Công dụng của lá ngò gai

seminoon seminoon @seminoon

Công dụng của lá ngò gai

18/04/2015 09:04 PM
6,680

Ngò gai là một trong những loại rau gia vị quen thuộc thường được dùng để ăn sống, hoặc chế biến với những loại thực phẩm khác để kích thích ăn ngon miệng, vì mùi thơm nhẹ nhàng của chúng. Ngoài ra trong nồi canh chua nấu cá, có lá ngò gai sẽ làm mất mùi tanh, giúp món ăn có hương vị hấp dẫn hơn.

Ngò gai còn gọi là mùi tàu hoặc ngò tây, thuộc họ Hoa tán, có nguồn gốc từ châu Mỹ. Ngò gai thu hái được quanh năm. Không chỉ là rau gia vị, toàn cây ngò gai còn có công dụng làm thuốc, bằng cách dùng tươi hoặc phơi khô.

Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ ngò gai:

Theo y học cổ truyền, ngò gai có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng thông khí, khử thấp nhiệt, thanh độc, kích thích tiêu hóa, kiệm tỳ.

Cây chứa 0,02 – 0,04% tinh dầu bay hơi, rễ chứa saponin… nên ngò gai thường có mặt trong các bài thuốc trị cảm mạo, đau tức ngực, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột đi kiết.

Bên cạnh đó, đây còn là vị thuốc trị chứng hôi miệng khá hiệu quả.

* Trị hôi miệng: 

- Lấy 1 nắm rau ngò gai, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.
Sau khoảng 5-6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi.

* Trị đầy hơi, ăn không tiêu:

- Dùng 50g lá ngò gai, rửa sạch, thái dài khoảng 3-4cm.
- Gừng tươi: 10g đập dập.
Tất cả sắc với 400ml nước, còn 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần dùng cách nhau 3 tiếng.

* Trị cảm cúm:

- Dùng 40g mùi tàu
- Gừng tươi: 10g.
- Ngải cứu và cúc tần: mỗi thứ 20g.
- Tất cả thái nhỏ, riêng gừng đập dập, sắc với 400ml nước còn 150ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần.
Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người sẽ thấy dễ chịu hơn. 

* Trị cảm mạo:

- Ngò gai phơi khô: 10g.
- Cam thảo đất: 6g.
Sắc với 300ml nước; đun sôi trong khoảng 15 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.

* Trị đau bụng, tiêu chảy:

- Lấy 20g lá ngò gai.
- Củ sả, lá tía tô, gừng sống mỗi thứ 12g, sắc với nước, uống trong ngày.

Ngò gai, Eryngium foetidum, thuộc họ thực vật Apiaceae, được gọi tại miền Bắc Việt Nam dưới tên Mùi Tàu, mùi gai. Tại Trung Hoa, rau có tên Thích Nguyên tuy (Ci-yan sui), Dương Nguyên tuy (Yang yan sui) và Sơn Nguyên tuy (Shan yan sui). Tại Thái Lan, rau tên là pak chee farang (cây ngò ngoại quốc). Tại Hoa Kỳ, rau có khá nhiều tên, từ tên gốc tại Trung Mỹ như Culantro (đừng nhầm với cilantro), Stinkweed đến tên tượng hình nhất là Saw leaf herb. Tên tại Pháp: Chardon etoile (star thistle) hay Chardon étoile fetide, tại Đức: Stinkdistel. Tại Mexico, rau có những tên Culantro de burro, Culantro de coyote.

Ngò gai thuộc loại cây thân thảo mọc thẳng đứng, lưỡng niên. Rễ hình thoi; thân có khía, cao 20-40 cm, toàn cây có mùi khá hăng. Lá mọc tại gốc, hình mũi mác thuôn dài, nhẵn, lớn cỡ 10-20 cm x 2-3.5 cm. Lá không có cuống, mép khía với nhiều răng cưa có gai. Lá trên thân, càng lên càng nhỏ dần, có nhiều răng cưa hơn và gai sắc hơn. Hoa mọc thành cụm rẽ làm ba, rồi chia thành xim. Hoa không cuống, cánh hoa màu trắng-xanh. Trái nhỏ cỡ 2 mm, dẹt.

