Kỹ thuật nuôi cá ngựa cảnh

seminoon seminoon @seminoon

Kỹ thuật nuôi cá ngựa cảnh

18/04/2015 09:04 PM
1,545

Kỹ thuật nuôi cá ngựa cảnh. Những điều cần biết khhi bạn chuẩn bị nuôi cá ngựa.



Cá ngựa dễ nuôi, lợi nhuận cao

Cá ngựa thân trắng 2 tháng tuổi - Ảnh: Hồ Thị Hoa

Hiện mỗi năm VN xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ và Trung Quốc hàng trăm nghìn con cá ngựa cảnh và cá ngựa ngâm thuốc. Nuôi cá ngựa là nghề mới ở nước ta, với nguồn vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao.

Sau nhiều năm nghiên cứu, Viện Hải dương học (số 1 Cầu Đá, TP Nha Trang, Khánh Hòa) đã cho sinh sản thành công 4 loài cá ngựa: cá ngựa đen, cá ngựa vằn (còn gọi là cá ngựa đuôi hổ), cá ngựa gai và cá ngựa thân trắng.

Tiến sĩ (TS) Trương Sĩ Kỳ, Phòng Công nghệ nuôi trồng, Viện Hải dương học, cho biết đã nghiên cứu về cá ngựa từ năm 1990. Kết quả, năm 1994, cá ngựa đen và cá ngựa vằn đã sinh sản trong phòng thí nghiệm. Đến năm 2006, nhóm nghiên cứu đã cho 2 loài này sinh sản ở quy mô lớn, sản xuất giống và nuôi thương phẩm.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn nhân rộng một số loài cá ngựa đang có nguy cơ cạn kiệt bằng cách sản xuất con giống thả ra ngoài tự nhiên; nuôi cá ngựa bố mẹ trong lồng sắt ở biển, khi cá đẻ thì cá con chui ra ngoài.

Đầu tư thấp

Theo TS Kỳ, kỹ thuật nuôi cá ngựa không quá khó, ít rủi ro, đầu tư cơ sở vật chất cũng không quá tốn kém, giá bán ổn định nên lợi nhuận khá cao.


Theo TS Trương Sĩ Kỳ, hiện trên thế giới có khoảng 35 loài cá ngựa (VN có khoảng 7 loài). Đây cũng là loài cá duy nhất có con đực đóng vai trò làm bố đồng thời làm mẹ (cá bố ấp trứng trong túi trước bụng, trứng từ cá mẹ chuyển sang bố). Cá ngựa được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền, có tác dụng kích thích sinh dục phái nam, hỗ trợ chữa bệnh vô sinh hoặc thai khó ở phụ nữ, bệnh hen suyễn, cao huyết áp, ung nhọt, hói đầu...

Cá ngựa được nuôi trong bể xi măng, ăn thức ăn sống như tôm, tép... và động vật nổi. Sau 3 tháng nuôi có thể xuất bán cá cảnh; từ 6-8 tháng có thể xuất bán cá ngâm thuốc và cho sinh sản; sau 20 ngày đến 1 tháng, cá có thể sinh sản lại.

Hiện nay, ngoài một số mối nhỏ trong nước, Viện Hải dương học mỗi năm bán cho một công ty của Pháp khoảng 5.000 - 10.000 con cá ngựa cảnh, giá trung bình 1 USD/con, trong khi giá trên thế giới từ 70 - 900 USD/con, mặc dù chất lượng không chênh lệch.

Thị trường xuất khẩu cá ngựa rất lớn, đặc biệt là cá ngựa ngâm thuốc. Ở Khánh Hòa đã có một số doanh nghiệp (DN), cá nhân đầu tư nuôi cá ngựa xuất khẩu. Trong đó phải kể đến DN Đông Thành Hưng (Nha Trang), hiện mỗi năm xuất khẩu khoảng 60.000 con cá ngựa cảnh và ngâm thuốc sang các nước Pháp, Mỹ....

Anh Thượng Đình Tâm, nhân viên kỹ thuật của DN Đông Thành Hưng cho biết: “Tiến tới chúng tôi sẽ mở rộng thêm trang trại, kéo dài thời gian nuôi để đưa cá ngựa ngâm thuốc vào thị trường Trung Quốc. Nước này mỗi năm tiêu thụ khoảng 25 tấn cá ngựa dùng trong y học cổ truyền, trong khi cung không thể đáp ứng được cầu”.

Hiện nay Viện Hải dương học đang chuyển giao công nghệ nuôi cá ngựa cho Sở Khoa học - Công nghệ Đà Nẵng và Khu bảo tồn biển Phú Quốc (Kiên Giang). Dự kiến cuối năm nay 2 đơn vị này sẽ triển khai nuôi kinh doanh thí điểm. Ở Khánh Hòa, Viện Hải dương học luôn sẵn sàng phổ biến công nghệ nuôi cá ngựa cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào có nhu cầu.

Kỹ thuật nuôi Cá ngựa

Cá ngựa có hình dáng cong queo, gấp khúc, phần đầu và phần ngực gần như vuông góc; mồm hình ống, ngực và bụng lồi (do 10-13 chiếc xương cong ra tạo thành), đuôi dài, nhỏ và cuộn khúc 4 vòng, không có vây bụng và vây đuôi.
Đầu vŕ thân cá đực có nhiều gai, cơ thể mŕu lá cọ, ở một số con có thể có chấm nhỏ màu nâu, bụng cá (phần gần đuôi) có túi sinh dục. Cá ngựa cái khác cá ngựa đực ở điểm không có gai, da sáng và nhẵn.
1. Kỹ thuật ương giống và nuôi cá ngựa nhân tạo
Đầu tiên, chọn cá ngựa bố mẹ có độ tuổi từ 1 đến 2 năm, cơ thể to, vóc dáng khỏe mạnh, không bị bệnh tật.
Cá ngựa mẹ có phần bụng phình to, khoang bụng rộng. Cá ngựa bố cơ thể dài, to, túi trước bụng phát triển hoàn chỉnh.
Thông thường, thả nuôi riêng rẽ cá ngựa bố mẹ với mật độ 20 con/m3. Hằng ngày, tiến hành cho cá ăn thức ăn tươi sống, giŕu chất dinh dưỡng từ 3 đến 4 lần. Sau một thời gian vỗ béo, khi cá ngựa bố mẹ đă thành thục, người ta duy trì nhiệt độ nước ổn định trong khoảng >20oC, tiến hành phối giống với tỷ lệ là 1 con đực, 1-2 con cái.
Cá ngựa thường giao phối vào sáng sớm hoặc chập tối. Vào thời kỳ này, cá bố mẹ ăn ít, cơ thể nhạt màu hơn trước. Ban đầu cá đực vŕ cá cái đuổi nhau, chúng tiến lại gần vŕ áp bụng vào nhau, cá đực sẽ mở rộng miệng túi đón lấy trứng từ lỗ sinh dục của cá cái, đồng thời phóng tinh dịch để thụ tinh cho toŕn bộ số trứng đó. Trứng đă thụ tinh sẽ phát triển trong túi của cá đực. Ngay sau khi giao phối, túi của cá ngựa đực nhỏ, trong vŕ rất mềm. Càng về sau, do các hợp tử phát triển, túi ngày một to lên, màu sắc sẫm lại, túi có trạng thái một khối rắn chắc. Trong suốt thời gian ấp trứng, cá ngựa đực rất ít vận động, chúng có xu hướng lặn sâu xuống đáy bể, ăn ít. ở thời kỳ nŕy, cá ngựa bố hoŕn toàn tập trung vào công việc bảo vệ và nuôi dưỡng phôi thai.
Thời gian phát triển từ hợp tử thành cá ngựa con lâu hay chóng phụ thuộc phần lớn vào nhiệt độ môi trường nước. Nếu nhiệt độ dao động trong khoảng 20-22oC, thời gian này sẽ là 16 đến 18 ngày, ở nhiệt độ 28-30oC, thời gian này chỉ còn 10-12 ngày.
Rất dễ nhận thấy biểu hiện "sắp sinh" của cá ngựa đực: Mŕu sắc của túi sinh dục chuyển từ màu nâu vàng (hoặc màu nâu nhạt) sang màu nâu sẫm, túi không còn cứng và chắc nữa mà trở nên mềm và lỏng hơn, miệng túi mở rộng.
Thời gian "chuyển dạ" chỉ khoảng mấy phút đến mười mấy phút, nhưng nếu bị ảnh hưởng bởi một số nguyęn nhân nào đó thì thời gian "chuyển dạ" thậm chí kéo dài từ một đến ba này.
Cá bố sinh xong phải được tách khỏi bể, để lại cá con vŕ tiến hành nuôi dưỡng. Nếu việc tách cá bố không được tiến hành kịp thời, chúng sẽ ăn thịt chính các con của mình.
Điều cần chú ý lŕ: Trong điều kiện nuôi nhân tạo, có rất nhiều cá ngựa bố mẹ không phát dục. Tỉ lệ cá ngựa chấm và cá ngựa đen có khả năng sinh sản thường lŕ 20-80%.
Cá ngựa con mới sinh đă có thể ăn các loại ấu trůng nhỏ như trùng bánh xe. Khi chiều dài cơ thể của cá ngựa con đạt 5-6cm, tiến hành cho ăn tôm nhỏ. Với chiều dài 10cm, ngoài việc ăn tôm nhỏ, cá ngựa cần được bổ sung thęm cá tươi (dưới dạng các mẩu vụn).
Cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc: Cho cá ăn ít nhưng nhiều lần, để tránh việc cá bị đói hoặc ngược lại bị chết do bội thực.
Trong quá trình nuôi dưỡng, phải thường xuyên làm vệ sinh bể nuôi, loại bỏ thức ăn thừa và các chất thải, đảm bảo chất nước luôn trong sạch, duy trì độ nhìn thấu của nước ở mức 35-40cm, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
Nếu nhiệt độ môi trường tăng, phải chú ý lượng dưỡng khí hoà tan trong nước để đảm bảo cá vẫn đủ ôxy để thở. Định kỳ tiến hŕnh thay nước. Mùa hè, một đến hai ngày thay nước một lần.
Khi chuyển cá sang bể khác, động tác phải hết sức nhẹ nhŕng, không được gây thương tổn cho cá, dů là nhỏ nhất, vì khi đó cá rất dễ nhiễm bệnh
2. Phòng trừ dịch bệnh
Cá ngựa là loài có khả năng đề kháng kém, rất dễ nhiễm bệnh. Với bất cứ một sự thay đổi nŕo của môi trường sống, chúng đều khó thích nghi vŕ trở nên yếu hơn.
Các bệnh thường gặp ở cá ngựa do chuyên gia Trung Quốc đúc rút được trong quá trěnh nuôi là: Bệnh đầy hơi trướng bụng, bệnh phồng bong bóng, viêm ruột, mù mắt do thiếu ánh sáng...
Trong công tác phòng trừ bệnh tật phải coi trọng việc phòng ngừa, tránh để phát sinh thành bệnh vì việc chữa trị vừa tốn kém vừa ít hiệu quả.
Việc phòng ngừa bệnh tật được thực hiện bằng một số công việc cụ thể như: Theo dõi thường xuyên nhiệt độ nước trong bể, ánh áng, độ mặn, lượng dưỡng khí hňa tan, độ pH, mật độ thả nuôi. Ngoŕi ra, tiến hành vệ sinh bể bằng các dụng cụ chuyên dụng.
Khi cá đă bị mắc bệnh thì phải dùng thuốc kháng sinh hoặc CuSO4 để chữa bệnh.

Kỹ thuật nuôi cá ngựa sinh sản

Cá ngựa còn được gọi là hải mã, đây là loài các có hình dáng đặc biệt, đầu cá giống đầu ngựa, mỏm hình ống không có răng thân không có vãy. Đuôi cá dài dung để bám không có vây đuôi như các loài cá thông thường.

Cá ngựa thường bơi đứng, bắt mồi bằng cách mổ và hút. Cá ngựa di chuyễn tương đối chậm nên trong tự nhiên cá ngựa thường sống ngụy trang trong các mạnh cỏ biển và các rặng san hô.

 

Để trốn tránh kẻ thù cá ngựa thường thay đổi màu sắc, cơ thể theo môi trường sống.

Cá ngựa là loài lượng hình giới tính có nghĩa là cá đực trưởng thành có túi ấp nằm dưới phần bụng, cá ngựa cái không có túi này, cá ngựa cũng là loài động vật duy nhất mà con đực đảm nhận thiên chức vừa là bố vừa là mẹ.

Chuồng nuôi cá ngựa

Chúng ta có thể nuôi cá ngựa trong bể xi măng hoặc nuôi trong hồ kiếng ( giống như hồ cá thủy sinh)

Cá ngựa sống trong nước có độ mối gia động khoảng 15 ‰ đến 35 ‰,  độ ph tối ưu đao động từ 7,5 đến 8,5, lượng oxi hòa tan giao động từ 4 – 5 ml/lit , cá con được nuôi riếng với mật độ trung bình từ 3 đến 5con/ lít nước.

Mật độ nuôi cá ngựa lý tưởng là 2 đến 3 con/10 lít nước

Chọn giống cá ngựa

Con đực: chọn con to khẻo, khoảng 1 đến 2 năm tuổii, trên đầu có nhiều gai, không bệnh tật. Cá ngựa đực cơ thể dài, to, túi trước bụng phát triển hoàn chỉnh.

Con cái: Chọn con to khẻo, có phần bụng phình to, đầu không có gai, gia nhẵn bóng

 

Nuôi cá ngựa

Việc nuôi cá ngựa thương phẩm cũng không khó, nhưng đòi hỏi người nuôi phải nắm kỹ thuật. Trước khi nuôi bể phải được chùi rựa sach sẽ, sau đó phơi khô rồi bơm nước đã qua sử lý và cho sục khí.

Dinh dượng là khâu quan trọng trong chu trình sống của cá, thiếu dinh dượng cá sẽ chận lớn và khả năng sinh sản bị hạn chế.
Chú ý: Bạn nên làm đáy bể màu xanh thì cá sẽ có màu vàng rất đẹp , phía sau bể nuôi nên đặt một tấm tranh có nền màu xanh thì giử được cá có màu vàng đẹp, chỉ cần cho ăn cá vụn một ngày một lần.

Sinh sản và chăm sóc cá ngựa

Cá con mới đẻ khá giống với cá trưởng thành, chúng có khả năng bơi lội và bắt mồi ngay ngày đầu tiên. Cá bố sinh xong phải được tách khỏi bể, để lại cá con vŕ tiến hành nuôi dưỡng. Nếu việc tách cá bố không được tiến hành kịp thời, chúng sẽ ăn thịt chính các con của mình.

 

Sau 45 ngày tuổi cá con có thể được thả nuôi trong bể xi măng ngoài trời và mật độ nuôi là 200 đến 300 con / 1 bện 4mx6m.

Chúng ta cũng cần chú ý đến lượng khí amoniat trong nước, thấy nước giơ và đục thì phải thay nước ngay để hạn chế khả năng các mần bệnh phát sinh.

Cho ăn 3 lần trong một ngày, 5 ngày thay nước một lần.

 

Cá ngựa con chỉ ăn sinh vật sống có kích thướng phù hợp với miệng cá, cá ngựa thường ăn thức ăn là động vật phù du và tôm nhỏ, lan quăn, bobo.

Cá con ăn thức ăn sống khoản một tháng thì có thể tập cho cá ăn thức ăn chết được như cá vụn, cá ngựa nuôi được 4 tháng là có thể thu hoạch bán thương phẩm.

Phòng và trị bệnh cho cá ngựa

Cá ngựa nuôi cảnh thường mắc bệnh như nấm hoặc động vật đơn bào gây ra, như là: Bệnh đầy hơi trướng bụng, bệnh phồng bong bóng, viêm ruột, mù mắt do thiếu ánh sáng... vậy tốt nhất người nuôi cần phòng ngừa bệnh trước.

Khi kiểm tra cá thấy có dấu hiệu bị một số bệnh ký sinh trùng ngoài da ta nên tách cá ra ngoài và dùng thuốc kháng sinh hoặc CuSO4 để chữa bệnh.

Giá Trị thương phẩm của cá ngựa:

Cá ngựa tuy không có giá trị về thực phẩm nhưng lại có giá trị dược liệu cao, cá ngựa có tác dụng trị hen suyện, tăng cường sinh lực. Bên cạnh đó với hình thái đặc biệt cùng với đặc tính chung thủy  nên cá  ngựa rất được yêu thích nuôi trong nhà để làm cảnh như mình chúng cho hạnh phúc

Cá ngựa hiển nay được thu mua rất nhiều tại sài gòn, Vũng tàu và Nha Trang. Cá ngựa thương phẩm  có thể là cá tươi hay cá khô. Nếu tính bình quân với số lượng khoảng từ 200 đến 250 con cá khô/kg thì có giá thành giao động hiện nay là từ 8 triệu cho đến 14 triệu (tùy theo cá lớn hay nhỏ). Đối với cá tươi, kích cỡ khoảng từ 6 đến 8cm được tính là cá giống và từ 10 đến 12cm là cá thương phẩm; nếu loại 10-12cm giá giao động 50.000-70.000 D/con; nếu cá giống thì giá hiện nay 20.000/con.

Kinh nghiệm nuôi tép cảnh

Nuôi cá cảnh theo phong thủy

Hóa giải phong thủy bằng cây cảnh

Chăm sóc cá cảnh

Chọn cá cá cảnh nuôi trong nhà như thế nào

Nuôi chó cảnh

(St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
muốn mua cá ngựa để nuôi
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
ngvanthanhCEO@gmail.com muốn tham khảo và mua cá ngựa để nuôi xin nhờ tư vấn địa chỉ và thông tin cụ thể với nếu ACE nào biết.Cám ơn
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý