Phụ nữ nên làm gì sau khi ly hôn và cách tìm ra hướng đi tốt cho bản thân
Thủ tục làm đơn xin ly hôn đơn phương
Yêu người đã từng ly hôn có nên hay không?
Giả Tịnh Văn ly hôn chồng và cuộc chiến hậu ly hôn của hai người
Nhiều người cho rằng, khi một đồ vật cũ đã thải ra thì dùng đồ mới sẽ tốt hơn, nhưng trong tình yêu, nếu sau cuộc chia tay vẫn còn vấn vương nuối tiếc thì người cũ ấy có thể lại là người tuyệt vời.
LY HÔN QUÁ NHANH ĐỂ RỒI...HỐI TIẾC
Nhiều người cho rằng, khi một đồ vật cũ đã thải ra thì dùng đồ mới sẽ tốt hơn, nhưng trong tình yêu, nếu sau cuộc chia tay vẫn còn vấn vương nuối tiếc thì người cũ ấy có thể lại là người tuyệt vời.
Bởi có những cái chỉ khi để mất nó ta mới nhận ra giá trị đích thực, mới biết nó rất cần cho cuộc sống của mình. Có lẽ đó cũng là lý do mà hiện nay không ít cặp vợ chồng trẻ sau thời gian kết hôn, vội vã chia tay vì nhiều lý do, để rồi một thời gian sau đó vượt qua dư luận, qua mặc cảm, lại tái hôn với chính vợ hoặc chồng cũ của mình.
|
Đã mấy năm trôi qua rồi. Sau khi ly hôn, chồng chị vẫn luôn hết lòng chăm lo cho con. Chị cũng được biết, anh không quan hệ với người phụ nữ đó nữa. Chị suy nghĩ lại. Nếu như ngày đó chị bao dung hơn, suy nghĩ thoáng hơn thì có thể đã có một gia đình hạnh phúc. Bởi vì những người đàn ông, họ khó tránh khỏi những phút yếu lòng với những bóng hồng khác. Khi chị bày tỏ những tình cảm đó với anh, không ngờ lại nhận được ở anh sự cảm thông và chấp nhận. Họ trở lại với nhau bởi trong mỗi người tình cảm về nhau vẫn còn.
Có những người chia tay chỉ vì cái tôi quá lớn, cả hai đều tự ái và không níu kéo. Bây giờ muốn trở lại với nhau, họ đã dẹp tự ái sang một bên. Nhiều khi sau cơn bão, biển lại trở nên đẹp hơn ngày thường, hoá ra hai người đều thực sự cảm thấy không thể thiếu nhau.
Ngày mới chia tay vợ sau cuộc hôn nhân ngắn ngủi chưa đến một năm, bạn bè trêu An là “mày cưới lại vợ cũ đi để bọn tao đỡ tốn tiền mừng lần nữa”. An bảo: “Có ở vậy suốt đời tao cũng không quay lại”. Thế nhưng khi nghe tin vợ An sinh con trai, ai nấy cũng ngạc nhiên “vợ nào?”. Người biết chuyện bảo: “Nó chỉ có một vợ, chứ còn vợ nào”. Thì ra, hơn một năm trước cả hai xé bỏ tờ giấy ly hôn để đưa nhau ra phường đăng ký kết hôn lại. Dẹp bỏ những ích kỷ cá nhân, họ mới thấy mình mới thực sự trưởng thành.
Theo một thống kê cho thấy, 84% số người được hỏi cho rằng thủ tục ly hôn bây giờ quá nhanh, đến nỗi họ chưa có thời gian để kiểm nghiệm xem quyết định của mình là đúng hay sai. Và không ít người ân hận vì quyết định của mình, đa số nằm ở những cặp vợ chồng trẻ.
Họ không biết rằng, để duy trì hôn nhân, ngoài tình yêu ra còn là trách nhiệm, họ không nhận ra được giá trị đích thực của hôn nhân, không đánh giá được thứ hạnh phúc thực sự mà họ đang có. Chỉ đến khi mất đi mới hối hả kiếm tìm, để rồi cuối cùng thấy không đâu bằng mái nhà xưa.
Với Thanh, lúc nói lời chia tay vợ là lúc anh cảm thấy như mình bị xúc phạm vì vợ có ý coi thường nghề nghiệp của anh, tức khí lên và tuyên bố cắt đứt. Và thế là lá đơn ly hôn được viết rất nhanh, có đủ cả hai chữ ký. Ra đến tòa, hai người vẫn cảm thấy căng thẳng, người này chỉ nhìn thấy tội lỗi của người kia. Quan tòa hòa giải không được, đành chấp nhận.
