Công dụng chữa bệnh của quả chuối

seminoon seminoon @seminoon

Công dụng chữa bệnh của quả chuối

18/04/2015 09:04 PM
1,135

Chuối là thức ăn tuyệt vời đối với nhóm ăn kiêng, ăn chay. Sự kết hợp giữa carbohydrates và sinh tố B có trong chuối sẽ tăng cường thêm năng lượng cho cơ thể, bởi vậy nếu ăn chuối 30 phút trước khi làm việc nhất là ăn sáng được xem là có lợi nhất cho cơ thể.

Chuối hột, còn gọi là chuối chát, là cây mọc hoang và cũng trồng nhiều, tỉnh nào cũng có. Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột. Trong nhân dân, người ta thường dùng chuối hột chữa được nhiều bệnh có kết quả tốt, mọi người có thể áp dụng:

Chữa sỏi thận: Chọn chuối thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hột chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được; uống hằng ngày như nước trà, uống liền 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt. Hoặc quả chuối hột đem thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy một vốc tay (chừng một quả) sắc với 3-4 bát nước uống vào lúc no.

Chữa bệnh tiểu đường: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, có thầy thuốc đã cải tiến làm cách sau cũng thu được hết quả tốt, chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20-25cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.

Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng: Đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một bát nước cho người bệnh uống sẽ giảm sốt và không nói mê.

Chữa hắc lào: Lấy một quả chuối hột còn xanh tươi nhiều nhựa, cắt đôi, cầm xát trực tiếp vào nơi hắc lào, bệnh đỡ nhanh, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.

Trẻ em táo bón: Lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng; nước sắc quả chuối hột chữa đái rắt. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo.


Sản phẩm chuối hột chín bóc vỏ sấy khô:
Chuối chín được bóc vỏ để nguyên quả, sao khô rất thơm, dậy mùi dùng để ngâm rượu (rượu nếp quê là tốt nhất). Rượu chuối hột ngâm khoảng 1 tháng rất thơm, uống ngọt và đằm.

Sản phẩm chuối hột cắt lát phơi khô:
Chuối hột ngon và có tác dụng chữa bệnh là chuối có nhiều hạt, hạt vỏ đen bên trong có bột trắng. Chuối hột khô cắt lát vừa có thể ngâm rượu vừa dùng để sắc uống có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Công dụng của chuối hột rừng:
Chuối hột rừng khô thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận, bệnh dạ dày bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Uống nước chuối hột rừng kích thích tiêu hóa, bổ thận, lợi tiểu, chữa đau lưng, mệt mỏi, trị tiểu đường, trị kém ăn, kém ngủ… Ngoài ra chuối hột rừng còn được dùng trong rất nhiều các vị thuốc khác có công dụng chữa một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào.

Chuối hột chữa sỏi thận Quả chuối hột (còn gọi là chuối chát) thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chữa một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào. Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột. Để chữa sỏi thận, dân gian chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền trong 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.

Trị hắc lào và một số chủng nấm ngoài da:quả chuối xanh, cắt ngang, chà xát mạnh vào chỗ bị bệnh, sau đó, có thể chấm dịch chiết của vỏ cây núc nác, sẽ rất hiệu quả.

Trị sỏi tiết niệu:Quả chuối hột còn xanh, thái phiến mỏng, phơi khô, sao vàng, sắc uống,  mỗi lần dùng  30-50g, uống vào lúc no. Cũng có thể dùng hạt chuối hột, xay nhỏ, dùng dưới dạng nước hãm,  uống hàng ngày.

Trị đau lưng, đau xương cốt:Dùng chuối hột thái phiến, phơi khô, khoảng 200 - 300g, giã vụn,  ngâm với 1 lít rượu 35 - 40 độ trong 2-3 tuần lễ, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30-50 ml, trước bữa ăn.

Phòng và chữa bệnh loét dạ dày:  Quả chuối tiêu xanh thái phiến mỏng, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ khoảng 50- 60oC, tán bột mịn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20 - 30 g với nước ấm.

Hạ sốt, giải thử (chống say nắng), trị đái tháo đường:Phần lõi của thân giả (phần thân trên mặt đất), chứa nhiều dịch, tính mát,  dùng ăn dưới dạng rau sống, có thể làm thuốc bằng cách thái nhỏ, giã nát, vắt lấy nước cho uống. Hoặc dùng một  lóng trúc hay nứa, cắt vát một đầu, chọc vào giữa thân cây chuối, đầu kia của lóng trúc buộc một túi ni lông để hứng lấy nước chảy ra mà uống.

Chuối hột phòng và điều trị loét dạ dày - 1
Chuối hột có nhiều công dụng trong chữa bệnh.

Cầm máu vết thương, và làm dịu vết bỏng:Lá chuối tiêu (lá nõn) giã nát, đắp vào các vết thương.

Chữa trĩ ra máu:Chuối tiêu 2 quả, nấu chín  ăn hàng ngày, ăn nhiều lần.

Trị tiểu ra máu:Rễ chuối tiêu 100g, cỏ nhọ nồi 20g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống.

Trị chứng tăng huyết áp:Vỏ và cuống quả chuối tiêu sắc uống hàng ngày, mỗi lần khoảng 30-60g.

Trị mụn nhọt sưng đau, sốt cao, co giật, phát cuồng mê sảng, kiết lỵ…:Lấy phần củ chuối (kể cả chuối  tiêu và chuối hột) rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, trị phế nhiệt, đờm, suyễn: chuối tiêu 60g và rau sam tươi 30g, giã nát, ép lấy nước, đun hơi ấm, uống.

1. Chuối tốt cho tim mạch, hệ thần kinh:

Ảnh minh họa.

Chuối là loại quả chứa hàm lượng kali cao - một loại khoáng chất thiết yếu cho sức khoẻ tim mạch và hệ thần kinh. Kali rất cần cho các hoạt động cơ bắp, nhịp đập của tim và cho hệ thống tiêu hóa...

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy thiếu hụt kali có thể làm gia tăng nguy cơ gây bệnh đột quỵ (liều khuyến cáo kali là 4 g /ngày), tương đương với hai quả chuối.
2. Chuối tốt cho xương và thận:

Lợi ích đối với thận và xương của chuối là tác dụng của kali. Kali có tác dụng ngăn chặn sự bài tiết canxi trong nước tiểu và giảm thiểu nguy cơ sỏi thận. Với việc hạn chế sự tổn thất canxi của cơ thể nên chuối các tác dụng hạn chế nguy cơ loãng xương do mất canxi.

3. Tăng cường sức khoẻ tâm thần:
Mặc dù không phải thành phần chính song mỗi quả chuối có chứa tới 10,6 mg tryptophan , đây là một trong số 20 axít amin quan trọng tạo nên protein. Tryptophan giúp cơ thể sản xuất chất serotonin, hợp chất có hiệu ứng làm dịu não, tạo ra tâm trạng ổn định và đóng vai trò như là một loại thuốc an thần nhẹ.

Cách duy nhất cơ thể tiếp nhận tryptophan là qua ăn uống bởi cơ thể không tự sản xuất được hợp chất noía trên và chuối được xem là thực phẩm sáng giá nhất.

4. Tốt cho máu:

Chuối là một trong những nguồn cung cấp vitamin B6 tự nhiên rất tiềm ẩn. Vitamin B6 đóng một vai trò quan trọng trong chuyển đổi tryptophan thành serotonin để hỗ trợ giúp cơ thể sản xấut hemoglobin, thành phần rất quan trọng của máu.

Vitamin B6 cũng rất cần cho sản xuất kháng thể để duy trì sức khoẻ hệ thống miễn dịch, ngoài ra vitamin B6 còn có tác dụng giúp cơ thể chuyển hoá carbohydrates thành đường và duy trì lượng đường huyết thích hợp. Ăn một quả chuối cung cấp khoảng 1/5 nhu cầu vitamin B6 mỗi ngày và đây cũng là cách đơn giản nhất, dễ làm nhất để bổ xung vitamin cho cơ thể.

