Kiêng ăn gì sau sinh - những điều cần biết
Thực phẩm giúp mẹ nhiều sữa cho con bú sau sinh
Cách chế biến gà ác hầm với tam thất ăn rất tốt cho san phụ sau sinh
Ăn kiêng sau sinh - Nên hay không?
Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú rất quan trọng vì có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Do đó, mẹ cần chú ý đến sức khỏe của mình cùng với một chế độ dinh dưỡng khoa học để có thể có nguồn sữa chất lượng dành cho con, đồng thời để chăm sóc bé tốt nhất.Ăn kiêng theo quan niệm dân gian
Theo quan niệm dân gian, các bà mẹ sau sinh phải kiêng rất nhiều các loại thức ăn vì nhiều lý do khác nhau như không ăn rau cải vì sau sẽ bị són tiểu, không ăn tôm, cua, cá, hải sản vì tanh và em bé sẽ bị tiêu chảy, mẹ hậu sản..., ăn cơm trắng với muối hay chỉ ăn duy nhất thịt lợn nạc kho mặn, kiêng ăn rau... Nhiều bà mẹ sau khi sinh không có đủ sữa cho con thường ăn cháo chân giò hầm kéo dài, hay ở nhiều vùng quê, sản phụ sau khi sinh ăn nghệ thường xuyên với quan niệm ăn nhiều nghệ sẽ có tác dụng bổ máu...
Có nên ăn kiêng sau sinh?
Theo các nhà chuyên môn, sau khi sinh là thời điểm người mẹ thiếu nhiều chất nhất vì đã mất rất nhiều năng lượng, máu và nước trong quá trình mang thai và sinh nở. Vì vậy, trong thời gian mang thai và cho con bú, các bà mẹ nên lựa chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, hợp khẩu vị, thay đổi thức ăn thường xuyên để tăng cảm giác thèm ăn. Nên chọn thực phẩm tươi, sống, rau sạch; thức ăn cần được nấu chín kỹ để tránh bị ngộ độc thực phẩm.
|
Nếu ăn nhiều chân giò hầm, cơ thể người mẹ sẽ bị thừa chất béo. Có những bà mẹ khi thấy cơ thể béo không dám tiếp tục bổ sung dinh dưỡng, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và con. Không ăn tôm, cua, cá, hải sản... cơ thể sẽ thiếu canxi. Thường xuyên ăn thịt kho mặn kéo dài người mẹ sẽ thấy chán ăn, ăn không ngon miệng...
Ăn kiêng thường làm giảm tính đa dạng của khẩu phần và có thể không hợp khẩu vị của người mẹ. Ở nhiều nơi, nhất là ở những vùng quê nghèo, do thực phẩm sẵn có ở địa phương thường ít đa dạng, nếu người mẹ lại ăn kiêng thì rất dễ bị thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng của sữa mẹ. Tuy nhiên, trong thời gian cho con bú, khi ăn những thức ăn mới, lạ, cần ăn từ từ từng ít một, nếu thấy trẻ có những phản ứng khác lạ như tiêu chảy, dị ứng thì người mẹ nên ngừng ăn những thức ăn này để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Chế độ ăn khoa học cho phụ nữ sau sinh
Sau sinh, người mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và chú ý những điểm sau đây:
- Hạn chế đồ ăn rán, xào, đồ ngọt, thức ăn nhanh... Thay vào đó hãy chọn thức ăn nhiều protein nhưng ít mỡ, nên dùng dầu thực vật trong chế biến thức ăn.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Nên duy trì uống sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú để đảm bảo đủ chất mà không bị tăng cân, chọn loại sữa có bổ sung FOS (chất xơ) tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng khả năng hấp thụ của mẹ, vì sau khi sinh nở, hệ tiêu hóa của người mẹ thường bị yếu, khó khăn hơn trong việc hấp thụ dinh dưỡng, đặc biệt là những chất khó tiêu như đạm.
- Ăn sáng vừa phải, đều đặn giúp người mẹ tránh tình trạng ăn uống quá độ trong ngày cũng là một cách hạn chế tăng cân.
Trong thời kỳ cho con bú cần tránh các loại chất kích thích có ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh và sức khỏe của bé và hạn chế một vài loại gia vị như: ớt, tỏi, hành có thể qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.
Những điều kiêng khem sau sinh
Để có thể duy trì sức khỏe và vẻ đẹp của bản thân mình, bác sĩ Lê Khánh Vân đưa ra một số lưu ý mà người mẹ cần tránh.
Ăn uống để phục hồi sức khỏe cho bà mẹ sau sinh
Sau khi sinh, sự tiêu hao sức khỏe và năng lượng của sản phụ là rất lớn. Vì vậy, việc ăn uống cho bà mẹ là rất quan trọng, vừa để bổ sung sự tiêu hao năng lượng, vừa bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết để người mẹ tiết ra đủ sữa nuôi con.Bí quyết cho mẹ mới sinh căng sữa
Về nguyên tắc, sản phụ cần ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là thức ăn có chứa nhiều protein, canxi, sắt như: thịt bò, trứng, sữa, gan và thận động vật. Các sản phẩm từ đậu có thể nấu canh với xương heo, giò heo là những thức ăn có hàm lượng canxi rất cao.Khẩu phần ăn uống đa dạng: Dinh dưỡng của sản phụ phải toàn diện, không thể ăn theo ý thích của mình, cũng không phải ăn nhiều quá một loại thực phẩm. Trong các bữa ăn chính phải có thức ăn thô như: cơm, bắp, tiểu mạch, khoai để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, trái cây, rau cải cũng rất có ích cho sản phụ nhằm cung cấp đủ vitamin và thúc đẩy vú tiết sữa bình thường. Vì vậy, nên tập thói quen ăn trái cây sau mỗi bữa ăn, các loại như táo, quýt, lê...
Không kiêng cữ một cách quá mù quáng: Thời kỳ cho con bú, dinh dưỡng phải đủ về mọi mặt mới đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Ăn uống hợp lý: 5-7 ngày sau khi sinh nên ăn những thức ăn mềm như cơm nát, cháo. Không nên ăn quá nhiều dầu mỡ như thịt gà (có da), giò heo... Sau 7 ngày có thể ăn các món như cá, thịt, trứng gà nhưng không nên ăn quá no trong vòng một tháng sau khi sinh, mà nên ăn làm nhiều bữa trong ngày.
Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và ít kích thích: Không nên ăn những thức ăn cay nóng vì dễ làm cho sản phụ bốc hỏa và có thể ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, làm cho trẻ bị nóng trong người. Vì vậy tránh ăn hành, ớt, hồi hương, hẹ, rượu...
Cũng không nên ăn thức ăn sống, lạnh vì dễ làm tổn thương dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, thức ăn sống, lạnh dễ tạo máu bầm, làm đau bụng sau khi sinh.
Ngoài 3 bữa chính, sản phụ nên ăn nhiều bữa phụ với các loại thực phẩm dễ tiêu như: mì, hoành thánh, cháo để tăng lượng sữa.
Tránh táo bón, vì nếu để táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa tử cung.
Cần đảm bảo những chất dinh dưỡng tối thiểu:
Protein (đạm): thịt nạc, cá, trứng, sữa và các loại gia cầm như gà, vịt đều chứa rất nhiều protein động vật. Các loại sản phẩm từ đậu như đậu hũ đều chứa một lượng lớn protein thực vật.
Chất béo: các loại thịt và mỡ động vật chứa nhiều chất béo động vật. Các loại đậu phộng, mè... chứa nhiều chất béo thực vật.
Chất đường: tất cả các loại thực phẩm như: gạo, mì, bắp, kê, khoai lang, khoai tây, hạt dẻ, sen, mật ong đều có chứa một hàm lượng lớn đường.
Chất khoáng: trong rau cải, tảo, rau cần, cà rốt, hẹ, rau diếp và cải trắng có nhiều phốt pho. Tảo biển, cá biển có chứa nhiều iod.
Vitamin: gồm các loại vitamin A và D có nhiều trong dầu gan cá, trứng và sữa, rau dền, rau diếp, bó xôi... Vitamin nhóm B có nhiều trong kê, bắp, gạo lức, bột mạch, đậu các loại... Vitamin C có nhiều trong các loại rau tươi, cam quýt, dâu tây, chanh, nho, táo, cà chua...