Công dụng của cây ngô đồng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Công dụng của cây ngô đồng

18/04/2015 09:04 PM
3,425

Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu.

Ngô đồng

Ngô đồng hay còn gọi Ngô đồng cây dầu lai có củ, Sen lục bình, tên khoa học: Jatropha podagrica Hook.f. Họ Thầu dầu EUPHORBIACEAE. Gốc phình to như cái lọ, xù xì, mập, phân nhánh ít. Lá có cuống đính gần gốc, màu xanh bóng, nhẵn, đẹp. Lá chia thành thuỳ (3 - 5 thuỳ to) và những phiến hẹp như kim. Cụm hoa to, đỏ như cụm hoa của cây San hô. Cuống chung dài, mập, màu xanh xám, thẳng. Cụm hoa cờ hình ngù màu đỏ. Hoa có 5 cánh dài 7 - 8mm, màu đỏ tưi. Bầu hình trái xoan, nhẵn, màu xanh bóng. Quả nang thường nổ mạnh tung hạt đi khắp nơi.
Cây có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Cây có dáng đẹp, lá xanh quanh năm và cụm hoa độc đáo, lâu tàn (gần như có quanh năm). Ở nước ta cây Ngô đồng rất được ưa chuộng, trồng bằng hạt, phổ biến từ đồng bằng đến miền núi.
Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu.
Cây có tác dụng mạnh đến các mô bị viêm nhiễm khi các mô này có nguy cơ làm mủ như: Nhọt độc, viêm cơ, viêm hạch, viêm tuyến mang tai.
Cách dùng:
Nếu nhọt mới phát, giai đoạn sưng tấy ban đầu, ngắt một búp lá cho nhựa chảy ra, lấy nhựa đó bôi lên mặt da có nhọt, bôi rộng thêm ra phía ngoài, bôi nhiều lần, để một lúc cho khô, rồi bôi lại. Chú ý đừng để nhựa này dính ra quần áo sẽ không giặt tẩy sạch được.
Nếu nhọt đã đến thời kỳ lên mủ thì ngắt 1 - 3 lá rửa sạch, thêm một chút muối, giã nhuyễn rồi đắp lên mụn, bó lại. Mỗi ngày 1 lần, làm 3 - 5 ngày rồi tháo mủ.
Các mũi tiêm khi có nguy cơ bị áp-xe thì cần bôi ngay nhựa cây này lên vùng tiêm, ngày 2 - 3 lần là được.
Các vết thương nông, nhỏ như trẻ đứt tay, đứt chân, nếu bôi ngay nhựa của cây này trực tiếp lên vết thương, giữ gìn sạch sẽ là có thể yên tâm không bị nhiễm trùng.
Một số người lấy phần phình của thân cây đã trồng được vài năm đem gọt bỏ vỏ thái mỏng, phơi se rồi sao vàng, ngâm rượu làm rượu bổ. Tuy nhiên thực tế chưa phân tích hoạt chất nên phơi thận trọng khi dùng.
Ngô đồng cây gỗ
Tên khoa học là Firmiana simplex (L.) Họ Trôm STERCULIACEAE. Ở nước ta Ngô đồng cây gỗ  còn được gọi là cây Bo rừng, Trôm đơn.
Cây gỗ to, cao tới 7m. Cành không dày lên ở đầu mút. Lá có phiến to rộng đến 25cm, chia 1 - 5 thuỳ hình chân vịt, không lông; thuỳ hình tam giác có mũi nhọn, ngăn cách nhau bởi những rãnh hẹp, thậm chí cưỡi lên nhau tới quãng giữa của phiến lá có 7 gân chính to ra. Cuống lá dài hn phiến tới 30cm. Chùm hoa dày lông, dài đến 30cm. Hoa vàng, tạp tính. Đài cao 9mm, không lông ở mặt trong. Trụ nhị không lông, 5 quả đại, dạng màng như giấy, dài 10cm, thắt lại đột ngột thành một cuống 15 - 20mm, tù ở ngọn. Vỏ quả mỏng, 2 - 4 hột, dài 8mm, rộng 6mm, có nhiều nội nhũ, lá mầm mỏng.
Cây gặp mọc hoang trong rừng kín thường xanh, mưa mùa nhiệt đới; trên đất của núi đá vôi và cả trên đất chua hoặc trung tính. Được gây trồng bằng hạt để lấy sợi. Có nơi trồng làm cây cảnh.
Rễ và vỏ thu hái quanh năm, hoa thu hái vào mùa hè, hạt và lá vào mùa thu, phơi khô dùng. Hạt có dầu, hàm lượng tới 40%.
Rễ, vỏ có vị đắng, tính mát, có tác dụng trừ phong thấp, tiêu viêm, sát trùng, hoa và hạt vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận khí, hoà vị tiêu tích trệ. Lá có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm an thần, hạ huyết áp, tiêu viêm, gim cholesterol.
Vỏ phơi khô, đốt cháy, trộn với dầu dùng để nhuộm đen tóc.
Theo Bản thảo cương mục: Hạt có khả năng làm rụng tóc bạc và làm mọc tóc đen. ở Trung Quốc, hạt Ngô đồng dùng để điều trị các áp-xe ở miệng trẻ em và các bệnh ngoài da của trẻ.
Rễ dùng chữa thấp khớp dạng thấp, lao phổi và thổ huyết, đòn ngã tổn thương, bạch đới, bệnh giun đũa. Vỏ dùng chữa trĩ, lòi dom.
Hạt trị thương thực, đau dạ dày, sán khí, ỉa chảy, chốc mép.
Lá dùng trị bệnh mạch vành; huyết áp cao; mỡ máu cao; thấp khớp dạng thấp; suy nhược thần kinh; bất lực; di tinh; ung nhọt và viêm mủ da. Hoa trị bỏng lửa và bỏng nước, thuỷ thũng. Liều dùng: 10 - 15g, dạng thuốc sắc, có thể tán bột hoa, hạt, lá để dùng.
Chữa thuỷ thũng: Hoa Bo rừng 10 - 15g, sắc uống.
Chữa huyết áp cao: Lá Bo rừng 5 - 10g, sắc uống.
Chữa thấp khớp: Rễ Bo rừng 15 - 30g, sắc uống.
Chữa bụng đau: Hạt Bo rừng tán bột hoà với nước uống, mỗi lần 3g.

Thành phố Huế khác hẳn một số thành phố trên dải đất miền Trung, không chỉ ở các lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, thành quách… mà còn khác biệt ở màu xanh thiên nhiên hòa quyện vào các công trình một cách tinh tế. Có du khách cho rằng Huế là một kiệt tác muôn màu, muôn vẻ, mà ở đó bàn tay con người đã biết vận dụng những gì thiên phú để biến Huế thành một thành phố xanh. Sông Hương sẽ hết thơ mộng nếu hai bờ trơ trụi không cây. Đền đài, lăng tẩm sẽ trở thành xơ cứng nếu không được cây xanh tô điểm. Chùa chiền sẽ hết trang nghiêm nếu không có những cây cổ thụ bài trí phía trước, đằng sau. Thực tế thì Huế xanh thật, thậm chí rất xanh khi so với một số thành phố công nghiệp. Nhưng trong mảng màu xanh ấy, còn có cái gì đặc thù cho Huế? Cách phối trí cây? Tính phong phú, đa dạng? Tính lịch sử? Tính đặc hữu?…

Cho đến nay, chưa thấy một công trình khoa học nào tổng kết và đưa ra một kết luận thuyết phục nhằm nói lên tính đặc thù này. Có chăng chỉ mới là những con đường một thời mang tên cây. Nhưng giờ đây đâu còn nữa. Như thế, các hướng dẫn viên du lịch giới thiệu gì với du khách về màu xanh Huế để gây ấn tượng và giữ chân họ.

Với nhiệt tâm góp phần làm rõ nét đặc trưng của hệ thống cây xanh thành Huế, trong khuôn khổ tập Nghiên cứu Huế, chúng tôi chọn một giới thiệu một số loài cây gắn liền với sự phát triển nhân văn và môi trường cảnh quan Huế. Trong số này, xin được giới thiệu loài cây Ngô đồng, loài cây có lịch sử hiện hữu từ thời Minh Mạng, và cũng là loài đã có tên tuổi đi vào thơ văn của dân tộc. Có thể nói rằng, Ngô đồng Huế là một loài cây di tích.

I. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

1.1. Tên gọi và vị trí phân loại

Hiện nay, khi nói đến Ngô đồng, không phải mọi người Việt Nam, ai cũng chỉ nghĩ đến một loài cây, mà thực ra mỗi người nghĩ một khác. Ngay cả trong các tài liệu khoa học thực vật xuất bản mấy chục năm trở lại đây cũng thể hiện sự thiếu đồng nhất về tên gọi này. Hiện tượng đồng qui tên gọi gây ra những hạn chế không nhỏ cho việc cảm nhận một loài cây nhất định. Vì thế, cây Ngô đồng ở Huế cũng đã một thời được nhìn nhận không chính xác. Vậy cây Ngô đồng hiện có ở Huế là loài cây gì? Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về khu hệ thực vật Việt Nam thì ở núi rừng Việt Nam có nhiều loài thuộc họ Trôm (Sterculiaceae) có hình thái gần giống cây Ngô đồng ở Huế, khiến ta dễ nhầm lẫn chúng. Đó là Ngô đồng (Firmiana simplex (L.) W.F. Wight.), Ngô đồng đỏ (Firmiana colorata (Roxb.) R.Br.) và Bài cành (Sterculia populifolia Roxb.). Nếu không quan sát kĩ hình thái cây, đặc biệt là hình thái lá qua các thời kì sinh trưởng của cây và màu sắc hoa, cấu tạo quả hạt, thì chúng ta dễ nhầm lẫn từ loài này sang loài khác. Chẳng hạn như, nếu so sánh hình vẽ lá Ngô đồng trên Nhơn đỉnh – 1835 với lá cây Ngô đồng trưởng thành hiện có ở Huế thì ai cũng nghĩ rằng đó là hai loài khác nhau. Và cũng vì thế, Cụ Nguyễn Hữu Đính đã nêu ra giả thuyết “Hoặc nghệ nhân đã căn cứ vào hình vẽ trên một quyển sách xuất bản ở Trung Quốc, những sách Trung Quốc tôi có nghiên cứu đều chỉ có hình vẽ và mô tả loài platanifolia. Hoặc, cũng có thể trước đây ở Huế, đã có cả hai loại Ngô đồng, nhưng sau chỉ còn một” (Nguyễn Hữu Đính – Nghiên cứu Huế tập 1 – trang 205).
Thật ra, cây Ngô đồng ở Huế có cả hai kiểu lá, trong thời gian đầu của thời kì sinh trưởng, hầu hết lá trên cây đều có dạng 5 thùy, nhưng ở cây trưởng thành lá lại có ba thùy hoặc không phân thùy, cây càng già càng ít lá có thùy. Có thể, do quan sát trên cây non mà các nghệ nhân đã thể hiện trên Nhơn đỉnh loại lá có thùy.
Theo tôi, cây Ngô đồng ở Huế thuộc chi Firmiana, chứ không phải chi Sterculia (các loài thuộc chi Sterculia có quả bì dày, hạt mau rụng, trong lúc đó các loài thuộc chi Firmiana có quả bì mỏng, hạt không rụng). Như vậy, nó không thể là Sterculia populifolia (Bài cành, Trôm bài cành). Hai loài thuộc chi Firmiana mọc tự nhiên ở rừng Việt Nam là Ngô đồng – Firmiana simplex (L.) W.F.Wight. (trước đây thường được gọi là Hibiscus simplex L. hoặc Sterculia platanifolia L.) và Ngô đồng đỏ (hay Bo rừng, Trôm màu) – Firmiana colorata Roxb.. Theo dẫn liệu khoa học đầy đủ thì loài Firmiana simplex phân bố tự nhiên ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam (từ Nghệ An trở ra) và các tỉnh miền Nam Trung Quốc. Như vậy, điều cần xem xét tiếp theo là cây Ngô đồng ở Huế là loài nào trong hai loài thuộc chi Firmiana vừa nói. Các tài liệu đều thống nhất rằng, loài Firmiana simplex có hoa cái tập hợp thành chùm đầy lông, hoa vàng hay trắng vàng. Đặc điểm có ý nghĩa quan trọng đối với việc tôn tạo cảnh quan mà các tài liệu phân loại ít nói tới là toàn bộ trục hoa tự đực và đài hoa đều được phủ đầy lông màu hồng tím. Do vậy khi hoa nở rộ, cả cây nhuộm một màu hồng tím gần giống hoa Anh đào, trông rất đẹp. Cây Ngô đồng ở Huế ra hoa đực rộ vào trung tuần tháng 2 âm lịch hàng năm. Ở những cây đã thành thục sinh học, hoa nở rộ sau khi cây đã rụng lá toàn phần, do vậy toàn cây chỉ có hoa. Ở những cây còn non trẻ, hoa ra có muộn hơn và lá rụng cũng chậm hơn, nên trên cây vừa có hoa vừa có lá. Hoa cái ra muộn hơn và thường xen lẫn với đợt lá mới. Qua đó, tôi nghĩ rằng cây Ngô đồng ở Huế chính là Firmiana simplex (L.) W.F.Wight.; hoặc chí ít cũng là một thứ (biến chủng) (tiếng Latin là varietas, tiếng Anh là variety) của loài Ngô đồng – Firmiana simplex (L.) W.F.Wight.. và xin được gọi tên là “Ngô đồng Huế”. Nếu đây thật sự là một thứ thuộc loài Ngô đồng nói trên thì nên đặt tên khoa học cho nó là Firmiana simplex (L.) W.F.Wight. var. hueensis.

1.2. Hiện tượng đồng qui tên gọi

Ở Huế, nói đến Ngô đồng có người nghĩ đến cây Ngô đồng ở Đại nội, nhưng cũng không ít người lại nghĩ tới cây Vông đồng (có lẽ do nhầm với tên Vang đồng trong Nhĩ Nhã – trong tài liệu này Vang đồng là Ngô đồng) và cũng có người nghĩ tới cả cây Vông nem. Đây là một sự nhầm lẫn không nên có. Cây Vông đồng thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) tên khoa học là Hura crepitans L.. Loài cây này có tán lớn, dày, thân có rất nhiều gai, lá hình tim, mép lá gợn sóng, quả hình bánh xe, khi chín phần vỏ quả trong hóa gỗ, khô dần rồi nứt ra phát thành tiếng (crepitans: nổ lách tách). Đây là cây phổ biến, được người dân trồng ở đầu làng, trước am miếu, đền đài hoặc trồng gây bóng ở một số nơi khác. Ở thành phố Huế, cây Vông đồng còn được trồng ngay trên hè phố (Ví dụ đường Lê Quí Đôn, đường Lê Lợi, đường Huỳnh Thúc Kháng…). Các tỉnh miền nam gọi là cây Mã đậu. Đây là loài phát tán mạnh, có khả năng tái sinh tự nhiên và mọc hoang ở nhiều nơi khác nhau. Cây Vông nem thuộc họ Đậu (Fabaceae), tên khoa học là Erythrina variegata L. cũng là loài cây thân có gai, thường được trồng cho trầu hoặc tiêu leo, trồng làm hàng rào hoặc mọc hoang ở nhiều nơi. Cây có hoa màu đỏ rất đẹp, lá được dùng gói nem, lá non nấu canh ăn an thần nhẹ, dễ ngủ. Cây phân bố tự nhiên khắp các miền của đất nước và ở các vùng sinh thái khác nhau, từ miền núi đến đồng bằng, kể cả vùng cát ven biển hoặc hải đảo.

