Ăn kiêng cho người bệnh gút

Bệnh gút nên kiêng cữ những gì?

Bệnh gút là một trong những bệnh thấp khớp gây đau đớn nhất, do ứ đọng những tinh thể uric acid nhọn như kim ở tổ chức liên kết, ở ổ khớp hay cả hai. Sự ứ đọng này dẫn tới viêm khớp với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp.

Thuật ngữ viêm khớp bao gồm hơn 100 bệnh phong thấp ảnh hưởng đến khớp, cơ, xương cũng như các mô và các cấu trúc khác. Bệnh gút chỉ chiếm khoảng 5% trong số mọi trường hợp viêm khớp. Đôi khi bệnh gút “giả” cũng bị coi là bệnh gút vì có những triệu chứng tương tự như viêm, tuy nhiên, bệnh gút “giả” cũng còn có tên là bệnh ứ đọng phốt phát canxi ở sụn (chondrocalcinosis) chứ không ứ đọng uric acid như trong bệnh gút thật. Vì thế, điều trị bệnh gút “giả” có hơi khác.

Uric acid là sản phẩm thoái hóa của purine, chất này có trong các mô trong cơ thể và có ở nhiều loại thức ăn. Bình thường, uric acid hòa tan trong máu và đi qua thận để đào thải ra ngoài trong nước tiểu. Nếu cơ thể tăng sản sinh ra uric acid hay thận không đào thải được nhiều uric acid như cần thiết thì nồng độ uric acid tích tụ trong máu (gọi là tăng uric trong máu); hệ quả này cũng có thể xảy ra khi ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng cao purine như gan, đậu đỗ khô, cá trồng (thuộc họ cá trích), nước xốt.

Tăng uric acid trong máu không phải là một bệnh và bản thân nó không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu quá nhiều uric acid thì tất yếu sẽ hình thành các tinh thể và làm cho bệnh gút phát sinh. Quá nhiều tinh thể tích tụ ở khoang khớp sẽ gây viêm. Sự ứ động uric acid có thể ở dạng cục dưới da quanh khớp và cả ở vành tai. Ngoài ra, tinh thể uric acid còn có thể tích tụ ở thận và gây ra sỏi thận; bệnh gút tiên phát ở cả khớp ngón chân cái, khoảng 75% số bệnh nhân. Gút cũng có thể phát triển ở khớp bàn chân, cổ chân, gót chân, đầu gối, cổ tay, các ngón tay và khuỷu tay. Bệnh có thể diễn biến qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn tăng uric acid trong máu, ngoài ra không có triệu chứng gì khác: ở giai đoạn này không cần điều trị.

Gút cấp tính hay viêm khớp do gút cấp: tăng uric acid đã tạo nên các tinh thể ở các khoang khớp, gây đau đột ngột và sưng khớp, có thể có cảm giác nóng và rất đau khi sờ mó. Cơn đau cấp thường xảy ra về ban đêm và đau do những sự cố gây stress, do rượu hay có bệnh nào đó. Đau thường giảm đi trong vòng 3-10 ngày, kể cả khi không điều trị và cơn đau tiếp theo có thể không xảy ra trong nhiều tháng hay nhiều năm. Tuy nhiên, theo thời gian, những cơn đau có thể kéo dài hơn và thường xuyên hơn.

Giữa các đợt đau khớp: có thể không có triệu chứng gì và chức năng khớp vẫn bình thường.

Bệnh gút mạn tính: giai đoạn khó chịu nhất của bệnh gút và thường kéo dài nhiều năm, có khi tới 10 năm. Thường xuyên đau ở khớp bị bệnh và đôi khi đau cả ở thận. Điều trị đúng thì phần lớn bệnh nhân không phát triển bệnh tới giai đoạn này.

Những nguyên nhân gây ra bệnh gút: một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sự phát triển tăng uric acid trong máu:

Di truyền có thể có vai trò gây ra nguy cơ vì có tới 18% bệnh nhân gút có tiền sử gia đình có bệnh.

- Giới và tuổi tác có liên quan đến nguy cơ phát sinh bệnh, nam dễ bị bệnh hơn nữ và thường gặp ở người trưởng thành hơn là ở trẻ em.

- Người quá cân dễ bị tăng uric acid trong máu và dễ bị gút hơn vì các mô chuyển hóa và phân hủy nhiều hơn dẫn đến sự sản sinh quá nhiều uric acid.

- Uống quá nhiều rượu có thể gây tăng uric acid trong máu vì cản trở sự đào thải uric acid ra khỏi cơ thể.

- Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin có thể làm nặng thêm bệnh ở một số người.

- Thiếu hụt endim tham gia vào phân hủy purine gây ra bệnh gút ở một số ít người, nhiều người trong số này có tiền sử gia đình bị bệnh gút.

- Có người dùng một số thuốc hay có một số bệnh nào đó có nguy cơ bị tăng uric acid trong dịch cơ thể, ví dụ những loại thuốc sau đây có thể dẫn đến tăng uric acid trong máu vì giảm khả năng đào thải uric acid của cơ thể: thuốc lợi tiểu, salicylat hay các thuốc chống viêm tạo ra từ salicylate như aspirin, vitamin niacin còn gọi là nicotinic acid, thuốc ức chế hệ miễn dịch cyclosporine và kiểm soát sự đào thải mảnh ghép của cơ thể, thuốc levodopa hỗ trợ dẫn truyền thần kinh dùng cho bệnh Parkinson.

Điều trị: nếu điều trị đúng phương pháp, hầu hết bệnh nhân gút có thể kiểm soát được các triệu chứng và vẫn có thể làm việc. Có thể dùng liệu pháp duy nhất hay phối hợp. Mục đích của điều trị là giảm đau trong những đợt cấp để phòng ngừa các đợt sau và tránh sự tạo thành các tinh thể uric acid và sỏi thận.

Điều trị có hiệu quả thì có thể giảm được các triệu chứng và cả tổn thương lâu dài ở khớp bệnh, tức là giúp phòng ngừa sự tàn tật do gút gây ra. Dùng thuốc chống viêm không có nhân steroid (NSAID) hay colchicine uống liều nhỏ hàng ngày để phòng ngừa các cơn đau khớp sau này. Cũng có thể dùng allopurinol (zyloprim) hay probenecid (Benemid) để điều trị tăng uric acid trong máu và giảm tần suất các đợt đau đột ngột và sự tạo thành các tinh thể.

Không có tài liệu nào nói đến việc phải kiêng quan hệ tình dục nếu bị gút; tất nhiên nên tránh khi có đợt cấp tính và cần lựa chọn tư thế tình dục thích hợp khi bị đau khớp.

Chế độ ăn cho người bị bệnh gút

Chế độ ăn trong điều trị bệnh gút
- Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần.
- Không nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều acid uric (nhóm III): Óc, gan, bầu dục (cật), các loại phủ tạng, nước ninh xương, luộc thịt…
- Ăn vừa phải các loại thực phẩm có hàm lượng acid uric trung bình (nhóm II): Thịt, cá, hải sản, đậu đỗ… Các thực phẩm nhóm II chỉ nên ăn mỗi tuần 2-3 lần.
- Sử dụng các thực phẩm chứa ít acid uric trong chế biến bữa ăn hàng ngày như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, trứng, sữa, phomat, rau quả.
- Hạn chế các đồ uống gây tăng acid uric máu như rượu, bia, trà, cà phê.
- Ăn nhiều rau quả không chua. Hạn chế ăn các loại quả chua vì sẽ làm tăng thêm độ acid trong máu.
- Lượng đường, bột trong khẩu phần (gạo, bột mì, đường, bánh, kẹo, có thể sử dụng với tỷ lệ cao hơn người bình thường một chút).
- Uống các loại nước có tính kiềm: nước rau, nước khoáng.
- Uống đủ nước hàng ngày. 

Ăn kiêng để tránh bệnh gút

Một dạng bệnh gout
Bệnh gout được xem như là bệnh của vua, bởi thường chỉ làm khổ sở những ai ăn uống như quý tộc!

Cách ăn kiêng của chúng ta cần tập trung vào các khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng như thịt có màu đỏ giàu và thức ăn biển, còn về rau thì là đậu Hà Lan, nấm và hoa cải (súp lơ).

Những thức ăn giàu dinh dưỡng, sẽ phá vỡ chất acid uric, làm cho gây viêm sưng, dẫn đến bệnh gout. Kết quả, những gì buộc người ta nghĩ đến là để tránh bệnh gout, người ta không ăn thức ăn có dinh dưỡng cao.

Người dẫn đầu nhóm điều tra của trường Y khoa Havard và Bệnh viện đa khoa Massachussetts, ông Hyon Choi nói: "Có nhiều hơn 2 ly sữa một ngày sẽ giảm bớt 50% nguy cơ bị gout. Những sản phẩm sữa thì thấp purine (purine là một hợp chất nitơ có cấu trúc phân tử 2 vòng, như adenine và guanine tạo thành các nucleotide của nucleic acid. Uric acid là sản phẩm sau cùng của chuyển hoá purine), nhưng lại cao protein. Và protein giúp chúng ta hạn chế mức độ tăng acid uric. Những kết quả chỉ ra rằng những sản phẩm sữa có độ béo thấp có thể ngăn ngừa gout khi nó mới vừa chớm bị".

Những thức ăn thịt và cá giàu protein thì đặc biệt có hàm lượng purine cao và có thể dẫn đến gout. Gà và những loại thịt "trắng" thì lại không tăng nguy cơ rủi ro dẫn đến bệnh gout. Ngay cả những loại rau giàu purines và cháo bột yến mạch cũng không tìm thấy nguy cơ tăng khả năng dẫn đến bệnh gout.

(ST)