Ăn bao nhiêu trứng 1 tuần là đủ với từng đối tượng?
Những quán ăn chay ngon ở Sài Gòn
Âm đạo của phụ nữ đảm nhiệm chức năng đường đẻ và hàng tháng hành kinh, do vậy âm đạo nhờn ướt là hiện tượng bình thường. Thế nhưng khi có cảm hứng tình dục, nhất là bước vào giai đoạn cao trào, thì trong âm đạo sẽ chảy ra nhiều "nước yêu", điều này làm cho các nhà khoa học thấy ngỡ ngàng. Lúc đầu, người ta cho rằng ở bộ phận tiền đình hai: bên cửa âm đạo có những lỗ tiết dịch nằm trong các nếp gấp nhỏ, khi phụ nữ cảm hứng thì chất dịch sẽ chảy ra từ tuyến tiền đình. Mãi đến cuối thập kỷ 50, Mastơ mới phát hiện ra chất dịch đó chảy ra từ phía sâu trong âm đạo, vì nhiều phụ nữ bị cắt mất tuyến tiền đình âm đạo vẫn nhờn ướt như thường. Lập luận của Mastơ đã phản bác lại quan niệm cũ. Ông cho rằng khi phụ nữ cảm thấy hứng thú, trên thành âm đạo tiết ra những giọt nước to bằng giọt mồ hôi lớn, làm nhờn ướt toàn bộ âm đạo. Nhưng một điều khó hiểu là, chưa tìm ra một bằng chứng nào giải thích một cách thuyết phục hiện tượng này. Các nhà nghiên cứu đã bỏ công ra tìm các tuyến tiết dịch ở thành trong âm đạo, nhưng chẳng thu được kết quả gì, thật lạ lùng không có tuyến tiết dịch mà vẫn có dịch tiết ra? Tiến sĩ Osashu đã giải thích điều này như sau, ông làm thí nghiệm bằng cách bôi một lớp chất nhờn tương tự lên mặt kính, kết quả là những chất nhờn đó đọng lại thành từng giọt như giọt mồ hôi. Từ đó, ông suy luận chất nhầy này được tiết ra từ miệng ống cổ tử cung chảy vào âm đạo, phủ lên thành âm đạo ở dạng từng giọt lớn giống như trên mặt kính vậy.
Còn một vấn đề tiếp theo là những giọt lớn mà Mastơ nhìn thấy là loại nước gì. Giáo sư Kisei giải thích rằng do tiền đình âm đạo được cấu tạo bằng lớp màng nhầy nên việc tiết dịch nhầy là hiển nhiên. Giáo sư Hansho ở trường đại học văn hoá nữ thì lại cho rằng, đó vẫn là chất nhầy mà tỷ lệ lớn là chất nhầy ở cổ tử cung. Tính chất của chất nhầy đó là chất dính bết ngoài thời gian rụng trứng, trong thời gian rụng trứng và khi có cảm hứng tình dục thì bị pha loãng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nó bị hoà tan bởi nhiều loại dịch do tử cung tiết ra.
Người ta tranh luận khá sôi nổi về nguồn. gốc của "nước yêu'. Giáo sư Osashu nhận định rằng, đó là chất nhầy được tiết ra từ cổ tử cung, còn chất dịch được phóng ra khi đạt đến cao trào chính là chất dịch được tiết ra từ trong tử cung. "Nước yêu" có màu nhạt, trong suất độ PH là 7,5 mang tính kiềm nhẹ, không hề dính bết. Kết quả phân tích hoá học cho thấy: trong đó chứa 0,22% Prôtêin, 0,35% Clorua natri, 0,095% Canxi, 0,31% phốtpho vô cơ nếu so với nước bọt thì có nồng độ đậm đặc hơn một chút.
Theo Tâm sinh lý phụ nữ, NXB Hải Phòng 2003, GPXB: 44-742/XB-QLXB cấp ngày 27/6/2003