Thuốc điều trị viêm ngứa âm đạo
Nguyên nhân âm đạo có mùi hôi và cách chữa cực kì đơn giản
Làm sao để hết ngứa vùng âm đạo
Âm đạo ướt át
Trong khi các nhà khoa học còn đang bị bối rối về nguyên nhân tiết dịch trong những cuộc ái ân, thì tại Nhật Bản bác sĩ khoa phụ sản ở bệnh viện Nhất Tâm là Kidaiken và giáo sư Watachusan ở phòng nghiên cứu giải phẫu ở trường đại học Nagoya đã có công vén được bức màn bí mật đó lên.
Đầu tiên, họ dùng kính hiển vi điện tử quan sát lớp da bề mặt âm đạo và phát hiện ra rằng, dịch dính trên thành âm đạo được tiết ra bằng cách đi qua lớp tế bào và khe hở giữa các tế bào biểu bì để ra ngoài. Nó không những chảy ra ngoài thành âm đạo mà còn đi vào trong tế bào và dự trữ ở đó. Hai ông cho rằng chất dịch này có tác dụng giảm sóc khi dương vật thọc vào.
Tiếp đó, hai ông giải phẫu âm đạo để xem xét cấu tạo của nó về mặt tổ chức học và đưa ra kết luận, lớp da bề mặt âm đạo được cấu trúc bởi những tế bào biểu bì phức hợp hình dẹt xếp liền nhau như ghép đá xây tường. “Bức tường” này đại thể chia thành năm lớp, nếu tính từ trong ra ngoài thì sẽ có các lớp là bề mặt, lớp trượt, lớp giữa, lớp gần lót và lớp lót. Giữa lớp trượt và lớp giữa chính là khoảng hở với chức năng chứa nước. Hai ông còn phát hiện thêm rằng, khoảng cách giữa các tế bào của tầng gần lót và tầng lót nối thông với lớp trượt và lớp giữa là khá lớn, đồng thời có nhiều tế bào Limpha và tế bào du cư. Phát hiện này góp phần chứng minh thêm rằng đây chính là dòng chảy của chất dịch. Vì hai loại tế bào Limpha và du cư vốn chỉ có trong mạch máu. Đồng thời phát hiện này còn gợi ý cho người ta biết, chất nước này được chắt lọc từ trong máu. Hơn nữa, họ còn nhận thấy trên những mạch máu cực nhỏ chạy ra đến phía dưới chân các tế bào thượng bì còn hình thành các hang hẹp. Điều này càng chứng tỏ nơi ngọn nguồn tiết ra nước dịch. Điều thú vị là hai ông nhận thấy, chỉ những người phụ nữ dưới 60 tuổi, thì thành âm đạo mới có cấu tạo như vậy, ở các phụ nữ ngoài 60 tuổi thì tình hình thay đổi rất nhiều. Cụ thể là lớp thượng bì trên thành âm đạo mỏng đi nhiều, đặc biệt là tầng ngoài cùng mỏng đi một nửa (tỷ lệ giữa phụ nữ 20 tuổi và 80 tuổi), những tế bào rỗng làm chức năng kho chứa nước bị thoái hoá hết, khoảng hở giữa giữa các tế bào thu hẹp hẳn. Vì vậy có thể ví âm đạo của phụ nữ trẻ giống như bọt biển chứa đầy nước tình yêu, còn âm đạo bà già thì giống vỏ cây khô chẳng có tí nước nào.
Phụ nữ cũng “xuất tinh dịch”
Đó là cách gọi hiện tượng phun ra một ít dịch theo từng đợt, từ niệu đạo của phụ nữ khi họ đạt đến cao trào tình dục. Hiện tượng này được tiến sĩ Graophubôcơ nhìn thấy lần đầu tiên khi quan sát ở thành phía trước tại vị trí âm đạo 2 – 3cm. Phát hiện này gây ra một cuộc tranh luận khá gay gắt về hiện tượng phụ nữ cũng phóng dịch như nam giới.
Trước hết, Graophubôcơ cho rằng dịch tiết ra không phải là nước đái mà mang tính chất giống như chất dịch tiết ra từ tuyến tiền liệt của đàn ông trước khi có hiện tượng xuất tinh. Chứng cứ là trong nước dịch này có chứa các chất không hề có trong nước tiểu đó là acid phốt pho rylase. Về vấn đề này thì tiến sĩ Osashu còn tỏ ra nghi ngờ. Ông nói không thể chấp nhận được kết luận của Graophubôcơ cho rằng đó không phải là nước tiểu. Muốn phán đoán đó là nước tiểu hay không phải thì phải xem xét hàm lượng Urea chứa trong đó, nhưng Graophubôcơ lại có vẻ cố tình né tránh điểm này. Cứ cho rằng đúng như Graophubôcơ đánh giá đây không phải là nước tiểu mà là một loại dịch thể khác nào đó, vậy thì nó phải được chứa ở một cơ quan nào khác ngoài bàng quang chứ. Hơn nữa muốn phóng được nước đó ra thì nhất thiết cũng phải có một cơ cấu co bóp nào đó trong hệ cơ bắp, thế mà những bộ phận này thực tế là không tồn tại. Từ đó ông cho rằng, có thể chất nước này vẫn là nước tiểu.
Nếu dùng móng tay kích thích vào điểm G của phụ nữ với điều kiện là không gây ra xây xước, thì rõ ràng là gây được hưng phấn và kèm theo đó là cảm giác buồnđi tiểu tiện không thể cưỡng nổi. Qua hiện tượng này, giáo sư Hansho phân tích rằng “Khi hưng phấn tình dục thì công năng thuỳ thể dưới của não có vẻ như bị tê liệt, làm cho lượng kích thích tố chống lợi tiểu tiết ra bị giảm sút. Vì vậy, nước giải dễ chảy ra hơn. Hơn nữa, nước giải trong trường hợp này nhạt hơn nước giải lúc thường. Hiện tượng này rất giống với triệu chứng són đái ra quần, cũng giống trường hợp do cơ vòng yếu nên không kiềm chế được để thấm ướt quần”.
Nhân tiện cũng nói thêm rằng, hiện nay các nhà khoa học Nhật Bản đang cố gắng phanh phui những bí mật quanh điểm G. Giáo sư Oshima ở trường đại học Kyoto cho rằng, điểm G là một vùng nhậy cảm tình dục hướng ngoại, vì vậy nên gọi là khu G có lẽ hợp lý hơn. Hiện giờ, người ta đã hiểu rõ tổ chức của nó, nó được cấu thành bởi một số thành phần như: mạng lưới mạch máu, niệu đạo và tuyến niệu đạo, cuối đầu dây thần kinh và tổ chức xung quanh cổ bàng quang.
Trận địa tiền duyên
Âm đạo không chỉ đơn thuần là cơ quan sinh hoạt tình dục mà nó còn đảm nhiệm chức năng chống lại những kẻ thù xâm phạm từ bên ngoài, được coi là trận địa tiền duyên bảo vệ cho cơ thể, độ PH của cơ thể người là 7,2 – 7,3 mang tính kiềm yếu, nhưng ở âm đạo thì độ PH là 4 – 5 mang tính acid yếu, vì vậy nnó có thể giết chết vi khuẩn. Nhờ vào loại vi khuẩn Lactobacillus để hoàn thành chức năng này. Vì nó có khả năng phân giải đường Gơlucô thành acid lắc- tích, acid này duy trì được độ PH.
Đương nhiên là dưới trận mưa acid đó, thì tinh trùng cũng bị tiêu diệt ngay tức khắc, nói vậy thôi, ngoài vỏ, tinh trùng lại được khoác một lớp áo kiềm tính, nghĩa là được bảo vệ trong một chừng mực nhất định. Tuy nhiên, trong một thời gian rất ngắn khi mà lớp vỏ bảo vệ còn đủ sức gây tác dụng, tinh trùng phải tìm cách chuồn khỏi khu vực nguy hiểm này ngay, nghĩa là phải luồn qua cổ tử cung để đi vào vùng an toàn là tử cung. Lúc bình thường, chất dịch nhầy ở cổ tử cung gần như biến thành một khối đặc sệt, vì vậy nếu “yêu” trong thời kỳ này thì tinh trùng rơi vào thế thiên la địa võng và bị tiêu diệt hoàn toàn ngay trong âm đạo, do đó khả năng thụ thai gần như không thể xảy ra. Nhưng khi gần đến ngày rụng trứng, thì ống chất nhờn trong cổ tử cung trở nên loãng hơn, về mặt số lượng cũng tăng lên, tạo điều kiện cho tinh trùng đi qua một cách dễ dàng, đó là cơ hội để có thể thụ thai.
Hệ thống phòng vệ của âm đạo còn được thể hiện về mặt kháng nguyên, kháng thể. Khi tinh trùng xuất hiện, cơ thể người phụ nữ bắt buộc phải chấp nhận một vật lạ và cũng không nằm ngoài quy luật chung là cơ thể chống lại tất cả các vật lạ bằng cách huy động kháng thể để loại trừ nó ra.
Hiện tượng bọt khí
Tiến sĩ Osashu phát biểu rất tự hào rằng, ngoài ông ra thì cho đến nay chưa có ai phát hiện được trong tinh dịch có bọt, tức là ở vỏ ngoài của dịch thể (hay thể rắn) bao bọc một tập hợp nhiều hạt không khí. Theo ông, thì khả năng tạo bọt của dịch ở tuyến cầu trong niệu đạo và trong tinh dịch của đàn ông rất lớn, hơn nữa mỗi cái bọt ở trong tổ chức bọt hết sức nhỏ bé và tuổi thọ rất dài. Còn trong dịch âm đạo cũng như chất dịch chảy ra từ âm đạo khi hứng tình thì khả năng sủi bọt nhỏ, nhưng từng cái bọt khá to, và tuổi thọ lại ngắn.
Tiếp đó, thông qua cách quan sát bằng kính hiển vi để đi sâu tìm hiểu thêm một bước về hiện tượng bọt, ông đã thu được kết quả rất đáng ngạc nhiên. Đó là khi có những bọt nhỏ mà đứng đơn độc thì tinh trùng bu lấy chung quanh, và chỉ vài ba phút sau thì những tinh trùng này đều mất hết sức sống và bị tiêu diệt. Ông giải thích rằng, do bên trong bọt đó chứa không khí, mà theo lý luận về sinh hoá thì ôxy trong không khí là một mối đe doạ đối với tinh trùng. Vì vậy, bọt chính là nguyên nhân gây mất khả năng thụ thai.
Nếu một cặp vợ chồng về mặt sinh lý không có gì khác thường mà vẫn khổ tâm vì không có chửa được, thì chú ý lúc “yêu” đừng để sinh ra bọt, tức là phải tiến hành ở tư thế không để cho không khí lọt vào âm đạo. Khi dập thì cần hết sức nhẹ nhàng, sau khi đã xuất tinh rồi thì cũng chớ nên vội rút ra ngay, nhằm ngăn không cho không khí lọt vào.
Chị em có khả năng “yêu” liên tục
Tiến sĩ Osashu bàn về mối quan hệ giữa hiện tượng bọt trong nước tiểu với cảm giác mệt mỏi. Theo ông, người càng mệt thì bọt càng nhiều. Nhằm chứng minh luận điểm này, ông đã làm thí nghiệm với rất nhiều mẫu nước tiểu của nhiều người, và xác nhận, có thể coi hiện tượng sủi bọt và tuổi thọ của bọt là một phương pháp để đánh giá mức độ mệt mỏi của người đó. Phương pháp này giúp ta nhận biết mức độ mệt mỏi khi lao động chân tay hoặc lao động trí óc quá căng thẳng gây nên tình trạng ức chế của thần kinh.
Cách tiến hành thực nghiệm như sau: Trước khi bước vào cuộc “yêu” thì lấy mẫu nước đái của nam và nữ. Riêng đối với nữ, trước khi lấy nước giải, cần dùng khăn lau sạch chất nhầy dính ở phần ngoài bộ phận sinh dục rồi mớiđi tiểu tiện để lấy mẫu, như vậy thì thí nghiệm mới cho kết quả chính xác. Sau đó, nam và nữ đều uống một cốc nước, rồi tiến hành “yêu”, “yêu” xong phải nhanh chóng dùng khăn lau sạch bộ phận sinh dục, rồi đi đái ngay, đối với nam thì lúc đầu trong nước giải còn lẫn một ít tinh dịch nên phải lấy vào chỗ nước giải chảy ra cuối cùng. Tiến sĩ Osashu phát hiện thấy, trong tất cả các cuộc “yêu”, nam đều bị mệt mỏi hơn.
Theo cách đánh giá thông thường, số năng lượng bị hao phí lớn nhất trong một lần “yêu” là 300 kilô calo, thấp nhất là 125 kilô calo. Trong thực tế thì cách đánh giá này không xác đáng, vì qua thí nghiệm ta thấy, nam và nữ có mức độ mệt nhọc khác nhau. Vì sau khi “yêu” số bọt trong nước tiểu của nam tăng cao hơn nhiều, trong khi nữ hầu như không hề cảm thấy nhọc mệt, kể cả chơi theo kiểu nữ ở trên dập xuống thì kết quả vẫn không hề thay đổi.
Ngay từ khi bước vào cuộc “yêu” thì nam đã bắt đầu có bọt nhiều, chứng tỏ rằng sự mệt mỏi kéo dài triền miên, như vậy nếu “yêu” liên tục thì sẽ ngày càng mệt mỏi hơn, ngược lại nữ giới cứ thêm một lần “yêu” thì bọt lại càng ít đi, càng “yêu” nhiều càng khoẻ ra và hăng hái hơn, theo kết quả điều tra, thì đã từng có những chị em “yêu” từ sáng đến tối cộng lại đến hàng trăm lần, mà chẳng hề tỏ ra mệt mỏi chút nào. Sự khác nhau rất lớn giữa nam và nữ như thế quả thật khiến người ta không thể hiểu nổi. Đành phải giải thích rằng, có lẽ ông trời sinh ra như vậy, có như thế thì phụ nữ mới thích chửa đẻ sinh con duy trì nòi giống, tạo hoá cố ý giành cho chị em một sự ưu ái đặc biệt.