Nhưng sau một thời gian lại thấy ân hận vì xét cho cùng đó cũng chỉ là những câu nói nông nổi. Anh cảm thấy có thể tha thứ được, anh muốn mình và vợ cũ lại có một cơ hội thứ hai đến với nhau. Sau những lần hai vợ chồng gặp nhau ngượng ngùng ân hận, họ cũng đã vượt qua để về lại một nhà.
Nhiều chuyên gia tâm lý lại nhận định, việc những cặp vợ chồng sau khi đổ vỡ, ngộ ra những giá trị tình cảm lớn lao quay lại cùng nhau không đơn thuần chỉ là chuyện "tình cũ không rủ cũng đến". Bên cạnh đó còn là trách nhiệm với con cái, văn hóa gia đình, những thói quen, những kỷ niệm đẹp như một thứ tài sản quý vừa mất đi và họ cùng mong cầu tìm lại.
Hối hận vì đã không tha thứ cho chồng
Chỉ vì tự ái, không bỏ qua cho phút giây "say nắng" nhất thời của chồng, chị Hoa đã nằng nặc đòi ly hôn. Giờ đây, chị hối hận nhìn gia đình tan nát… và anh thì mãi mãi không thể trở về.
Hối hận vì ly hôn vội vàng
|
Ly yêu bạn trai đầu hai năm rồi mới kết hôn. Nhưng chỉ sau 2 tháng sống chung, hai vợ chồng đã bất hòa. Chồng cô trẻ con nhưng lại gia trưởng. Anh luôn nghĩ vợ phải biết nâng khăn sửa túi cho chồng, nên suốt ngày sai vợ đấm lưng, nhổ râu mà không biết tâm trạng của cô thế nào.
Một buổi tối, chồng bảo cô nặn mụn trứng cá. Quá mệt sau một ngày làm việc nên cô ậm ờ rồi lăn ra ngủ. Bị chồng dựng dậy, Ly nổi cáu và hai người đã to tiếng với nhau. Nghe chồng lẩm bẩm: "Có vợ cũng như không. Lấy vợ thế này thà chẳng lấy còn hơn". Tự ái, cô đã viết đơn và họ ly hôn sau khi dành cho nhau những lời lẽ không mấy tốt đẹp.
Hiện Ly đã tái hôn với một người đàn ông giàu có, hơn cô 10 tuổi. Không phải lo lắng về đời sống vật chất, nhưng đời sống tinh thần của cô khá tẻ nhạt. Hai người ít khi nói chuyện với nhau. Anh ta chỉ quan tâm đến "chuyện ấy" khiến cô cảm thấy mình chỉ như món hàng được mua về. Trong thẳm sâu, đôi lúc cô vẫn nghĩ về người chồng cũ và thấy hối hận vì quyết định ly hôn quá vội vàng của mình.
Theo chuyên gia tư vấn Bùi Linh Phương, Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc và kỹ năng cuộc sống, trường hợp của Ly không phải là hiếm gặp, Trong số những khách hàng tâm sự với chị về những khủng hoảng sau ly hôn, cứ 10 người thì có 6 người ân hận vì quyết định của mình, trong đó đa phần là nữ.
Trung tâm tư vấn An Việt Sơn cũng nhận được rất nhiều cuộc tư vấn liên quan đến vấn đề hậu ly hôn. Ông Nguyễn An Chất, Giám đốc trung tâm cho biết ông cũng đã từng gặp một trường hợp tương tự. Chị Nguyễn Thị Thu Hà, (Ba Đình, Hà Nội) tìm mọi cách ly hôn vì bị chồng bạo hành. Sau ly hôn, chị nhận nuôi đứa con trai. Mặc dù không tái hôn, nhưng chị "yêu" khá nhiều. Sau nhiều thất bại trong hôn nhân và tình trường chị nghĩ đàn ông thường vô tâm, ích kỷ và chẳng hiểu gì về phụ nữ. Nếu biết trước, chị đã không ly hôn.
Theo chuyên gia tư vấn Bùi Linh Phuơng, nguyên nhân dẫn đến những quyết định thiếu suy nghĩ đó thường là do cái "tôi" của mỗi ngưới quá lớn nên ai cũng thấy mình đúng. Lúc mâu thuẫn thì những giá trị tốt đẹp của bạn đời không tồn tại trong nhau. Mâu thuẫn đó lặp đi lặp lại nhiều lần, khiến họ không chịu nổi nhau và tìm đến giải pháp chia tay.
Một lý do khác khiến đa phần phụ nữ sau ly hôn phải ân hận là vấn đề ngoại tình. Có phụ nữ chán chồng, chạy theo những cuộc tình "say nắng". Đến khi hết dư vị lãng mạn của tuần trăng mật, phải đối mặt với những chuyện cơm áo gạo tiền hằng ngày, họ mới nhận ra: tình yêu dù lãng mạn cỡ nào cũng có ngày chấm dứt bởi thách thức của cuộc sống.
Xu hướng tái hợp sau ly hôn
Hiện nay số các cặp vợ chồng mâu thuẫn phải tìm đến giải pháp li dị đang gia tăng. Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện trào lưu những đôi sau khi li dị nỗ lực hàn gắn quan hệ.
Nhiều nuối tiếc sau khi chia tay
Có nên tái hợp sau khi ly hôn?
Chia tay có phải sai lầm?
“Một đêm nọ, tôi giật mình tỉnh giấc vì tiếng chuông điện thoại reo ầm ĩ. Đó là người chồng đã chia tay của tôi. Anh giải thích, anh không ngủ được vì đã nhiều tuần nghĩ đến tôi, đến quan hệ vợ chồng trước kia của chúng tôi. Những lời lẽ chân tình của anh đã làm tôi xúc động thật sự. Một cảm giác thật mới mẻ, không phải là sự luyến tiếc về cuộc hôn nhân tan vỡ. Sau 5 năm chung sống chúng tôi chia tay nhau những 4 năm tròn. Tại sao? Bởi vì cuộc sống chung lúc đó luôn có những bất hòa, những cuộc cãi vã quá sức chịu đựng. Thế thôi.
Sau cuộc điện thoại định mệnh đêm đó, chúng tôi nhanh chóng gặp nhau khi anh đến thăm Ánh, đứa con gái chung của chúng tôi. Sau đó chúng tôi đi bên nhau thật lâu và nói rất nhiều điều. Bất ngờ chúng tôi nhận ra sự thay đổi của hai người. Sự đau khổ vì cuộc hôn nhân gây đổ và trải nghiệm của cuộc sống đơn chiếc buộc chúng tôi phải suy ngẫm lại cặn kẽ. Vấn đề là chúng tôi cũng nghĩ đến đứa con gái…
Nhưng chúng tôi không sống trở lại với nhau ngay sau lần ấy. Không thể vội vã. Anh sống ở một nơi nhất định để chúng tôi có dịp gặp nhau thường xuyên hơn. Dần dần chúng tôi có được những cảm xúc mới mẻ. Chuyện đã xảy ra lâu rồi và bây giờ chúng tôi đã tái hợp. Tôi không thể tưởng tượng nổi cuộc sống vợ chồng một lần nữa đầy đam mê đến vậy”, chị Bích Loan, 35 tuổi kể.
Phải chăng sự tái hợp mà minh chứng cho thấy cuộc chia tay là sai lầm?
Con cái sẽ là người hạnh phúc nhất khi cha mẹ quay lại (Ảnh minh họa)
Theo các chuyên gia tư vấn hôn nhân và gia đình, ngày nay, các cặp vợ chồng chia tay nhau quá chóng vánh sau hôn nhân. Từ sự đau khổ, họ bắt đầu nghiền ngẫm vấn đề và cuối cùng kết luận là hạnh phúc không phải là cuộc hẹn hò. Chia tay là sự lựa chọn không đúng đắn. Nhờ liều thuốc thời gian, nhiều cặp vợ chồng trở nên chín chắn hơn. Sự tái hợp là thực tế. Tuy nhiên, để cho liên minh mới mà cũ này có thể thực sự có hạnh phúc lâu dài, mỗi người trong hoàn cảnh này đều phải có suy nghĩ, hành động thể hiện sự quan tâm, trân trọng lẫn nhau và có trách nhiệm với gia đình.
Có nên bắt đầu trên nền tảng cũ?
Chị Thanh Nga, 47 tuổi chia sẻ: “Chính tôi, sau 15 năm hôn nhân và có 3 đứa con là người đưa ra quyết định chia tay. Tôi không còn đánh giá cao chồng tôi nữa và có cảm tưởng anh ấy không hiểu biết gì về cảm xúc nội tâm của tôi. Chúng tôi sống riêng suốt 10 năm, chỉ biết lao mình vào công việc và chẳng ai muốn đi thêm bước nữa. Rồi chúng tôi gặp lại nhau trong tiệc cưới của con trai trưởng. Khi đó, cả hai chúng tôi nói chuyện với nhau về những đề tài bâng quơ.
Bất chợt tôi nhận ra: tình yêu của tôi dành cho chồng cũ vẫn còn nấp đâu đó trong trái tim. Tôi ngạc nhiên vì điều đó. Sau khi suy nghĩ chín chắn, tôi nói với anh ấy về việc chúng tôi nên tìm hiểu nhau lần nữa. Anh ấy chấp nhận ngay. Rồi chúng tôi gặp nhau trong hai giờ để nói chuyện và sau đó quyết định tái hợp. Nhưng cuộc sống vợ chồng lần thứ hai này hoàn toàn khác với cuộc sống chung trước kia. Cả hai chúng tôi bây giờ đều biết “cho” chứ không chỉ biết “nhận”. Bây giờ chúng tôi khám phá nhau lần nữa, cả về mặt tình dục. Đó cũng như một ân huệ. Chúng tôi có cái nhìn về nhau hoàn toàn mới”.
Rất nhiều đôi sau khi ly hôn, về già đã quay lại với nhau (Ảnh minh họa)
Theo các chuyên gia tâm lý, với trường hợp của chị Nga, một trong những chìa khóa của sự thành công của sự tái hợp không phải là sự tìm cách giải hòa những xung đột cũ hay khởi đầu lại cùng một câu chuyện. Vì việc tái hôn không phải là cố kiếm lấy một người ở bên cạnh mà tự cho mình cơ hội tìm lại hạnh phúc. Nếu trước kia, khi xảy ra đổ vỡ vì mỗi người đã nhìn thấy sự không hoàn thiện của người kia và không chấp nhận chúng, thì qua lần vấp ngã, nhiều người sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về tình yêu – hôn nhân. Họ biết cách làm thế nào để tránh vết xe đổ và tìm lại hạnh phúc từ cuộc sống mới.
Lưu ý: Khi quyết định quay lại với nhau, mỗi người cũng đã nhìn nhận ra những ưu điểm và chấp nhận nhược điểm của nhau. Cùng tôn trọng, cố gắng để hòa hợp và có niềm tin vào hạnh phúc. Hơn nữa, với tình yêu, muốn có hạnh phúc, người ta phải sẵn sàng hi sinh vì nó. Nhưng tình yêu chân chính không phải chỉ biết hi sinh hay hưởng thụ một chiều mà phải cân bằng giữa việc cho và nhận ở cả hai phía. Nếu suy nghĩ thấu đáo được điều này và sẵn sàng hi sinh vì tình yêu thì chính những lúc quên mình, hi sinh vì người bạn đời lại là lúc hạnh phúc được gieo mầm.
LỜI KHUYÊN CHO BẠN: ĐỪNG VỘI VÀNG KẾT HÔN SAU KHI LY HÔN
Sau ly hôn, cuộc sống vẫn tiếp tục. Sau ly hôn, người ta vẫn cần được sẻ chia, được yêu thương và đem đến yêu thương cho một người nào đó... Nhưng, so với lần kết hôn đầu tiên, tái hôn phức tạp và khó khăn hơn bội phần.
Khi kết hôn, người ta thường “ưu tiên” cho tình yêu trước, quyết định chọn bạn đời cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều, bởi ta chọn “một nửa” chỉ cho riêng ta. Nhưng khi tái hôn, ta không chỉ vì tình yêu, không chỉ chọn bạn đời cho mình mà còn cho cả con cái. Thế nên, ta phải đắn đo, suy xét nhiều điều.
Tôi có những người bạn gái đã chán ngán cuộc sống hôn nhân nhưng vẫn cố níu giữ nó với những lý lẽ không phải là không có lý. Họ e ngại rằng, ly hôn rồi không biết có “ở vậy” được không hay lại “cầm lòng không đậu” mà vơ quàng vơ xiên phải đối tượng còn tệ hơn người cũ. Đó là chưa kể đến trăm mối phức tạp, rồi con ông, con bà, con chúng ta... Vậy thì tốt nhất là không ly hôn để tránh... tái hôn!
Thực tế, khi tái hôn chẳng mấy ai có được cuộc sống ấm êm, vẹn cả đôi đường. Người phụ nữ khi đã ly hôn, dù không phải lỗi của họ, dù họ có nhiều điều tốt đẹp thì vẫn cứ “rớt giá” trong mắt mọi người, bởi đã qua một lần đò. Nếu thêm vướng bận con cái lại càng “mất thế” hơn nhiều. Bởi vậy, “chẳng dại chui đầu vào rọ” như suy nghĩ của chị Hoàng Anh cũng là suy nghĩ của nhiều phụ nữ sau ly hôn.
Ly hôn thường tạo ra tâm lí tổn thương trong mỗi người (Ảnh minh họa)
Sau ly hôn, thường thì người đàn ông bước tiếp “tập hai” nhẹ nhàng, đơn giản hơn nhiều so với người phụ nữ. Chẳng phải họ “có giá” gì hơn, nhưng do quan niệm xã hội, dù đã “thoáng” hơn rất nhiều, vẫn cứ bất công với người phụ nữ. Cứ nhìn vào thực tế thì thấy rõ, đàn ông đã “một đời vợ” vẫn có thể tái hôn dễ dàng với “gái tân”, nhưng phụ nữ “một đời chồng” mà lấy được “trai tân” là điều hiếm thấy. Họ nhẹ nhàng hơn cũng bởi vì khi đã ly hôn, họ ít khi trực tiếp nuôi con nên cái sự “ràng buộc” cũng phần nào được “nới lỏng”, dễ được chấp nhận hơn.
Trong bài “Tập 2: cũng đáng để thử...” của anh Minh Phúc đã thể hiện rất rõ điều đó. Dù cũng đau khổ, mất lòng tin vào hôn nhân như chị Hoàng Anh, nhưng sau một thời gian nguôi ngoai, anh lại háo hức “bước tiếp” với tinh thần đầy lạc quan, và cho rằng chẳng có gì đáng ngại nếu cả hai đều có lòng. Và việc tái hôn với anh hình như cũng chẳng mấy quan trọng, nếu không được như mong đợi thì cũng “đáng để thử một lần lắm chứ!”.
Đừng vội vã tái hôn khi tâm lí chưa ổn định (Ảnh minh họa)
Tôi cứ nghĩ mãi điều này, chỉ “thử” thôi sao? Chuyện hệ trọng liên quan đến cuộc đời của không chỉ một người mà sao lại là “thử”? Chỉ riêng mình anh thôi hay rất nhiều người đàn ông trước khi tái hôn đều nghĩ như thế? Biết bao bi kịch từ những cuộc “tái hôn” mà không được suy xét thấu đáo mọi bề. Biết bao cuộc “tái hôn” mau chóng thất bại khi những người trong cuộc chưa được trang bị đầy đủ những kỹ năng sống cần thiết cho “tập 2”, hoặc do chưa đủ tấm lòng độ lượng bao dung. Vậy nên, chuyện vô cùng quan trọng này chúng ta không thể “thử”.
Tái hôn, dẫu có là “con đường hoa hồng” thì thực sự cũng rất khó để vượt qua. Hoa hồng dù đẹp và ngát hương, nhưng ẩn sau những bông hoa đẹp là rất nhiều gai nhọn. Ai dám chắc bước đi trên con đường ngát hương hoa ấy mà không một lần “dính” gai tứa máu, đớn đau? Chẳng có hạnh phúc nào trọn vẹn, đặc biệt là hạnh phúc từ những cuộc tái hôn nếu không được trân trọng và có ý thức giữ gìn, vun đắp... Đối với con riêng của mỗi người, cũng cần trang bị cho chúng kiến thức cần thiết về kỹ năng ứng xử trong cuộc sống mới, nếu chúng đã đủ lớn để hiểu biết. Và hơn cả, cần nhất vẫn là tình yêu thương, tấm lòng nhân hậu, bao dung. Chỉ có vậy mới có thể hóa giải được những xung đột tất yếu trong cuộc sống chung “lắp ghép” này.
Sẽ chẳng ngoa chút nào nếu nói rằng, tái hôn đòi hỏi lòng dũng cảm, sự kiên trì và tấm lòng rộng mở. Tái hôn đòi hỏi ý thức và sự nỗ lực gấp nhiều lần của mỗi người trong cuộc. Để vững vàng trong suốt hành trình và đi hết con đường này, ngoài nỗ lực vượt khó của hai người trong cuộc, còn cần đến sự ủng hộ, giúp sức của những người thân yêu bên cạnh hai người. Điều này xin chớ bỏ qua, bởi chính họ sẽ cùng ta làm nên cuộc sống mới.