Nồi cơm điện không chỉ là thiết bị điện tiện lợi mà từ lâu nó được xem như một người bạn đồng hành của các bà nội trợ. Nếu thiếu nó một ngày thôi sẽ khiến chúng ta khó chịu và luống cuống. Thế nên hãy học lỏm mẹo sử dụng bảo quản nồi cơm điện đúng cách và lâu bền nhất nhé.
1. Không cắm quá nhiều thiết bị điện cùng một ổ cắm: Nếu bạn cắm điện ở ổ cắm này thì nên cắm ấm điện siêu tốc ở ổ cắm khác. Việc này gây nên lượng tiêu thụ điện bị quá tải có thể gây cháy nổ thiết bị điện hoặc chập cháy đường dây tải điện trong nhà.
2. Cắm điện nồi cơm đúng cách: Cắm dây nguồn vào nồi cơm điện cho chắc chắn rồi sau đó mới cắm nguồn điện vào ổ cắm điện xoay chiều trong nhà. Khi cắm phích cắm vào ổ điện cần cắm chặt và cắm hết chân sắt sao cho mặt bằng phích cắm và mặt bằng ổ điện phải sát vào nhau. Nếu cắm chênh vênh hoặc không khớp có thể gây cháy nổ hoặc chập điện.
3. Đặt nồi cơm điện đúng nơi quy định: Chỗ an toàn nhất để đặt nồi cơm điện đó là nơi khô ráo, không gần các thiết bị phát điện khác, đồng thời không bị ẩm ướt cũng như không có dây điện lằng nhằng. Nếu không sử dụng nồi cơm điện nên rút dây ra khỏi nguồn điện và cất gọn gàng, không để dây điện tiếp xúc với nước.
4. Không để trẻ em sử dụng một mình: Không nên cho trẻ em sử dụng nồi cơm điện nếu không được sự giám sát của người lớn. Với bất kỳ thiết bị điện nào cũng vậy nên để xa tầm tay trẻ em để đảm bảo an toàn nhất.
5. Dùng thìa chuyên dụng: Nên sử dụng thìa múc cơm được cấp theo nồi cơm để đảm bảo lớp chống dính ở đáy nồi và không làm xước nồi cơm điện. Nếu nồi cơm bị xước dễ có cháy khi nấu và nhiệt dễ bị tỏa ra ngoài nhanh chóng hơn. Không dùng thìa sắt, nhôm hoặc vật nhọn cào xước vào đáy nồi hoặc thân nồi.
6. Vệ sinh đúng cách: Nếu vệ sinh thân nồi và nắp nồi cần phải dùng khăn ẩm lau sạch, không nhúng vào nước sẽ làm hư hỏng hoặc gây chập cháy khi sử dụng. Khi vệ sinh nồi cơm xong cần phơi cho khô và đảm bảo không còn nước dính ở thân nồi cũng như nắp nồi, chỗ tiếp xúc điện.
7. Sử dụng dây nguồn chính hãng: nếu dây cắm nguồn nồi cơm điện có hiện tượng nóng chảy hoặc hư hỏng do chuột cắn, bị dập gãy cần thay thế bằng loại dây chính hãng để đảm bảo an toàn. Không cắm cơm khi nguồn điện trong nhà có vấn đề, không ổn định hoặc chập cháy.
8. Không nấu quá lượng quy định: Nếu lượng xuất của nồi cơm quy định nấu tối đa là 1.5 kg gạo thì bạn chỉ nên nấu đến 1,3 – 1,5 kg là hết cỡ rồi nhé. Đừng nên nấu quá lượng quy định sẽ dễ làm hư hỏng nồi cơm đồng thời cơm chín không đều.
9. Không để lòng nồi tiếp xúc với thiết bị nhiệt khác: Nếu chẳng may mất điện bạn nên sử dụng chiếc nồi khác để nấu bằng ga cho an toàn nhé. Nếu sử dụng nồi cơm điện đun trên bếp ga sẽ dễ bị biến dạng đáy nồi khiến tiếp xúc điện kém, dễ hư hỏng.