Những bí quyết trị cảm cúm bằng dược liệu từ thiên nhiên sẽ có tác dụng thay thế cho thuốc kháng sinh, giúp bạn đánh bay những cơn mệt mỏi vì ho khan, sốt cao... gây khó chịu. Cùng khám phá những bí quyết cực hay và hiệu quả dưới đây nhé!
1. Súc miệng bằng nước muối: Muối có tính sát trùng, sát khuẩn cao do đó, súc miệng bằng nước muối sẽ làm dịu cổ họng của bạn, kháng viêm tốt, giúp cổ họng giảm đau rát hắt hơi vì ho khan, cảm cúm. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần súc miệng bằng nước muối 2 lần/ ngày hay ngậm muối rồi nhổ đi cũng cho hiệu quả tương tự.
2. Tỏi tía: Tỏi tía là vị thuốc cổ truyền có khả năng phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, sốt nhẹ hiệu quả. Để điều trị cảm cúm bằng tỏi, người bệnh nên giã nát tỏi và ngửi nhiều lần (xông mũi, họng) hoặc giã tỏi uống với nước. Bạn cũng có thể thái lát tỏi, ngâm dấm trong vòng 30 ngày và ngậm từ 10 đến 15 phút mỗi ngày, sẽ hiệu quả hơn.
3. Cúc tần:
Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, vị thơm, tính ấm. Loại cây này có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Điều trị cảm cúm bằng cúc tần, bạn lấy lá và cành non đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc để xông hơi. Khi uống vào mồ hôi ra đầm đìa là được.
4. Cây tía tô:
Trong trường hợp bạn bị cảm lạnh hoặc cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy, nên dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm. Ngoài ra, ăn tía tô với các loại rau sống, rửa sạch cũng có tác dụng giảm ho, giảm đau và giải độc.
5. Vỏ và lá bưởi:
Vỏ ngoài bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm tốt. Có thể xông giải cảm bằng lá bưởi tươi kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, lá sả, hương nhu.
Nếu ho có đờm, lấy vỏ bưởi đã cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, nấu với nước sôi một lát rồi vắt nước, ngâm trong đường một tuần. Lấy nước ngâm nuốt dần, dùng liền 5 ngày có thể thuyên giảm bệnh.
6. Uống nước gừng nóng:
Gừng là thực phẩm có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm hiệu quả. Uống một bát canh gừng cay, còn nóng hổi sẽ giúp người bệnh toát mồ hôi, đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, nhanh chóng chấm dứt cơn cảm cúm khó chịu. Cho vài lát gừng vào ấm nước đun sôi cùng ít đường phèn hay ít mật ong vào để uống. Uống 3 lần/ ngày sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm mà không cần dùng đến các loại thuốc kháng sinh.
7. Chữa cảm cúm bằng hành ta:
Đây cũng là một món ăn có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra là được.
8. Chữa cảm cúm bằng kinh giới:
Kinh giới thường được sử dụng cùng tía tô, là một trong những vị thuốc đầu bảng trị cảm mạo phong hàn. Kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, cảm lạnh. Cách dùng: giã lá kinh giới, thêm đường phèn hoặc mật ong đem hấp nồi cơm rồi ăn nóng. Tinh dầu kinh giới giúp thông mũi, dịu họng nhanh chóng.
9. Nước chanh: Nước chanh là thức uống tuyệt vời để làm dịu đau cổ họng, làm sạch máu, và nới lỏng chất nhầy trong họng. Cách đơn giản nhất là thêm một nửa thìa cà phê nước cốt chanh vào một tách nước ấm để uống hàng ngày. Bạn có thể cho thêm mật ong để uống cùng, vừa ngon vừa dịu cổ họng.
10. Gác công việc lại và nghỉ ngơi thật nhiều: Khi bị cảm cúm, bạn nên ở trên giường nghỉ ngơi. Chỉ nên rời khỏi giường để đi vệ sinh và vào phòng tắm, còn lại ăn, uống nước hay đọc sách đều nên thực hiện trên giường. Hãy để cơ thể phát huy sức mạnh tổng hợp chống lại vi khuẩn gây hại. Ngủ thật nhiều là một trong những cách “đuổi” các virus gây cảm cúm nhanh nhất. Ngủ càng nhiều bạn càng sớm thoát khỏi tình trạng khó chịu do cúm gây ra. Thêm nữa, ngủ cũng giúp bạn “quên” đi mọi khó chịu như đau nhức mình mẩy, đau đầu,…