Nhiều tài liệu khác nhau trong nước cũng có sự đồng qui tên gọi Ngô đồng:
– Phan Đức Bình (2002), trong Thuốc và sức khỏe số 204, giới thiệu ba loài Ngô đồng: (1) Ngô đồng = Dầu lai = Dầu mè = Đậu cọc rào – Jatropha curcas L. thuộc họ Euphorbiaceae; (2) Ngô đồng – Brassaiopsis ficifolia Dunn. var. ficifolia thuộc họ Araliaceae; (3) Ngô đồng = Tơ đồng – Firmiana simplex (L.) W.F.Wight. thuộc họ Sterculiaceae
– Vụ Khoa học, Công nghệ và chất lượng sản phẩm (2000), trong Tên cây rừng Việt Nam, giới thiệu ba loài Ngô đồng: (1) Ngô đồng – Firmiana simplex (L.) W.F.Wight. thuộc họ Sterculiaceae; (2) Ngô đồng đỏ – Firmiana colorata (Roxb.) R.Br. thuộc họ Sterculiaceae; (3) Ngô đồng cảnh – Jatropha podagrica Hook. thuộc họ Euphorbiaceae (loài này ở Huế gọi là cây Độc bình).
– Vũ Văn Chuyên (1977), trong Hỏi đáp thực vật tập 4, dùng tên Ngô đồng để chỉ cây Độc bình Jatropha podagrica Hook. Để ghi chú ảnh, tác giả dẫn câu “ Cây Ngô đồng không trồng mà mọc”. Nếu đối chiếu với câu “Cây tơ hồng không trồng mà mọc, gái chưa chồng anh chọc anh chơi” thì quả là phức tạp. Thật ra thì cây Độc bình cũng ít mọc hoang dại phổ biến như cây Tơ hồng.
– Đỗ Tất Lợi (1986), trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, giới thiệu hai loài Ngô đồng: (1) Ngô đồng = Trẩu = Dầu sơn = Mộc du thụ = Thiên niên đồng – Aleurites montana (Lour.) Wils. thuộc họ Euphorbiaceae; (2) Ngô đồng – Sterculia platanifolia L. thuộc họ Sterculiaceae.
Với một số dẫn liệu về cách gọi đồng qui tên Ngô đồng cho nhiều loài cây như thế, chắc hẳn gây ra khá nhiều phức tạp cho người tìm hiểu. Từ thực tế đó, mà khi nói đến cây Ngô đồng, mỗi người nghe lại nghĩ một khác, và như thế giá trị lịch sử, di tích và tôn tạo cảnh quan của loài cây đang bàn cũng sẽ giảm thiểu. Nhiều du khách đến Huế sẽ thờ ơ khi nghe giới thiệu đến loài Ngô đồng, vì họ hiểu Ngô đồng là Tơ hồng, là Trôm đơn, là Trẩu, là Đậu cọc rào, là Độc bình… và như thế thì “Ngô đồng sinh hỹ, vu bỉ triêu dương” (Kinh Thi) còn có ý nghĩa gì!
Nếu hiểu Ngô đồng là Tơ hồng, là Đậu cọc rào, hay là Độc bình làm sao có được câu thơ:
Nửa năm hương tiếng vừa quen,
Sân Ngô cành biếc đã chen lá vàng
và chắc rằng Đỗ Phủ cũng không viết được:
Hương đạo trắc dư anh vũ lạp
Bích Ngô thê lão phượng hoàng chi.

II. HIỆN TRẠNG CÂY NGÔ ĐỒNG Ở HUẾ

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì cây Ngô đồng đã được đưa từ Quảng Đông về trồng ở hai bên góc điện Cần Chánh – Đại nội – Huế từ thời minh Mạng. Sau đó Minh Mạng sai binh biền đem lá lên rừng núi tìm kiếm để mang về trồng thêm ở các góc điện. Những cây này hiện nay không còn nữa, những cây chúng ta hiện thấy ở mặt sau điện Thái Hòa và khu vực Tả – Hữu Vu cũng chỉ là những cây đã thay thế, tuổi cây chỉ năm ba chục năm trở lại đây thôi. Trong số 8 cây hiện hữu ở khu vực này, chỉ có 3 cây có kích cỡ lớn, chiều cao từ 16 – 18 m và đường kính thân tối đa 0,75 m. Trong số đó, chỉ có một cây ở Tả Vu có tán đều, cành nhánh phát triển cân đối, hàng năm phát hoa mạnh và rộ khi lá đã rụng toàn phần. Đây là cây tiêu biểu nhất trong toàn bộ các cây hiện còn. Những cây còn lại có chất lượng kém, cành nhánh phát triển không cân đối, tán không đều, vài cây bị cụt ngọn trông không đẹp. Ngoài địa điểm vừa nêu, cây Ngô đồng ở Huế còn có thể tìm thấy ở vài công viên (Thương Bạc, Phú Xuân, Tứ Tượng), vài lăng tẩm (Minh Mạng, Tự Đức) nhưng tất cả cũng chỉ là cây non trẻ, tuổi cây vài ba chục năm trở lại. Do cây thuộc loại mọc nhanh, gỗ xốp, nên thường dễ ngã đổ mỗi khi gặp lốc, bão.

