1. Cho con vừa ăn vừa uống: Đây là một thói quen xấu vì điều này vô tình sẽ hình thành thói quen là phải có nước mới nuốt thức ăn. Về lâu dài nó còn ảnh hưởng có hại tới dạ dày của bé.
2. Nêm gia vị vào đồ ăn trẻ dưới 1 tuổi: Thói quen nêm gia vị cho đồ ăn dặm của trẻ, là một sai lầm rất trầm trọng, vi lúc này hệ thống cơ quan trong cơ thể trẻ nhỏ chưa phát phát triển hoàn thiện và còn non nớt nên không thể chuyển hóa gia vị, mà còn làm tồn thương hệ cơ quan tiêu hóa và ảnh hưởng tới thận.
3. Nhá cơm cho con: Đây là cách nuôi con có từ rất lâu và ngày nay vẫn được các mẹ áp dụng vì nghĩ sẽ giúp con dễ ăn hơn. Tuy nhiên, đây là điều tai hại vì tiềm ẩn các vi khuẩn gây hại từ miệng mẹ có thể truyền sang con.
4. Cho con bú khi mẹ ốm: Đối với các bệnh nguy hiểm thì khả năng lây bệnh từ mẹ sang con là rất cao nên cần cách ly con khi mẹ ốm. Tuy nhiên, không nhiều bà mẹ ý thức được điều này.
5. Bật đèn sáng khi trẻ ngủ: Đây là một việc làm hết sưc tai hại, để trẻ ngủ dưới ánh sáng nhân tạo trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và gây ra các tật về mắt.
6. Véo mũi bé để mũi cao: Theo dân gian, nếu trẻ mũi tẹt chỉ cần véo nhiều mũi sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đây là cách làm không khoa học bởi niêm mạc mũi chứa nhiều mạch máu và mỏng manh.. Việc véo mũi sẽ ảnh hưởng không tốt tới mũi và dễ khiến các virus, vi khuẩn xâm nhập, gây viêm mũi.
7. Cho trẻ luôn ở nhà: Các mẹ nên cho trẻ ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Tia UV có trong ánh nắng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tổng hợp vitamin D, tăng canxi máu và sự trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển ở trẻ, thậm chí có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu và còi xương.
8. Cho bé ngồi xổm: Bị thu hút bởi đồ chơi, rất nhiều em bé ngồi xổm liên tục hàng giờ mà không thấy khó chịu. Ngồi xổm hay bệt trên sàn nhà và chơi sẽ gây cản trở việc tuần hoàn máu chân, xương chân cũng bị cong ra phía ngoài, không tốt cho trẻ. Về lâu dài, còn ảnh hưởng tới xương cột sống của trẻ.
9. Cho trẻ thức khuya: Sự tiết hormone tăng trưởng của con người lại chỉ tiết ra nhiều khi ngủ chứ không phải khi tỉnh táo. Do đó nếu trẻ đã phải dậy sớm đi học, nay lại còn thức khuya thì rất khó tăng trưởng chiều cao.
10. Không cho bé nói hoặc hỏi nhiều: Nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi khi bé nhà mình cứ đòi nói chuyện liên tục, hỏi không biết ngừng nghỉ. Tuy nhiên, nói chuyện cũng như giao tiếp thường xuyên sẽ giúp trẻ thúc đẩy sự phát triển và thực hiện chức năng của não bộ.