An toàn thực phẩm

Các thai phụ có thể làm cho chính bản thân và đứa con đang phát triển trong bụng lâm vào tình trạng nguy hiểm nếu họ không ăn các thức ăn đủ chất dinh dưỡng để phục vụ cho nhu cầu của cơ thể. Đó là nguy cơ về mặt dinh dưỡng. Mặt khác, thực phẩm cũng tạo nên nguy cơ cho bạn và đứa trẻ nếu thức ăn bị nhiễm trùng. Thí dụ món gà hay trứng nhiễm salmonella (một loại vi khuẩn gây nhiễm độc trong thực phẩm) sẽ rất có hại cho bà mẹ và thai nhi.

Việc ăn không đầy đủ dinh dưỡng

Người mẹ không dung đầy đủ chất bổ dưỡng có thể sẽ tạo ra một hậu quả nguy kịch cho bé. Đây là một nguy cơ cao gây sẩy thai, sinh non và bé sinh ra bị thiếu trọng lượng. Bé dễ tổn thương lúc sinh và trong suốt cuộc sống. (Có một đứa con thiếu cân không có nghĩa là sẽ sinh dễ hơn). Mẹ thiếu dinh dưỡng làm nhau chậm tăng trưởng trogn bụng. Trọng lượng của nhau thấp có liên quan đến tỉ lệ gây tử vong cao. Sự phát triển của não diễn ra trong 3 tháng sau cùng của thai kỳ (và trong tháng đầu tiên sau khi sinh). Vì thế, nếu người mẹ suy sinh dưỡng trầm trọng thì não bé không thể hoạt động tối ưu.

Ăn không đủ dinh dưỡng trong suốt thời kỳ thai nghén có thể kéo dài ảnh hưởng trong suốt cuộc đời của đứa bé và còn gây ra những bệnh của tuôiỏ trung niên như: cao huyết áp, bệnh động mạch vành và chứng béo phì. Nếu như dưỡng chất bị giới hạn, thai nhi sẽ dành ưu tiên đến các tế bào chỉ quan trọng cho giai đoạn sau của cuộc sống; hậu quả là thai nhi đánh đổi cuộc sống lâu dài để tính đến chuyện sống còn hiện thời.

Ngược lại, khi người mẹ được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ sẽ sinh ra một đứa con đúng chuẩn, những bé như thế dễ chăm sóc hơn, mạnh khoẻ hơn, tinh anh hơn và ít bị đau bụng tiêu chảy, thiếu máu và nhiễm trùng hơn. Thực phẩm cần thiết cho các bà mẹ mang thai và bé khoẻ thường cũng không quá tốn kém lắm. Thông thường, khi thực phẩm còn tươi thì tốt hơn, do đó tất cả chúng ta nên tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều hoá chất, chẳng hạn thức ăn chế biến sẵn, và thức ăn có gia vị, các chất tạo mùi, tạo màu.

Các thức ăn chế biến sẵn

Đa số các loại thực phẩm này đều có chứa hoá chất để làm tăng thêm hương vị, giá trị dinh dưỡng và để bảo quản cho lâu hư. Nguyên tắc chung là tránh xa tất cả các thứ ấy, đặc biệt là các loại thịt, phô mai, xúc xích. Các chất phụ gia có trong các thực phẩm này đều in trong bảng các bảng thành phần thực phẩm, trên nhãn hàng hoá, kể cả các loại màu thực phẩm, các chất bảo quản thực phẩm. Bạn nhớ đọc thời hạn sử dụng in trên bao bì, và đừng bao giờ mua các loại thực phẩm không có ghi các thành phần. Cần tránh thức ăn có muối mặn, đồ chua, các loại có bột ngọt, chất này có thể gây mất nước và nhức đầu cho một số phụ nữ.

Các thức ăn được bảo quản lâu

Cá hun khói, thịt, phô mai, các thứ được ngâm nước muối hoặc giấm và xúc xích thường có ni – trat. Loại thức ăn này nên tránh dùng vì các ni – trat có thể phản ứng với huyết sắc tố trong máu và làm giảm khả năng chuyên chở oxy của nó.

Các loại thức uống khác

Cafein (có trong trà, cà phê và sôcôla) là một chất kích thích cần tránh trong khi mang thai. Chất tannin (chất chát) trong trà sẽ có thể thiệp vào sự hấp thu chất sắt do đó ta nên uống các loại trà thảo mộc. Các loại nước ngọt luôn luôn có đường và các chất làm ngọt, vì vậy hãy giới hạn uống các loại này. Nước khoáng thì tốt.

Những nguy hiểm của thực phẩm

Một số thực phẩm có thể nhiễm khuẩn gây bệnh, nhất là đối với cơ thể những người dễ bị vi khuẩn tấn công như các bà mẹ đang mang thai và trẻ sơ sinh.

Vi khuẩn Listeriosis

Các loại thực phẩm thường có chứa rất nhiều vi khuẩn listeriosis bao gồm phô mai mềm, sữa chưa khử trùng, đồ chua làm sẵn, thức ăn đông lạnh, patê và thịt nấu chưa chín. Vi khuẩn listeriosis thường bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao nhưng nếu thức ăn bị nhiễm khuẩn rồi được đông lạnh thì vi khuẩn này có thể sinh sôi nảy nở. Vì lý do này chúng ta không nên dùng thực phẩm đông lạnh quá hạn dùng. Listeria có thể lan truyền do sự tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm khuẩn. Triệu chứng giống cảm cúm: sốt cao, đau nhức và rất có thể bị đau cổ họng, đau mắt, tiêu chảy và đau bụng. Bào thai nhiễm bệnh qua đường máu của mẹ có thể bị chết non và listeria rất có thể gây sẩy thai nhiều lần.

Salmonella (có trong thực phẩm)

Nhiễm Salmonella thường do trứng và thịt gà. Nên tránh các loại thực phẩm có chứa trứng sống. Hãy nấu trứng và thịt gà thật kỹ. Các triệu trứng nhiễm Salmonella: nhức đầu, nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, run và sốt. Bệnh đột ngột phát triển từ 12 đến 48 giờ sau khi nhiễm và kéo dài trong vòng từ 2 đến 3 ngày. Phải đi khám bác sĩ vì nhiễm trùng có thể lan sang đường máu.

Toxoplasmosis

Nhiễm bệnh thường do thịt heo, thịt bò sống hoặc nấu không kỹ hoặc do sự tiếp xúc của chó mèo bị bệnh.

Kiết lỵ

Lây từ người bị bệnh, gây tiêu chảy nghiêm trọng, đau bụng. Nó rất nguy hiểm cho phụ nữ có thai do cơ thể bị mất nước. Kiết lỵ so amip thường gặp nhất. Loại này thường lây từ phân người đã nhiễm bệnh.

An toàn thực phẩm

Cần quan tâm khi sử dụng và dự trữ thực phẩm, vi trùng có thể sinh sôi rất nhanh.

- Dụng cụ nhà bếp phải thật sạch khi bạn nấu và nêm thức ăn.

- Rửa tay sau khi vào nhà vệ sinh và trước khi cầm vào thức ăn. Thận trọng để tránh nhiễm bệnh và nếu bạn bị thương hay bị đứt tay thì nên băng kín những vết cắt.

- Hãy xả đá và nấu chín thức ăn đặc biệt là thịt gia cầm.

- Đừng bao giờ để chung trứng hay thịt sống với các thức ăn khác.

- Tránh các loại đồ hộp bị rỉ sắt hay bị móp méo và các loại thực phẩm “có mùi”.

- Cần chắc chắn là các sản phẩm từ sữa đều được khử trùng kỹ lưỡng.

- Đừng đông lạnh thực phẩm lần thứ hai.

- Hãy hâm nóng thức ăn cẩn thận và chỉ hâm một lần, nếu cần thì phải bỏ đừng tiếc.

Có phải bạn gặp nguy cơ về dinh dưỡng?

Nếu bạn rơi vào bất kỳ một trong các nhóm sau đây thì bạn có nguy cơ về dinh dưỡng và con bạn có thể đến gặp bác sĩ và bệnh viện trước và trong khi có thai.

- Nếu con bạn bị chết trong bụng hoặc bạn bị sẩy thai, hoặc bạn sinh dầy (việc sinh con được khuyến cáo là giữa 2 lần sinh phải có thời gian tối thiểu là 18 tháng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ).

- Nếu bạn hút thuốc là hay nghiện rượu nặng.

- Nếu bạn dị ứng với các thực phẩm chính.

- Nếu bạn có bệnh kinh niên cần uống thuốc trong thời gian dài.

- Nếu bạn dưới 18 tuổi, cơ thể bạn trưởng thành và bạn có một nhu cầu về dinh dưỡng cao hơn mức trung bình.

- Nếu bạn mang thai đa thai (2 hoặc 3 bé trong bụng).

- Nếu bạn đang căng thẳng hoặc đang bị thương.

- Nếu bạn buộc phải làm việc nặng nhọc hoặc làm việc trong môi trường độc hại.

- Nếu trước khi có thai bạn thường bị mỏi mệt, bị thiếu cân hoặc ăn uống thiếu hụt, hoặc ăn kiêng không được cân bằng dinh dưỡng.

(St)