Dù sao, thì dấu ấn lịch sử và ý tứ thơ văn cũng đã làm cho người Huế có ý thức bảo tồn loài cây Ngô đồng. Nhờ vậy trải qua bao năm tháng, sau những cơn bão dử, cây Ngô đồng này ngã xuống, cây Ngô đồng khác lại được trồng lên. Nhờ vậy, mãi đến bây giờ cây Ngô đồng vẫn tồn tại. Nay mai, khi điện Cần Chánh được phục hồi, ắt hẳn các nhà quản lí di tích không quên trồng lại cây Ngô đồng đúng vị trí ban đầu của nó.

III. MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC BẢO TỒN CÂY NGÔ ĐỒNG Ở HUẾ

Chẳng mấy ai đã sinh ra, lớn lên ở Huế lại không khắc khoải tâm tư khi nhìn thấy hàng cây xanh ven đường trốc gốc sau cơn bão dử, hay đang rướm máu dưới làn cưa, lưỡi mác của công nhân chỉnh trang đô thị. Nhiều người Huế có thể không cảm nhận được ý nghĩa cây Ngô đồng, nhưng chắc hẳn sẽ nhớ mãi những cây xanh đã một thời làm nên tên tuổi cho bao con đường trong thành phố cổ: Đoác, Muối, Me… Cây xanh ở Huế đã được người Huế bài trí như một sự điểm tô. Nó được sắp đặt, phối trí để tôn tạo cho bao công trình kiến trúc cổ và hiện đại. Trong quá trình phát triển đô thị, vì lý này, lẽ khác nhiều cây xanh phải chịu nằm xuống để rồi mãi mãi mất tên. Cũng trong quá trình đó, hệ thống cây xanh biến tướng theo chiều hướng thực dụng, chắp vá và đối phó tình huống. Nhiều loài quen thuộc mất đi, nhiều loài mới được thay thế, lắm khi phá vỡ cả phong cách tôn tạo riêng và làm mất đi cái chất Huế có tự bao giờ. Người Huế thích hoài cổ, bởi lẽ đạo lí làm người ai mà không có quá khứ. Đây cũng là một tư chất có liên quan đến công tác bảo tồn. Đành rằng, bảo tồn nhưng không bảo thủ, có nghĩa là biết bảo tồn thích nghi, nhưng cái gốc vẫn là cơ bản. Như thế, nếu chúng ta đã biết cây Ngô đồng không những là cây tôn tạo cảnh quan, mà nó còn là cây di tích, lại là một cây đẹp, dễ trồng thì chắc hẳn chúng ta rất đồng tình với việc bảo tồn cây Ngô đồng trong việc tôn tạo hệ thống cây xanh cho quần thể di tích. Ngô đồng là loài cây rụng lá toàn phần, ưa sáng, mọc nhanh, phân cành muộn, cành nhánh ngắn, mọc chếch nên tán cây gọn, có giá trị tạo cảnh nhiều hơn tạo bóng. Hoa ra rộ khi cây chưa có lá vào tiết tháng hai âm lịch. Thời điểm đó, nó sẽ điểm tô cho cảnh quan thêm phần sinh động và đẹp mắt. Sau thời kì ra hoa, cây nảy lộc cho ra màu xanh mượt mà, mát mắt để rồi chuyển sang một màu xanh ngát, cũng là một gam màu làm đẹp cho các công trình. Cây Ngô đồng không kén đất, tái sinh hạt mạnh, có thể nhân giống bằng hạt để đưa trồng ở nhiều nơi khác nhau trong thành phố. Điều quan trọng là chọn vị trí và phương thức trồng thế nào để nó phát huy được vai trò tôn tạo cảnh quan. Về phương thức trồng, chúng tôi rất đồng tình với ý kiến của Cụ Nguyễn Hữu Đính, là trồng cụm, chỉ trồng đơn lẻ trong những trường hợp nhất định. Ở thành phố Tokyo, cây Ngô đồng được chọn trồng thành hàng trên dải phân cách của đường phố lớn. Đây cũng là một mô hình cần nghiên cứu, đặc biệt là đối với một vài đường phố hẹp, không thể đưa trồng các loài cây có tán rộng. Có thể có chút băn khoăn vì cây rụng lá theo mùa. Nhưng thực tế cho thấy thời gian trơ cành không lâu và liền được thay bằng một vòm hoa màu hồng phớt tím, càng làm cho bầu trời xuân thêm ấm áp và thi vị. Trong khuôn viên một vài công sở hoặc trong các công viên cũng có thể trồng Ngô đồng, nhưng nên trồng thành cụm 3 – 5 cây. Cây Ngô đồng đứng chơi vơi một mình trông rất đơn điệu. Trồng đơn độc chỉ hợp với bồn hoa trung tâm một tiền sảnh hay công viên hoặc đứng ở một góc công trình không có cây lớn che chắn. Lúc đó nó thành chủ thể của một không gian vừa phải. Khi đơn lẻ đan xen trong một hệ thống nhiều cây tán rộng, cây Ngô đồng sẽ bị che lấp đi. Nhưng dù gì đi nữa, cũng nên nghĩ tới việc phát triển số lượng có gắn liền với ý nghĩa lịch sử của nó, đừng biến nó thành một loài tầm thường như bao loài khác chỉ vì số lượng cá thể quá nhiều và đi đâu cũng bắt gặp. Có lẽ tốt nhất là chỉ nên phát triển trong khuôn viên Đại Nội và ở lăng Minh Mạng thôi.

Công Dụng Chữa Bệnh Của Cây Ngô Đồng.
Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu.





Ngô đồng hay còn gọi Ngô đồng cây dầu lai có củ, Sen lục bình, tên khoa học: Jatropha podagrica Hook.f. Họ Thầu dầu EUPHORBIACEAE. Gốc phình to như cái lọ, xù xì, mập, phân nhánh ít. Lá có cuống đính gần gốc, màu xanh bóng, nhẵn, đẹp. Lá chia thành thuỳ (3 - 5 thuỳ to) và những phiến hẹp như kim. Cụm hoa to, đỏ như cụm hoa của cây San hô. Cuống chung dài, mập, màu xanh xám, thẳng. Cụm hoa cờ hình ngù màu đỏ. Hoa có 5 cánh dài 7 - 8mm, màu đỏ tưi. Bầu hình trái xoan, nhẵn, màu xanh bóng. Quả nang thường nổ mạnh tung hạt đi khắp nơi.

Cây có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Cây có dáng đẹp, lá xanh quanh năm và cụm hoa độc đáo, lâu tàn (gần như có quanh năm). Ở nước ta cây Ngô đồng rất được ưa chuộng, trồng bằng hạt, phổ biến từ đồng bằng đến miền núi.

Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu.

Cây có tác dụng mạnh đến các mô bị viêm nhiễm khi các mô này có nguy cơ làm mủ như: Nhọt độc, viêm cơ, viêm hạch, viêm tuyến mang tai.

Cách dùng:

Nếu nhọt mới phát, giai đoạn sưng tấy ban đầu, ngắt một búp lá cho nhựa chảy ra, lấy nhựa đó bôi lên mặt da có nhọt, bôi rộng thêm ra phía ngoài, bôi nhiều lần, để một lúc cho khô, rồi bôi lại. Chú ý đừng để nhựa này dính ra quần áo sẽ không giặt tẩy sạch được.

Nếu nhọt đã đến thời kỳ lên mủ thì ngắt 1 - 3 lá rửa sạch, thêm một chút muối, giã nhuyễn rồi đắp lên mụn, bó lại. Mỗi ngày 1 lần, làm 3 - 5 ngày rồi tháo mủ.

Các mũi tiêm khi có nguy cơ bị áp-xe thì cần bôi ngay nhựa cây này lên vùng tiêm, ngày 2 - 3 lần là được.
Các vết thương nông, nhỏ như trẻ đứt tay, đứt chân, nếu bôi ngay nhựa của cây này trực tiếp lên vết thương, giữ gìn sạch sẽ là có thể yên tâm không bị nhiễm trùng.

Một số người lấy phần phình của thân cây đã trồng được vài năm đem gọt bỏ vỏ thái mỏng, phơi se rồi sao vàng, ngâm rượu làm rượu bổ. Tuy nhiên thực tế chưa phân tích hoạt chất nên phơi thận trọng khi dùng.

Trái sa kê nấu món gì ngon

Lá xương sông chữa bệnh gì?

Tác dụng của lá sen với sức khỏe của bạn

Chè bột báng lá dứa

Làm đẹp da với lá bạc hà

Tác dụng của lá trầu không

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
co thai bi a sung boi cay ngo dong duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Không ảnh hưởng gì đâu bạn à
sao bác lấy bài này mà không ghi rõ nguồn thế?
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý