Ăn rau sống có tốt không?

Rau xanh rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Chúng đặc biệt tốt hơn khi được ăn sống. Theo một nghiên cứu gần đây ở Italy, cà rốt sống chứa một lượng lớn các chất có khả năng chống lại bệnh ung thư như đại tràng, trực tràng và ung thư vú. Rau sống cũng đem lại hiệu quả cao trong việc làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư này.









Qua một số khảo sát, các nhà khoa học nhận thấy, những người ăn rau sống khoản 12 lần mỗi tuần giảm được 26% nguy cơ ung thư đại tràng, 16% nguy cơ ung thư trực tràng và 15% nguy cơ cung thư vú so với những người chỉ ăn 3-4 lần/ tuần.

Việc thường xuyên ăn trái cây cũng giúp ngăn ngừa ung thư. Táo, lê và quả kiwwi làm giảm ít nhất 5% nguy cơ mắc các loại ung thư nói trên. Còn các loại quả có múi, mận, mơ, đào, dưa, nho, dâu và quả anh đào có khả năng chống lại bệnh ung thư trực tràng.

Thường thì mọi người hay nói rằng ăn súp lơ sống thì tốt hơn là nấu chín, tuy nhiên điều này không chỉ đúng với súp lơ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khi nấu chín thức ăn liên quan tới rau củ quả thì con người có khả năng hấp thụ tốt hơn các chất như carotenoid hay polyphenol có ích cho cơ thể. Mặt xấu của việc nấu chín là rất nhiều các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C sẽ bị phân hủy. Theo giáo sư T.Colin Campbell tại trường đại học Cornell, đương nhiên thức ăn chưa nấu chín sẽ là tốt nhất và đầy đủ các chất dinh dưỡng bên trong nhất nhưng khẩu phần ăn tốt phải là khẩu phần ăn có hỗn hợp cả các rau củ quả sống và rau củ quả chín. Cách chế biến tệ nhất đối với rau củ quả sẽ là xào quá lâu ở nhiệt độ cao (trên 200 độ), trong khi việc xào nhanh lại tốt vì sẽ giúp rau củ quả giữ nguyên màu, mùi vị cũng như chất dinh dưỡng bên trong.

Đặc biệt như bảng thống kê ở dưới đây cho thấy, mỗi loại rau củ quả lại cần một cách chế biến (luộc, xào, hấp, sử dụng lò vi sóng…) khác nhau cho phù hợp.


(click vào hình trên để phóng to)


Nghiên cứu cũng cho biết, việc tồn trữ trong các tủ lạnh gia đình từ 1 – 7 ngày không làm giảm những hoạt chất bổ ích. Tuy nhiên, nếu giữ rau ở nhiệt độ quá thấp trong những ngăn lạnh công nghiệp (có thể đến -85oC) thì tỷ lệ hao hụt glucosinate khoảng 33%. Từ lâu, suy nghĩ thông thường cho rằng, chỉ có ăn rau sống mới tận dụng được tất cả các vi chất bổ dưỡng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ăn sống không ăn được nhiều, không ăn đủ lượng rau cần thiết lại khó bảo đảm điều kiện vệ sinh.

Như vậy, nấu chín có thể hao hụt một lượng sinh tố nhất định nhưng vẫn bảo đảm được đủ những hoạt chất chống oxy hoá cần thiết miễn là không nấu bằng nồi áp lực hoặc hầm, luộc quá lâu.


Rau sống có rất nhiều với vitamin C, A, E, khoáng chất và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn không bị hao hụt so với khi nấu chín. Nhưng nếu rau sống không bảo đảm vệ sinh (tưới bón phân tươi, phân bắc hay phân chuồng chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh, trong đó có bệnh sán lá gan như bạn đã biết.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, hiện bệnh sán lá gan lớn ở người đã xuất hiện ở 45 tỉnh thành trong cả nước với trên 2.000 người mắc. Nguyên nhân là người dân có thói quen ăn gỏi, tôm, cua, cá, rau sống có chứa ấu trùng sán lá gan. Sán lá gan lớn ký sinh trong gan làm hủy hoại gan, hút chất dinh dưỡng, lâu ngày dẫn đến áp-xe, xơ hóa gan, ung thư gan...

Ngoài nhiễm sán lá gan, ăn rau sống không sạch còn gây nhiễm các loại ký sinh trùng khác hoặc nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp tính và mạn tính.

Để bảo đảm cho món rau sống được an toàn, bạn cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại trừ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau. Ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng hoặc nước muối loãng đều không diệt được trứng giun sán.

Nếu địa phương bạn là nơi có nhiều người mắc bệnh sán lá gan thì không nên ăn gỏi, ăn sống các loại rau thủy canh. Nếu có các biểu hiện như rối loạn tiêu hóa, ngứa, nổi mẩn, vàng da, sốt, đau hạ sườn phải thì cần đi khám (siêu âm, xét nghiệm máu, phân).


Các thực nghiệm dược lý hiện đại đã chứng minh rằng rau diếp cá có tác dụng chống nhiễm khuẩn, chống vi khuẩn, nâng cao sức đề kháng và lợi tiểu.

Đông y thường xuyên dùng diếp cá để chữa viêm phổi, thổ huyết, viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm phế quản mãn tính, ho khan, cảm nhiễm, sưng phổi, cảm lạnh sốt cao, ung thư phổi, lở loét cổ tử cung, viêm khớp, táo bón do thói quen, kiết lỵ do vi khuẩn cấp tính, viêm gan vàng mật cấp tính, các chứng bệnh về thận, viêm mũi, viêm tai giữa sưng mủ, quai bị, viêm họng mãn tính, bệnh về ruột già, viêm tuyến tiền liệt, mụn nhọt mẩn đỏ và một số chứng bệnh khác.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ diếp cá:

Trị sưng phổi: 30g diếp cá, 15g cát cánh, nấu nước uống hoặc nghiền nhỏ cho vào nước nóng quấy đều uống.

Trị đau mắt đỏ: Rau diếp cá 10 lá, rửa sạch giã nhuyễn - dùng vải mỏng hoặc giấy xốp gói đắp lên mắt sẽ khỏi.

Trị kiết lỵ:  20g rau diếp cá, 6g than cây sơn tra, nấu nước và thêm mật ong để uống.

Trị quai bị: Lấy một ít lá diếp cá tươi, giã nhuyễn và đắp lên quai hàm, băng lại cố định, mỗi ngày làm 2 lần.

Trị táo bón: Lấy 5 - 10g diếp cá sao khô, đổ nước nóng vào ngâm từ 10 - 12 phút, sau đó uống thay trà. Trong thời gian trị liệu phải ngừng sử dụng các loại thuốc khác, 10 ngày một liệu trình.

Trị bệnh trĩ

Rau diếp cá dùng ăn sống hàng ngày - kết hợp lấy diếp cá giã nát và rịt vào nơi bị trĩ, băng lại mỗi ngày 1 đến 2 lần rất tốt.

Nếu trĩ đau nhức thì lấy diếp cá nấu sôi già đổ ra chậu để xông hậu môn, đến lúc nước còn ấm thì ngâm và rửa sạch vùng hậu môn bằng nước đó - sau lại giã rau diếp cá rịt vào chỗ bị trĩ và băng lại.

Trị viêm gan vàng mật cấp tính: 180g diếp cá, 30g đường trắng, nấu nước uống, mỗi ngày 1 thang, uống liền 5 - 10 thang.

Trị mụn nhọt sưng đỏ: Lấy vài lá diếp cá rửa sạch, giã nát, khi đi ngủ rịt vào mụn nhọt băng lại, sáng dậy bỏ ra - làm vài lần sẽ mau khỏi.

Trị các chứng bệnh về thận: Lấy 50 - 100g rau diếp cá (sao vàng), đổ 1.000ml nước sôi vào ngâm trong 30 phút sau đó lấy ra uống, mỗi ngày 1 thang, 3 tháng một liệu trình, mỗi một liệu trình cách nhau 2 - 3 ngày.

Trị cảm, sốt: 16g diếp cá, 20g lá hương trà loại nhỏ, nấu nước uống. Hoặc đem hai loại trên nghiền nhỏ, cho nước vào sắc cho cô đặc lại, làm thành viên nén, mỗi viên 0,3g, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 - 4 viên.

Trị sốt xuất huyết: Rau diếp cá, lá rau ngót, lá cỏ mực mỗi thứ 100g - sắc đặc uống làm nhiều lần trong ngày.

Trị vú sưng tắc sữa: Dùng 20g cây diếp cá khô, táo đỏ 10 quả. Đổ vào 600ml nước, sắc còn lại 200ml, chia đều 3 lần uống trong ngày.

Trị đái buốt đái dắt: Rau diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi thứ 50g rửa sạch, vò nát lọc lấy nước trong uống nhiều ngày sẽ khỏi.


Theo lời khuyên của các chuyên gia, trong lúc chưa có cách để rửa sạch rau sống thì tốt nhất không nên ăn. Ăn chín, uống sôi vẫn là cách tốt nhất.

Sạch mắt là tốt lắm rồi!

Nói về các quán ăn và thói quen ăn uống, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM cho biết, rất khó thay đổi tập quán ăn hàng quán vỉa hè của người dân. Họ tiện đâu tấp đó không cần quan tâm chỗ bán hàng đó được phép hay không, sạch hay bẩn.

Quán xá đông khách, chật chội, vệ sinh cũng khó đảm bảo nên người tiêu dùng khi đến quán chỉ quan sát bàn ghế, khay đựng đồ ăn, bát , thìa, đũa có sạch không, có dùng đồ gắp hay lại bốc tay, bốc tiền chung... nói chung là cảm tính. Nhìn thấy sạch bằng mắt là tốt lắm rồi, chứ nói chi đến chuyện nhiễm vi sinh hay ký sinh trùng ở rau sống.

TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho hay, rau xanh được trồng trọt trên đất nên dễ bị nhiễm nhiều loại vi trùng và ký sinh trùng. Rau xanh bị nhiễm vi sinh cũng rất đa dạng, chủ yếu là vi sinh và ký sinh trùng. Rau xanh nếu nhiễm bẩn vi sinh thường gặp các vi khuẩn E.coli và Coli form do nước tưới bị nhiễm bẩn. Các ký sinh trùng cũng có thể nhiễm lên lá rau, từ trứng cho đến các ấu trùng giun sán.

Tuy nhiên, thực tế rất khó xét nghiệm để phát hiện ký sinh trùng vì phải sử dụng nhiều kỹ thuật cao, đòi hỏi nhiều thời gian và không phải phòng thí nghiệm nào cũng thực hiện được. Để an toàn thì người tiêu dùng nên mua rau về nhà ngâm rửa sạch sẽ nhiều lần, rửa trong vòi nước chảy, nếu có thể thì nên ăn rau luộc.


 
Nên tự bảo vệ mình khi ăn tại các quán vỉa hè.



Có thể xử lý rau sống an toàn?

BS Đào Thị Yến Thủy, Phòng Truyền thông, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, nên hạn chế ăn rau sống. Đối với những món ăn bắt buộc phải ăn kèm với rau sống như bánh xèo, bò lá lốt, bánh tráng cuốn, gỏi cuốn... thì nên mua rau về nhà để có điều kiện xử lý rau sạch sẽ hơn.

Với những cách mà nhiều người hay sử dụng như rửa nước muối, thuốc tím, máy rửa ozon, nano... thì theo BS Trần Văn Ký, nếu bị nhiễm nhiều vi khuẩn coliforms, escherichia coli (E.Coli) thì dù có rửa dưới vòi nước mạnh cũng chỉ giảm được lượng vi khuẩn chứ không thể hết vi khuẩn. Muối không phải là chất diệt khuẩn nên không có tác dụng làm sạch rau. Thuốc tím là thuốc sát khuẩn nhưng lại có 2 mặt, một là diệt khuẩn nhưng nếu còn tồn dư thuốc tím trên rau sẽ là tác nhân gây ung thư.

Do không thể kiểm soát lượng tồn dư nên không nên dùng thuốc tím rửa rau sống. Bên cạnh đó, phương pháp sục ozon, nano thì cũng chưa có cơ sở khoa học là diệt được khuẩn. Chính vì lý do đó chúng ta chưa có tiêu chuẩn cho các loại thực phẩm sống. "Ăn chín uống chín" vẫn là cách bảo vệ mình an toàn nhất.


Rau sống được xem là thực phẩm ưa thích của ngườiViệt Nam. Tuy nhiên, ăn rau sống có thật sự tốt?

Ăn rau sống có tác dụng bảo đảm chất dinh dưỡng trong thực phẩm không bị mất đi, có tác dụng phòng và chống lại các bệnh ung thư cũng như nhiều loại bệnh tật khác do trong rau xanh đều có chứa các chất miễn dịch interferon inducer. Khi dùng rau sống ở nhiệt độ cao tác dụng trên sẽ không còn.

Phương thức ăn rau sống, ngoài món salad ra thì chúng ta có thể ép thành nước sinh tố tươi ngon hoặc các món gỏi.

Rửa rau dưới vòi nước mạnh sẽ hạn chế được vi khuẩn và hóa chất...

Những ẩn họa khi dùng rau sống

Các loại rau sống có tàn lưu các loại thuốc trừ sâu cùng các loại trứng, ấu trùng giun sán như: giun móc, giun đũa chó mèo, sán lá gan… đều là những mối nguy hại cho sức khỏe con người, gây các bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm đường tiêu hóa; giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng gây thiếu máu, thiếu vitamin A, B, C… làm người nhiễm bị suy nhược cơ thể. Trứng giun đũa chó hay méo vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể như cơ, não, mắt, tim. Khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó hay mèo, người bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè kéo dài. Ở thể năng, khi ấu trùng định vị ở những nơi như hệ thần kinh trung ương, tim, phổi sẽ dẫn đến tình trạng co giật toàn thể hóa, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não, màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến mù mắt nêu không phát hiện kịp thời.

Biện pháp hạn chế những tác hại

Khi dùng rau sống, để hạn chế “bệnh từ miệng vào” thì phải đặc biệt lưu ý khi lựa chọn các loại rau cải xanh, chọn lựa rau an toàn tại các cửa hàng rau sạch có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng ngoài ra việc rửa rau cải cũng là một vấn đề cũng hết sức quan trọng. Trước khi chế biến các món rau cải sống phải rửa tay thật sạch, rửa rau kỹ bằng nước sục ozon hoặc rửa nhiều lần bằng nước thường có hỗ trợ thêm với nước rửa rau chuyên dùng, rửa dưới vòi nước chảy mạnh, gọt vỏ trước khi ăn…; phân loại và để riêng các loại rau cải dùng để ăn sống với các loại thực phẩm khác; rau cải và thịt cá cần để riêng khi rửa để tránh nhiễm các loại vi khuẩn giữa chúng. Món gỏi rau cần cho thêm vào dấm, tỏi và các gia vị cay; một mặt làm tăng khẩu vị, mặt khác có tác dụng sát khuẩn cao.

Nếu có điều kiện có thể trồng xen rau sạch trong vườn, trong những chậu đất quanh nhà để bổ sung nguồn rau an toàn cho gia đình và hơn nữa giảm được chi tiêu.


Rau sống luôn cuốn hút người thưởng thức không chỉ vì hương vị hấp dẫn từ các loại rau thơm ăn kèm mà rau sống còn là món ăn rất tốt cho sức khỏe. Nhưng để món ăn này đảm bảo an toàn bạn phải hết sức chú ý từ khâu chọn rau cho tới khâu sơ chế.



Ảnh minh họa



Chọn rau người tiêu dùng nên chọn các loại rau có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chọn được loại rau mới thu hoạch là tốt nhất. Chú ý đến màu sắc của rau. Không nên chọn những loại có màu xanh mướt mỡ màng bất thường, vì đó là dấu hiệu của rau được bón quá nhiều phân đạm. Nếu hàm lượng NO3 trong phân đạm tồn dư lại trong rau xanh quá cao sẽ gây bệnh trực tiếp cho người sử dụng. Nếu vượt quá mức cho phép sẽ làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể, âm thầm phá huỷ đường tiêu hoá.

NO3 không gây ngộ độc cấp tính như ăn phải các loại rau có thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật… dễ nhận biết mà dần tích luỹ gây bệnh. Vì thế bên cạnh sự nguy hiểm của rau có hàm lượng thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật… thì nguy cơ NO3 trong rau xanh mọi người hết sức chú ý để phòng tránh khi chọn mua rau.

Rau có dấu hiệu ngả màu, úa vàng cũng không mua, không sử dụng  vì đó là loại rau đã bắt đầu hỏng không thể dùng được, dùng để ăn sống thì càng không nên. Bạn cần loại bỏ ngay toàn bộ số rau chứ không nên chọn nhặt những lá rau còn tươi vì rất có thể vi khuẩn từ chiếc rau hỏng đã xâm nhập sang mà mắt thường bạn không thể nhận biết được.

Để đảm bảo an toàn khi ăn rau sống thì rửa rau là khâu rất quan trọng. Rau sau khi đã nhặt sạch cần được rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hoá chất trừ sâu vẫn còn bám trên rau. Nếu chỉ rửa rau một vài lần rồi ngâm bằng nước muối loãng thôi thì cũng  không hợp vệ sinh như nhiều người vẫn nghĩ mà nên áp dụng cách rửa từng lá rau sống dưới vòi nước chảy nhiều lần. Rau cần được vẩy ráo nước trước khi ăn.


(ST).