Kinh nghiệm nuôi tép cảnh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kinh nghiệm nuôi tép cảnh

18/04/2015 09:04 PM
815

Khó chơi tép cảnh giá nghìn đô


Chỉ nhỉnh hơn đầu que tăm, nhưng ít ai ngờ rằng mỗi chú tép thủy sinh nhỏ xíu có giá tới hàng trăm nghìn đồng, thậm chí, có con giá trị cả nghìn… đô. Tuy nhiên, loại tép cảnh VIP rất khó nuôi nên ít người dám chơi.

Thú chơi tép cảnh đã phổ biến trong Nam từ vài năm trước nhưng tại Hà Nội mới chỉ rộ lên thời gian gần đây. Tép thủy sinh cảnh có khá nhiều loại với các tên gọi khác nhau như cherry đỏ, ong, cọp, kinh kong, mũi đỏ, chấm trắng, xanh lá, bí vàng…

Trong đó, loại được nuôi phổ biến và giá cả vừa túi tiền nhất là loại Cherry đỏ khoảng 20.000 đồng - 40.000 đồng một con. Đắt hơn là tép ong, trên thân của chúng được chia thành từng khoang trắng, đỏ, đen rõ rệt, trông rất bắt mắt, khi mới xuất hiện vài năm trước, loài này được định giá gần 100 USD mỗi con. Tuy nhiên, do tép ong sinh sản khá tốt nên hiện chỉ khoảng 70.000 đồng - 150.000 tùy hạng và xuất xứ. Tép ong Nhật thường có giá đắt hơn.

Tep kinh kong có giá hàng nghìn USD mỗi con.
Tép kinh kong có giá hàng nghìn USD mỗi con.

Còn những loại tép thủy sinh thuộc hàng “VIP” như kinh kong, tép cọp thì có "mê" tép cảnh đến mấy, nhiều người cũng phải lắc đầu lè lưỡi bởi giá của nó được tính bằng hàng nghìn USD, phải dân “đại gia” mới dám chơi. Hơn nữa, chơi tép cảnh phải theo đàn từ vài chục đến vài trăm con trong bể chứ chẳng ai chơi lèo tèo vài con bao giờ bởi loại sinh vật này rất nhỏ.

Theo nhiều người sành chơi, tại nước ngoài, giống tép thủy sinh nước ngọt cũng được bán khá đắt đỏ, phổ biến như tép ong cũng có giá hàng chục euro.

Theo anh Quang (Cầu Giấy, Hà Nội), một người đam mê tép thủy sinh thì những con tép cảnh “VIP” xuất hiện ở trong Nam với số lượng đếm trên đầu ngón tay. Còn tại Hà Nội, vài người mới chỉ chơi tép ong. “Nuôi tép cảnh không phải đơn giản, nếu không cẩn thận chết hết như chơi, nhất là với thời tiết ngoài Bắc, nên ít người ở Hà Nội dám bỏ ra số tiền lớn như thế để chơi những con như kinh kong hay cọp”, anh Quang cho hay.

Anh Tuấn Dũng ở D4, Trung Tự, người đang sở hữu hàng trăm con tép ong đỏ, ong đen. “Chơi tép cảnh trong Nam mới phổ biến chứ ngoài này thời tiết thất thường, rất khó nuôi, nhiều người thích cũng không dám mua nên hiếm nơi cung cấp”.

Mỗi bể tép cảnh phải đầu tư hàng chục triệu đồng.
Mỗi bể tép cảnh phải đầu tư hàng chục triệu đồng.

Chiếc bể thủy sinh chứa những con tép quý hiếm của anh Dũng được đặt ngay gần lối vào, cạnh phòng khách. Nếu đứng cách bể khoảng 5 - 6 mét, chỉ quan sát được vài cây rong rêu, phiến đá, sỏi… trong bể. Chỉ khi chủ nhân của nó bật đèn trong bể và đứng gần lại mới thấy hàng trăm con tép chỉ nhỉnh hơn đầu que tăm với những khoang trắng, đỏ, trắng đen đang bơi lội tung tăng, một vài con nằm lẫn trong đám rong rêu phải dồn hết nhãn lực mới thấy được.

Nhìn những con tép ong nhỏ xíu, ít ai nghĩ nó có giá cả trăm nghìn đồng một con. Anh Dũng cho biết đã nuôi tép cảnh gần một năm nay, hiện trong bể của anh có khoảng 150 con tép ong đỏ và đen. Số tép này được anh đặt mua trong Sài Gòn rồi ship ra Hà Nội theo đường máy bay.

Trong 150 con tép ong của anh Dũng có đủ hạng, tùy vào màu sắc mà phân ra s, ss và sss. Trong đó, ong hạng sss thân màu trắng chỉ có một vòng đỏ - đen phía gần đầu và có chấm phía trên là đắt nhất bể, có giá khoảng 120.000 đồng mỗi con, còn hạng s giá khoảng 60.000 - 70.000 đồng một kg. Tính ra, riêng tiền tép trong bể của anh Dũng cũng ngót nghét cả chục triệu đồng.

Không chỉ tốn tiền mua tép mà người chơi còn phải chi ra cả đống tiền phục vụ cho sự tồn tại của chúng như lắp điều hòa, trang trí bể, tiền thức ăn… Anh Nam ở phố Bạch Mai đang nuôi khoảng 90 con tép cherry đỏ và tép ong cho biết đã chi gần 20 triệu đồng cho chiếc bể chứa tép cảnh. Còn chiếc bể của anh Tuấn Dũng cũng ngốn mất hơn 15 triệu đồng. Chưa kể thức ăn cho tép còn khá đắt đỏ, một lọ thức ăn của Nhật chỉ 25g có giá tới 330.000 đồng, các loại của Đài Loan, Malaysia... cũng có giá tương đương.

Việc chăm sóc tép cảnh cũng lắm công phu.
Việc chăm sóc tép cảnh cũng lắm công phu.

Nhưng người trong giới mê tép cảnh cho biết, không phải cứ vung tiền ra là có được bể tép cảnh trong nhà bởi nuôi loài thủy sinh đắt đỏ này tốn không ít công phu. Chính vì vậy mà người Hà Nội dù thích cũng không dám chơi loại giá nghìn đô bởi với thời tiết miền Bắc, sơ sẩy một chút, nghìn đô có thể tan biến trong một đêm.

Anh Tuấn Dũng cho hay, từ khi mới tập tành chơi tép, anh đã phải “hy sinh” hơn 100 con tép ong do chưa biết cách chăm sóc. Còn số tép của anh Quang đã phải “ra đi” do khổ chủ non kinh nghiệm cũng lên tới gần 100 con. “Ban đầu, khi mới nuôi, mình chưa biết cách điều chỉnh nhiệt độ, độ PH trong bể nên đàn đầu tiên 40 con chết sạch sau 5 ngày đưa về. Đàn thứ 2 khoảng ngần ấy con cũng chết dần chết mòn, nhìn mà xót hết cả ruột. Đến đàn thứ 3, mình vào tận TP HCM, mất gần 2 tuần học cách chăm sóc chúng từ một anh bạn chuyên về tép ong, số tép bị chết mới dừng lại. Bây giờ thì mình có thể tự tin về kinh nghiệm chăm sóc cái giống “đỏng đảnh” này”, anh Quang chia sẻ.

Theo anh Quang, với tép cảnh, bể nuôi phải lắp hệ thống điều hòa để đảm bảo nhiệt độ nước lúc nào cũng ở mức 23 - 26 độ. Nền đáy bể phải dùng phân đất của Nhật hoặc lá bàng để giữ ổn định độ PH ở mức 6,6 - 7. Một điều rất quan trọng là nên trồng cây thủy sinh nhằm ổn định chất lượng nước và tạo môi trường tự nhiên cho tép đồng thời phải thay nước đều đặn, nhất là với những ai nuôi ong đỏ bởi chúng rất dễ bị ngộ độc nitrate, yêu cầu nước chất lượng cao để sống khỏe và thay vỏ. Thay 30% nước mỗi tuần. Ngoài ra, hệ thống lọc, chiếu sáng… cũng phải có những tiêu chuẩn riêng.

Nếu như người nuôi cá rồng, loài cá cảnh nghìn đô còn có lý do về mặt phong thủy tốt cho gia đình, làm ăn, buôn bán thì tép thủy sinh lại không có ý nghĩa về mặt này. Người chơi tép đơn giản chỉ vì… thích. “Mình có sở thích nuôi cá cảnh từ bé, ở nhà đã có sẵn một bể cá nhưng đến khi nhìn thấy loài tép này thì như bị thôi miên, nhìn cái thích ngay và muốn nuôi bằng được. Chỉ người nào thích mới thấy được cái cảm giác thích thú khi chăm sóc và ngắm chúng bơi lội trong bể. Còn khi chúng "mang bầu" thì thực sự chủ nhân là người bận rộn, lo lắng đến mất ăn mất ngủ”, anh Quang nói.

Nuôi tép cảnh - một thú chơi mới

Tép cảnh đã xuất hiện ở Việt Nam từ nhưng năm 80 của thế kỷ trước. Người chơi khi đó chỉ giới hạn đếm trên đầu ngón tay và thậm chí muốn mua tép cảnh cũng không có.

 Nguồn tép cảnh khi đó chỉ từ những người chung sở thích trao đổi. Nhưng đến vài năm trở lại đây, người chơi bể thủy sinh mới thực sự quan tâm đến những chú tép bé nhỏ nhiều màu sắc này.

Ban đầu, người chơi tép cảnh chỉ chú ý đến việc bổ sung những chú tép nhiều màu sắc chỉ bé bằng ngón tay út của em bé cho bể thủy sinh của mình thêm phần long lanh, đa dạng. Nhưng lâu dần, dân chơi tép cảnh bỗng nhận ra, tép còn có một công dụng rất hữu ích là ăn rêu hại trong bể. Cũng chính vì lẽ đó mà nhu cầu nuôi, mua tép cảnh tăng lên nhanh chóng. Cơn sốt tép cảnh cũng vì thế mà bùng lên nhanh chóng. Trên khắp các diễn đàn mạng người chơi bể thủy sinh đua nhau tìm mua tép cảnh. Thậm chí lập hẳn ra những diễn đàn trao đổi, giao lưu về nuôi dưỡng, chăm sóc tép cảnh. Những chú tép cũng vì lẽ đó mà được gắn lên mình những mỹ từ như “Hoàng hậu trong hồ thủy sinh; Thiên thần bé nhỏ”...

Anh Hải một người chơi tép cảnh lâu năm ở Hà Nội cho biết: “Trước đây tôi rất đam mê với bể thủy sinh. Tôi có thể dành cả buổi chỉ để ngắm những chú cá bơi lượn quanh những cây thủy sinh trong bể. Nhưng từ khi biết đến tép cảnh, tôi đã chuyển hẳn sang chỉ chơi tép. Với tép cảnh tôi có cảm giác như một thế giới loài người thu nhỏ. Có đánh nhau, xung đột, cũng có tình cảm yêu đương. Với tép cảnh tôi thấy mình thực sự thư giãn”. Trong nhà anh Hải có 3 bể thủy sinh nuôi 3 loài tép khác nhau. Bên trong bể đầu tiên theo anh kể là hàng trăm “em” tép đỏ, bên cạnh là bể tép đen và tép Huế... Bên cạnh đó anh còn mạnh dạn đầu tư, tìm những loài tép lạ mà chưa mấy người chơi. Thông thường giá mỗi con tép vào khoảng 30.000 - 50.000 đồng. Cá biệt, nhiều con có giá lên tới hàng nghìn USD/con.

 

Một chủ cửa hàng buôn tép cảnh trên đường Hoàng Hoa Thám cho biết: “Người chơi tép cảnh ở Hà Nội thông thường chọn nuôi tép nội - đã sống quen với môi trường ở Việt Nam, sức đề kháng cao và dễ dàng thích nghi ở bể thủy sinh mới. Còn ở trong Nam, thú chơi tép cảnh phát triển đã lâu, người ta thường tìm mua các loài tép ngoại. Khó nuôi nhưng bõ công vì đẹp hơn và chứng tỏ được độ chịu chơi của gia chủ”. H

iện có rất nhiều loại tép ngoại với những cái tên rất kêu đã xuất hiện ở Việt Nam và giành được nhiều sự ưu ái của dân chơi tép như tép cọp (Caridina Tiger), tép ong đỏ (Crytal Red Shrimp), tép Sulawesi, White Pearl, Red Fire, Multidentata... giá những loại tép ngoại này cũng dao động trong khoảng vài chục USD. Đặc biệt, loại tép ong đỏ chỉ bằng đầu tăm nhưng có giá đến hàng trăm USD/con. Thế nhưng, tép ong đỏ vẫn chưa phải là loại đắt nhất. Tép Sulawesi (có nguồn gốc từ vùng đảo Sulawesi của Indonesia) được mệnh danh “Vua tép cảnh” mới giữ vị trí quán quân về giá. Lúc xuất hiện trên thị trường, Sulawesi có giá từ vài trăm đến hàng nghìn USD/con.

Đó là chưa kể đến những thiết bị phụ kiện kèm theo thường được dân chơi tép cảnh gọi là phần cứng. Với mỗi bể có thể tích trên 60 lít riêng đầu tư phần cứng cũng trên dưới chục triệu đồng. Thêm vào đó khi đã chọn nuôi tép làm thú chơi, người chơi tép cũng phải bỏ rất nhiều công sức và tiền của đầu tư. Không phải ai nuôi tép cũng đều thành công, không ít thì nhiều cũng phải có lần chứng kiến đàn tép hàng trăm con “ngửa bụng” lên mặt nước.

Khi những thú chơi chim cảnh, cây cảnh, hoa cảnh, chó cảnh đã trở thành trào lưu cũ thì hiện nay, bể thủy sinh và tép cảnh đang dần lên ngôi. Người chơi tép cũng sẵn sàng chi hàng nghìn USD đầu tư vào những chú tép tuy chỉ bằng đầu đũa này nhưng lại có sức cuốn hút vô cùng mãnh liệt.

Ban đầu, người chơi tép cảnh chỉ chú ý đến việc bổ sung những chú tép nhiều màu sắc chỉ bé bằng ngón tay út của em bé cho bể thủy sinh của mình thêm phần long lanh, đa dạng. Nhưng lâu dần, dân chơi tép cảnh bỗng nhận ra, tép còn có một công dụng rất hữu ích là ăn rêu hại trong bể. Cũng chính vì lẽ đó mà nhu cầu nuôi, mua tép cảnh tăng lên nhanh chóng. Cơn sốt tép cảnh cũng vì thế mà bùng lên nhanh chóng. Trên khắp các diễn đàn mạng người chơi bể thủy sinh đua nhau tìm mua tép cảnh. Thậm chí lập hẳn ra những diễn đàn trao đổi, giao lưu về nuôi dưỡng, chăm sóc tép cảnh. Những chú tép cũng vì lẽ đó mà được gắn lên mình những mỹ từ như “Hoàng hậu trong hồ thủy sinh; Thiên thần bé nhỏ”...

Anh Hải một người chơi tép cảnh lâu năm ở Hà Nội cho biết: “Trước đây tôi rất đam mê với bể thủy sinh. Tôi có thể dành cả buổi chỉ để ngắm những chú cá bơi lượn quanh những cây thủy sinh trong bể. Nhưng từ khi biết đến tép cảnh, tôi đã chuyển hẳn sang chỉ chơi tép. Với tép cảnh tôi có cảm giác như một thế giới loài người thu nhỏ. Có đánh nhau, xung đột, cũng có tình cảm yêu đương. Với tép cảnh tôi thấy mình thực sự thư giãn”. Trong nhà anh Hải có 3 bể thủy sinh nuôi 3 loài tép khác nhau. Bên trong bể đầu tiên theo anh kể là hàng trăm “em” tép đỏ, bên cạnh là bể tép đen và tép Huế... Bên cạnh đó anh còn mạnh dạn đầu tư, tìm những loài tép lạ mà chưa mấy người chơi. Thông thường giá mỗi con tép vào khoảng 30.000 - 50.000 đồng. Cá biệt, nhiều con có giá lên tới hàng nghìn USD/con.

Một chủ cửa hàng buôn tép cảnh trên đường Hoàng Hoa Thám cho biết: “Người chơi tép cảnh ở Hà Nội thông thường chọn nuôi tép nội - đã sống quen với môi trường ở Việt Nam, sức đề kháng cao và dễ dàng thích nghi ở bể thủy sinh mới. Còn ở trong Nam, thú chơi tép cảnh phát triển đã lâu, người ta thường tìm mua các loài tép ngoại. Khó nuôi nhưng bõ công vì đẹp hơn và chứng tỏ được độ chịu chơi của gia chủ”. Hiện có rất nhiều loại tép ngoại với những cái tên rất kêu đã xuất hiện ở Việt Nam và giành được nhiều sự ưu ái của dân chơi tép như tép cọp (Caridina Tiger), tép ong đỏ (Crytal Red Shrimp), tép Sulawesi, White Pearl, Red Fire, Multidentata... giá những loại tép ngoại này cũng dao động trong khoảng vài chục USD. Đặc biệt, loại tép ong đỏ chỉ bằng đầu tăm nhưng có giá đến hàng trăm USD/con. Thế nhưng, tép ong đỏ vẫn chưa phải là loại đắt nhất. Tép Sulawesi (có nguồn gốc từ vùng đảo Sulawesi của Indonesia) được mệnh danh “Vua tép cảnh” mới giữ vị trí quán quân về giá. Lúc xuất hiện trên thị trường, Sulawesi có giá từ vài trăm đến hàng nghìn USD/con.

Đó là chưa kể đến những thiết bị phụ kiện kèm theo thường được dân chơi tép cảnh gọi là phần cứng. Với mỗi bể có thể tích trên 60 lít riêng đầu tư phần cứng cũng trên dưới chục triệu đồng. Thêm vào đó khi đã chọn nuôi tép làm thú chơi, người chơi tép cũng phải bỏ rất nhiều công sức và tiền của đầu tư. Không phải ai nuôi tép cũng đều thành công, không ít thì nhiều cũng phải có lần chứng kiến đàn tép hàng trăm con “ngửa bụng” lên mặt nước.

Khi những thú chơi chim cảnh, cây cảnh, hoa cảnh, chó cảnh đã trở thành trào lưu cũ thì hiện nay, bể thủy sinh và tép cảnh đang dần lên ngôi. Người chơi tép cũng sẵn sàng chi hàng nghìn USD đầu tư vào những chú tép tuy chỉ bằng đầu đũa này nhưng lại có sức cuốn hút vô cùng mãnh liệt.

Các bước đơn gian set hồ nuôi tép cảnh


Chuẩn bị: 4 món


- Nền benibachi (4 bịch, tùy nhu cầu có thể lựa loại power hay thường)
- 1 bịch khoáng benibachi 50g
- BeeMax 3 30g
- Ative water
- Brain

Bước 1:
- Trải 1 lớp Bee Max 3 dưới nền. (khoản hơn nữa bịch, còn lại giử lại sài từ từ )




Bước 2:
- Lót lọc đáy, bắt đầu đổ nền benibachi vào khoản 1cm (tính từ lọc đáy trở lên)
- rải đều hết bịch khoáng 50g.






Bước 3:
- Tiếp tục đổ hết số nền còn lại, trải đều.
- Vô nước, chạy sủi oxy + chạy lọc, lọc đáy
- Qua 1 ngày thay 1/2 nước.



- Lấy nhíp cào nhiều đường song song trên nền.



Bước 4:
- Từ ngày thứ 2 mõi ngày châm 1 nấp Active Water (châm 3 ngày liên tiếp)
- Ngày thứ 3 hoặc thứ 4 tiến hành thả tép

Bước 5:
- Quì gối khoanh tay úp mặt vô hồ tép

Chăm cá cảnh theo mùa

Các loại cá cảnh dễ nuôi

Phong thủy cây cảnh trong nhà

Kỹ thuật chăm sóc cây sung cảnh

Chọn cá cá cảnh nuôi trong nhà như thế nào

Hóa giải phong thủy bằng cây cảnh

(St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý