Món ngon dễ làm của miền Bắc

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Món ngon dễ làm của miền Bắc

18/04/2015 08:53 PM
542

Miền Bắc mỗi địa phương lại có những món ngon khác nhau, Bài viết xin điểm qua một số món ngon đặc trưng của miền Bắc. Các bạn cùng bổ sung nhé!

Cốm vòng Mùa thu Hà Nội cũng là mùa cốm. Những hạt cốm xanh non được coi là đặc trưng của đất Hà Thành. Cốm ngon nhất là vào độ giữa thu, khi ấy sữa hạt lúa như tích tụ cả tinh hoa của trời và đất để làm nên sự ngọt bùi, chỉ ăn một lần nhớ mãi.

Bún thang Hà Nội


Ăn bún thang ở hàng tất nhiên là đắt nhưng thực sự là ngon. Bún thang làm ở nhà không sao địch nổi. Cho nên dù tốn kém, nếu thích cái món chế biến hết sức cầu kỳ tỉ mẩn này cứ phải ra hàng nổi tiếng, bởi ở nhà không thể có nồi nước dùng ngọt như vậy. Các bà nội trợ khẳng định phải có đủ 20 thứ mới làm được bún thang ngon

Thịt chó Việt Trì

Vẫn là bảy món đặc trưng nhưng thịt chó Việt Trì lại có sức hấp dẫn rất riêng bởi hương vị đậm đà và khả năng chế biến đạt đến độ chuyên nghiệp.Nguyên liệu là chó nuôi gầm nhà sàn của các vùng dân tộc miền núi đã được trưng dụng và được thực khách sành ăn rất ưa chuộng.

Phố Đoàn Kết là trung tâm của thịt chó Việt Trì. Bay gio thit cho con con co hai mon nua do la;Lau cho va cho bo lo

Mắm tép Gia Viễn, Ninh Bình
Mắm tép Gia Viễn là loại mắm đặc sản và độc đáo của người dân Ninh Bình. Người ta dùng tép riu làm mắm. Tép riu phải là tép già, thân tròn, nhỏ con, màu xanh lam. Bát mắm tép được múc ra mầu đỏ tươi, có mùi thơm ngọt, rất hấp dẫn. Người ăn tưởng tượng đến những vó tép vừa cất, tép con óng ánh nhảy cung quăng trong lưới

Nem Chua Làng Vẽ


Trên khắp mọi miền của đất nước có nhiều loại nem ngon nổi tiếng như nem chua ở Thanh Hóa, nem Đông Ba , nem Thủ Đức ... còn ở Hà Nội có nem Vẽ. (Thuộc xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội.)

Thịt Chua Phú Hà
Ai đã từng ăn, hẳn không thể quên hương vị đó. Đến Thanh Sơn bạn hãy nếm thử món thịt này để tận hưởng nét độc đáo trong văn hoá ẩm thực của người dân miền núi Phú Thọ.

Phở Chua-Lạng Sơn
Đặc sản xứ Lạng này được chế biến khá cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Hiện nay, phở chua có bán ở một số vùng miền núi phía Bắc, nhưng chỉ có sản phẩm của Thất Khê, Lạng Sơn, là có tiếng hơn cả

Thật thà như bánh đa cua..."


Cái món ăn giản dị này gắn bó với người Hải Phòng từ sáng đến đêm, từ đông chí hạ. Du nhập sang nhiều vùng đất khác, nó được trang điểm thêm nhiều thứ ngon, bổ, cầu kỳ hơn nhưng bát bánh đa cua đất cảng vẫn luôn gợi nhớ trong lòng người xa quê.

Phở Nam Định
Phở - một trong vô số các món mì Việt Nam, thường nó được coi là món ăn nổi tiếng nhất của Việt Nam, đặc trưng đó là Phở Nam Định...

