Bệnh mồ hôi tay tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây khó chịu. Dưới đây là mẹo nhỏ chữa mồ hôi tay, chân bằng các loại lá dân gian được nhiều người áp dụng và thành công có thể tham khảo!
1. Muối: Dùng muối hạt hòa tan vào nước ấm ngâm ngập bàn tay và bàn chân vào nước ấm. Ngoài ra, còn hai cách khác là rang muối trên chảo nóng rồi hơ, xông chân tay hay gói muối hạt vào một tấm vải sạch rồi đem chờm vào chân tay. Ba cách này đều có thể giúp bạn trị dần chứng đổ mồ hôi chân, tay đó.
2. Trà xanh: Nước trà xanh còn ấm dùng để ngâm tay không những giúp bạn có một làn da tay mịn màng mà còn hạn chế mồ hôi chân, tay tiết ra.
3. Lá lốt: Dùng thân, lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ, sắc uống trong 7 ngày liền, nghỉ 4 - 5 ngày sau đó tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 1 tuần.
Nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh, ngâm tay trong nước ấm, áp dụng ít nhất một lần trong ngày.
4. Ngải cứu: Cho cây ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ tay, chân vào hơi nóng bốc lên. Tinh dầu ngải cứu sẽ có tác dụng làm ấm đôi bàn tay, chân của bạn, hạn chế tình trạng hư hàn - nguyên nhân chính gây chứng đổ mồ hôi tay chân.
5. Lá dâu tằm: Có thể kết hợp thêm với lá lốt, hạt sen, đường kính để thành một loại thức uống dễ chịu. Không chỉ lá, cành cây dâu kết hợp với cỏ xước, cây mắc cỡ sắc lên uống cũng có tác dụng trong điều trị đổ mồ hôi tay, chân.
6. Bột mẫu lệ (vỏ hàu):
Bột mẫu lệ (bột làm từ vỏ hàu) là loại dược liệu có tính hơi lạnh, có khả năng làm giảm và dịu đau. Y học cổ truyền sử dụng bột mẫu lệ như một bài thuốc chữa bệnh ra mồ hôi trộm, mồ hôi chân tay rất hiệu nghiệm. Bạn hãy dùng bột mẫu lệ xoa vào lòng bàn tay khoảng 3 lần một ngày. Mỗi lần xoa nhẹ hai lòng bàn tay với nhau trong vòng 10 – 15 phút sẽ giữ cho bàn tay khô thoáng và mềm mại suốt cả ngày.
7. Dùng rượu chanh: Bạn cắt chanh thành từng lát nhỏ rồi ngâm vào bình rượu trắng, ngâm trong ba tháng là có thể sử dụng được, dùng xoa vào tay chân sau khi tắm.