Công dụng của cây nghệ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Công dụng của cây nghệ

18/04/2015 09:04 PM
1,342

Y học hiện đại đã chứng minh chiết xuất curcumin (sắc tố màu vàng trong củ nghệ) có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa, giải độc, bảo vệ gan, ngăn chặn tình trạng suy nhược và suy giảm miễn dịch kéo dài… Đặc biêt, curcumin có thể ngăn ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, chứng phì đại tim, hồi phục chức năng tim và giảm việc hình thành sẹo.

Những công dụng bất ngờ của củ nghệ - Sức Khỏe - Dinh dưỡng và sức khỏe - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình

Củ nghệ có những công dụng bất ngờ đối với sức khỏe.

Chị Nguyễn Thị Thúy (57 tuổi, ở Nguyễn Du, Q.1, Tp.HCM) vừa trải qua một cuộc phẫu thuật hở van tim gay go. Mấy người bạn đến thăm đã mách chị dùng nghệ để vết mổ nhanh phục hồi và tim cũng được khỏe hơn. Từ trước đến giờ chị Thúy chỉ nghe nói nghệ chữa lành sẹo và giúp phụ nữ lấy lại nguyên khí sau khi sinh, chứ chưa nghe ăn nghệ lại tốt cho tim, nên không dám ăn. Chị chỉ dùng nghệ xoa lên vết mổ để mau lành sẹo mà thôi.

Đến hôm đi tái khám, chị tranh thủ hỏi ý kiến bác sỹ việc dùng nghệ chữa tim thì được bác sỹ khẳng định nghệ tốt cho tim và chị nên sử dụng thêm nghệ trong bữa ăn hàng ngày. Nghe thế về nhà, chị Thúy thực hiện theo lời bác sỹ, bổ sung nghệ trong các món ăn như nghệ rang thịt, nghệ kho cá, nghệ nấu các loại canh… Sau một thời gian kiên trì theo cách này, chị Thúy thấy những cơn đau dần dần ít đi, cơ thể và tinh thần cũng tươi tỉnh, khỏe khoắn.

Công hiệu bất ngờ cho tim

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bác sỹ Lê Thị Sen (Phòng khám Đông y Thái Dương, Trần Duy Hưng) cho biết: Nghệ vàng vị cay đắng, tính bình- từ lâu đã được Đông y coi là một vị thuốc có tác dụng hoạt huyết, làm tan máu và giảm đau. Nghệ chủ trị bụng chướng đầy, bế kinh sau sinh nở, chấn thương, trị mụn nhọt, sưng, ngăn chặn tình trạng suy nhược và suy giảm miễn dịch kéo dài… Đồng thời, nghệ còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, tốt cho tim, thận, khớp, gan…

Y học hiện đại cũng đã chứng minh chiết xuất curcumin (sắc tố màu vàng trong củ nghệ) có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa, giải độc, bảo vệ gan, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ngăn chặn tình trạng suy nhược và suy giảm miễn dịch kéo dài… Đặc biêt, curcumin có thể ngăn ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, ch��ng phì đại tim, hồi phục chức năng tim và giảm việc hình thành sẹo. Ngoài ra, curcumins còn tác dụng trực tiếp lên tế bào bằng cách ngăn ngừa việc sản sinh quá nhiều protein bất thường, chống lão hóa hiệu quả và giảm được cholestorol trong máu.

Gần đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pharmacology của Mỹ cho thấy, chiết xuất từ nghệ giúp giảm 65% nguy cơ đau tim ở những người mới trải qua phẫu thuật tim. Trong quá trình phẫu thuật kéo dài làm thiếu lưu lượng máu, cơ tim có thể bị hư hỏng do thiếu nguồn cung cấp máu, chiết xuất curcumin từ nghệ đã được đưa vào sử dụng cho những bệnh nhân này để hỗ trợ chống viêm, làm giảm các cơn đau và co thắt ở tim.

Trước đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học ở ĐH Chiang Mai, Thái Lan đã cho thấy chiết xuất của nghệ là một chất chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Nó có thể ngăn ngừa cơn đau tim ở những người đã trải qua phẫu thuật. Hay nghiên cứu của ĐH Y dược, Ấn ĐỘ cho thấy, curcumins trong rễ củ nghệ, có hoạt tính kháng sinh rất mạnh, đặc biệt curcumins có tác dụng điều trị cơn đau, giúp phòng ngừa chứng suy tim.

Bạn có biết?

- Nghệ còn được sử dụng làm thuốc chữa các bệnh về mật và gan.

- Phụ nữ sau sinh bị đau bụng thường được uống nước chất của nghệ để chữa trị.

- Nghệ có tác dụng chống loét dạ dày, làm giảm tiết dịch vị, giảm độ acid của dịch vị và có tác dụng chống viêm.

- Để trị viêm loét, nghệ thường được người bệnh uống dưới dạng nước ép trong một thời gian dài.

- Khi dùng ngoài da, nghệ được bôi lên mụn nhọt, vết thương mới để chống gây sẹo.

3 điều tốt cho tim

BS. Lê Thị Sen cho biết: Với những kết quả tìm thấy đó, nghệ đúng là vị thuốc hữu ích cho bệnh nhân tim mạch. Đặc biệt là đối với các bệnh nhân bị các chứng bệnh về tim sau:

- Bị xơ vữa động mạch: Nghệ có khả năng ngừa sự oxy hóa của chất béo, bao gồm cà cholesterol (cholesterol “oxy già” này đóng vào thành vách của những động mạch). Hơn nữa, nghệ giúp giảm tỷ lượng cholesterol trong máu bằng cách giảm sự tái hấp thu ở ruột, tăng sự chuyển hóa cholesterol thành acid mật và gia tăng sự bài tiết mật.

- Bị tĩnh mạch viêm thuyên tắc: Nhờ tác dụng chống viêm sưng và làm lỏng máu (giảm sự kết tập tiểu cầu, nên nghệ giữ máu lỏng ) mà nghệ giúp ngừa viêm tắc tĩnh mạch (tắc tĩnh mạch nguyên nhân do sự đông cục máu nơi viêm).

- Bị đột quỵ: Giã nhuyễn nghệ, vắt lấy nước (đó chính là tính chất curcumin có màu vàng của nghệ) để uống. Cách này sẽ làm giảm những khuyết tật về cử động sau đột quỵ, giúp các bệnh nhân có thể phục hồi chức năng vận động nhanh hơn.

Lưu ý:

- Không nên xem đây là thần dược, vì nghệ chỉ có tác dụng khi bạn sử dụng đều đặn và vừa phải trong thời gian dài.

- Chất curcumin được biết đến với khả năng giảm viêm và giảm độc tính của oxy. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là củ nghệ có thể là vị thuốc thay thế các loại thuốc khác trong điều trị.

- Chất curcumin cũng là con dao hai lưỡi. Nếu bạn sử dụng curcumin từ 2-12 g có thể thấy các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa sắt, chặn protein hepcidin, có khả năng gây ra thiếu sắt ở các bệnh nhân mẫn cảm.

- Khi sử dụng với liều cao, curcumin sẽ kích thích tuyến thượng thận bài tiết ra cortisone. Cortisone chính là chất có hiệu lực rất mạnh để ức chế sự kháng viêm.

Cây nghệ là loại thực vật được trồng rộng rãi ở một số nước châu Á. Đây là cây thảo, thân rễ to, có ngấn, phân nhánh thành nhiều củ, màu vàng sẫm đến vàng đỏ, rất thơm. Củ nghệ được biết đến như là thứ thuốc cách đây trên 5.000 năm.


Làm đẹp

Tại Ấn Độ, củ nghệ được dùng như loại thuốc dân gian để bôi lên vết thương cho chóng lên da non. Để giữ cho làn da mịn màng, không có nếp nhăn, phụ nữ Ấn Độ thường pha bột nghệ với sữa đắp lên mặt vào các buổi tối.

Nghệ bao gồm những chất có tác dụng làm nổi bật làn da của bạn. Nó làm cho làn da thêm sức sống và phòng chống các vết đỏ cũng như mụn trên mặt. Các chuyên gia khẳng định rằng nếu bạn đói, nên ăn một chút nghệ. Nó có tác dụng thanh lọc máu và làm thông thoáng cơ thể. Và từ đó, bạn có thể có được một làn da tốt và mềm mại hơn.
    

Chống ung thư

Hoạt chất curcumin từ củ nghệ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư da và kiềm chế quá trình di căn của ung thư vú sang phổi

Tiến sĩ Bharat Aggarwal cùng các cộng sự thuộc Đại học Texas đã tiến hành thí nghiệm bằng cách tiêm vào chuột tế bào ung thư vú của người được nuôi cấy từ bệnh nhân ung thư vú đã bị di căn tới phổi, sau đó chia ra làm 4 nhóm để điều trị bằng hoạt chất curcumin chiết xuất từ củ nghệ và loại thuốc tân dược có tên gọi là Taxol. Qua theo dõi thấy rằng, chỉ có 30% số chuột được điều trị bằng curcumin có dấu hiệu di căn tới phổi còn 75% được điều trị bằng Taxol và 98% không được điều trị có dấu hiệu di căn tới phổi. Các nghiên cứu trên chuột được tiến hành tại University of Texas còn chỉ ra rằng hoạt chất curcumin còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển ung thư da.

Nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm ở các nước trên thế giới đã khẳng định từ lâu rằng hoạt chất Curcumin có tác dụng huỷ diệt tế bào ung thư vào loại mạnh. Tại Mỹ, Đài Loan, người ta đã tiến hành thử lâm sàng dùng Curcumin điều trị ung thư và kết luận: Curcumin có thể kìm hãm sự phát tác dụng tế bào ung thư da, dạ dày, ruột, vòm họng, dạ con, bàng quang. Curcumin còn là chất bổ cho dạ dày, ruột, gan, mật, lọc máu, làm sạch máu, điều trị vết thương, chống viêm khớp, dị ứng, nấm, chống vi khuẩn có hiệu lực.

Từ năm 1993, các nhà khoa học thuộc ĐH Harvarrd (Mỹ) đã công bố 3 chất có tác dụng kìm hãm tế bào HIV-1, HIV-1-RT và 1 trong 3 chất đó là Curcumin.

Chống Alzemer

Hoạt chất curcumin chứa trong củ nghệ cótác dụng trong chữa trị bệnh Alzheimer.

Các nghiên cứu được tiến hành trên chuột của UCLA Alzheimer's Disease Center và của các nhà khoa học Veterans Affairs đã chỉ ra rằng, hoạt chất curcumin có tác dụng làm chậm quá trình hình thành loại protein có tên "beta amyloids" trong não - đây là một chất gây bế tắc trong não của bệnh nhân Alzheimer và giết chết những tế bào của não. "Hoạt chất curcumin có tác dụng mạnh hơn bất cứ loại thuốc nào hiện có trong trường hợp bệnh Azheimer" - ông Cole, người chỉ đạo nhóm nghiên cứu thuộc UCLA.

Ông nói thêm: "Chúng tôi chỉ tiếp tục xác định những tác dụng của curcumin trong bệnh Alzheimer. Vì qua khảo cứu trước đây của chúng tôi thấy rằng, những người dân Ấn Độ ăn nhiều ca-ri thì tỉ lệ mắc ung thư và bệnh Alzheimer rất thấp. Trong số dân Ấn Độ, chỉ có 1% những người cao niên mới mắc bệnh mất trí nhớ, chỉ bằng 1/6 ở Mỹ".

Trong củ nghệ có hoạt chất curcumin có tác dụng trị ung thư
Trong củ nghệ có hoạt chất curcumin có tác dụng trị ung thư


Tiến sĩ y học Anshu Rohagti thuộc bệnh viện Sir Gangaram cho rằng, việc khám phá tác dụng chữa bệnh Alzheimer của củ nghệ có một ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang già đi, vì trên thế giới hiện nay có khoảng trên 30 triệu người đang bị căn bệnh này hành hạ và đến năm 2050 số người mắc căn bệnh này có nguy cơ tăng tên 4 lần.


Khử trùng, sát khuẩn

Ngoài ra, nghệ còn được tin rằng có tác dụng khử trùng. Trong hàng thế kỉ, nghệ được sử dụng để chữa lành vết thương và các vết dãn da. Thực tế, nhiều băng dán được dùng để chữa lành vết thương ngày nay cũng có nghệ. Dùng các loại băng dán này có thể làm da bạn trở nên dễ chịu hơn và lành nhanh hơn.

Nghệ có hoạt tính chống viêm cấp tính và viêm mạn tính trong các mô hình gây phù bàn chân và gây u hạt thực nghiệm trên chuột cống trắng, đồng thời có tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột cống đực non. Đó là những tác dụng điển hình của thuốc chống viêm. Tinh dầu nghệ có hoạt tính chống viêm khớp thực nghiệm. Curcumin và các dẫn chất là những hoạt chất của nghệ.

 Nghệ có hoạt tính chống loét dạ dày và chống rối loạn tiêu hóa. Cao chiết từ nghệ cho thỏ uống làm giảm tiết dịch vị, tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, bảo vệ niêm mạch dạ dày tá tràng, chống thương tổn loét. Nghệ kích thích sản sinh chất nhầy ở thành dạ dày. Curcumin ức chế sự tạo khí trong ruột.

Tinh dầu và một số thành hóa học của nghệ có tác dụng ức chế nhiều loài vi khuẩn và nấm gây bệnh trong đó có trực khuẩn lao, các trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn coli, nấm candida albicans. Cao chiết từ nghệ có tác dụng ức chế lỵ amip. Dịch chiết từ lá nghệ diệt ấu trùng muỗi.


Cách dùng

Cho bệnh nhân uống bột nghệ mỗi lần 500g, ngày 4 lần trong 7 ngày, đã có hiệu quả tốt đối với loạn tiêu hóa acid, loạn tiêu hóa đầy hơi và loạn tiêu hóa mất trương lực. Một nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cho thấy, curcumin có tác dụng cải thiện đối với sự cứng đơ khớp buổi sáng, sưng khớp và về thời gian đi bộ.

Dùng ngoài nghệ tươi giã nát, vắt lấy nước để bôi lên ung nhọt, lở loét, các mụn mới khỏi để đỡ sẹo. Nghệ còn được dùng ở một số nước khác trị ho, lao phổi.

Nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm ở các nước trên thế giới đã khẳng định từ lâu rằng hoạt chất Curcumin có tác dụng huỷ diệt tế bào ung thư vào loại mạnh. Tại Mỹ, Đài Loan, người ta đã tiến hành thử lâm sàng dùng Curcumin điều trị ung thư và kết luận: Curcumin có thể kìm hãm sự phát tác của tế bào ung thư da, dạ dày, ruột, vòm họng, dạ con, bàng quang. Curcumin còn là chất bổ cho dạ dày, ruột, gan, mật, lọc máu, làm sạch máu, điều trị vết thương, chống viêm khớp, dị ứng, nấm, chống vi khuẩn có hiệu lực. Từ nǎm 1993, các nhà khoa học thuộc ĐH Harvarrd (Mỹ) đã công bố 3 chất có tác dụng kìm hãm tế bào HIV-1, HIV-1-RT và 1 trong 3 chất đó là Curcumin.
 
Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ đi tìm Curcumin ở đâu trong nguồn dược diệu có sẵn ở VN và công nghệ chiết xuất Curcumin thế nào? Làm sao để tạo ra chế phẩm ứng dụng hiệu quả và phù hợp với điều kiện của VN? 6T. TSKH Lê Thế Trung là người để tâm nhiều đến việc nghiên cứu cây nghệ vàng và cũng chính ông đã gợi ý cho TS Phạm Đình Tỵ và nhóm nghiên cứu tập trung khai thác cây nghệ vàng. Bắt đầu từ nǎm 1990 nhưng đến nǎm 1998, công trình nghiên cứu "Chiết xuất hoạt chất Curcumin từ nghệ vàng" của TS Phạm Đình Tỵ và nhóm nghiên cứu mới được nghiệm thu với đánh giá cao của các nhà chuyên môn. Tuy vậy, các nhà khoa học cũng gặp nhiều khó khǎn trong việc thực hiện tách curcumin trong điều kiện không phải xí nghiệp dược liệu nào trong nước cũng đủ hiểu biết và dám làm. Hơn thế, phải nghiên cứu để có một day chuyền lắp ráp phù hợp với điều kiện hiện nay cho ra một chế phẩm có giá thành vừa phải...
 
TS Phạm Đình Tỵ cho biết: Có nhiều tài liệu khoa học trên thế giới nói về công nghệ chiết tách Curcumin nhưng đó hoàn toàn là lý thuyết, còn vấn đề cốt lõi thì không một tài liệu nào công bố. Đó là điều bình thường trong khoa học. Chúng tôi đã phải tìm cách thay đổi thành phần hỗn hợp dung môi để có được độ phân cực khác nhau thích hợp cho việc chiết xuất Curtcumin. Dây chuyền chiết tách được lắp ráp trong nước với mục tiêu tiết kiệm tối đa chi phí để cho ra chế phẩm người nghèo cũng có thể sử dụng được.
 