Gỏi cá Sầm Sơn
Cá dùng để làm Gỏi thường là loại cá ít xương, nặng chừng 3-5 ký.Cá được rửa sạch, dùng dao sắc lọc riêng phần thịt ). Thịt cá được thái thành từng lát mỏng và to bản rồi cho vào bát tô to, cứ 1 kg thịt cá thì vắt vào đấy 5 - 7 quả chanh, trộn đều cho tới khi thịt cá từ màu hồng nhạt chuyển sang màu trắng ngà thì lấy ra và dùng tay vắt kiệt nước rồi để sang một bát sạch khác

Rau sống để ăn gỏi cá bao gồm các loại rau thơm thông thường như húng, ngò, răm … và nhất thiết phải được bổ sung thêm các loại lá như đinh lăng, lá sung, mơ tam thể … Bày tất cả lên nâm, đĩa cá gỏi màu trắng ngà lấm tấm sắc vàng của thính, đĩa rau sống tổng hợp màu xanh lục, bát nước chấm thơm ngào ngạt và đặc sánh, thêm đĩa gia vị gồm ớt, khế, chuối xanh thái thành lát mỏng, vài chiếc bánh đa cùng một chén rượu nữa là bữa gỏi cá đã được chuẩn bị một cách hoàn toàn.

Bánh răng bừa
Nguyên vật liệu của bánh răng bừa không có gì đặc biệt. Gạo tẻ xay thành bột, thường là xay cả nước, nếu bột khô thì phải pha nước vừa đủ, đặt lên bếp nao, tức là đảo đũa liên tục sao cho không bị vón cục, không lỏi, không quá chín. Đến khi bột đặc sền sệt thì bắc ra.

Lá gói bánh thường là lá dong hoặc lá chuối tươi đã được hơ lửa cho khỏi rách. Nhân bánh là nhân hành, thịt băm, cũng có khi thêm ít lát cùi dừa. Nếu là bánh lễ chay hoặc đi lễ chùa thì nhân làm bằng lạc. Bánh gói nhỏ bằng ngón tay trỏ, nhỏ như răng bừa. Sau đó đem đồ hoặc luộc. Loại bánh răng bừa có kỹ thuật cao là loại bánh có bột nhỏ, mịn, thơm, ăn dẻo và ngon.

Cá mè sông mực
cá Mè có nhiều cách như: Rán, nấu om, băm viên rán chả, nấu lẩu nhưng hấp dẫn nhất vẫn là cá Mè luộc chín cộng thêm các món gia vị như: rau thơm, ớt, chuối xanh, lộc sung, khế, giá sống … Cuốn bánh đa nem với các thứ trên.

Cái béo ngậy của thịt cá kèm theo vị chát của chuối, của sung, vị chua của khế, vị ngọt của giá sống, vị thơm dịu của rau thơm. Cuốn xong, chấm với nước mắm được pha chế với ớt, chanh, đường, tỏi

Cơm Lam


Cơm lam là món ăn truyền thống của cộng đồng các dân tộc miền núi, từ bao đời nay: Mường, Nùng, Dao, Mán, Thái … Nguyên liệu là loại nếp nương đồi, gặt về tuyển chọn kỹ càng. Cách làm cơm lam cũng không khó: gạo nếp được vo, ngâm kỹ cho vào ống tre tươi non dài khoảng 35 - 40cm. Để cơm lam có vị hương cho thêm hương liệu núi rừng, ở mỗi làng bản, bà con có đặc thù vị hương món cơm lam của mình. Do gạo ngâm, vo kỹ, tích đủ lượng nước, nên khi xoay đều nướng trong lửa nhiệt, hơi bên trong ống tre làm hạt gạo dẻo quạnh toả lan một mùi thơm quyến rũ khó cưỡng lại.

Có lẽ nhiều em nhỏ thế hệ 2y (sinh từ năm hai ngàn trở đi) bây giờ không biết đến chiếc bánh gai. Chiếc bánh có màu đen xì xấu xí nhưng cắn vô thì thơm ngon mùi dừa đậu. Chiếc bánh hồi ấu thơ cứ bị trêu hoài là "cứt gà la sát" vậy mà vẫn cứ thích ăn.

Nhắc đến bánh gai thì ở nhiều miền quê bắc Việt Nam đều có. Tuy nhiên mỗi vùng lại có công thức riêng và hương vị về thế cũng khác biệt.

Bánh gai Tứ Trụ - lễ vật tiến vua đặc sắc

Thứ bánh gai nổi tiếng nhất không thể không kể đến đó là bánh gai Tứ Trụ của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Xưa kia bánh gai Tứ Trụ được dùng làm lễ vật tiến vua. Ngày nay thì đã được làm rộng rãi bán trên thị trường. Bí quyết từ thời ông cha để lại, những đứa con làng Mía vẫn chắt chiu giữ gìn.

Quy trình làm bánh gai tuy không khó nhưng khá công phu. Lá gai khô sau khi làm sạch phải đem luộc chín, sau đó vớt ra, để ráo nước rồi giã thật nhuyễn. Đem bột lá gai giã nhỏ trộn đều với bột gạo nếp và mật mía, tạo thành một thứ bột dẻo mịn có màu nâu đen, sáng bóng.

Sau đó, đem gói trong lớp lá chuối khô, ở giữa là nhân tổng hợp với chủ yếu là bột đậu xanh, thêm chút cùi dừa, thịt nạc và hành nướng. Ngoài ra còn cho thêm vài giọt dầu chuối để bánh có mùi vị hấp dẫn. Bánh sau khi gói xong đem hấp trong khoảng một giờ là có thể thưởng thức được.

Thưởng thức từng miếng bánh thơm ngon, bùi ngọt của gai, của mật, thấy hương thơm ngây ngất, quyến rũ...thứ hương vị đặc sắc đó khắc sâu mãi trong tâm trí. Vừa dân dã vừa thanh đạm cao quý. Bảo sao đến cả các bậc vua chúa cũng không thể chối từ.

Bùi bùi beo béo bánh gai Thái Bình

Bánh gai Thái Bình thì lại hoàn toàn khác biệt. Đâm hơn, béo hơn, bùi hơn và có cai gì đó tham lam hơn một cách đáng yêu đến lạ.

Nhân bánh ngoài đậu xanh, cùi, thịt lợn truyền thống còn có thêm mứt bí đao, vừng, lạc có khi cả mứt hạt sen. Gạo dùng làm bánh phải là gạo nếp cái hoa vàng vụ mùa, không pha trộn. Gạo đem vo như khi thổi xôi rồi ngâm chừng nửa giờ mới đổ ra, để ráo nước rồi nghiền. Những người làm bánh gai ở làng chỉ cần dùng tay sờ bột ước chừng thấy mát mát là đã biết bột được hay chưa. Đường dùng làm bánh phải là đường trắng, nếu là đường phên phải đập nhỏ chứ tuyệt đối không dùng mật.

Khung cảnh làm bánh gai Thái  Bình được ghi lại

Và một thành phần không thể thiếu đó là lá gai. Lá gai tươi tuốt lấy phần thịt, bỏ gân và cuống, phơi nắng thật khô, giòn. Trước khi đem nghiền thành bột phải ngâm lá trong nước, ngâm càng lâu sau này bánh càng mềm. Tuy nhiên, lá không ngâm quá một ngày. Lá ngâm được vớt ra cho vào nồi bung, thường là 12 giờ đồng hồ thì đổ lá rửa lại lần nữa, cho lên giàn ép kiệt nước…sau đó bột lá gai, bột gạo cùng đường được nhào với nhau theo tỷ lệ 0,2 kg lá: 1 bơ gạo : 1kg đường bảo đảm cho bánh mịn màng có màu óng như thạch.

Có một mẹo nhỏ mà người mẹ khi dạy con gái làm bánh gai vẫn thường nhăc, đó là  trước khi gói, bánh phải được rắc một lớp vừng thơm, lăn qua mỡ để khi bóc bánh không bị dính lá và thêm phần béo ngậy. Khi đồ bánh thì nhớ xếp theo cặp, bụng áp vào nhau, hướng khe lá xuống đáy chõ để hơi nóng vào thấu, bánh không bị hấy. Từ lúc nước nồi đáy sôi đến khi bánh chín, đúng hai giờ đồng hồ. Để bánh không còn độ dai cũng từ đó cho lửa cháy đều, nhỏ ngọn thì bánh sẽ rền. Lửa cháy to, nước sấp, bánh sẽ nhão, ăn hạt, mất ngon.

Banh gai Thái  Bình có một mùi thơm ngậy rất đặc trưng. Khi ăn bánh, ai cũng sẽ phải ngất ngây với vị ngọt mà thanh, vị ngậy mà không ngán, lại dẻo mịn từ vỏ bánh đến mềm xốp của nhân bánh.

 Ê ê bánh "cứt gà la sát"...!

Hồi bé, mỗi khi mình theo mẹ đi chợ qua quán của bà cụ gần dốc chợ là lại nằng nặc đòi mẹ mua cho bánh gai. Thích thú nhất khi ăn bánh gai là lúc bắt đầu gỡ hết lớp lá chuối khô bên ngoài, đến phần lá chuối sau cùng bao giờ cũng bị dính vào lớp bột nếp bên trọng. Cho nên bóc bánh gai bao giờ cũng cẩn thận, rón rén xé dọc thớ lá chuối từng lát rất nhỏ chỉ bằng 1 ngón tay trẻ con. Từng mảnh, từng mảnh lá xé ra đẻ lộ màu bánh đen bóng như thạch, thơm lừng và dẻo quánh. Nhẩn nha vừa bóc vừa ăn vừa dứ dứ vào lũ bạn vây xung quanh cho chúng nó thèm. 

Tập tin:Banh gai.jpg

Ăn xong bao giờ kẽ răng cũng đen xì, có khi còn nhem ra cả mép, tay bóc bánh cũng đen đen dính dính. Những đứa không được ăn sẽ ghen tức thè lưỡi trêu rằng: “ê ê, ăn cứt gà la sát…” Cũng có lúc mình tức khóc thét chạy theo mách mẹ nhưng cuối cùng vẫn thật hả hê và sung sướng khi dược mút mút mấy cái ngón tay dính nhơm nhớp và đen sì ở kẽ móng.

Tiếc rằng những đứa trẻ bây giờ không còn có được cái thú vui hay ho đó nữa!

1. Bánh cuốn cà cuống

bac1.jpg

Nguyên liệu

100g chả lụa, 100g chả quế. 300g giá sống, 100g thịt nạc dăm, 50g nấm mèo, 50g nấm hương, 10g hành tím băm. 100g bột gạo, 50g bột năng, 250ml nước, rau quế, hạt nêm, tiêu, đường, giấm, nước mắm, muối, dầu ăn, tinh dầu cà cuống.

Thực hiện

Phần nhân: thịt băm nhuyễn, nấm mèo và nấm hương ngâm nước ấm cho nở mềm ra, thái nhuyễn. Phi thơm hành tím băm với 1,5 thìa súp dầu ăn, cho thịt và nấm vào xào, nêm 2 thìa cà - phê hạt nêm, 1/2 thìa súp nước mắm, 1/2 thài cà - phê đường, 1/2 thìa cà - phê tiêu.

Phần vỏ bánh: Quậy đều bột, nước với 1/2 thìa cà - phê muối, 1 thìa cà phê dầu ăn. Làm nóng chảo không dính, quét dầu ăn lên, tráng bột vào 1 lớp thật mỏng, để khoảng 5 giây, ụp ra đĩa đã thoa dầu, cho nhân vào cuốn lại, cắt khúc vừa ăn.

Nước chấm: Làm giống bún chả, thêm chút dầu cà cuống.

2. Xôi xéo gà luộc

bac2.jpg

Nguyên liệu

350g phần ức gà, 400g nếp Bắc, 200g đậu xanh cà, 5 củ hành tím, muối, dầu ăn.

Thực hiện

Nếp, đậu xanh ngâm nước qua 1 đêm, vo sạch, để ráo. Đậu xanh trộn với 1/2 thìa cà - phê muối, hấp chín, xay nhuyễn. Nếp trộn với 1/2 thìa cà - phê muối, đậu xanh đã xay nhuyễn. Đem hấp chín.

Thịt gà làm sạch, luộc chín với 1 thìa  cà - phê muối. Sau đó chặt miếng vừa ăn. Hành tím bóc vỏ, thái lát mỏng. Phi thơm vàng với 3 thìa súp dầu ăn. Xôi nén vào chén, úp ra đĩa, xếp thịt gà lên. Rắc hành phi lên xôi.

3. Miến măng ngan

bac3.jpg

Nguyên liệu

400g thịt ức ngan, 100g măng khô, 250g miến, hành lá, gừng, hạt nêm, muối, đường, nước mắm, dầu ăn.

Thực hiện

Măng khô ngâm nước qua 1 đêm, xé miếng. Luộc 3 lần với nước sôi, vớt ra để ráo. Xào với 2 thìa súp, dầu ăn, 1/2 thìa súp nước mắm, 2 thìa cà - phê đường.

Đun 1 lít nước. Cho gừng đập dập, 1 thìa cà - phê  muối và ngan vào luộc chín. Đun sôi nước dùng, thả măng vào, nêm 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp hạt nêm, 1/2 thìa súp đường. Trụng miến, để ra tô, xếp ngan lên, cho hành trần, nước dùng và măng vào tô

4. Bún chả Hà Nội

bac4.jpg

Nguyên liệu

200g thịt ba rọi, 200g thịt nạc dăm, 700g bún tươi, su hào, cà - rốt, 10g hành tím băm, tỏi băm, tiêu, đường, giấm, nước mắm, rau ăn kèm (xà - lách, rau thơm).

Thực hiện

Thịt ba rọi thái miếng dày 0,2cm. Ướp với 2 thìa cà - phê nước cốt hành tỏi, 1/2 thìa cà - phê đường, 1 thìa súp nước mắm, 1/2 thìa cà - phê tiêu. Thịt nạc dăm băm nhuyễn, ướp như thịt ba rọi rồi viên thành miếng tròn. Nướng bằng bếp than hoa.

Nước chấm: 6 thìa súp nước mắm, 9 thìa súp đường, 12 thìa súp nước, 6 thìa súp giấm, cà rốt, xu hào. Dùng bún với nước chấm, xà - lách, rau thơm.

5. Bún đậu mắm tôm

bac5.jpg

Nguyên liệu

3 miếng tàu hũ mơ Hà Nội, 700g bún tươi, rau ăn kèm (1 cây xà lách, rau kinh giới, húng quế), chanh ớt, mắm tôm, đường, dầu ăn.

Thực hiện

Đậu hũ thái miếng vuông, cạnh 2cm. Chanh vắt lấy nước cốt, lược bỏ hạt. Ớt sừng cắt miếng. Rau xà lách, kinh giới, húng quế rửa sạch. Đun nóng 1 chén dầu ăn, thả đậu hũ vào, rán vàng đều, vớt ra, để ráo dầu.

Pha mắm tôm: Hòa đều 2 thìa súp mắm tôm, 1,5 thìa súp nước cốt chanh, 1/2 thìa súp đường, ớt. Dùng bún với đậu rán, rau xà - lách, kinh giới, húng quế và mắm tôm.

Giữ gìn món ăn Tết Việt truyền thống với món chè kho!

Với nhiều thế hệ người Hà Nội chè kho đã trở thành món ăn thân thiết, luôn hiện diện trong mâm cỗ cúng gia tiên mỗi đêm giao thừa. Chè kho cũng là món ăn mời khách trong ngày mùng một Tết của người Hà Nội xưa. Khi khách đến chơi nhà chúc Tết, chủ nhà thường cắt từng miếng chè kho mời khách thưởng thức với trà sen.

Ngày nay, món ăn này đã bị chìm vào quên lãng. Người ta chỉ còn gặp những đĩa chè kho ở ngoài chợ hoặc trong những ngày lễ ăn chay tại các chùa. Mâm cỗ ngày nay đã vắng hẳn món ăn truyền thống này.

Chè kho được làm bằng bột đậu xanh khô chứ không phải từ đậu xanh tươi. Đậu xanh ngâm nước qua một đêm (khoảng 12 tiếng đồng hồ), sau đó đãi sạch vỏ rồi trải ra nia, phơi cho thật khô. Sau đó đem rang với lửa vừa cho đậu thật chín rồi để nguội và đem xay thành bột mịn. Đây là loại bột đậu xanh dùng làm chè kho. Chúng ta rất hay nhầm lẫn với loại bột đậu xanh nấu chín, tán nhuyễn.

Chế biến món chè kho là cả một sự kỳ công. Nguyên liệu không chỉ từ đỗ xanh, đường mà cả hương hoa bưởi. Khi nấu đậu cùng nước đường thì cho thêm nước gừng đun lên cho loãng ra, vừa đun vừa rắc đều bột đậu vào khuấy đều tay cho khỏi vón cục. Tiếp tục đun nhỏ lửa, vừa đun vừa đảo khuấy mạnh liên tục cho thật nhuyễn đều cho bay hết hơi nước, cố tránh bị cháy nồi thành khê. Nghe là vậy nhưng để nấu được đĩa chè kho ngon, đẹp mắt thì không hề đơn giản chút nào, phải thật khéo tay thì chè mới không vón cục, không khê mà có màu sắc đẹp.

Về hình thức chè kho khá giống chè đậu xanh đánh, làm bằng bột đậu xanh nấu chín. Điểm khác nhau về nguyên tắc thành phẩm là chè đậu xanh sẽ bị nứt mặt và bở khi để nguội chứ không kết dính, chắc và dẻo như chè kho. Để miếng chè có mùi thơm ngon các bà nội trợ khéo tay thường cho thêm hạt thảo quả khô. Chè kho ngon phải đạt độ vàng sánh mịn, thật khô, ngọt đậm và thơm. Khi đơm chè ra đĩa rắc lên mặt đĩa một lớp vừng trắng đã rang và đãi sạch. Cái độc đáo của món ăn này là để được lâu mà không cần bảo quản cầu kỳ bởi lẽ nó sử dụng lượng đường nhiều hơn so với những món ăn ngọt khác.

Yêu cầu khi nấu chè kho phải đạt độ vàng, ngọt đậm và thơm. Khi cho chè kho ra đĩa, nên phủ một lớp vừng trắng đã rang vàng lên đĩa chè kho. Chè kho để nguội hãy thái ra từng miếng và đặt lên đĩa mời khách. Ăn miếng chè kho, nhấp một ngụm trà sen, cảm nhận cái dư vị thơm dẻo, ngọt ngào đan quyện trong vị thanh mát, mới thấy được cái tinh túy của đất trời giao hòa trong buổi đầu xuân và tấm chân tình của người chủ mến khách.

Không phải là món ăn sang trọng nhưng lại là món rất được mong đợi mỗi độ Tết về. Hương vị của chè kho thật đặc biệt, ăn vừa mát, vừa mềm dẻo, vừa có độ mịn và thơm ngon của đỗ xanh lại có mùi hương thoang thoảng của hoa bưởi. Ngày nay trên mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết gia đình không thấy còn món chè kho mà thay vào đó là bánh kẹo. Tết này, bạn hãy thử gây bất ngờ cho gia đình bằng món chè kho nhé.

Ẩm thực Huế lưu giữ trọn vẹn hương vị truyền thống

Bún chay Huế

Cách làm nem lụi Huế

Công thức nấu bún bò Huế

Những món chế biến từ hải sâm

Chế biến bào ngư

Cơm gà hải nam

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cach pha nuoc cham.bun cha ngon
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
cach pha nuoc cham oc
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý