10 bệnh phổ biến bé thường gặp trong mùa đông

1. Cảm lạnh: Nguyên nhân gây cảm lạnh là do siêu vi trùng xâm nhập vào mũi và họng của trẻ. Cảm lạnh có thể lây lan từ trẻ này sang trẻ khác. Bệnh cảm lạnh có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn về thuốc.

2. Viêm mũi: Viêm mũi ở trẻ em xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh. Bệnh viêm mũi khiến trẻ khó chịu, nghẹt mũi, khó thở, ngứa mũi và chảy nước mũi. Trẻ có thể sốt hoặc không. Hiện tượng viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh V.A, Amiđan.

3. Viêm họng cấp: Trẻ em bị viêm họng sẽ bị đau họng khi nuốt. Tiếng khóc hoặc trẻ đã biết nói thì khàn tiếng. Nguyên nhân viêm họng ở trẻ em là do vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A.

4. Viêm phế quản: Trẻ bị sổ mũi, ho nhưng trẻ vẫn chơi và ăn uống bình thường. Nếu để tình trạng này kéo dài và không điều trị sớm, dẫn đến biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản ở trẻ em rất nguy hiểm.

5. Ho: Ho không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng. Ho có 2 dạng là ho khan và ho có đờm. Khi trẻ bị ho, bố mẹ có thể cho trẻ uống mật ong pha nước chanh để chữa trị. Nếu tình trạng ho của trẻ kéo dài hơn 7 ngày, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị.

6. Dị ứng lạnh: Nguyên nhân do trẻ tiếp xúc với không khí lạnh, cơ thể phải sản xuất thêm chất histamin và các hóa chất hệ thống miễn dịch khác vào da gây mẩn đỏ, ngứa… Bố mẹ cần chú ý mặc quần áo dài và đi tất ( vớ ) cho trẻ, không nên để các vùng da tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh. Hạn chế ra ngoài trong những ngày không có nắng.

7. Tiêu chảy: Tiêu chảy cấp ở trẻ em xảy ra trong mùa đông thường do rotavirus gây ra. Tiêu chảy không phải triệu chứng quá ác tính, nhưng tiêu chảy làm cho bé quấy khóc, mệt mỏi, có khi nôn hoặc sốt. Thông thường tiêu chảy kéo dài từ 3 – 7 ngày, nếu trẻ đi tiêu chảy hơn 7 ngày là trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Lúc đó, nếu không kịp thời bù dịch trẻ sẽ bị mất nước nhiều gây nguy hiểm đến tính mạng.

8. Bệnh xương khớp: Bệnh xương khớp đặc biệt là bệnh thấp khớp thường gặp ở trẻ 5-15 tuổi, bệnh phát triển mạnh khi trời lạnh, hoặc mỗi khi thay đổi thời tiết.

9. Quai bị: Biểu hiện quai bị của trẻ gồm: mệt mỏi, hơi sốt, có ho sau đó sưng và đau một bên mang tau rồi đau cả 2 bên. Thường trẻ sẽ tự khỏi trong khoảng từ 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không chữa trị bệnh có thể gấy ra biến chứng làm trẻ em vô sinh khi trưởng thành.

10. Trầm cảm: Trầm cảm tuy không phải một bệnh hiểm ngèo nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của trẻ sau này. Các chuyên gia Y tế của Nam Dược đã nghiên cứu ra rằng: trầm cảm vào mùa đông không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn xuất hiện ở cả trẻ em.

bbé gái nhà mình bị giun kim vào âm đạo đẻ trứng, nên bé rất quấy rối, ngứa ngấy khó chịu, mình làm sao để tạm thời bắt giun kim ra khỏi âm đạo của bé
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận