Ăn kiêng cho người tiểu đường

Chế độ ăn uống, kiêng kỵ cho người bị mắc bệnh tiểu đường(đái đường)

Tiểu đường là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin, còn được gọi là bệnh đái tháo đường.Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Có thể điều trị bằng chế độ ăn như tiểu đường (đái đường) nhẹ, tiểu đường  tiềm tàng) hoặc kết hợp với các thuốc hạ đường huyết đối với các thể tiểu đường (đái đường) mức độ trung bình và nặng.
Ở bệnh nhân cân nặng bình thường (tiểu đường phụ thuộc Insulin hay không phụ thuộc Insulin), chế độ ăn kiêng phải được chuẩn về chất lượng (hạn chế gluxit và lipit) và cố định về số lượng.
Chế độ ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều trị của bác sĩ.
Trong những ngày đầu hay trong những tuần đầu tiên, thức ăn phải được cân để sau đó bệnh nhân biết cách ước tính trọng lượng của các loại thực phẩm một cách tương đối.
 
Chế độ ăn đáp ứng nhu cầu năng lượng:  Nhu cầu tính theo thể trạng và tính chất lao động

      Thể trạng 

Lao động nhẹ

Lao động vừa

Lao động nặng

Gầy 

35 Kcal/kg  

40 Kcal/kg  

45 Kcal/kg 

Trung bình  

30 Kcal/kg  

35 Kcal/kg  

40 Kcal/kg 

Mập 

25 Kcal/kg  

30 Kcal/kg  

35 Kcal/kg 

   
Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ lượng protit, lipit cần thiết cho cơ thể trong đó lượng gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protid chiếm 15%, lipit 35%.

Một số áp dụng trên thực tế:
 
- Thực phẩm cung cấp gluxit : Bánh mì 40g, gạo 25g, mì sợi 30g, khoai tây 100g, khoai mì tươi 60g, đậu 40g, 1 trái cam vừa, 1 trái chuối vừa, 1 trái táo, 100g nho, 250g dâu tây, 1 trái thơm, 1 trái xoài vừa đều tương đương với 20g gluxit.
- Thực phẩm cung cấp protit: 100g thịt nạc tương đương với 15-18g protit
- Thực phẩm cung cấp lipit: 100g dầu ăn tương đương với 90-100g lipit. 

1. Đối với thức ăn chứa tinh bột:
Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ... lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.

2. Đối với chất đạm:
Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... nên ưu tiên cá mòi và cá chích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người tiểu đường (đái đường) có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên.

3. Đối với chất béo:
Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè

4. Rau, trái cây tươi:
Một ngày bệnh nhân tiểu đường (đái đường) nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường  phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn...

5. Chất ngọt
Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu... Bệnh nhân tiểu đường  nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng.

Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.
 
Ăn kiêng như thế nào?

 
-Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

 
-Thực phẩm hạn chế: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì...), bánh bích qui, trái cây ngọt.

 -Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu.

Các thực phẩm như trái cây (nhất là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) điều đó sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.

Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn. Vì thế nên cho bệnh nhân ăn nhiều lần và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp.
 
Nếu cần: - 1200-1600 Kcalo/ngày thì nên chia ba bữa theo tỉ lệ 1/3 - 1/3 - 1/3
-  2000-2500 Kcalo/ngày thì nên chia bốn bữa theo tỉ lệ 2/7 - 2/7 - 2/7 - 1/7
-  trên 2500 Kcalo/ngày thì nên chia năm bữa theo tỉ lệ 2/9 - 2/9 - 2/9 - 2/9 - 1/9
 
Trường hợp đang dùng thuốc hạ đường huyết thì nên ăn trước khi ngủ hay thêm bữa vào những bữa ăn chính.

Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường. Chất xơ cũng còn có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật, thường có trong cám ngũ cốc, khoai tây, rau xanh, trái cây nhất là các loại họ đậu.

Vì thế người ta khuyên nên ăn gạo không chà kỹ quá. Nên hạn chế rượu vì rượu có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.

          Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Nhiều người bị bệnh tiểu đường đã phải vào viện vì không thực hiện theo chế độ ăn, khiến đường máu tăng, dẫn đến hôn mê, thậm chí tử vong do đến cấp cứu quá muộn.
 Nên ăn những thức ăn có lợi như các món cá hay món salat có trộn dấm vì có thể giúp điều hòa đường máu. (Ảnh minh họa: field-fare.com)

Dinh dưỡng luôn là vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường. Bởi dinh dưỡng được coi là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị.

Thực tế đã có rất nhiều người bị bệnh tiểu đường phải nhập viện vì bị tăng đường máu, nhiều người ở trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, thậm chí có nhiều người bị tử vong do đến cấp cứu quá muộn.

Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh không thực hiện đúng chế độ ăn và điều trị bệnh. Nhiều người đã chủ quan, tự ý bỏ điều trị, uống thuốc không đều hoặc uống quá nhiều rượu bia...

Vì vậy, người bị tiểu đường phải luôn chú ý đến  chế độ ăn uống hợp lý để tránh tình trạng đường huyết có thể tăng hay hạ bất cứ lúc nào theo cách sau:

- Các thức ăn có chứa nhiều chất béo hoặc đồ nếp rất dễ làm tăng đường máu, vì vậy khi ăn chỉ nên dùng một lượng nhỏ thức ăn.

Trước khi vào bữa ăn, nên ăn một lượng nhỏ thức ăn để không làm tăng đường máu nhiều.  Khi vào bữa chính sẽ không ăn quá nhiều. Nên ăn những thức ăn có lợi như các món cá hay món salat có trộn dấm vì có thể giúp điều hòa đường máu.

- Các món ăn ngọt như bánh, kẹo nên hết sức hạn chế vì nó làm tăng đường máu rất nhanh; Các loại nước ngọt cũng cần tránh.

- Các loại rượu mạnh cũng nên tránh vì mang thêm nhiều calo thừa và có thể gây hạ đường máu nếu uống nhiều mà lại ăn không đủ. Tuy nhiên, một chút vang đỏ lại có lợi cho sức khoẻ của người bệnh tiểu đường, giúp bảo vệ hệ tim mạch.

Ăn kiêng và bệnh tiểu đường

Thưa bác sĩ, tôi là một bệnh nhân mắc tiểu đường. Nghe nói nếu áp dụng chế độ ăn kiêng có thể chữa khỏi bệnh này? Điều này có đúng không? Nếu đúng, xin bác sĩ chỉ giúp tôi thế nào là thực đơn ăn kiêng đối với bệnh nhân mắc tiểu đường? Xin cảm ơn.

Trả lời:

Thật tiếc khi phải nói với bạn rằng, tiểu đường là một căn bệnh nan y, không thể hy vọng chữa khỏi nó một cách nhanh chóng. Những biến chuyển tích cực của bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là chế độ ăn uống, luyện tập, lòng kiên trì cũng như ý chí “chiến đấu” của bạn với căn bệnh nguy hiểm này.

Thay đổi thói quen ăn uống hay áp dụng một chế độ ăn kiêng không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Nhưng điều này cũng có thể đem lại cho bạn những ích lợi về mặt sức khỏe.

Và tất nhiên, điều này phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn kiêng đó như thế nào (cách lựa chọn thực phẩm, cách chế biến, số lượng…).

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn kiêng lành mạnh nên hạn chế tới mức thấp nhất các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường, các sản phẩm từ bơ sữa, các loại thịt gia súc và gia cầm.

Trái lại, người tuân thủ theo chế độ ăn kiêng nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, bổ sung thêm chất xơ. Nên nhớ rằng, một chế độ ăn kiêng luôn phải áp dụng theo những loại thực đơn có chứa hàm lượng calo thấp hơn so với mức bình thường.

Chưa dừng lại ở đó, những người áp dụng chế độ ăn kiêng, không chỉ đơn thuần giữ được “phom” chuẩn mà quan trọng hơn họ còn loại trừ được nguy cơ mắc bệnh béo phì, kẻ thù của căn bệnh tiểu đường.

Tất cả những yếu tố trên, tuy không thể giúp bạn chữa khỏi hẳn căn bệnh tiểu đường nhưng sẽ giúp bạn “chung sống hòa bình” với nó. Bên cạnh đó, bạn cũng giảm được nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến tim mạch và dư thừa hàm lượng cholesterol trong máu.

Nếu không may bạn là “nạn nhân” của căn bệnh tiểu đường, trước khi muốn áp dụng chế độ ăn kiêng, hãy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng, để việc ăn kiêng đạt được hiệu quả và mang lại những ích lợi cho sức khỏe.

(ST)

xin hỏi thực đơn cụ thể của người mắc bệnh tiểu đường như thế nào trong một ngày ạ ?
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
người bệnh tiểu đường nếu ăn bánh làm từ bột mỳ hay bột nếp thì có ảnh hưởng sức khỏe hay k
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Cũng bình thường, kiêng đồ ngọt, mỡ
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
bot my bot gao co loi cho nguoi tieu duong khong
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
xin hỏi bệnh nhân tiểu đường có ăn bánh xèo nước cốt dừa được không. Và hiện tượng thiếu insulin là gì. Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Em cảm ơn ạ
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận