Vải – Litchi chinensis Sonn., thuộc họ Bồ hòn – Sapindaceae. Có vị ngọt chua, tính ấm. Dùng phòng trị với các chứng như rối loạn tiêu hóa lâu ngày gây tiêu chảy, phiền khát, nôn oẹ, dạ dày lạnh đau, lao hạch, đinh nhọt, đau răng, thiếu máu do băng huyết, chấn thương chảy máu.
Phần áo hạt vải thường gọi là múi vải, thành phần chủ yếu là đường, ngoài ra có vitamin A, B, C. Vitamin A và vitamin B chỉ có trong múi vải tươi. Múi vải cũng là một vị thuốc trong Đông y, vị ngọt chua, tính bình.
Những công dụng chính của quả vải là:
1. Bổ sung năng lượng, ích trí bổ não.
2.Tăng cường chức năng miễn dịch.
3. Giải độc tiêu thũng, chỉ huyết chỉ thống.
Vải được nhiều người biết đến tác dụng bồi bổ ra, còn có thể dùng cho các bệnh ngoại khoa như khối u, lao hạch, đinh nhọt, chấn thương chảy máu…
Vải có tính ấm bồi bổ hệ tiêu hóa, còn có thể giảm trào ngược, là món ăn thực dưỡng tốt cho người bệnh bị nôn oẹ mang tính trào ngược ngoan cố và tiêu chảy giấc sáng.
Theo hai nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Zhejiang Gon Shang và Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) cho thấy: Trong quả vải thiều chứa chất flavonoid có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
6. Giúp máu tuần hoàn
Cùi quả vải có chứa nhiều hợp chất hữu ích giúp máu tuần hoàn. Trong phương pháp chữa bệnh cổ truyền của người Trung Quốc có đề cập, nếu ăn vải thường xuyên sẽ giúp máu tuần hoàn tốt, lợi tỳ, tốt cho người bệnh mới ốm dậy, suy nhược. Cùi vải khô là thuốc bổ nguyên khí có lợi cho sức khỏe phụ nữ và nhóm người cao niên. Theo nghiên cứu thì vải có tác dụng hạn chế tắc nghẽn mạch máu, phá hủy tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ hơn 50%.
– Có người sau khi ăn quả vải bị nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, nôn mửa… Các triệu chứng đó không phải do vải mà do một loại nấm sống ở những núm quả vải bị dập nát, úng thối gây ra.
– Vải là loại quả ngọt, dễ ăn, có tác dụng chữa bệnh tốt. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều trong một lúc, có thể gây nóng, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây hiện tượng dị ứng. Các triệu chứng thường thấy là buồn nôn, mồ hôi ra nhiều, khát, khô miệng, mệt mỏi và ở thể nặng có thể gây nhức đầu, mê man, nhất là trẻ nhỏ và nhóm người mắc bệnh tiểu đường.
Hà Nội đang rộ lên mùa vải, nhiều người rất thích loại quả này nhưng lại không dám ăn vì sợ nóng. Dân gian có câu “một quả vải bằng ba ngọn đuốc”. Làm cách nào để được thưởng thức những trái vải căng tròn, ngọt lịm mà không để “phát hỏa” là điều ai cũng muốn.
Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có thể yên tâm khi ăn loại quả bổ dưỡng này mà không sợ sinh bệnh.
Nên chọn những quả tươi, ngon, lành lặn để ăn. Tuyệt đối không ăn quả bị giập nát, sâu đầu. Bởi ở những chỗ giập úng sẽ phát sinh những loại vi khuẩn, nấm có hại cho sức khỏe.
Nếu ăn phải loại này, bạn sẽ xuất hiện triệu trứng: nổi mề đay, nôn nao, đau bụng, thậm chí là nôn mửa, tiêu chảy.
Nhiều người cho rằng vải thuộc loại quả nóng nên thường kiêng không ăn, hoặc không cho trẻ con ăn sợ mọc mụn nhọt, rôm sảy. Tuy nhiên, quan điểm này chưa hẳn đúng, không nên kiêng kị mà cần ăn vải để cung cấp vitamin cho cơ thể. Vải thiều có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2,… Vì vậy, loại quả này còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Với trẻ em, hệ tiêu hóa còn yếu, dó đó bạn cần cho bé ăn một lượng vừa phải, không nên chiều con mà để bé ăn quá nhiều khiến bé bị bệnh. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 5 – 6 quả).
Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng “say vải”. Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.
Những người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, nóng trong, chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều các loại quả này, vì việc tăng lượng đường trong máu sẽ là môi trường lí tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển.
Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.
Vải là loại quả ngon và giàu chất dinh dưỡng tuy nhiên ăn nhiều vải có thể dẫn đến triệu trứng bị “say vải”
4. Trước khi ăn vải uống chút nước muối
Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.
Hoặc là nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
Nếu bạn muốn thưởng thức vải ngay cả khi đã hết mùa, thì hãy bảo quản chúng bằng cách sau: Bóc lớp màng trắng bỏ đi rồi đem cơm quả (để nguyên không bỏ hạt) trực tiếp ngâm vào nước muối loãng, 1 tiếng sau vớt ra cho vào hộp bảo quản đậy kín, sau đó để ngăn đá tủ lạnh, bao giờ muốn ăn thì lấy ra là ăn luôn được.
Đối với người bản địa, mới sáng sớm, khi sương sớm còn đọng lại trên cành vải, ăn vải lúc này thì tính hỏa được giảm triệt để. Lúc này, ăn vải ngon như vừa để trong ngăn mát tủ lạnh, ngọt thanh và không lo nóng. Bởi quả vải lúc này được hấp thu ánh nắng của cả một ngày rồi lại được ngâm trong không khí mát mẻ của cả một đêm, tính nóng đã được giảm đi rất nhiều, những quả vải lúc này đều ở trạng thái tươi ngon ngọt thơm nhất.
7. Ăn quả vải ở cây phía Đông
Vải đặc biệt thích ánh nắng mặt trời phía tây, do đó nó chín từ phía tây chín sang. Những người biết thưởng thức vải thường vặt quả vải ở phía tây ăn bởi vì vải ở hướng này đặc biệt ngọt.
Như vậy vải là loại quả chín rất tốt cho sức khỏe. Tùy theo thể trạng và sức khỏe của mình, bạn nên dung nạp một lượng vừa đủ để cơ thể của bạn không bị thừa hay thiếu chất.
BS Lương Ngô Hải Triều (khoa Hồi sức – Bệnh viện Trưng Vương Tp. HCM) tư vấn: Một số trái cây như xoài, nhãn, vải, sầu riêng đều được y học dân tộc khẳng định thuộc tính bình, không gây nóng trong người như dân gian truyền miệng. Song tùy vào cơ địa mỗi người, việc hấp thu một lượng đường đáng kể ở các loại trái ngọt này cần có hạn mức.
Bên cạnh đó, những người có cơ địa nóng, da mẫn cảm, người bị tăng đường huyết, khi ăn nhiều trái cây, nạp thêm nhiều đường sẽ sản xuất thêm acid, giảm kháng thể, gây ra hiện tượng mụn đỏ hay dị ứng da.
Theo BS Bùi Yên Trình (khoa Khám bệnh Bệnh viện Chợ Rẫy), bạn nên ăn trái cây tùy theo thể trạng và sức khỏe của mình. Trước hết, bạn xác định cơ thể mình nhiệt hay hàn (nóng hay lạnh) để ăn trái cây như biện pháp điều hòa thân nhiệt. Người có thân nhiệt nóng thường có biểu hiện đổ mồ hôi trộm, nóng bứt rứt, đại tiện khó, nước tiểu vàng. Người thân nhiệt lạnh (hàn) có biểu hiện đại tiện lỏng thường xuyên, đi tiểu đêm nhiều lần, xương lưng và khớp gối thường lạnh. Đối với trái cây, trái loại mát thường có vị chát, chua, ít ngọt, trái loại nóng rất nhiều béo và nhiều vị ngọt.
Nếu bạn dung nạp thuận chiều với cơ địa hay ăn quá nhiều một loại trái cây mát, nóng cũng đều bất lợi.
Khỏe Mới Vui – Công Dụng Của Quả Vải – Ăn Vải Đúng Cách Tốt Cho Sức Khỏe