5. Chuối tốt cho trẻ em:
Chuối là một khẩu phần thuộc chế độ ăn có tên là BRAT được giới y học và ẩm thực rất ủng hộ. Đây là chế độ ăn có lợi cho sức khoẻ trẻ em, nhất là nhóm vừa phục hồi sau giai đoạn mắc bệnh về đường tiêu hoá, đặc biệt là tiêu chảy.

Chế độ ăn BRAT trọng tâm đến tính đa dạng, giàu rau xanh hoa quả như chuối, bột gạo, bánh mì, các loại hoa quả nghiền, nhất là táo, thực phẩm có tác dụng làm “cứng hoá” phân ở nhóm trẻ mắc bệnh tiêu chảy bắt đầu hồi phục.

6. Chuối là thực phẩm giàu chất xơ:

Một xuất ăn (1 quả chuối kích thước trung bình) sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 16% tổng lượng chất xơ cơ thể người lớn cần mỗi ngày. Như vậy, ăn chuối mỗi ngày trong khẩu phần cân bằng, khoa học sẽ cung cấp đủ nhu cầu về chất xơ cho cơ thể.

Chất xơ (Fiber) có tác dụng cải thiện quá trình tiêu hoá, giảm bệnh tim vành và nhiều chứng bệnh nan y khác, kể cả ung thư và bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chuối là một loại trái cây có nhiều ở vùng nhiệt đới, rất quen thuộc với mọi người. Chuối có nhiều loại, loại nào cũng ngon và bổ, nhưng dùng làm thuốc chủ yếu là chuối Tiêu (còn gọi là chuối Xiêm, hay chuối Sứ). Tất cả các loại chuối khi còn xanh đều cỏ tác dụng cầm tiêu chảy (chỉ cần ăn sống một quả chấm muối). Các nhà dinh dưỡng học cho rằng chuối là một trong những thứ trái cây dồi dào chất dinh dưỡng nhất. Phân tích tổng quát thành phần hóa học cho thấy chuối có nhiều đường, đạm, tinh bột, chất béo, muối vô cơ, các loại sinh tố A, B, C và chất xơ. Chuối góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ sức khỏe con người thông qua bộ máy tiêu hóa (nếu ta biết sử dụng chuối hữu ích).
Chuối xanh: phơi khô ở nhiệt độ thấp (tán bột ăn hàng ngày) sẽ kích thích tăng trưởng màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy cho dạ dày, không những làm cho màng nhầy dày lên đúng lúc để tránh không bị loét dễ dàng mà còn giúp hàn gắn nhanh chóng bất kỳ chỗ loét dạ dày nào. Theo các giáo sư chuyên môn Â'n Độ, những bệnh nhân bị loét dạ dày được điều trị bằng chuối xanh cho kết quả khả quan rõ rệt. (Nên lưu ý, những loại chuối chín và chuối phơi khô ở nhiệt độ cao không thực sự kích thích tăng trưởng của màng nhầy).
Chuối chín: Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian: có vị ngọt, tính bình, bổ tỳ vị, nhuận trường và lợi tiểu.
Người có bộ máy tiêu hóa kém thì chuối chín là một thức ăn rất tốt. Do có tác dụng lợị tiều, nhuận trường nên chuối cũng rất cần cho người bị táo bón, bị phù do suy tim, viêm thận, cao huyết áp và tiểu đường.

Trái chuối hột rừng

Trái chuối rừng to bằng ngón tay cái, có hạt, lúc chín vàng ươm ăn ngọt lịm. Nhưng do trái có nhiều hột nên thường người ta không ăn mà chỉ lấy hột làm thuốc. Chuối hột rừng có hai loại, trái lớn và trái nhỏ. Tất cả ngâm rượu đều thơm, ngon nhưng loại trái nhỏ có phần nhỉnh hơn vì nhựa nhiều. Chuối càng nhiều nhựa ngâm rượu càng ngon và ngọt.

Trái chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy.

Trái chuối hột rừng có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp.

Trị trẻ em táo bón: lấy 1 – 2 trái chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

Trị sỏi bàng quang: trái chuối hột xanh thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.

Trị bệnh thống phong (bệnh gút): quả chuối hột (rừng) 3g, củ ráy (rừng) 4g, khổ qua 1g, tỳ giải 2g. Sao vàng hạ thổ, đóng gói 10g/gói, ngày uống 2 – 3 gói pha nước đun sôi uống, không được cho đường vào.

Trị hắc lào: trái chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày với kết quả tốt.

Xổ giun: quả chuối hột chín ăn vào lúc đói thấy ra giun.

Không được ăn quả chuối rừng còn xanh (chưa chín) vì rất dễ bị ngộ độc hoặc táo bón nặng vì quá nhiều chất tanin.

Hạt chuối hột

Chuối hột dùng để chữa bệnh là chuối có nhiều hạt, hạt vỏ đen bên trong có bột trắng. Cách lấy hạt chuối hột cũng rất kỳ công, phải để chuối chín mới lấy hạt được, hạt được sao khô thơm nhẹ. Hạt chuối hột có thể dùng để ngâm rượu hoặc tán nhỏ sắc uống hàng ngày.
Chuoi-hot-rung-mon-an-bai-thuoc-nhieu-cong-dung
Giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp: 200g giã nát ngâm với rượu 40 độ (1.000ml) trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ uống.

Trị sỏi thận, sỏi bàng quang: dùng hạt chuối hột rang giòn, giã nát, rây bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 thìa canh bột cho vào ấm chế nước sôi pha trà uống. Trong thời gian uống thuốc thấy có chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi ra hết thành những viên nhỏ. Kết quả rất tốt.

Vỏ quả chuối hột

Trị đau bụng kinh niên: vỏ quả chuối hột 40g, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột; quế chi 4g; cam thảo 2g tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật làm viên, uống 2 – 3 lần trong ngày với nước ấm.

Trị đau bụng, tiêu chảy: vỏ quả chuối rừng đã chín vàng, thái nhỏ, phơi khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 8g, hãm nước sôi uống.

Trị kiết lỵ: vỏ quả chuối hột, rễ gai tầm xọng, vỏ quả lựu, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g; búp ổi 10g, phơi khô, sắc uống.

Hoa chuối hột

Hoa chuối có vị hơi chát và ngon ngọt…

Hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm nộm ăn để tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con.

Hoa chuối ăn hoặc sắc nước uống làm cho nước tiểu trong và giúp thận hòa tan các loại acid dễ đóng cặn trong thận và bàng quang.

Hoa chuối là nguồn bổ sung chất xơ rất tốt, vì vậy nên ăn hoa chuối để thêm chất xơ cho ruột, chống táo bón ở người cao tuổi.

Đặc biệt người ta thấy rằng hoa chuối hầu như không có sâu bao giờ, vì vậy có thể dùng thay thế các chất xơ của các loại rau khác mà do lợi ích kinh tế người ta dùng quá nhiều hóa chất để trồng.

Lá chuối hột

Trị băng huyết, nôn ra máu: lá chuối hột phơi khô 10g, mốc cây cau 20g, tinh tre 20g. Tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, hòa với nước uống.

Mát phổi, bổ phổi, tiêu độc: lá bắc (lá màu đỏ bao bọc buồng chuối) và hoa chuối hột sắc uống.

Thân chuối hột

Trị đau nhức răng: thân chuối hột còn non, cắt đoạn, nướng chín rồi ép lấy nước, ngậm với ít muối.

Cầm máu vết thương: dùng lõi thân cây chuối rừng đập dập, đắp vào vết thương.

Lõi thân cây già thái và giã nát, vắt nước uống sẽ làm tiêu khát.

Hỗ trợ ổn định đường huyết: chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20 – 25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.

Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột có tác dụng lợi tiểu chữa phù thũng.

Chuối rừng làm rau sống là những cây chưa trổ buồng, dưới một năm tuổi. Người ta tước bỏ lớp vỏ bên ngoài màu tím, lấy phần xơ lưới màu trắng và vỏ lụa bên trong. Bẹ chuối sau khi tước vỏ bó lại và thái ra sợi nhỏ như thuốc rê.

Đồng bào địa phương khi đi rừng khát nước thường chặt cây chuối rừng, lấy thân tước bỏ lớp vỏ, dùng lõi ăn sống hoặc ép lấy nước uống cho mát. Người đi rừng thành thạo luôn tìm tới đóng trại ở những thung lũng có cây chuối rừng, đó là nơi có nguồn nước tinh khiết và nhiều nhất trong mùa hè.

Củ chuối hột

Trị cảm nóng, sốt cao, háo khát, mê sảng: củ chuối hột đem cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt miếng, giã nát, ép lấy nước uống.

Trị ho ra máu: củ chuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 12g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Trị kiết lỵ ra máu: củ chuối hột phối hợp với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo, mỗi thứ 4g, sao vàng, sắc uống.

Trị tim hồi hộp, hay mơ, đêm về trằn trọc khó ngủ: củ chuối hột 20g, nấu chung với 1 quả tim heo (200 – 300g), uống nước, ăn tim.

Hỗ trợ ổn định đường huyết: đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết (dành cho người bệnh đái tháo đường týp 2).

Đồng bào Thái ở Tây Bắc lại dùng củ chuối hột sắc uống với củ chuối rừng và rễ cây móc, mỗi thứ 10 – 12g để làm thuốc an thai.

Nước hãm củ chuối hột uống mát, tiêu khát, giải độc, kích thích tiêu hóa.

Thân và củ chuối đem um với cá lóc, lươn đồng là món ăn – bài thuốc có tác dụng bồi bổ khá tốt. Lươn hoặc cá lóc cung cấp protein và các chất bổ, củ chuối kích thích tiêu hóa, giúp tăng cảm giác muốn ăn, dễ hấp thu.

Rượu chuối hột rừng

Một trong những “sản phẩm” được ưa chuộng của chuối hột rừng lại chính là rượu chuối hột rừng đang được các nhà sản xuất quan tâm chế biến và quảng bá rộng rãi.

Rượu chuối hột: 1kg chuối hột rừng ngâm khoảng 2 – 2,5 lít rượu ngon 40 – 45 độ, rượu có vị ngọt thơm, màu vàng nhạt. Dùng chữa bệnh thận, sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, tráng dương, tăng cường sức khỏe phái mạnh, giải nhiệt, bệnh dạ dày, kích thích tiêu hóa, bổ thận, lợi tiểu, trị kém ăn, kém ngủ, bồi bổ cơ thể…

Tuy nhiên, để cho rượu chuối ngon và hấp dẫn, cần chế biến mới đạt yêu cầu.

Cách ngâm rượu chuối hột ngon:

Chuối phải thật chín, thái mỏng, phơi nắng (nhớ là phải giữ không cho ruồi nhặng bu vào và bụi bay vào), phơi càng khô càng tốt.

Rượu ngâm phải là rượu trắng, không pha tạp (thường gọi làrượu cốt,rượu nguyên chất, nồng độ phải > 40 độ).

Đồ ngâm rượu phải là thủy tinh, rửa sạch. Bỏ chuối vào, chuối chiếm 1/3 lọ, đổ rượu đầy 2/3 lọ, để lại 1/3 chân không cho chuối nở. Đậy kỹ nắp, 100 (3 tháng 10 ngày) ngày sau là uống được , để càng lâu càng tốt.

Rượu chuối hột được xếp vào loại rượu thuốc, không nên ngâm uống để nhậu xỉn.

Rượu chuối hột để hỗ trợ điều trị bệnh sạn thận, bổ thận: liều lượng mỗi bữa ăn 1/2 tách uống trà (10 – 20ml).

Các vị thuốc gia giảm phải theo từng người: cao, hạ huyết áp, nhiệt, hàn, cần bổ khí, cần bổ huyết… không nên tùy tiện dùng sẽ phản tác dụng.

Cách làm bánh chuối chiên

Cách làm bánh chuối nướng nước cốt dừa

Cách làm bánh chuối hấp ngon

Canh cá nấu hoa chuối

Cách làm dấm chuối

Ăn nhiều chuối có tốt không

Canh cá nấu chuối xanh

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý