Chữa bệnh rụng tóc từng mảng nhanh khỏi
Thuốc chữa bệnh rụng tóc hói đầu vô cùng hiệu quả
Video clip: Mẹo vặt chữa bệnh rụng tóc bằng vỏ bưởi
Việc chăm sóc tóc bên ngoài bằng dầu gội, dầu xả, kem ủ tóc,… thực chất chỉ có tác dụng làm sạch và bóng tóc tạm thời, hầu như không có tác dụng nuôi dưỡng tóc, bởi vì sợi tóc là chất sừng, không thể hấp thu dưỡng chất được. Để tóc phát triển chắc khỏe, tóc cần được hấp thu đầy đủ dưỡng chất nuôi tóc từ bên trong. Thực tế, hơn 95% dưỡng chất nuôi tóc là do máu mang lại. Vì vậy, tóc chỉ thực sự khỏe đẹp khi được nuôi dưỡng đầy đủ dưỡng chất từ các mạch máu bên trong cơ thể. Khi tóc được nuôi dưỡng đầy đủ dưỡng chất, tóc sẽ hết rụng, khô, gãy, chẻ nhọn, chân tóc vững chắc, sợi tóc dày, chắc khỏe, mái tóc sẽ nhanh chóng trở nên óng ả, mượt mà.
10 thực phẩm để có mái tóc đẹp
1. Protein
Thành phần chủ yếu trong cấu tạo của một sợi tóc là chất sừng keratin chiếm khoảng 70%, 30% còn lại là nước, chất béo, hydrat cacbon, vitamin và khoáng chất. Keratin là một polypeptit có cấu tạo từ các aminoacid. Để cơ thể tổng hợp được chất này một cách dễ dàng, chúng ta nên ăn các thức ăn giàu chất đạm. Một chế độ ăn giàu protein sẽ giúp bạn có một mái tóc bóng mượt, chắc, khỏe, có độ đàn hồi cao nên không bị đứt, gãy, rụng
Protein từ thịt là nguồn tốt nhất nhưng ăn thịt hằng ngày cũng sẽ không tốt. Những loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao sẽ làm tăng hormon sinh dục nam (testosterone) và đó là nguyên nhân gây rụng tóc rất nhiều. Vì thế thịt không nằm trong danh sách những loại thực phẩm chống rụng tóc.
Bệnh nhân rụng tóc nên chú ý đến những loại thức ăn giàu protein như: cá, gà, gan bê, men bia, phó mát hàm lượng chất béo thấp, trứng, các loại đậu và sữa chua.
Các protein thực phẩm có nguồn gốc động vật như trứng, cá, sữa, thịt nạc, gan…tốt cho tóc hơn là các đạm thực vật. Chúng có có chứa tất cả những loại axit amin cần thiết (mà cơ thể không thể tự sản xuất ra được) và hình thành protein hoàn chỉnh. Protein thực vật có nhiều trong các loại cây lương thực, quả hạch, hạt ngũ cốc và các loại đậu, nhưng lại không chứa đầy đủ các axit amin cần thiết.
Tuy nhiên sữa đậu nành và đậu phụ cũng là cách thông minh để thêm vào chế độ ăn bởi chúng giàu protein và ít chất béo xấu.
2. Sắt
Sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất hemoglobin, một phần của máu mang dưỡng khí cho các cơ quan và mô trong cơ thể. Điều này có nghĩa là da đầu của bạn cũng có lưu lượng máu, mà đây chính là yếu tố thúc đẩy và kích thích tóc phát triển.
Khi trong máu thiếu sắt, phần chân tóc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bị thiếu dinh dưỡng, chân tóc sẽ yếu và dễ bị tổn thương hơn, dẫn đến việc tóc dễ bị rụng. Để cân bằng lượng sắt trong máu, cách tốt nhất là cải thiện chế độ ăn uống. Ăn nhiều đồ ăn có chứa chất sắt và các thành phần giúp tăng cường sự hấp thụ sắt để lấy lại sự cân bằng sắt trong máu.
Để giúp ngăn chặn điều này nên tăng cường các thực phẩm giàu sắt như gan và nội tạng, gia cầm, cá, Các loại quả khô (nho khô), chà là, nước trái cây, đậu nành, hạt bí đỏ, đậu trắng, đậu lăng, cải bó xôi, con trai, hàu, ca cao, thịt thỏ, thịt gia cầm, đậu nành, lúa mì, thịt bê, lươn, tim bò, thịt bò, lạc, trứng, quả có màu xanh thẫm, rau đậm màu như rau cải, và các loại hạt ngũ ....
Sắt trong đạm động vật sẽ dễ dàng hấp thụ hơn so với sắt có trong đạm thực vật như đậu lăng, đỗ và đậu hũ. Những người ăn chay nên kết hợp đạm thực vật với một loại thực phẩm giàu vitamin C để thúc đẩy sự hấp thụ.
Vitamin C có nhiều trong các loại trái như cam, dâu và chanh là những thực phẩm bệnh nhân rụng tóc nên đưa vào danh sách các loại thực phẩm giúp ngăn ngừa rụng tóc ...
Hạn chế dùng trà, cà phê vì chúng có tác dụng ngược lại.
3. Iot cũng là một khoáng chất thiết yếu giúp tóc phát triển khỏe mạnh. Đó là một trong những lý do iot được bổ sung vào muối ăn hàng ngày.
4. Silica
Silica là khoáng chất thiết yếu. Cơ thể sử dụng Silica để hỗ trợ việc hấp thụ các vitamin và khoáng chất, giúp tóc khỏe hơn, tránh gẫy rụng. Và dĩ nhiên, nếu không dùng loại thực phẩm có Silica thì việc bổ sung vitamin cũng không giúp ích được nhiều.
Silica được tìm thấy trong giá đậu tương, và khoai tây.
Silica có nhiều trong gạo, yến mạch, giá đỗ, ớt xanh, rau diếp, củ cải vàng, măng tây, hành tây, dâu tây, cải bắp, dưa chuột, tỏi tây, cần tây, khoai tây hạt hoa hướng dương, hoa lơ...
Các thực phẩm giàu silica nên được ăn sống chưa qua chế biến nếu có thể để hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cho tóc.
5. Kẽm
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, từ việc tái tạo tế bào (tham gia tạo protein) đến cân bằng hormon và thực hiện tất cả những chức năng tác động đến sự phát triển của tóc. Có lẽ vai trò quan trọng nhất của kẽm là gắn kết các nang tóc (tạo collagen). Khi cơ thể của bạn có hàm lượng kẽm thấp, các nang tóc sẽ yếu đi tóc kém phát triển, tóc trở nên mảnh, nhỏ, có màu vàng ố, không óng ả, và đó là nguyên nhân khiến các sợi tóc không đủ khả năng bám lại da đầu và rụng xuống. Kẽm còn có tác dụng định mức chuẩn tỷ lệ chất bã nhờn, chống một số chất độc, kim loại nặng, cho ta một mái tóc khỏe mạnh và sạch sẽ.
Thực phẩm giàu kẽm bao gồm: mầm lúa mì, thịt đỏ (th��t bò), thịt gia cầm, tôm, các loại hạt và đặc biệt là ăn nhiều hải sản (sò, hàu), gan, cá, óc, trứng. Vì hải sản chứa nhiều lượng kẽm tốt cho việc nuôi dưỡng các tố chất trong cơ thể và ngăn chặn sự rụng tóc.
Những người ăn chay có thể bổ sung kẽm từ các loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc. Kẽm từ các nguồn này không hấp thu một cách dễ dàng như kẽm từ nguồn động vật vì vậy những người ăn kiêng cần bổ sung một lượng nhiều hơn khoáng chất này.
Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều kẽm thực tế cũng có thể dẫn tới rụng róc, vậy nên tốt nhất là có một chế độ ăn giàu kẽm hơn là chỉ ăn những loại thức ăn này và uống thuốc bổ sung.
Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm đạm động vật, tôm, cua, sò, hến, đậu phộng, hạt bí ngô, đậu xanh, và mầm lúa mì.
6. Đồng
Đồng tham gia vào việc tạo nên những sắc tố của tóc. Nếu cơ thể bị thiếu khoáng chất này, mái tóc của bạn sẽ bị bạc màu trước tuổi. Chúng ta có thể củng cố màu sắc tự nhiên của mái tóc với một chế độ ăn chứa nhiều chất đồng. Động vật có vỏ (hàu), gan, rau tươi, quả hạnh nhân, các loại hạt, thịt, atisô, bơ, chuối, tỏi, các loại đậu, nấm, quả hạch, các loại hạt, khoai tây, mận, củ cải, đậu nành, cà chua,và ngũ cốc nguyên hạt là những thực phẩm có nhiều đồng.
7. Chất béo
Một chế độ ăn giàu chất béo làm tăng hàm lượng testosterone - nguyên nhân gây rụng tóc. Để có mái tóc đẹp, bạn nên hạn chế đồ ăn có chứa nhiều đường, dầu mỡ, các loại đồ ăn chứa nhiều axit chua như các loại bánh ngọt, kem, các loại đồ ăn nhanh, các món chiên xào nhiều dầu mỡ, các loại rau củ quả chế biến theo hình thức lên men…
Nên sử dụng các loại ngũ cốc và hạt khác như ngô, lạc, hạt dưa, hạt hướng dương.. chứa dầu với các axit béo không no, giúp duy trì độ ẩm và độ đàn hồi cho tóc, làm tóc luôn đen và bóng mượt.
Một chế độ ăn uống giàu omega-3, axit béo thiết yếu cho cơ thể, sẽ nuôi dưỡng và tăng độ ẩm cho những sợi tóc khô, dễ gãy, giúp da đầu hết khô, ngứa, và làm giảm nguy cơ mắc bệnh vẩy nến, gàu hoặc eczema. Nguồn thực phẩm giàu omega-3 nhất là cá, hạt lanh và một số loại quả hạch. Cá trích có lượng omega-3 lớn nhất, tiếp theo là cá thu, cá hồi và cá ngừ. Quả óc chó và đậu nành cũng là nguồn cung cấp đáng kể axit béo omega-3 và là một bữa ăn nhẹ vừa giàu protein vừa tiện lợi cho bạn.
8. Vitamin
Vitamin làm tóc mọc nhanh và mềm mại hơn
Vitamin A thường xuyên cần cho quá trình sừng hóa lớp thượng bì, hình thành chất kêratin. Nếu thiếu vitamin A trong cơ thể sẽ dẫn đến da đầu khô, chân tóc yếu, tóc dễ gãy. Vitamin A có đa dạng trong hai nguồn từ thực vật lẫn động vật. Bạn có thể tìm thấy vitamin A dồi dào trong trái cây màu đỏ, rau quả màu vàng, màu cam như cà rốt và một số rau màu xanh lá cây đậm. Ở nguồn từ động vật, vitamin A có nhiều trong gan, dầu cá, trứng và sữa tươi.
Nhóm các vitamin B: có tầm quan trọng trong việc giữ cho tóc, da đầu và da luôn được khỏe. Chúng tham gia vào quá trình sản xuất keratin - thành phần cấu tạo chính nên tóc đồng thời kích thích tóc mọc nhanh. Các vitamin B có trong các loại thực phẩm, nhất là ở hạt ngũ cốc, bánh mì, rau lá xanh, các loại đậu, đậu nành, men, mộng lúa mì, thịt bò (nhất là ở gan). Thiếu vitamin nhóm B có thể dẫn đến thiếu máu, gây ra các vấn đề về thần kinh, viêm da đầu và da; Làm tóc bạc sớm, rụng tóc.
- Thiếu vitamin B2 không những làm mất màu tóc, tóc bị duỗi thẳng mà còn gây hói.
- Niacin hoặc vitamin B3 (thịt gà, gà tây, cá, mầm lúa mỳ) thúc đẩy lưu thông máu ở da đầu, sản xuất dầu tự nhiên cho tóc. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường chân tóc chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc.
- Para-aminobenzoic acid (PABA) kết hợp với axit folic sẽ giúp khôi phục lại mái tóc, ngừa rụng tóc. Nếu thiếu vitamin này có thể dẫn đến tình trạng tóc bạc sớm. Nguồn thực phẩm quan trọng giàu PABA bao gồm men bia và các loại hạt.
- Inositol: ngừa rụng tóc, giảm hói đầu. Một số phụ nữ cũng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này và nó có thể được chữa khỏi bằng một chế độ ăn uống lành mạnh với chế độ ăn nhiều rau, chuối, hoa quả họ cam quýt, gan và nho khô.
- Axit pantothenic: Còn được gọi là vitamin B5, vitamin này giúp ngừng rụng tóc nhanh chóng. Để nhận được nhiều vitamin B5, bạn hãy ăn nhiều ngũ cốc, thịt nội tạng và lòng đỏ trứng.
- Vitamin B6, axit folic và B12: Cả 2 loại vitamin B6 và vitamin B12 đều có tác dụng giúp tăng trưởng tóc, ngăn rụng tóc. Vitamin B6, Axit folic, Vitamin B12 rất cần thiết trong quá trình sản sinh hemoglobin, một hợp chất giúp mang oxy từ phổi đến các mô tế bào trong cơ thể, bao gồm cả tóc. Tóc khỏe và chắc dựa trên nguồn cung cấp oxy và máu liên tục. Sự thiếu hụt các vitamin này làm giảm sự cung cấp máu đến tóc, gia tăng hiện tượng rụng tóc và làm tóc nhanh hư tổn, chậm phát triển. Nguồn bổ sung vitamin B6, B12 có nhiều trong thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, cá, các sản phẩm từ sữa, đậu nành. Trong loại rau lá xanh, nước cam, bông cải xanh, mần lúa mì, bơ, măng tây, atisô, củ cải đường, cam, bông cải xanh, bắp cải Brussels, rau bina, đậu tươi, đậu nành, đậu xanh, đậu lăng, gà tây và một số ngũ cốc nguyên hạt, bạn có thể tìm thấy nguồn axit folic dồi dào.
Biotin hay còn gọi là vitamin H có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kích thích tóc mọc dày hơn và khỏe hơn. Loại thành phần này có thể dễ dàng được tìm thấy trong các loại thực phẩm như: gan, cá hồi , thận, men bia, trứng, cá, sữa, lạc và các loại đậu, hạt hoa hướng dương, óc chó, súp lơ, cà rốt, chuối, ngũ cốc,…
Vitamin C: Vitamin C giúp các mạch máu trở nên dẻo dai hơn, tăng hấp thu sắt cho cơ thể, giúp tóc mọc nhanh hơn. Thiếu vitamin C, các miệng nang lông nở rộng ra và bì sừng hóa nặng làm các tóc không thể mọc lên được. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp giải thoát các gốc tự do có thể gây hại nang tóc khiến tóc mỏng và xơ xác. Vitamin C còn rất cần thiết cho sự sản xuất collagen. Vì vậy, hãy bổ sung thật nhiều vitamin C cho cơ thể bằng một chế độ ăn nhiều rau quả, đặc biệt là cam quýt, quả thơm (dứa), dâu tây, chanh, ớt, ổi, đu đủ, dưa hấu và các loại rau lá sẫm, chẳng hạn như cải xoăn, bắp cải hay rau bina.
Vitamin D2, D3 thúc đẩy sự sinh trưởng tóc thông qua tác dụng đến chuyển hóa canxi, phốt pho, hệ thống thần kinh thực vật, các tuyến nội tiết.
Vitamin E: cải thiện hữu hiệu hiện tượng rụng tóc ở phụ nữ. Nó cũng giúp thúc đẩy lưu thông máu đến da đầu, tạo ra các chất dinh dưỡng cần thiết cho mái tóc khỏe đẹp.
Nguồn cung cấp: các loại hạt, ngũ cốc và các loại rau lá sẫm màu
9. Nước
Lượng nước thích hợp là một yếu tố quan trọng để mái tóc khỏe mạnh và thúc đẩy sức khỏe tốt.
Thông thường, nước chiếm khoảng ¼ trọng lượng mỗi sợi tóc, do đó rất cần thiết cho sự mềm mại, bóng mượt của tóc. Hãy đảm bảo mỗi ngày uống đủ 2 lít nước.
10. Chế độ ăn uống giàu can xi: Bổ sung can xi từ sữa và ngũ cốc không chỉ giúp củng cố bộ xương, mà còn giúp đảm bảo rằng tóc của bạn sẽ luôn luôn khỏe mạnh và bóng mượt.
11. Collagen
Theo các nhà khoa học, collagen không chỉ được xem như chất keo giúp cho làn da săn chắc, mịn màng, trẻ trung mà còn giúp cho xương, gân, dây chằng, tóc, móng… trở nên vững chắc, dẻo dai, đàn hồi tốt. Vì vậy, sự bổ sung những thực phẩm chứa collagen không chỉ giúp người ta trông trẻ hơn mà còn có sức khỏe tốt hơn. Collagen do cơ thể tổng hợp nên, do đó cần dùng nhiều các nguyên liệu như da động vật, sụn mềm đầu xương...
Một số món ăn bổ dưỡng ngăn ngừa rụng tóc
- Cháo hà thủ ô: 15 g – 20 g hà thủ ô đỏ, khô, rửa sạch, ngâm mềm, sắc lấy nước để nấu với gạo tẻ cùng đại táo, thành cháo nhừ. Thêm ít đường phèn, đánh tan. Dùng ăn vào lúc đói bụng.
- Canh thịt heo – mè đen: Nấu 60 g mè đen cùng 40 g phục linh khoảng 30 phút, cho 10 g hoa cúc và 250 g thịt heo nạc (đã ướp gia vị) vào. Nấu tiếp cho chín, nêm gia vị và dùng trong bữa cơm.
- Thịt gà chưng rau bó xôi: Đem chưng cách thủy 100 g -150 g thịt gà cùng với gia vị vừa ăn. Khi thịt gà chín mềm, cho 80-120 g rau bó xôi vào, chưng tiếp 20-30 phút. Ăn khi đói bụng
- Bắp bò hầm hà thủ ô: Nấu nửa lít nước trong nồi đất cho thật sôi, cho 200 g bắp bò cùng hà thủ ô đỏ (15 g – 20 g khô) và 6 quả đại táo, 2 lát gừng sống cùng hầm cho chín nhừ. Cho mè đen (rang chín, giã mịn) vào, nấu thêm 15 – 20 phút, vớt bắp bò ra xắt lát mỏng, cho vào tô, múc nước hầm tưới lên bắp bò. Ăn nóng trong bữa cơm. Lưu ý người bị tiêu chảy không dùng món này.
- Trứng cút nấu long nhãn: Trứng chim cút 6-8 cái, long nhãn nhục 15 g tươi hoặc 8 g khô. Cho 2 thứ vào nồi với 300 ml nước, nấu sôi khoảng 10 phút, ăn vào lúc đói bụng.
- Quả dâu tằm 60 g, ý dĩ nhân sống 30 g, đậu xanh 30 g. Ba thứ rửa sạch, để ráo, cho vào siêu đất nấu với 4 chén nước, sắc còn 2 chén. Thêm đường vừa đủ, bỏ bã, uống nước.
- Chọn 2 kg quả dâu chín cho vào lọ thủy tinh, cứ một lớp dâu thì một lớp đường cát trắng. Đưa bình ra phơi nắng để nước dâu chảy ra và lên men, lấy nước uống, ngày dùng 20 ml – 30 ml trước bữa ăn.
- Đỗ đen 400gam, Hà thủ ô 30gam, Muối vừa đủ. Cho hà thủ ô vào vải xô bọc lại rồi nấu cùng đỗ đen. Khi sôi chuyển nhỏ lửa, nấu đến khi đỗ chín cho thêm muối vào. Ăn sau khi ăn cơm
- Củ cà rốt 100 gam, Gan lợn 200 gam, Hà thủ ô 15 gam, Hành, gừng, muối, đường, mì chính vừa đủ. Cho hà thủ ô vào đun 20 phút, chắt lấy nước. Cà rốt thái nhỏ cho vào xào. Gan lợn xào thơm, đổ nước hà thủ ô vào đun sôi lên rồi cho thêm gia vị vừa ăn.
- Hạt dẻ 100gam, Táo đỏ 50 gam, Long nhãn 10 gam, Mật ong 10 gam. Hạt dẻ thái nhỏ, Cho táo và long nhãn vào đun khoảng 20 phút, cho tiếp hạt dẻ vào đun thêm 10 phút. Cuối cùng cho mật ong vào là ăn được.