1. Cân nhắc nhu cầu: Nhu cầu (needs) nhắc đến ở đây là để tách biệt với ước muốn (wants). Ước muốn thì vô cùng, phần lớn mọi người thích siêu xe thiết kế đẹp, động cơ mạnh mẽ nhưng nhu cầu lại không phải là siêu xe. Nhu cầu đi lại hàng ngày, đưa đón người thân trong gia đình, hoặc có thể kết hợp những chuyến đi xa, khi đó sedan hay SUV, MPV lại mới là những mẫu xe phù hợp nhất.
2. Cân nhắc khả năng chi trả: Quỹ tài chính dành cho mua xe chỉ thích hợp với loại xe tầm trung, nhưng nếu cứ cố gắng mua xe hạng sang thì đó là một sai lầm. Thâm hụt ngân sách sẽ khiến cán cân tài chính mất cân bằng, khi đó mua xe đã trở thành "tội đồ".
3. Nên mua hay thuê: Ở Việt Nam việc thuê xe không phổ biến, nhưng ở các nước Âu Mỹ đây là hình thức thường thấy để sở hữu xe với những người có nguồn tài chính ngắn hạn không dồi dào. Tuy nhiên, sau khi hợp đồng thuê xe chấm dứt sẽ không được sở hữu xe, đó là điểm "thiệt" của thuê xe so với mua xe.
4. Cân nhắc mọi mẫu xe trong phân khúc: Sau khi đã định hình chiếc xe cần mua, nên cân nhắc tất cả những cái tên xuất hiện trong phân khúc. Nếu chỉ vì ưa thích một thương hiệu hoặc được giới thiệu, người tiêu dùng sẽ bỏ qua những sản phẩm khác có thể phù hợp hơn.
5. Cân nhắc chi phí sở hữu xe: Mua xe không chỉ quan tâm mức giá mà còn phải lưu ý đến các chi phí sở hữu xe như nhiên liệu, đỗ xe, bảo dưỡng, phí giao thông... là những khoản tiền không hề nhỏ.
6. Lựa chọn đại lý: Giữa một "rừng"đại lý, cần tìm hiểu về tình hình xe, giá bán, dịch vụ ở các đại lý khác nhau để lựa chọn nơi có mức giá phù hợp nhất đồng thời chất lượng dịch vụ đảm bảo.
7. Lái thử: Đây là bước không thể thiếu khi định mua xe. Phải lái thử xe để xác định kích cỡ, bố trí bảng điều khiển, không gian, cách lái có thực sự phù hợp hay không. Thử xe nên ở cả đường giao thông công cộng và đường tách rời, khi đó sẽ có điều kiện để kiểm tra mọi chế độ vận hành của xe.
8. Bảo hành: Đa số tất cả cửa hàng bán xe đều có chế độ hậu mãi và bảo hành rất hoành tráng để thu hút và lấy lòng tin khách hàng. Thông thường có hai dạng bảo hành: Bảo hành theo số km như 100,000 km hay 150,000 km tùy theo chiến lược từng hạng. Hoặc bảo hành theo thời gian từ 2-3 năm với 100,000 km hoặc bảo hành 2-3 năm không giới hạn km. Khi chọn mua ô tô mới bạn cũng nên xem xét qua chế độ bảo hành của hãng vì nó có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể khi xe gặp bất trắc.
9. Quyết định: Sau khi đã lái thử một vài mẫu xe cân nhắc là bước quyết định chiếc xe phù hợp nhất. Nếu vẫn không chọn được, cần quay lái những bước trước đó để chắc chắn không đưa ra quyết định vội vàng dẫn đến sai lầm.
10. Nhận xe: Thanh toán, nhận xe tưởng chừng là bước đơn giản nhưng lại quan trọng. Cần thực hiện các thủ tục rõ ràng, mạch lạc không gặp phải vướng mắc giữa hai bên và ngân hàng (nếu có).