Cách chế biến ăn dặm kiểu Nhật
Cách nấu cháo ăn dặm cho bé khỏe bé thông minh
Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn dặm?
Câu trả lời là khi được sự cho phép của bác sĩ. Theo Học Viện Nhi Khoa Mỹ, thời gian tốt nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm là từ 4 đến 6 tháng tuổi. Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ thì khi trẻ được 6 tháng tuổi hãy cho trẻ ăn dặm. Trong những tháng đầu, cơ thể của trẻ chỉ hấp thụ được sữa mẹ hoặc các loại sữa bột. Không có loại thức ăn nào đầy đủ chất dinh dưỡng bằng sữa mẹ. Cho nên, nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm, khả năng hấp thụ sữa của trẻ bị giảm sút. Bạn không nên thay thế sữa bằng các loại thức ăn khác. Chúng vừa kém dinh dưỡng vừa khó hấp thụ hơn. Thức ăn dặm không thể nào thay thế sữa mẹ, nó chỉ bổ sung thêm cho sữa.
Tại sao lại phải đợi đến khi trẻ 4 tháng tuổi?
Trẻ không có khả năng ăn dặm cho đến khi 4 tháng tuổi. Mặc cho cha mẹ bạn hay những người khác không đồng ý và nói rằng họ đã cho trẻ ăn ngay từ khi trẻ mới 2 tuần tuổi. Có rất nhiều lý do để bạn đợi đến khi trẻ được 4 tháng tuổi mới bắt đầu cho ăn dặm.
Lý do 1: Trước 4 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ không có khả năng tiêu hóa thức ăn đặc. Mặc dù trẻ bú rất tốt,trẻ vẫn không tiết ra đủ nước bọt để tiêu hóa thức ăn. Thậm trí khi trẻ được 3 đến 4 tháng, cơ thể trẻ vẫn thiếu các men tiêu hóa quan trọng, ví dụ như men amilaza dùng để tiêu hóa tinh bột, Cơ thể trẻ sẽ gặp rắc rối khi hấp thụ mỡ trước 6 tháng. Những thực phẩm không tiêu hóa được sẽ đi ra ngoài thông qua đường bài tiết. Ngoài ra, một số thức ăngiầu đạm như trứng, thịt, thậm trí sữa bò, nếu cho trẻ ăn quá sớm có thê gây hại cho thận.
Lý do 2: Cơ thể trẻ chưa sẵn sàng cho việc ăn thức ăn đặc. Cổ họng trẻ vẫn chưa phát triển đủ để nuốt thức ăn cho đến khi trẻ được 4 tháng tuổi. Chỉ khi được 4 tháng tuổi, trẻ mới có thể sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng. Thật vậy, khi bạn chạm vào lưỡi trẻ , trẻ sẽ phản ứng lại bằng cách đẩy lưỡi ra trước hoặc thụt lưỡi về phía trong. Hành động này là một phản xạ tự nhiên, giúp bảo vệ trẻ khỏi mắc nghẹn khi nuốt phải vật lạ. Phản xạ này chỉ mất đi khi trẻ được 16 đến 18 tuần tuổi. Lần đầu tiên cho trẻ ăn bằng muỗng, trẻ sẽ nhổ thức ăn ra và ngậm miệng lại. Đó là vì chuyển động của lưỡi là không điều kiện, chứ không phải vì trẻ không thích ăn. Chỉ khi được 5 tháng tuổi, trẻ mới thấy muỗng đang được đưa vào và trẻ tự động há miệng ra.
Lý do 3: Trẻ phải tự học cách thông báo cho bạn biết là trẻ đã no. Trẻ thường thông báo bằng cách ngừng bú hoặc ngủ. Đến khi được 4 hay 5 tháng tuổi, trẻ có thể lắc đầu để từ chối thức ăn. Trước đó, trẻ không hề có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy trẻ đã ăn đủ thức ăn. Chính vì không có khả năng này,nên nếu bạn cho trẻ ăn dặm quá sớm,bạn sẽ vô tình ép trẻ ăn quá nhiều. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống tự điều chỉnh việc ăn uống của trẻ và dẫn đến việc trẻ bi béo phì sau này.
Cũng như nhiều người lớn, trẻ chỉ ăn khi nào trẻ thấy đói.
Lý do 4: Bắt đầu cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ gây ra những vấn đề về sức khỏe sau này, ví dụ như béo phì, những bệnh về hô hấp như suyễn, dị ứng thức ăn. Xin xem phần sau để biết thêm chi tiết về việc cho ăn dặm quá sớm sẽ làm trẻ dị ứng đối với thức ăn.
Lý do 5: Thức ăn đặc không thể làm cho trẻ ngủ ngon suốt đêm. Nghiên cứu cho thấy ¾ trẻ em khoảng 3 tháng tuổi đều ngủ ngon suốt đêm cho dù chúng có được ăn dặm hay không. Ngay cả khi thức ăn đặc có thể giúp trẻ ngủ nhiều hơn, bạn cung không nên cho trẻ ăn quá sớm. Tôi biết việc mất ngủ rất khó chịu. Phần lớn chúng ta đều trải qua những lần mất ngủ. tuy nhiên đừng lo lắng. Chỉ sau một đêm ngủ say là trẻ sẽ cảm thấy khỏe khoắn trở lại.
Lý do 6: Việc bạn dang nuôi con bằng sữa mẹ nhưng lại cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ làm khả năng tiết ra sữa của bạn giảm sút.Đừng đợi cho đến khi trẻ được 8 tháng tuổi. Sau 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn thức ăn đặc để bổ sung thêm chất dinh dưỡng như: sắt, vitamin C, đạm, kẽm, nước và năng lượng… Trì hoãn việc cho trẻ ăn dặm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, ăn dặm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ. Vấn đề này được trình bày ở phần sau trong chương “Không nên cho trẻ ăn bằng bình”. Quan trọng hơn, khi trẻ được 7 – 9 tháng, trẻ bắt đầu phát triển kĩ năng ăn và nhai. Nếu bạn trì hoãn việc ăn dặm ở giai đoạn này, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống về sau.
LƯU Ý: Một số trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ chỉ bắt đầu ăn dặm sau khi được một tuổi. Cho nên một số bậc cha mẹ cho rằng chỉ nên cho trẻ ăn dặm sau khi thôi nôi. Hãy thảo luận với bác sĩ để tìm ra thời gian thích hợp nhất cho trẻ. Bác sĩ sẽ chú ý đến việc trẻ đã có đủ chất sắt trong khẩu phần ăn hay chưa.
Dấu hiệu nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn dặm
Bác sĩ đã đưa ra một vài dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết trẻ có thể ăn dặm hay chưa. Những dấu hiệu đó là:
Trẻ tối thiểu phải được 4 tháng tuổi.
Trẻ nặng gấp hai lần so với lúc mới sinh.
Trẻ cân nặng khoảng 5 – 7 kg
Trẻ có thể ngồi với sự giúp đỡ của cha mẹ, có thể nghiêng người về phía trước khi muốn ăn thêm hoặc ngả người về phía sau khi không muốn ăn nữa.
Trẻ có thể lắc đầu để từ chối không ăn.
Trẻ đã ngừng các phản xạ di chuyển của lưỡi khi bạn đút cho trẻ ăn. Nếu trẻ phun thức ăn ra ngay sau khi bạn đút nhiều lần, có nghĩa là trẻ chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm.
Trẻ uống tối thiểu 898- 1120g một ngày và còn muốn uống thêm nữa.
Trẻ bú tối thiểu từ 8 – 10 giờ một ngày (ngay sau vài tuần đầu ), tiêu hóa hết lượng sữa ngay sau mỗi lần bú và còn muốn bú thêm.
Khoảng cách giữa các bữa ăn ngày càng trở nên ngắn hơn.
Trẻ có thể cầm đồ vật đưa lên miệng.
Trẻ thích thú trong việc cắn các đồ vật xung quanh.
Trẻ hay quấy phá vào lúc nửa đêm, mặc dù trước đó trẻ ngủ rất ngon. Cách khác: Trẻ ngủ ít hơn.
Cách tính toán lượng thức ăn cho trẻ
Những dấu hiệu nhận biết thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm có khuynh hướng xuất hiện cùng lúc, dựa trên những số liệu toán học đơn giản về hàm lượng dinh dưỡng và trọng lượng của trẻ.
Một đứa trẻ trung bình cứ nặng khoảng 4.5kg thì cần 50 calori mỗi ngày. Sữa mẹ cứ 28g cung cấp 20g calori. Vì vậy, cứ mỗi kiloogam, trẻ cần 70g sữa. khi được khoảng 50 kg, trẻ cần khoảng 650 calories và 896g sữa. Hai dấu hiệu nhận biết: Trọng lượng tối thiểu là 585kg và lượng sữa hấp thụ mỗi ngày có liên quan chặt chẽ với nhau. Cho nên, không có gì ngạc nhiên khi các dấu hiệu nhận biết lại trùng lặp với nhau.
Nên cho trẻ ăn loại thức ăn nào trước tiên?
ên, bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa và không gây dị ứng. Có nhiều ý kiến khác nhau nhưng phần lớn đều cho rằng nên cho trẻ ăn bột ngũ cốc giàu chất sắt làm sẵn. Một số thực phẩm khác cũng được dùng cho trẻ làm thức ăn trước tiên là: Lê, khoai lang, chuối chín. Nếu trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ ăn hạt kê và sữa chua. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn thức ăn phù hợp cho trẻ trong những bữa ăn đầu tiên này.
Bột gạo làm sẵn
Bột gạo giàu chất sắt làm sẵn là lựa chọn đầu tiên của các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ. Gạo rất dễ tiêu hóa, hiếm khi gây dị ứng, mềm ra dễ dàng khi được cho vào nước. Phần lớn các loại bột ngũ cốc đều được sàng lọc và chế biến lại. Tuy nhiên, “Earth’s Best” thì không. Nó được làm từ hạt lúa mì nguyên chất. Nếu bạn dang sử dụng thức ăn làm sẵn, hãy chọn “Earth’s Best”. Bạn có thể mua sản phẩm này trong siêu thị, cửa hàng hoặc gửi thư đặt hàng thông qua các công ty thực phẩm. Để hộp ngũ cốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và có thể sử sụng được một tháng. Sau một tháng hàm lượng dinh dưỡng của bột sẽ giảm.
Bột ngũ cốc làm tại nhà
Khi trẻ được 6 tháng tuổi, bạn nên cho trẻ ăn bột ngũ cốc hoặc hạt kê trước tiên. Những loại thực phẩm này rất dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, chỉ cho ăn khi trẻ tối thiểu được 6 tháng tuổi. bởi vì chỉ lúc đó trẻ mới co men tiêu hóa cân thiết để tiêu hóa tinh bột. Cách chế biến và bảo quản bột ngũ cốc được trình bày ở phân 2 (phần “Cháo Yến Mạch cho trẻ”.) Mặc dù bột ngũ cốc chế biến tại nhà cũng chứa chất sắt. Tuy nhiên, đa số các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng hàm lượng sắt đó là không đủ cho một đứa trẻ đang lớn. Hàm lượng sắt cần thiết cho trẻ được trình bày ở phần sau.
Chuối
Chuối chín tán nhuyễn là loại thức ăn rất tốt cho trẻ mới bắt đầu ăn dặm. Như đã được trình bày ở phần sau, chuối là loại thức ăn giàu dinh dưỡng và rất dễ tiêu hóa. Rất nhiều nơi chọn chuối là loại thức ăn đâu tiên cho bé. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng vị ngọt của chuối sẽ hình thành nên khuẩn vị thích ăn ngọt, khiến trẻ sau này sẽ không chịu ăn những loại thức ăn ít ngọt hơn. Cá nhân tôi không tin vào vấn đề này. Khi con tôi mới bắt đầu ăn dặm, tôi cũng cho cháu ăn chuối. Bây giờ cháu vẫn ăn được men một cách ngon lành,nếu bạn đã từng nếm men, bạn sẽ hiểu những điều tôi vùa nói . LƯU Ý: Một số chuyên gia phản đối việc cho trẻ em ăn chuối vì chuối (cũng như nhiều loại trái cây nhập khẩu khác)bị phun thuốc trừ sâu.vỏ chuối rất xốp nên thuốc trừ sấu dễ dàng thấm vào e bên trong. Vì vậy, bạn chỉ nên mua loại chuối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bơ
Trái bơ chín xay nhuyễn cũng là một loại thức ăn rất tốt cho trẻ mới bắt đầu ăn dặm. Hàm lượng dinh dưỡng trong bơ rất cao, đến nỗi một số người có thể ăn bơ để sống. Ngoài ra, bơ còn chứa rất nhiều axit béo cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Xin tham khảo phần sau để biết thêm thông tin về trái bơ.
Khoai lang nấu
Khoai lang nấu chín rồi tán nhuyễn cũng là loại thức ăn rất tốt. Nó có hàm lượng dinh dưỡng cao và chứa nhiều vitamin A. Khi trẻ được 4 tháng tuổi nếu không muốn cho trẻ ă chuối hay bột ngũ cốc, khoai lang sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Phần sau sẽ có một phục lục bàn kỹ về khoai lang.
Sữa chua
Sữa chua là loại thức ăn rất tôt cho trẻ 6 tháng tuổi. sữa chua chứa nhiều men tiêu hóa có ích cho ruột của trẻ. Nó cũng có mùi vị rất giống sữa. Cho nên sữa chua rất phù hợp cho những trẻ chỉ quen bú sữa mới bắt đầu ăn dặm. Cho trẻ ăn sữa chua làm từ sữa nguyên chất. Đừng nên cho trẻ ăn loại sữa chua ít béo vì trẻ dang rất cần chất béo. Nên cho trẻ ăn sữa chua được làm tự nhiên. Đừng nên mua nhữn loại có bỏ thêm hương liệu trái cây và tệ hơn , có chứa đường hóa học. Phần sau có hướng dẫn cách làm sữa chua tại nhà để tiết kiệm tiền. Mặc dù sữa chua làm từ sữa bò có thể dùng cho trẻ dưới một tuổi nhưng bạn không nên cho trẻ uống sữa bò thay cho sữa mẹ khi trẻ được một tuổi.
LƯU Ý: Nếu gia đình bạn bị dị ứng với sữa, đừng nên cho con bạn uống sữa chua làm từ sữa bò. Trẻ bị dị ứng với sữa có thể ăn sữa chua từ các loại sữa khác. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi cho trẻ ăn. Xem phần sau để biết thêm về việc dị ứng sữa và không hấp thụ được đường lactozơ.