Theo số liệu nghiên cứu củ nghệ vàng là 1 trong 14 loại nghệ được tìm thấy và rất sẵn có ở VN. Nhưng trong nghệ bao gồm các tạp chất khác nhau mà Curcumin chỉ chiếm một phần rất nhỏ là 0,3%. Trong dân gian, người ta đã từng nghiền bột nghệ làm thực phẩm-thuốc. Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Đình Tỵ đã tạo ra 2 chế phẩmTNV-999 và TNV-999-AC gọi chung là bột đường tinh nghệ chứa Curcumin độ tinh khiết 92,5%. Phối hợp với Học viện quân y, nhóm nghiên cứu đã thử thành công độ an toàn và hiệu lực của Curcumin. Bột đường tinh nghệ đã được đang ký chất lượng tại Sở y tế HN làm thực phẩm chữa bệnh. Bước đầu đã có nhiều bệnh nhân bị ung thư, bị mắc bệnh viêm đại tràng, dạ dày, thiểu nǎng gan,mật ǎn tinh bột nghệ này có chuyển biến tích cực rất rõ rệt. Một số người sau khi điều trị bằng tinh nghệ, khối u ác tính đã bị thu hẹp, thể trạng tốt hơn...
 
Tuy nhiên, theo ý kiến của 6-TSKH Lê Thế Trung thì, chế phẩm trên mới chỉ là thực phẩm chữa bệnh. Giai đoạn tiếp theo, các nhà khoa học cần phải nghiên cứu để tách Curcumin nguyên chất, và bào chế thành thuốc với chỉ định liều lượng hợp lý để trị bệnh. Muốn vậy, trước mắt phải trải qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng hoạt chất này. Tuy nhiên thành công bước đầu cũng mở ra một hy vọng mới.
 
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục.

Củ nghệ không chỉ có công dụng giúp liền sẹo mà còn mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích, đặc biệt đối với sức khoẻ con người.

Nghệ có 4 công dụng nổi bật :

1. Nghệ giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu.
2. Nghệ giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hoá.
3. Mới đây người ta đã chứng minh được rằng có thể sử dụng nghệ để chống ung thư và nghệ có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
4. Có thể dùng nghệ để khử trùng và mau lành vết thương.

Sử dụng nghệ đúng cách để phát huy hết tác dụng:

- Đối với bệnh ung thư ruột: Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột. Hiện nay, các chuyên gia sức khoẻ Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử nghiệm, điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ.

- Chữa bệnh viêm khớp. Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bạn bị chứng viêm khớp quấy nhiễu. Cách làm rất đơn giản, đun nóng một cốc sữa, trước khi sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê nghệ dạng bột vào đó. Khuấy đều và mỗi ngày uống 3 lần. Bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

- Khi gặp rắc rối với tiêu hoá: Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hoá và giải phóng ra các emzim tiêu hoá, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo. Chính vì thế, trong trường hợp bị đau bụng, một cốc trà nghệ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

- Ung thư tuyến tiền liệt: Ăn nhiều rau xanh, kết hợp với nghệ có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Các nhà khoa học tại New Jersey đã chứng minh rằng, kết hợp ăn nghệ với bông cải xanh, cải xoắn, củ cải và bắp cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này.

- Bệnh tim: Bạn có thể giảm hàm lượng cholesterol độc hại trong máu và có khả năng chống lại chứng xơ vữa động mạch bằng củ nghệ.

- Đối với người hút thuốc: Bằng cách "nạp" vào cơ thể 1,5 g nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, cơ thể bạn sẽ giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư. Các bằng chứng thuyết phục đã cho thấy, thậm chí những người hút thuốc lá có sử dụng nghệ cũng có thể đạt được hiệu quả bất ngờ, giảm nguy cơ ung thư.

Trái sa kê nấu món gì ngon

Lá xương sông chữa bệnh gì?

Tác dụng của lá sen với sức khỏe của bạn

Chè bột báng lá dứa

Làm đẹp da với lá bạc hà

Tác dụng của lá trầu không

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Cách sử dụng nghệ cho u xơ cổ tử cung
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Mình chỉ thấy nghệ giúp lành da, đẹp da chứ chưa thấy dùng nghệ chữa u xơ cổ tử cung,tỏi mới tốt cho bệnh này đấy chứ
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý