và tay nông gia chống lại sưng và nhiễm độc khi làm việc đồng-áng, tác dụng nãy theo Viện Y học Chiang-su là do ở thiophene trong cây.

    -  Tại Việt Nam :

    Cỏ mực được dùng trị xuất huyết nội tạng như ho ra máu, xuất huyết ruột, chảy máu răng, nướu, lợi ; trị sưng gan, sưng bàng quang, sưng đường tiểu trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương. Cách dùng thông thường là dùng khô, sắc uống; khi dùng bên ngoài lá tươi đâm nát đắp nơi vết thương. Thợ nề dùng cỏ mực vò nát để trị phỏng do vôi.

3. Thành phần hóa học :

    Cỏ mực chứa :

        - Các glycosides triterpene và Saponins : 6 glycosides loại oleanane : Eclalbasaponins I-VI ( 2 chất mới ly trích được năm 2001 được tạm ghi là XI và XII) , Alpha và Beta-amyrin , Ecliptasaponin D Eclalbatin.

        - Các Flavonoids và Isoflavonoids : Lá và đọt lá chứa Apigenin, Luteolin và các glucosides liên hệ. Toàn cây chứa các isoflavonoids như Wedelolactone, Desmethylwedelolactone, Isodemethylwedelolac tone, Strychnolactone

        - Aldehyd loại terthienyl : Ecliptal ; L-terthienyl methanol; Wedelic acid.

        - Sesquitepne lactone : Columbin.

        - Các sterols như Sitosterol, Stigmasterol..

        - Các acid hữu cơ như Ursolic acid, Oleanolic acid, Stearic acid, Lacceroic acid ; 3,4-dihydroxy benzoic acid; Protocateuic acid..

4. Đặc tính dược học :

        - Tác dụng chống sưng-viêm : Trích tinh Eclipta alba, khi thử nghiệm trên các thú vật bị gây sưng phù cấp tính và kinh niên, cho thấy khả năng ức chế sự sưng đến 58.67 % (Journal of Research and Education in Indian Medicine Số 9-1990). Nơi chuột, dung dịch trích bằng nước-alcohol ức chế làm giảm được phản ứng gây ra bởi acid acetic đến 35-55 % khi dùng liều uống 200 mg/kg. Bột lá Eclipta alba dùng liều uống (1500 mg/kg) có tác dụng chống sưng hữu hiệu (ức chế đến 47.7%) so sánh với indomethacin (ức chế được 51%) : Dược thảo có hiệu năng mạnh hơn vào giai đoạn thứ 2 của tiến trình sưng viêm, nên có lẽ hoạt động bằng ức chế sự tạo prostaglandins và kinins (Fitoterapia Số 58-1987)

        - Tác dụng bảo vệ gan : Trích tình Cỏ mực bằng ethanol: nước (1:1) đã được nghiên cứu trong thử nghiệm tác hại nơi gan gây ra bởi tetrachloride Carbon ( thử nơi chuột) ghi nhận trích tinh tão được sự bảo vệ gan bằng cách giúp điều hòa nồng độ của các men có liên hệ đến việc biến dưỡng thuốc nơi ty thể gan. (Journal of Ethnopharmaco logy Số 70-2000) Eclipta alba còn có hoạt tính mạnh hơn khi dùng phối hợp với Cây Chó đẻ (Phyllanthus niruri) và Curcumin (từ Nghệ) theo tỳ lệ 25:15:10 (P.niruni : E. alba : Curcumin). Nồng độ lipid cao trong gan và bilirubin trong huyết thanh sụt giảm và trở về mức bình thường. Hỗn hợp này làm tăng mức độ triglyceride trong máu, tăng tiền chất-beta-lipoproteins và cholesterol. Trích tinh bằng ethanol từ cây E. alba tươi cho thấy một tác dụng bảo vệ gan đáng kể (tùy thuộc vào liều sử dụng) trong các trường hợp hư gan do CCl4 gây ra nơi chuột thử nghiệm, không thấy dấu hiệu ngộ độc dù cho dùng đến 2 gram/ kg ở cả dạng uống lẫn chích qua màng phúc toan (Phytothera py Research Số 7-1993). Thử nghiệm nơi chuột bạch tạng ghi nhận tác dụng bảo vệ gan xẩy ra từ liều 100mg/ kg.

    Các hiệu ứng bảo vệ gan của dịch chiết bằng nước đông khô cũng được nghiên cứu trong các trường hợp sưng gan cấp tính gây ra nơi chuột nhắt bằng 1 liều CCl4 hay acetaminophen và nơi chuột nhà bằng beta-D-galactosamin : Kết quả cho thấy có tác dụng ức chế đáng kể trong phản ứng tạo sự tăng transaminase trong máu gây ra bởi CCl4 nơi chuột nhắt và galactosamine nơi chuột nhà, nhưng không có hiệu ứng trong trường hợp hư hại gan do acetaminophen.

       - Tác dụng làm hạ huyết áp : Hổn hợp polypeptides của E. alba có tác dụng hạ huyết áp nơi chó. Columbin, trích từ dịch chiết toàn cây bằng ethanol cho thấy khả năng hạ huyết áp rõ rệt nơi chuột đã bị gây mê.

       -  Khả năng trung hòa tác dụng của nọc rắn :

        Nghiên cứu tại ĐH Universidade Federal do Rio de Janeiro (Ba tây) (1989) ghi nhận dịch chiết bằng ethanol cúa E.alba có khả năng trung hòa các hoạt tính nguy hại (đến gây chết người) của nọc độc loài rắn chuông Nam Mỹ (Crotalus durissus terrificus). Các mẫu dịch chiết tương đương với 1.8 mg trích tinh khô dùng cho mỗi chuột thử có thể trung hoà được đến 4 liều nọc độc gây tử vong (LD 50 = 0.08 micro gram nọc/ g thú vật : Dịch chiết Eclipta ức chế được sự phóng thích creatinine kinase từ bắp thịt của chuột khi tiếp xúc với nọc rắn thô. (PubMed - PMID : 2799833).

        Một nghiên cứu khác, cũng tại Ba tây (1994) , khảo sát các tác dụng chống độc tính của nọc rắn trên bắp thịt và chống chảy máu, của 3 chất trong thành phần Cỏ mực : wedelolactone, WE; stigmasterol, ST và sitosterol, SI. Thử nghiệm dủng nọc độc của các loài rắn lục Bothrops jararacussu, Lachesis muta.., độc tố tinh khiết hóa bothrops toxin, bothropasin và crotoxin..Sự hữu hiệu được đo lường bằng tốc độ phóng thích creatine kinase từ cơ bắp chuột.. Kết quả cho thấy (in vitro) độc tính trên bắp thịt của nọc rắn crotalid và các độc tố tinh khiết đều bị trung hòa bởi WE và dịch trích Cỏ mực (EP), cả WE lẫn EP đều ức chế tác dụng gây chảy máu của nọc Bothrops, ức chế tác dụng của men phospholipase A2 trong crotoxin, và tác dụng ly giải protein của nọc B.jararaca.(PubMed - PMID 8079371)

Gan là một nhà máy thải độc quan trọng cho cơ thể. Bên cạnh việc ăn uống sinh hoạt điều độ chúng ta vẫn có thể bảo vệ lá gan của mình bằng các loại thảo dược xung quanh ta và dễ chế biến.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, theo dược sĩ Lê Kim Phụng – nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TP HCM, chúng ta nên bảo vệ lá gan của mình trước khi nó có “vấn đề” bằng cách sử dụng thường xuyên những cây cỏ sau:

- Cây Atiso (Artichaut): từ thế kỷ 15, Atiso đã được người dân Hy Lạp, La Mã, Ai Cập sử dụng như thức ăn và làm thuốc, nó du nhập vào Pháp thế kỷ 16. Người ta sử dụng cả lá tươi, khô và rễ cây. Atiso có chứa hoạt chất cynarin có vị đắng, inulin, tanin, nhiều khoáng tố kali, canxi, magiê, natri với tỉ lệ cao, đặc biệt các nghiên cứu gần đây cho thấy nó chứa nhiều chất chống oxy hóa.


Atiso có rất nhiều tác dụng trong y học: giúp lợi tiểu, chữa sỏi thận, viêm thận cấp, cải thiện tuần hoàn máu, chống xơ cứng động mạch, làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, chữa sỏi mật, táo bón, bệnh đường ruột .v.v… đặc biệt là chữa các bệnh về gan như: viêm gan, vàng da, bảo vệ các tế bào gan, chống lại các tác nhân gây hại và tăng cường khả năng thải độc cho gan, nhất là cho các đối tượng lạm dụng rượu, do sử dụng nhiều thuốc tây có hại cho sự chuyển hóa của gan…

Atiso rất dễ sử dụng, là một thức uống rất tốt, an toàn và có lợi cho sức khỏe.Có thể dùng mỗi ngày ở dạng trà túi lọc, cao lỏng 2-10g, cao mềm hay cao khô 1-2g hòa tan vào nước nóng uống , hoa, lá , rễ cũng có thể sắc nước uống  hoặc nấu canh ăn mỗi ngày (khoảng 200g tươi hoặc 20g khô)

- Cây Chó đẻ răng cưa (cây Diệp hạ châu): hoạt chất gồm alcaloit, flvonoit, vitamin C. Trong kinh Vệ Đà của y học cổ truyền Ấn Độ ghi nhận tác dụng chính của cây là giải độc và bảo vệ gan.


Những nghiên cứu sau này của các nhà khoa học cũng cho thấy cây chó đẻ chữa bệnh vàng da và viêm gan siêu vi B (ức chế sự sao chép tế bào của virut viêm gan B, không cho chúng phát triển). Có thể dùng cây chó đẻ răng cưa phơi khô(10-20g) , sắc lấy nước uống mỗi ngày.

- Cây Dành dành (chi tử): hoạt chất là gardenin, các chất chuyển hóa của gardenosid, acid chlorogenic. Các hoạt chất này (chỉ có ở trong quả, cây mọc ở miền Bắc mới cho quả)  giúp làm giảm sắc tố mật trong máu nên được dùng chữa bệnh hoàng đản (vàng da).


Nước sắc dành dành còn có tác dụng kháng sinh với một số vi khuẩn. Lấy 6-10g quả khô bỏ vỏ, dùng sống hoặc sao vàng, giã nhỏ, sắc lấy nước uống.

- Nghệ: rễ có chứa khoảng 0,3% curcumin có tác dụng thông mật và 1-5% tinh dầu (gồm curcumen và paratolylmetyl carbinol) có tác dụng kích thích sự bài tiết mật.


Xưa này người ta quen dùng nghệ trong việc chữa viêm dạ dày, kết quả nghiên cứu lâm sàng còn cho thấy nghệ còn có tác dụng giải độc gan, làm giảm lượng sắc tố trong máu và nước tiểu. Có thể dùng tươi hoặc bột khô tán nhuyễn , mỗi ngày dùng 6-10g bột khô trộn với mật ong thành viên hoặc pha trong nước ấm uống.

- Râu ngô (bắp): có chứa nhiều xitosteol, saponin, tinh dầy, viatmin C,K, canxi và kali. Uống nước râu bắp ngoài lợi tiểu còn làm tăng sự bài tiết mật, làm giảm tỉ trọng và sắc tố mật trong máu.


Dân gian đã sử dụng từ rất lâu để chữa viêm túi mật, viêm gan vàng da do tắc mật, làm thuốc thông tiểu, chữa tê thấp, đau thận, sỏi thận. Nhờ hàm lượng viatmin K khá cao nên râu bắp còn có tác dụng cầm máu. Mỗi ngày lấy 10-20g râu bắp cắt nhỏ, nấu sôi trong 200ml nước  uống hàng ngày.

- Xuyên tâm liên (còn gọi cây Công cộng, Lá đắng, Khô đảm thảo): Cây được xem là “vua của vị đắng” là loại thảo dược lâu đời của Trung Quốc, Ấn Độ, vùng Đông Nam Á. Xuyên tâm liên là loài thảo dược rất bổ ích cho ba cơ quan đầu não trong cơ thể là tim, gan và não. Nó vừa được xem là thuốc bổ đắng vừa được đánh giá cao trong điều trị các bệnh truyền nhiễm và phòng ngừa nhiều bệnh.


Theo y học cổ truyền nó có tính mát, vị đắng và được xếp vào nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc. Chất đắng trong Xuyên tâm liên có khả năng chống oxy hóa tế bào gan, giúp cải tạo các tế bào gan bị xơ và hư tổn do hóa chất, bia rượu, thuốc lá, tăng cường chức năng thải độc của gan. Là thuốc bổ đắng nên Xuyên tâm liên có khả năng kích thích sự tiết mật nhờ đó tiêu hóa dễ dàng hơn đồng thời chữa các bệnh: viêm gan, vàng da, ứ mật, mệt mỏi, mất ngủ, tiêu chảy do E.coli và nhiễm thương hàn do S.typhae. Sử dụng mỗi ngày 8-12g dạng dịch chiết nước rồi uống.

- Cây Cỏ mực (cây Nhọ nồi): xưa nay ở Việt Nam dân gian  biết đến cây này với tác dụng cầm máu. Tại Ấn Độ, cỏ mực được dùng để trị hói đầu, thuốc nhuộm tóc, nấm lác, phù trướng, ăn khó tiêu, chảy máu miệng, giúp lành vết thương, sưng gan, vàng da…


Khi dùng trị bệnh gan: dùng 100g cỏ mực sắc lấy 100ml cao, uống 1 muỗng cà phê dạng nước sắc hai lần/ngày. Tác dụng bảo vệ gan được ghi nhận có hoạt tính mạnh hơn khi dùng phối hợp Cỏ mực, Chó đẻ răng cưa và nghệ theo tỉ lệ: 2,5: 1,5: 1,0.

- Cây Bồ công anh (còn gọi cây Ma bay): Bồ công anh có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông sữa, lợi tiểu, được dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, đau dạ dày, tiêu hóa kém.v.v… Bồ công anh rất tốt cho gan mật nhờ vai trò kiểm soát được lượng mỡ vào cơ thể và tăng cường chức năng giải độc cho gan.


Các bệnh nhân đau gan, vàng da có thể sử dụng thường xuyên dạng nước ép (50-100g) hoặc dạng trà được bào chế sẵn (20g). Lá, rễ cây bồ công anh có thể phơi khô, nghiền thành bột làm trà túi lọc hoặc sắc lấy nước uống.

Ý nghĩa các loài hoa

Trồng hoa ban công chung cư như thế nào

Hướng dẫn trồng hoa thiên lý

Cách làm tinh dầu dừa an toàn

Tác dụng của cây lược vàng

Tác dụng của cây mật gấu đối với sức khỏe con người

Tác dụng của cây mật nhân "thần dược" cho sức khỏe

Tác dụng của nha đam (lô hội)

Tác dụng của rau ngót

Công dụng của nhựa cây mướp

Làm đẹp từ cây lô hội

Tác dụng của quả chùm ruột đối với sức khỏe

Tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe con người

Tác dụng của chuối

Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?

Hoàn ngọc-cây thuốc quý

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Em năm nay 23tuôi,co con gai hơn 8thang,cho em hoi,luc sinh be ra e co kinh nguyêt,ra môt it,sau lai mât,cho đên tân bây giơ,em chưa co kinh trơ lai,như thê co anh hương gi tơi sưc khoe không
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý