Các loại quả không có hạt tốt cho sức khỏe
Bà bầu ăn bún măng vịt có hại cho sức khỏe không?
Tập thể dục thế nào để tốt cho sức khỏe
8 sai lầm phổ biến khi sử dụng nước rửa chén gây hại cho sức khỏe
Dê là loài vật ăn tạp, có bộ phận tiêu hoá và cơ quan sinh dục rất mạnh. Mỗi sáng ra khỏi chuồng, một con dê đực có thể giao hợp liên tiếp với nhiều dê cái. Dê cái có thể đẻ hàng trăm lứa trong đời; mỗi lứa cả chục con. Thế nên, dân gian quan niệm dê là loại thức ăn tăng cường sức khoẻ; đặc biệt là khả năng tình dục.
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỊT DÊ
1. Thịt dê
Theo Hải Thượng Lãn Ông và Y học Tùng thư, thịt dê có vị ngọt, tính nóng, không độc. Thịt dê làm mạnh dương đạo, ấm trung tiêu, an tâm thần. Nếu ăn liên tục 30 - 40g/ngày các món ăn chế biến từ thịt dê, có thể khỏi gầy yếu, đau lưng, dương sự kém, khí huyết hư tổn, ra nhiều mồ hôi.
Thịt dê thường được chế biến chưa chín hẳn (tái) với gừng hành, tỏi. Hải Thượng Lãn Ông khuyên ăn thịt dê tái với hành, tỏi và hẹ . Đây đều là những loại rau có tác dụng tiêu thực và làm ấm đơn điền - nơi xuất phát ba mạch quan trọng là xung mạch, nhâm mạch và đốc mạch và thông hai mạch xung nhâm (nhờ hai mạch này, ngũ tạng lục phủ thọ khí). Riêng tỏi và hẹ có tác dụng làm làm mạnh thận khí, ăn cùng thịt dê có thể trị thận suy, đau lưng mỏi gối, dương sự kém.
Sách Kim quỹ yếu lược có bài Đương quy sinh nhượng - dương nhục thang gồm có đương quy, gừng và thịt dê. Thang này có tác dụng bổ dưỡng khí huyết.
2. Huyết dương tửu (rượu tiết dê)
Cách làm tiết dê nóng như sau: Cột chân dê, vặt lông cổ, khử trùng bằng cồn, dùng dao thọc thẳng vào đúng động mạch cổ (tránh thọc vào thực quản). Khi máu phun ra có vòi, bỏ phần đầu, hứng tiết vào hũ rượu cho đến khi hết vòi máu. Uống rượu này ngay lại chỗ không tanh. Tiết dê là thuốc bổ với điều kiện con dê không bị bệnh và đang tuổi lớn.
Huyết dương tửu có thành phần: huyết dê, đại hồi, quế chi, gừng, xuyên khung, vỏ cam. Một bài thuốc khác giản dị hơn chỉ có tiết dê, đương quy, mật ong và rượu. Bài thuốc thứ nhất có tác dụng hành khí hoạt huyết. Bài thuốc thứ hai chủ đích bổ máu.
3. Ngọc dương (tinh hoàn dê)
Chọn dê đực đang lớn, tránh dê cụ (dê đực già). Ngọc dương có tác dụng trị thận suy, liệt dương. Người ta thường dùng ngọc dương hấp rượu, ngâm rượu thuốc...
Ngọc dương hấp rượu: Ngọc dương, thận, bộ sinh dục cắt miếng mỏng, ướp hành tỏi, ngũ vị hương, cho vào thố (niêu đất) kê trên vài viên gạch nhỏ (trên đĩa), đổ rượu vào đĩa rồi đốt. Hơi nóng của rượu sẽ làm chín ngọc dương. Chính vì cách chế biến này, có quán ăn đặt tên món ăn này là Ngọc dương quanh lửa hồng để tăng phần hấp dẫn.
Ngọc dương nấu lẩu: Nước lẩu hầm củ sen, hạt sen, củ súng. Khi nước sôi, nhúng tái ngọc dương, thận, tuỷ dê. Không nên để những bộ phận này chín quá bởi sức nóng dễ làm giảm tác dụng. Ngọc dương nấu lẩu là một bài thuốc phối ngũ rất lý thú. Ngọc dương có tính mạnh nhưng lại hãm bởi những vị cố tinh như thế sức mạnh bền bỉ mà không bộc phát.
4. Cật dê (thận dê)
Có thể ăn và chế biến cật dê thành các món như cật heo. Tuy nhiên, cật dê thường được nướng hoặc hấp với hành tây (trưng cách thuỷ). Các món ăn chế biến từ cật dê có tác dụng trị suy nhược, lãng tai, đổ mồ hôi.
5. Dạ dày dê
Nhiều người cho rằng dạ dày dê rất mặn do loài vật này ăn tạp. Tuy nhiên, dạ dày dê hầm hoặc nấu cháo có thể trị tiêu hoá kém, buồn nôn sau bữa ăn. Lưu ý, người đau dạ dày và loét tá tràng không nên dùng món này.
6. Gan dê
Gan dê luộc hoặc trưng cách thuỷ có thể trị can phong, hư nhiệt, mờ mắl sau cơn bệnh.
7. Cao dê toàn tính làm thuốc bổ
Lấy cả con dê lóc thịt, xay nhỏ, nấu nhừ xương trong nồi áp suất rồi nghiền nát. Bộ lòng và tạng phủ làm sạch, băm vụn, sấy khô. Tất cả nghiền nhuyễn, trộn thêm tá dược, vê thành viên tễ, uống 5 - 10g/ngày.
THỊT DÊ CÓ THỰC SỰ TỐT CHO QUÝ ÔNG?
Tái dê chấm với tương bần
Theo Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Quốc Toán (Bộ môn Y học Cổ truyền, ĐH Y Hà Nội) thì thịt dê có vị ngọt, tính nóng. Trong 100g thịt dê có 17.5% protit, 40% là lipit. Thịt dê không độc, có tác dụng trợ dương, bổ huyết, chữa lao phổi, người gầy yếu. Nếu ăn liên tục 30 - 40g/ngày các món ăn chế biến từ thịt dê, có thể khỏi gầy yếu, đau lưng, dương sự kém, khí huyết hư tổn, ra nhiều mồ hôi. Đặc biệt, rất tốt cho phụ nữ gầy yếu, ít sữa sau khi sinh nở. Hầu như tất cả bộ phận của dê đều có thể sử dụng để làm thuốc. Tinh hoàn dê có tác dụng trị thận suy, liệt dương, hoạt tinh. Người ta thường dùng ngọc dương hấp rượu, ngâm rượu thuốc... Dạ dày dê chữa gầy yếu, tiêu hoá kém, buồn nôn sau bữa ăn Gan dê (dương can) có thể điều trị những trường hợp mờ mắt sau cơn bệnh (nấu chín nhừ, ăn 30-60g/ngày). Tiết dê pha với rượu trắng 40 độ chữa bổ huyết, đau đầu, chóng mặt, đau lưng. Cật dê (thận dê) có thể ăn và chế biến thành các món như cật heo. Tuy nhiên, cật dê thường được nướng hoặc hấp với hành tây (trưng cách thuỷ). Các món ăn chế biến từ cật dê có tác dụng trị suy nhược, lãng tai, đổ mồ hôi. Cao dê toàn tính làm thuốc bổ.
Đó chỉ là tư duy dân gian
Mặc dù thịt dê có tác dụng bổ dưỡng, và rất tốt cho sức khoẻ, nhưng do hàm lượng đạm, mỡ cao nên không phải ai cũng có thể ăn. Bs Toán khuyên một số người bị rối loạn chuyển hoá lipit khi ăn phải cẩn thận. Không nên ăn nhiều trong một bữa và nhiều bữa trong một tháng. Người có bệnh cao huyết áp cũng không nên ăn nhiều.
Thịt dê và… “chuyện ấy”
Không ít các quý ông còn tâm niệm "cái ấy" của dê có tác dụng "bổ dương tráng khí", rất có lợi cho chuyện chăn gối của nam giới. Thực hư mối quan hệ giữa thịt dê và “chuyện ấy” như thế nào? Các quý ông sẽ tìm được câu trả lời dưới nhãn quan của các nhà khoa học và tâm lý học.
Tính trợ dương cần hiểu theo nghĩa rộng
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Quốc Toán (Bộ môn Y học Cổ truyền, ĐH Y Hà Nội) cho biết: thịt dê (dương nhục) có vị ngọt, tính nóng. Trong 100g thịt dê có 17,5% protit, 40% là lipit. Thịt dê không độc, có tác dụng trợ dương, bổ huyết, chữa lao phổi, người gầy yếu.
Nếu ăn liên tục 30 - 40g/ngày các món ăn chế biến từ thịt dê, có thể khỏi gầy yếu, đau lưng, dương sự kém, khí huyết hư tổn, ra nhiều mồ hôi. Đặc biệt, rất tốt cho phụ nữ gầy yếu, ít sữa sau khi sinh nở.
Gan dê (dương can) có thể điều trị những trường hợp mờ mắt sau cơn bệnh (nấu chín nhừ, ăn 30-60g/ngày). Tiết dê pha với rượu trắng 40 độ chữa bổ huyết, đau đầu, chóng mặt, đau lưng. Cật dê (thận dê) có thể ăn và chế biến thành các món như cật heo. Tuy nhiên, cật dê thường được nướng hoặc hấp với hành tây (chưng cách thuỷ). Các món ăn chế biến từ cật dê có tác dụng trị suy nhược, lãng tai, đổ mồ hôi. Cao dê toàn tính làm thuốc bổ.
Mặc dù thịt dê có tác dụng bổ dưỡng, và rất tốt cho sức khoẻ, nhưng do hàm lượng đạm, mỡ cao nên không phải ai cũng có thể ăn. Một số người bị rối loạn chuyển hoá lipit khi ăn phải cẩn thận. Không nên ăn nhiều trong một bữa và nhiều bữa trong một tháng. Người có bệnh cao huyết áp cũng không nên ăn nhiều.
Tuy vậy, tính trợ dương trong Đông Y nên được hiểu theo một nghĩa rộng rãi hơn (thịt dê nhiều chất dinh dưỡng như Protein, nhiều bần tố, chất khoáng, nhiều vitamins, nhiều chất sắt) thì đương nhiên là bổ cho cơ thể rồi. Và việc bổ chung này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những… chuyện khác.
Vitamin B1 cũng thành... viên kích thích
Chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn “hóm hỉnh”: Các loại thịt như thịt chó, thịt dê là những thức ăn giàu chất đạm, nên chắc chắn là bổ dưỡng (trừ đối với người bị bệnh gút). Mà đã ăn chất bổ thì "chẳng bổ nọ cũng bổ kia". Đó là tư duy dân gian.
Tuy nhiên, các món ăn từ dê, đặc biệt tinh hoàn dê hay ngẩu pín dê có bổ cho "chuyện ấy" hay không, chưa ai chứng minh trên cơ sở khoa học. Cho rằng "ăn gì bổ ấy" cũng chỉ là sự suy luận thô thiển. Cứ cho là trong tinh hoàn dê, ngẩu pín dê có nhiều hormone sinh dục nhưng là của động vật khác, của con người khác. Việc cơ thể có hấp thụ hay chuyển hoá các hormone đó hay không, cũng chưa có công trình nghiên cứu. Ai dám nói người thiếu máu thì ăn tiết canh sẽ… bổ máu?
Nhưng dù sao chăng nữa yếu tố tinh thần, sức mạnh của niềm tin cũng giúp người ta "hăng hái" hơn tí chút, đặc biệt, khi ăn thịt dê, ngẩu pín dê, các đấng mày râu thường "làm vài chén", khiến cho cơ thể có hưng phấn. Đã có trường hợp người đàn ông yếu sinh lý, được cho uống một viên vitamin B1, nhưng lại được bảo đó là viên "kích thích", vậy mà cũng có hiệu quả rõ rệt. Đó là hiệu ứng tâm lý, sức mạnh của niềm tin!
Xin nói thêm, rất nhiều tài liệu khi viết về các món ăn bổ dưỡng, thường viết rằng các món ăn này "được cho là" bổ dương, tráng khí, chứ "không dám" khẳng định chắc "như đinh đóng cột".
5 điều kỵ khi ăn thịt dê mùa thu, đông
Thịt dê có mùi vị thơm ngon, có tác dụng bổ dưỡng, giữ ấm rất tốt, rất thích hợp ăn trong mùa lạnh. Tuy nhiên, thịt dê khi ăn cần phải chú ý nếu không sẽ gây tác dụng ngược.
Một số bệnh kỵ thịt dê
Ví dụ như chứng lở mồm long móng, loét lưỡi, đau mắt đỏ, miệng đắng, bực bội, yết hầu đau khô, đau nhức sưng chân răng hoặc người bị đau bụng đi ngoài đều kỵ ăn thịt dê.
Không nên ăn cùng với dấm
Kỵ ăn cùng với dưa hấu
Sau khi ăn thịt dê ăn dưa hấu tráng miệng dễ “sang nguyên khí”. Điều này là do thịt dê vị ngọt tính nóng, còn dưa hấu tính hàn, thuộc thực phẩm lạnh, sau khi ăn vào không những giảm thấp tác dụng bổ dưỡng của thịt dê mà còn gây trở ngại cho tì vị, dạ dày.
Kỵ uống trà sau khi ăn thịt dê
Không nên ăn cùng với bí đỏ
Trong sách Đông y từ xưa đã ghi chép: thịt dê không nên ăn cùng với bí đỏ, điều này chủ yếu là do thịt dê và bí đỏ đều là thực phẩm nóng, nếu ăn cùng với nhau dễ bị nóng, nhiệt trong người. Cũng với lý do đó, khi hấp, nấu thịt dê cũng không nên cho nhiều thực phẩm điều vị và tính nóng như ớt cay, hạt tiêu, gừng, đinh hương, hồi hương vv.