10 cách tiết kiệm tiền hiệu quả giúp chị em

1. Thiết lập kế hoạch chi tiêu: Trước hết, bạn nên tạo một kế hoạch chi tiêu hàng tháng. Có hai loại chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định bao gồm hóa đơn, phí trả góp hàng tháng... Chi phí biến đổi bao gồm những chi phí tăng hoặc giảm đi mỗi tháng. Hãy lập danh sách tất cả chi phí và phân bổ một số tiền nhất định. Sau đó, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ thực hiện đúng theo kế hoạch chi tiêu.

2. Tránh chi phí không đáng có: Bạn nên tránh phát sinh những chi phí không đáng có. Không mua một cái gì đó nếu không thực sự cần, hoặc không sử dụng nhiều. Chi phí không đáng có sẽ ngốn đi của bạn khoản tiền lớn.

3. Tự nấu ăn: Đồ ăn ở nhà hàng rất đắt đỏ. Khi bạn tự đi chợ nấu ăn, chi phí sẽ thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn sẽ còn có thể chủ động nấu một lượng vừa đủ ăn, tránh lãng phí.

4. Khảo sát giá trước khi mua đồ: Những bà mẹ tiết kiệm tận dụng mạng như một cách thu thập thông tin rẻ và nhanh nhất. Đừng phung phí tiền vào những thứ đầu tiên bạn thấy, cứ nghiên cứu thật kĩ trước khi mua bất cứ thứ gì.

5. Mua với số lượng lớn: Chỉ dẫn cho mẹo này rất đơn giản: Nếu đó là thứ bạn biết bạn sẽ sử dụng nhiều, như đồ dùng nhà tắm hay thực phẩm, bạn có thể tiết kiệm một khoản bằng cách mua với số lượng lớn.

6. Tránh những thương hiệu đắt tiền: Một cách khác để tăng khoản tiền tiết kiệm là kiềm chế mua hàng từ những thương hiệu đắt tiền. Bạn có thể thích một số thương hiệu. Tuy nhiên việc tìm những mặt hàng rẻ hơn và có chất lượng tương đương sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền lớn.

7. Tiết kiệm chi phí từ tiền điện: Bạn đã bao giờ cầu mong hóa đơn tiền điện đỡ tốn kém hơn chưa? Ngoài những thiết bị bạn bắt buộc phải bật cả đêm như tủ lạnh thì còn nhiều thiết bị khác bạn có thể tắt khi đi ngủ.

8. Tiết kiệm chi phí từ tiền điện thoại: Hàng tháng chi phí trả cho các dịch vụ gọi, nhắn tin và truy cập internet từ dế yêu của bạn không hề nhỏ. Bạn nên có kế hoạch cắt giảm chi phí từ điện thoại như truy cập mạng bằng wifi thay vì 3G, sự dụng laptop nối mạng cố định thay vì truy cập điện thoại. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các dịch vụ, các cuộc gọi, nhắn tin không thực sự cần thiết.

9. Tự sửa những đồ hư hỏng trong khả năng: Việc học tự sửa đồ dùng trong nhà, bạn có thể tiết kiệm tiền thuê thợ và đây cũng là cách để bạn chăm sóc cho gia đình, cho ngôi nhà của mình.

10. Học cách tự kiềm chế: Trước khi mua bất cứ món đồ gì, bạn hãy tự đặt câu hỏi “Mình có thực sự cần nó không?”, “còn cách nào tiết kiệm hơn không?” để tránh trường hợp mua về chỉ vì nó quá xinh, và niềm tin bất diệt “trước sau gì cũng sẽ có dịp dùng”. Đừng bao giờ tự ném tiền của mình đi!