Pha sữa cho bé và những lỗi thường gặp
Cách bảo quản thức ăn cho bé trong tủ lạnh kiểu Nhật Hàn
Mẹ bị đau bụng có nên cho bé bú hay không?
Trả lời: Chiều cao của con người ngoài yếu tố di truyền (70-75%), còn do hoàn cảnh sống (25-30%) quyết định, như chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục thể thao.
Dinh dưỡng giữ vai trò rất quan trọng, trong đó 3 giai đoạn chủ yếu góp phần quyết định chiều cao của cơ thể là trong bào thai (nhất là 6 tháng cuối của thai kỳ), 5 năm đầu tiên và đặc biệt là khi bước vào lứa tuổi dậy thì. Sau tuổi 22, chiều cao không tăng thêm được nữa.
Trong giai đoạn cơ thể đang lớn, muốn phát triển chiều cao tốt, không nên ăn kiêng khem, cần ăn đa dạng để cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Cần đặc biệt lưu ý ăn đủ lượng protein và canxi. Những thực phẩm giầu protein là thịt nạc, cá, trứng, sữa, các hạt họ đậu nhất là đậu nành... Thực phẩm giầu canxi là sữa, cá hộp nguyên xương, cá nhỏ kho dừ ăn được cả xương, tôm, cua, ốc, rau xanh...
Cháu đang trong lứa tuổi dậy thì, chiều cao đang tăng nhanh, cần chú ý ăn uống đầy đủ chất như đã nói trên; nếu có điều kiện thì uống thêm sữa bò, ăn nhiều rau quả tươi. Cần bảo đảm có giấc ngủ tốt và tập thể thao, chú ý những môn có tác dụng duỗi dài cột sống, vươn cao người như bóng chuyền, xà ngang, đánh đu, nhảy cao, nhảy xa, bơi lội...
Nếu như trước đây, các bậc cha mẹ thường chỉ mong con khỏe mạnh hoặc tròn trịa một chút, thì bây giờ họ lại mong con phải cao hơn cha mẹ. tiềm năng về chiều cao phần lớn được quy định do gen, chủng tộc… tuy nhiên, để phát triển tối đa chiều cao do gen di truyền, việc bổ sung dinh dưỡng vào những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời cũng là một yếu tố rất quan trọng.
Bảo đảm một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để đầu tư chiều cao cho trẻ, không những chúng ta cần tác động vào giai đoạn bé đã ra đời mà phải chuẩn bị ngay từ khi người phụ nữ sắp mang thai, thậm chí từ khi bé gái chưa đến tuổi dậy thì. Khi mang thai, bà mẹ cần ăn uống đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm, không kiêng khem để đảm bảo tăng cân đủ 10-12 kg trong 9 tháng. Một bé khỏe mạnh sinh ra có cân nặng khoảng 3 kg, dài hơn 50cm là một khởi đầu tốt để phát triển sau này. 2 năm đầu đời sau đó là giai đoạn bé phát triển chiều cao rất nhanh, cao thêm khoảng 25cm. Đến 12 tháng, trung bình bé trai cao khoảng 76cm, còn bé gái khoảng 75cm. Khi được 2 tuổi, bé sẽ cao khoảng 85cm. Người ta ước tính tầm vóc của người trưởng thành sẽ cao gấp 2 lần chiều cao lúc 2 tuổi. Và giai đoạn cuối cùng để cải thiện tầm vóc là giai đoạn dậy thì: bé gái từ 10-16 tuổi, bé trai từ 12-18 tuổi. Bé sẽ tăng 8-10cm/năm và 50% khối xương được hình thành trong thời điểm này.
Vì vậy, trong giai đoạn trẻ còn có thể tăng chiều cao, chúng ta cần cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý:
1. Năng lượng cung cấp phải đủ, phù hợp với lứa tuổi, không quá dư vì dễ dẫn tới béo phì, cũng không quá ít vì dễ đưa đến suy dinh dưỡng.
2. Bữa ăn của trẻ bao giờ cũng phải đầy đủ 4 nhóm: đạm - bột - béo - rau.
+ Đạm từ động vật như thịt, cá, tôm, tép, cua, lươn... và từ thực vật như đậu nành, các loại đậu nói chung... Chất đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong khẩu phần, nên chiếm khoảng 10-14% tổng năng lượng nói chung.
+ Gạo là nguồn cung cấp tinh bột chính trong bữa ăn của người Việt Nam. Ngoài ra còn có bắp, bột mì... để thay đổi cho đỡ ngán. Năng lượng từ tinh bột nên chiếm 60-65% tổng năng lượng hàng ngày.
+ Chất béo là nhóm thực phẩm không kém phần quan trọng, giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các loại vitamin trong dầu như vitamin A, D.
+ Ngoài ra, rau xanh, trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt, góp phần giúp bộ xương cứng cáp hơn.
3. Nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, không kiêng khem, không ăn uống thiên lệch.
VAI TRÒ CỦA VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT
Vitamin và khoáng chất cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ, cụ thể là:
Calci: có nhiều trong sữa, cua, ốc, tôm, tép, các loại cá nhuyễn ăn luôn xương, đậu nành và các loại rau. Trong đó, sữa là quan trọng nhất. Calci trong sữa dễ hấp thu do có vitamin D và Phospho với tỷ lệ hợp lý. Ngoài ra, sữa còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và nguồn đạm có giá trị sinh học cao, chứa đủ các acid amin thiết yếu.
Để calci được hấp thu tốt hơn, da cần tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để tổng hợp vitamin D. Vì vậy nên dành cho con bạn 20 phút tắm nắng mỗi ngày.
Vitamin A: vừa giúp phòng chống khô mắt, tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, vừa góp phần trong việc phát triển chiều cao. Các thức ăn giàu vitamin A là sữa, trứng, cá, gan, thịt...
Sắt: nguồn cung cấp sắt tốt nhất cho trẻ nhỏ là thức ăn động vật như gan, huyết, thịt, cá... và các loại đậu đỗ, rau dền..., các loại sữa có bổ sung sắt.
Kẽm: nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao. Những thức ăn có thể cho con bạn nhiều kẽm là con hàu, gan heo, thịt bò, sữa, lòng đỏ trứng, sữa đậu nành...
Lysin: Là một chất đang được các nhà sản xuất sữa quan tâm. Đây là một loại acid amin thiết yếu, hay bị thiếu trong chế độ ăn nhiều tinh bột.
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần khuyến khích trẻ có lối sống năng động, tập thể dục thể thao thường xuyên.
Cùng với yếu tố dinh dưỡng và vận động, ngủ đủ, ngủ sâu cũng làm hormone tăng trưởng tiết ra nhiều, kích thích xương dài hơn.
Cách đo chiều cao cho trẻ
Cách đo chiều cao nằm (đối với trẻ < 24 tháng): Để trẻ nằm ngửa trên một thước đo gỗ, đầu chạm sát một cạnh của thước đo; Một người giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà, một người giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân, bàn chân thẳng đứng. Đọc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ.
Cách đo chiều cao đứng (đối với trẻ > 24 tháng): Trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường; Đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát tường. Mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình. Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo.
Chiều cao đứng và nằm có thể chênh nhau 1-2 cm.
Cách tính chiều cao đơn giản (cho trẻ 2 -12 tuổi):
Chiều cao (cm) = tuổi (năm) x 6 + 77.
Dưới đây là những thực phẩm tốt nhất cho sự phát triển chiều cao của con bạn:
1. Thịt gà
Thịt gà được xem là một trong những thực phẩm chứa lượng protein cao nhất trong số những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, vì vậy nó cũng giúp cung cấp lượng lớn protein cho quá trình xây dựng mô và cơ bắp. Mỗi ngày, hãy thêm 100g thịt gà vào chế độ ăn.
2. Sữa chua
Sữa chua cũng là một thực phẩm “bí mật” giúp tăng trưởng chiều cao tự nhiên của một bộ phận dân cư trong một số vùng miền nhất định trên thế giới. Lý do là sữa chua rất giàu protein, đồng thời cũng là một nguồn vitamin khoáng chất cần thiết cho sự phát triển xương
3. Trứng
Nguồn dinh dưỡng cơ bản của trứng cũng là protein, nhất là lòng trắng trứng bao gồm 100% protein.
4. Sữa
Sữa là thực phẩm phổ biến cung cấp nguồn protein dồi dào cho cơ thể. Bên cạnh đó, sữa còn là một thực phẩm tiêu hóa tốt, nên uống 2-3 ly sữa mỗi ngày.
5. Đậu nành
Đậu nành chứa lượng protein cao nhất trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, giúp tăng khối lượng xương và các mô. Do đó, nên kết hợp đậu nành (khoảng 50g/ngày) vào các bữa ăn hàng ngày.
6. Thịt bò
Tương tự như thịt gà, thịt bò cũng là một nguồn dồi dào protein, nên ăn 100g thịt bò mỗi ngày.
7. Nước
Uống nhiều hơn 8 ly nước mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể, vừa giúp máu lưu thông tốt để lần lượt phân phối các vitamin và các loại thực phẩm, giúp tăng cường chiều cao cho xương cũng như toàn bộ cơ thể.
8. Bột yến mạch
Bột yến mạch cũng là thực phẩm từ thực vật, cung cấp lượng protein dồi dào giúp tăng khối lượng cơ và giảm chất béo. Nên sử dụng 50g bột yến mạch cho bữa sáng mỗi ngày.
9. Thực phẩm giàu magie
Nguồn thực phẩm giàu magie có trong các loại đậu, hạt, rau xanh, bơ, thịt, các sản phẩm từ sữa, sôcôla và ngũ cốc.
Tăng chiều cao cho bé cẩm nang toàn tập
Bảng theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ
Ăn gì để trẻ cao hơn?
Cách bổ sung Canxi cho trẻ để bé thêm cao lớn
Cho trẻ ăn váng sữa có tốt không?
Thực phẩm chứa nhiều kẽm nhất
Cách cải thiện chiều cao thật hiệu quả
(ST)