Thành phần hóa học:


1- Thành phần dinh dưỡng:
100 gram lá ngò gai chứa:
- Calories 31 ;
- Chất đạm 1.24 g; - Ch&##7845;t béo 0.20 g
- Các khoáng chất:  Calcium 49 mg; Magnesium. 17 mg; Phosphorus 50 mg
 Potassium 414 mg
- Các Vitamins: - B1 0.010 mg;  B2 0..032 mg;  B6 0.047 mg;  Vitamin C 120 mg

2- Hoạt chất:                                                                                                                                                                                  Hoạt chất chính trong ngò gai là những tinh dầu dễ bay hơi (0.02-0.04%) trong đó có các pyranocoumadins, các monoterpenes glycosides loại cyclohexanol, các aldehyd như 2,4,5-trimethylbenzaldehyde, decanal, furfural.. Ngoài ra còn có alpha-pinene, p-cymene; các acid hữu cơ như benzoic acid, capric acid..; các flavonoids.
Nhóm hoạt chất thứ nhì mới được nghiên cứu trong phần trích bằng hexane là nhóm terpenic chứa alpha-cholesterol, brassicasterol, campe sterol, stigmasterol (phần chính, chiếm đến 95%), clerosterol, beta-sito sterol, delta 5-aveasterol..
Trong rễ có các Saponins loại triterpene, các esters của caffeic acid...

Dược tính và Công dụng:

Ngò gai được dân quê miền Đông Nam Hoa Kỳ trồng gần cửa ra vào vì cho rằng mùi hăng của cây đuổi được rắn.
Người Việt, Trung Mỹ dùng làm gia vị, tăng hương vị cho càc món ăn như phở, canh chua , sofrito (Mễ). Khác với ngò tây và ngò ta, thường mất mùi khi khô, ngò gai khô vẫn giữ được mùi hăng.

Theo Đông Y, ngò gai có vị cay, hơi đắng; tính ấm, tác dụng vào các kinh mạch thuộc thuộc Phế với các tính cách sơ phong thanh nhiệt, kiện tỳ hành khí, tiêu thũng.

- Trị cảm mạo, đau ngực, ho và trẻ em lên sởi : Dùng 10-15 gram lá ngò gai, sắc trong nước ấm và uống.
- Trị ăn không tiêu, ăn mất ngon: Uống 15 gram nước sắc lá ngò gai, hoặc ăn lá tươi trộn với dầu mè. Có thể dùng với Cam thảo nam để giúp dễ tiêu.
- Trị sưng đau té nggã: xay 15 gram lá, lấy nước cốt, trộn với rượu trắng và uống.  Đắp phần bã trên vết thương.
- Cùng với bồ kết tạo mùi thơm khi gội đầu.

Những nghiên cứu mới về ngò gai:
- Rễ ngò gai có khả năng trị các chứng sưng bàng quang, sạn thận và sưng đường tiểu. Cách dùng: Rễ phơi khô, tán thành bột, làm thành trà; dùng 1 thìa cà phê bột rễ, trong 30-40 ml nước, đun sôi, uống mỗi ngày 2-3 lần. Tác dụng này được xem là do những ester của caffeic acid như chlorogenic acid trong rễ.
- Tác dụng chống sư;ng viêm cấp tính và kinh niên: Nghiên cứu trên chuột tại Khoa Dược Đại học Universidad de Sevilla (Tây Ban Nha) ghi nhận khả năng chống sưng của phần trích bằng hexane từ lá ngò gai( tai chuôt  bị gây sưng phù bằng 12-0-tetradecanoylphorbol acetate (TPA)). Tác dụng chống sưng mạnh hơn stigmasterol và tương đối hiệu nghiệm trên các chứng sưng đỏ tại chỗ

Ngò gai (ảnh) có nguồn gốc từ châu Mỹ (dân bản xứ gọi là culantro), tên khoa học là Eryngium foetidum, thuộc họ hoa tán, rất dễ trồng. Hầu như các nước đều sử dụng rau ngò gai trong ẩm thực. Người dân ở vùng biển Caribbean dùng ngò gai để làm gia vị cho các món ăn, người Thái thì nêm lá ngò gai vào món mì, súp và càri.

