Ăn kiêng khi bị đau dạ dày và cách phòng ngừa

ĐAU DẠ DÀY NÊN ĂN GÌ?

Bệnh đau dạ dày thường chuyển sang thành mãn tính, hay tái đi tái lại và ít người kiêng trì chữa trị hết hẳn. Người bệnh đau dạ dày cần kiêng cữ khá nhiều trong việc ăn uống ngay cả sau khi đã chữa trị, để giúp dạ dày có thể hoạt động tốt trở lại và hạn chế sự tái phát. Vậy thức ăn nào tốt và thức ăn nào có hại đối với người đang có dấu hiệu đau dạ dày. Người bệnh dạ dày nên ăn gì?

1. Nhóm thức ăn bảo vệ niêm mạc dạ dày

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân đau dạ dày nên ăn các loại thức ăn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống lại các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Các loại thực phẩm nên dùng như: Trứng, sữa, gạo nếp, …, việc uống sữa với chế độ hợp lí cũng sẽ có tác dụng tốt đối với bệnh nhân đau dạ dày.

2. Thực phẩm giúp lành vết loét

Nên ăn nhiều tôm, cá và các loại thực phẩm chứa nhiều đạm và can xi. Trong tôm cá giàu can xi, protein và đặc biệt là có chứa nhiều kẽm – các chất cần thiết để lành vết loét.

3. Viêm dạ dày – Nên ăn bắp cải

Theo nghiên cứu, bắp cải không chỉ là loại thực phẩm tốt, giàu chất xơ mà còn là loại thực phẩm dành cho bệnh nhân dạ dày. Trong bắp cải có các chất dinh dưỡng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích tiêu hóa, đặc biệt vitamin U có trong bắp cải giúp nhanh chóng lành vết loét trên thành dạ dày.

4. Các loại món ăn tốt cho hệ tiêu hóa

Bên cạnh một số món ăn trên, nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu, nhuận tràng, các loại tinh bột như: khoai tây, khoai lang, ..., nên hạn chế ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ, nên ăn các món ăn hấp, luộc, món được ninh chín kỹ, …, tạo cho mình thói quen ăn uống đúng giờ.

ĐAU DẠ DÀY KHÔNG NÊN ĂN GÌ ?

Những người mắc bệnh dạ dày không nên ăn một số nhóm thức ăn sau:

1. Thức ăn có hại có niêm mạc dạ dày

Niêm mạc dạ dày rất dễ bị tổn thương nên khi bị đau dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ dày cần tránh một số loại thực phẩm có chất chua, tăng tiết dịch dạ dày, tăng viêm nhiễm, ... Những bệnh nhân đau dạ dày nên tránh; chanh, quýt, dưa cà muối…

2. Các loại chất kích thích

Một số loại chất kích thích là tác nhân gây đau dạ dày: rượu, bia, cà phê, thuốc lá, … Ngoài ra, người bệnh cần tránh các chất kích thích mạnh như: tiêu, tỏi, ớt, …, và các món ăn nhiều dầu mỡ, các loại thịt quay, thịt hun khói, …

Bên cạnh đó, các thức ăn có thể tăng tiết vị dạ dày người bệnh cần hạn chế: Đó là các loại thực phẩm chua: cam, chanh, xoài, giấm, …, nên tránh các loại nước có chữa acid như các loại nước ngọt, nước trái cây có ga, …

3. Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Đau dạ dày cần phải hạn chế dùng các loại thực phẩm có tính lạnh như: ốc, ngao, sò, … Khi dùng nên ăn thêm 1 ít gừng tươi để điều hòa. Tránh ăn các loại thực phẩm được ướp lạnh hoặc thức ăn quá nóng.

4. Không ăn các loại nấm

Các chất hóa học trong các loại nấm đều gây hại cho sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, chất phalin rất độc chưa bị hủy có nhiều trong nấm, có thể làm tổn thương dạ dày.

5. Trứng chưa chín hoặc quá chín

Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.

6. Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Cụ thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt… Các loại nước trái cây có acid, nước có gas. Người đau dạ dày phải tránh ăn các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, bưởi, nho, … sau khi ăn hải sản, acid tactric trong các loại quả này sẽ sinh ra chất độc hại, gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe.

7. Không nên ăn thực phẩm khó tiêu, một số loại củ, rễ

Người đau dạ dày không nên ăn củ cải, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn, … Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ. Không ăn măng, khoai mì có chúng một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.

Ngoài ra, người đau dạ dày – tá tràng nên chủ động phòng tránh các món ăn khiến cho bệnh trở nên nặng hơn hoặc gây ảnh hưởng đến quá trình chữa trị bằng cách: Chủ động thực hiện chế độ ăn uống điều độ, không nên bỏ bữa sáng, không nên ăn các loại thức ăn khó tiêu, nên ăn các loại thức ăn mềm, có tính chất nhuận tràng, ... Không nên để bụng trống, nên ăn từng bữa nhỏ, chia nhiều lần trong ngày để trong dạ dày luôn có thức ăn, phòng ngừa bụng trống sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây đau xót. Khi ăn nên ăn thật chậm rãi, nhai thật kỹ thức ăn vì nước bọt sẽ giúp chữa lành vết loét.

PHÒNG NGỪA BỆNH ĐAU DẠ DÀY

Để phòng ngừa bệnh dạ dày mỗi người nên có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thói quen dùng bia rượu. Khi bị đau lưng, đau nhức xương khớp không tự ý mua thuốc giảm đau, chống viêm về điều trị, mà nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Riêng đối với việc phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp cách tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn sạch, uống sạch.

Trong trường hợp viêm dạ dày mãn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do sự tiêu hóa hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: B12, acid folic, vitamin A, D, K, canxi, Fe, Zn, Mg.

HPmax là sản phẩm đã được các nhà khoa học chứng minh tác dụng: Giúp ức chế các tác nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng như HP, acid dịch vị; giảm viêm, giảm đau , trung hoà và giảm tiết acid dịch vị. Giúp làm lành vết loét dạ dày, hành tá tràng. Giúp giảm đau dạ dày, giảm đau tức, chướng bụng do đầy hơi.

HPmax dùng cho các trường hợp viêm loét dạ dày,tá tràng cấp và mạn tính. Người có hội chứng trào ngược dạ dày, thực quản do viêm dạ dày, tá tràng;triệu chứng đau tức, chướng