Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Bí quyết tạm biệt đau dạ dày với bài thuốc cực hay từ hạt đậu rồng
Chữa đau dạ dày bằng thuốc nam rất an toàn
Quên đi nỗi đau dạ dày, chấm dứt tình trạng viêm loét chỉ với bài thuốc rẻ tiền
Bị bệnh đau dạ dày không phải ăn gì cũng được. Cần phải biết cách ăn và có một chế độ ăn thật hợp lý, điều độ, điều trị bệnh đến nơi đến chốn nếu không sẽ tiến triển thành ung thư dạ dày. Vậy người đau dạ dày nên ăn như thế nào?
I. Đau dạ dày không nên ăn gì?
- Các loại gia vị có tính kích thích như hành, tỏi, ớt, tiêu... đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao...) thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau.
Đọc thêm: Thuốc chữa đau dạ dày | Tăng cường sinh lý | Bệnh thận yếu | Bổ huyết điều kinh| Thuốc đông y giải độc gan
- Thực phẩm quá mát hoặc lạnh, nóng sôi: Cụ thể như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò... Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C - 30°C.
- Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Cụ thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt... Các loại nước trái cây có acid, nước có gas; lưu ý là nếu sau khi ăn hải sản mà lại ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid tactric (như: cam, quýt, bưởi, nho...) thì không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn sinh ra chất độc hại, gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe.
- Các loại nấm: Nói chung tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.
- Trứng chưa chín hoặc quá chín: Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.
- Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: Cụ thể như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn... Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.
- Một số loại củ, rễ: Cụ thể như măng, khoai mì vì chúng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.
II. Đau dạ dày kiêng gì?
1. Căng thẳng
2. Quá mệt mỏi
Bất luận là lao động chân tay hay lao động trí óc, nếu mệt mỏi quá độ, đều có thể khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, máu không được cung cấp đủ, chức năng bài tiết mất cân bằng, vị toan (axit hydrochloric) quá nhiều và dịch kết dính giảm… khiến niêm mạc bị tổn thương.
3. Uống rượu bia vô độ
Rượu tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày. Ngoài ra còn có thể gây ra xơ gan và viêm tuyến tuỵ mãn tính, từ đó làm cho dạ dày tổn thương nặng thêm. Nhiều người có thói quen uống rượu bia khi trong bụng không có gì. Hãy nhớ ăn gì đó trước khi uống để bảo vệ dạ dày của mình nhé.
4. No đói không đều
Khi đói, axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng “tự tiêu hóa” niêm mạc. Khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương “cơ chế” tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu…. Chính vì vậy bạn cần chú ý rằng đừng bao giờ để dạ dày mình quá đói, và khi đói cũng nhớ phải ăn từ từ và đừng ăn quá nhiều nếu không dạ dày của bạn sẽ phải làm việc quá sức đấy.
5. Ăn uống không vệ sinh
Lây nhiễm trực khuẩn môn vị là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra viêm loét đường ruột. Trong số những người bị viêm loét dạ dày thì tỉ lệ do vi khuẩn này gây ra tới 70 – 90%.
Vi khuẩn thường lây truyền qua đồ đựng thực phẩm, bàn chải đánh răng và nụ hôn. Ăn thực phẩm không sạch cũng là một trong những nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn này.
6. Ăn tối quá no
Theo thống kê cho thấy thì đến hơn 70% dân số không chăm chút bữa sáng mà thay vào đó là dồn cho bữa tối. Vì đặc thù, sáng phải đi làm sớm, không ăn sáng cẩn thận, đi làm cả ngày bữa trưa cũng ăn qua qua, buổi tối có thời gian đi chợ nấu nướng hơn nên sẽ tập trung ăn nhiều vào buổi tối với suy nghĩ ăn bù cho cả ngày hoặc cũng có người quen ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây bệnh đau dạ dày.
7. Ăn nhanh
Thức ăn sau khi vào dạ dày sẽ trải qua các giai đoạn “ngâm mềm”, nghiền nát, tiêu hoá. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ thì sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.
8. Uống cà phê, trà đặc
Cà phê, trà đặc đều có chất gây kích thích mà thông qua quá trình tiêu hóa, sẽ gây thiếu máu cho niêm mạc dạ dày, làm hỏng chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra viêm loét dạ dày.
9. Lạm dụng thuốc tây
Có 3 loại thuốc chủ yếu dễ gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày, đó là: nhóm axit acetylsalicylic (ví dụ như Aspirin); hai là các loại thuốc chống viêm; ba là thuốc hormone như sterol. Vì vậy nên hạn chế tránh dùng những loại thuốc này. Nếu cần thiết phải dùng thì nên khống chế liều lượng và liệu trình, tốt nhất là uống sau khi ăn.