Hướng dẫn làm chuông gió Nhật Bản xinh xắn
Nghệ thuật xếp giấy Nhật Bản Origami
Hướng dẫn may áo Kimono của Nhật Bản
(Ảnh: Internet)
Linh yêu thích nước Nhật và một góc văn hóa Nhật Bản – chỉ một góc nhỏ bé mà Linh cảm thấy mình đồng điệu và yêu thích một cách tự nhiên thôi, còn xét trong cả một nền văn hóa rộng lớn thì không phải cái gì Linh cũng hợp và yêu thích.
Niềm yêu thích này có lẽ bắt đầu từ năm học cấp 3, khi một người bạn thân trong lớp của Linh – người từng trải qua 1 năm học dạng homestay ở Nhật về – bắt đầu dạy Linh những chữ, âm tiếng Nhật đầu tiên. Bạn cũng kể và cho Linh xem những hình ảnh về cuộc sống bạn đã trải qua trong thời gian ngắn đó, trong đó phải kể đến những quả cầu được “cuốn” bằng những sợi chỉ mầu tạo ra các hoa văn họa tiết vô cùng hay, mà sau đó hai đứa đã ngồi loay hoay tự cuốn được 1 trong những mẫu quả cầu đó. Linh thích thủ công và những công việc tỉ mẩn, khéo léo, vì thế mà Linh yêu một phần văn hóa Nhật – văn hóa đề cao và trân trọng giá trị của những đồ thủ công – và thực sự những món đồ thủ công Nhật ở tất cả mọi lĩnh vực đều khiến Linh trầm trồ, thán phục và mê mẩn, khâm phục bởi sự chau chuốt, tỉ mỉ và tinh tế.
Cái tên Kokotaru được đặt tại thời điểm Linh đang say sưa với môn tiếng Nhật ở trường ĐH (xét về ý nghĩa thì từ Kokotaru không tồn tại trong từ điển tiếng Nhật !). Thời kì đó Linh bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa ẩm thực Nhật Bản, Linh dành buổi tối chủ nhật hàng tuần để xem chương trình Japan Hour (1 chương trình TV nói về một dạng du lịch backpack và trải nghiệm văn hóa ẩm thực các vùng miền ở Nhật). Và Linh bắt đầu làm những món ăn Nhật, mua 1 vài quyển sách về Japanese cuisine, và càng ngày Linh càng yêu thích những triết lý nền tảng và phong cách của ẩm thực Nhật Bản. Nhưng tình yêu với các món ăn Nhật đã có từ trước đó, hồi năm 1 ĐH khi còn ở VN Linh đã làm thêm ở 1 nhà hàng Nhật, đó là lần đầu tiên Linh biết thế nào là sushi, sashimi, udon, soba, sake,… vô cùng nhiều thứ!
Trong bài viết này, Linh muốn chia sẻ một vài thông tin chung tham khảo từ nhiều nguồn, trong đó phần lớn là lược dịch từ 1 cuốn sách có tên “Japanese pure and simple” của tác giả Kimiko Barber. Mong muốn của Linh là được chia sẻ với các bạn yêu thích các món ăn Nhật, yêu thích văn hóa ẩm thực Nhật những điều mà chúng ta có thể đã hoặc chưa biết, hoặc đơn giản chỉ là muốn hiểu sâu thêm để mỗi khi thưởng thức món ăn mình sẽ có thể cảm nhận sâu sắc hơn sự tinh túy và ý nghĩa của món ăn đó. Trải nghiệm của Linh cho thấy là khi mình hiểu về văn hóa ẩm thực, hay đơn giản hơn là văn hóa bàn ăn, văn hóa trong khi ăn, mình thực sự thấy món ăn đó ngon hơn, đặc biệt hơn. Bài viết này không bàn sâu vào vấn đề văn hóa ẩm thực mà chỉ đề cập đến triết lý nền tảng của ẩm thực Nhật, và Linh muốn nói đến những vấn đề gần gũi hơn trong một căn bếp Nhật, để chúng ta cùng làm quen với những thực phẩm truyền thống phổ biến nhất được sử dụng trong các món ăn Nhật.
(Ảnh: Internet)
1. Triết lý trong nghệ thuật nấu ăn Nhật Bản
Trong tiếng Nhật, từ washoku (和食)được dùng để phân biệt các món ăn Nhật với các món ăn có ảnh hưởng từ nước ngoài – gọi là yoshoku. Triết lý của washoku bao gồm 5 nguyên tắc: 5 màu, 5 vị, 5 phương pháp nấu, 5 giác quan, 5 quy tắc.
2. Thực phẩm không thẻ thiếu trong bếp Nhật
(Ảnh: Internet)