12 thực phẩm chúng ta thường ăn sai cách tai hại

1. Khoai Tây: Mọi người vẫn lầm tưởng các món ăn từ khoai tây trắng giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, thực tế chỉ có khoai tây tím mới có nhiều giá trị dinh dưỡng mang lại lợi ích tốt nhất, như hạ huyết áp, giảm các nguy cơ mắc ung thư.

2. Cà rốt: Khi chế biến cà rốt, chúng ta hay thái nhỏ cà rốt ra. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng cà rốt đem lại nhiều dinh dưỡng nhất khi tăng kích thước bề mặt, có nghĩa là gọt vỏ và để nguyên cả củ nấu ăn (nấu canh) khi đó dinh dưỡng cà rốt mới thực sự được phát huy tối đa.

3. Trà: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thêm sữa vào trà có thể mất đi những tác dụng tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn hay thêm sữa vào trà vì lầm tưởng trà sẽ thêm công dụng tốt cho sức khỏe.

4. Tỏi: Tỏi thường được đập dập khi nấu ăn hay ăn nguyên củ. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng, tỏi phải được nghiền nhỏ và để sau 10 phút mới sản sinh ra enzyme có tên gọi là allicin có tác dụng tốt cho tim mạch.

5. Dầu trộn salad: Một vài nghiên cứ chỉ ra lợi ích của chất béo khi trộn với rau, giúp bạn cảm thấy no hơn và hài lòng hơn sau khi ăn và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn từ món salad (đặc biệt là từ lutein, lycopene, beta-carotene và zeaxanthin).

6. Lê: Nghiên cứu phát hiện rằng, quá trình trái cây chín, sự phân hủy chất diệp lục trong lê sẽ sản xuất nhiều hơn chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên ăn lê khi đã chín tới, thay vì ăn lúc mới chớm chín như nhiều người hiện vẫn làm.

7. Táo: Thói quen ăn táo của nhiều người thường bỏ phần thịt sát lõi táo, sau khi ăn phần thịt mỏng nước bên ngoài. Tuy nhiên, khoa học chỉ ra rằng, chính phần thịt sát lõi và lõi của táo mới giàu dinh dưỡng. Bạn nên ăn tất cả trái táo ngoại trừ phần hạt táo.

8. Súp lơ xanh (bông cải xanh): Một nghiên cứu năm 2008 chỉ ra rằng, hấp là phương pháp nấu ăn duy nhất hoàn toàn bảo toàn dinh dưỡng, và thậm chí là còn tăng thành phần chống lại ung thư có trong bông cải xanh. Luộc hay xào là những phương pháp tệ nhất.

9. Mù tạt: Ngoài gia vị thức ăn, mù tạt còn chứa hoạt chất giảm viêm, chống ung thư. Tuy nhiên, chỉ có mù tạt màu vàng mới tác dụng tốt cho cơ thể. Trong khi đó, mọi người lại lầm tưởng, tất cả các loại mù tạt đều có công dụng này.

10. Dâu tây: Để nhận được nhiều dưỡng chất, tốt nhất nên ăn dâu tây càng sớm càng tốt sau khi thu hoạch. Điều lưu ý khác nữa là tránh cắt nhỏ trái dâu tây ra vì vitamin C trong dâu tây rất nhạy cảm với ánh sáng và ô xy trong không khí.

11. Cà chua: Nhiều người có sở thích ăn cà chua sống nhưng cách này không giúp hấp thu tối đa lượng lycopene – dưỡng chất thực vật quý với đặc tính phòng chống ung thư và các bệnh tim mạch. Cách ăn cà chua tốt nhất là nấu chín để cơ thể hấp thu được nhiều nhất lycopene cũng như các chất chống ô xy hóa trong cà chua.

12. Chuối: Sai lầm phổ biến mọi người thường mắc phải khi ăn chuối là cách lột vỏ chuối theo chiều ngược từ bên dưới cuống lên. Cách lột vỏ này khiến bạn mất thời gian và có phần khó khăn hơn cách lột vỏ chuối theo chiều thuận từ trên xuống.