Theo y học cổ truyền, ngò gai có vị cay hơi đắng, mùi thơm, tính ấm, được dùng để khai vị, giúp ăn ngon dễ tiêu, trị rối loạn tiêu hoá, sơ phong trừ thấp, giải độc thức ăn tanh lợm. Dân gian dùng ngò gai chữa sốt, sổ mũi, ho khan, ho dai dẳng, đau tức ngực, viêm ruột, tiêu chảy, nôn mửa. Người Malaysia dùng nước nấu từ lá ngò gai chữa viêm phổi, cảm cúm, sốt rét, đau dạ dày, táo bón, động kinh. Ngò gai giã đắp chữa được chấn thương, bị côn trùng đốt hoặc bò cạp cắn. Có nơi phụ nữ đem nấu ngò gai chung với bồ kết để gội đầu cho thơm tóc.

Ngò gai được đánh giá là chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy trong cây và lá có hàm lượng tinh dầu rất cao làm thành mùi đặc trưng của ngò gai, trong hạt thì chứa nhiều monoterpenoids và sesquiterpenoids, giàu canxi, sắt, phốpho, carotene và riboflavin, vitamin A, B1, B2 và C. Nó cũng đầy đủ chất dinh dưỡng gồm protein, chất béo, tinh bột.

Cách dùng đơn giản nhất là chỉ cần lấy ba lá tươi cắt nhỏ và khoảng 200ml đun sôi trong vài phút rồi uống, có thể cắt các cơn ho dai dẳng. Phối hợp với lức cây, gừng, ngải cứu để làm thuốc chữa tiêu hoá kém.

Tuy nhiên phụ nữ đang mang thai tránh ăn ngò gai. Người có bệnh bao tử thì nên xay hoặc nấu nước uống tốt hơn là ăn lá tươi, nhất là lá già.

Rau mùi tàu, có người gọi là rau ngò gai, tên khoa học Eryngium foetidum L., thuộc họ hoa tán (Apiaceae). Cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm. Lá mọc sát đất thành hình hoa thị ở gốc, có phiến mỏng, thuôn, hình mũi mác, thon hẹp lại ở gốc, mép có răng cưa, hơi có gai. Lá ở thân càng lên càng ngắn, nhỏ dần, có nhiều răng cưa và gai sắc hơn. Hoa màu trắng lục, mọc thành tán. Quả hình cầu, hơi dẹp, có vẩy. Toàn cây có tinh dầu, nên có mùi thơm như rau mùi.

Phân bố và sinh thái: rau mùi tàu là cây mọc hoang, phổ biến ở nơi ẩm vùng đồi núi và cũng được trồng nhiều làm rau gia vị.

Chế biến làm thực phẩm: rau mùi tàu là loài rau thơm quen thuộc của nhân dân ta. Người ta đã biết thành phần dinh dưỡng của rau mùi tính theo g%: protid 2,1, glucid 3,2, cellulose 1,6, và theo mg%: calcium 20, phosphor 30, sắt 2,9, natrium 39, kalium 237, ??- caroten 3.980, vitamin B1 0,11 và vitamin C 177.

Thường dùng lẫn với các loại rau thơm khác (húng quế, rau ngổ) khi ăn phở, ăn với thịt bò, dùng trộn với rau sống hay nấu với giấm cá. Phụ nữ thường dùng phối hợp với bồ kết nấu nước gội đầu cho thơm tóc.

Sử dụng làm thuốc: để làm thuốc, người ta dùng toàn cây, thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng khai vị, giúp ăn ngon cơm, tiêu thức ăn, làm ngủ ngon giấc, giải nhiệt. Thường được chỉ định dùng chữa sổ mũi, đau tức ngực, chữa rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, tiêu chảy. Còn dùng giải độc các chất tanh lạnh và có tác dụng sơ phong, trừ thấp, giải cảm thấp nhiệt. Liều dùng 10 - 15 g, dạng thuốc sắc. Giã tươi dùng đắp ngoài trị chấn thương.

Để chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa, cảm cúm, dùng 20 - 30 g rau mùi tàu tươi sắc uống hoặc nhai nuốt nước, có thể phối hợp với gừng sống, củ sả, tía tô, mỗi vị 12 g cùng sắc.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Lá ngò gai đem hơi lữa héo sắc nước uống có trị sạn thận không ?
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
gap a Minh nhe
La ngo gai ho lua nau uong tri soi than
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý