Ảnh hưởng sau khi đặt vòng tránh thai


Đặt vòng tránh thai cũng có một số tác dụng phụ khác, chẳng hạn như nguy cơ viêm vùng chậu, hiếm muộn, thai ngoài tử cung và tuột vòng.



ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI CŨNG NHIỀU TÁC DỤNG PHỤ


Chào bác sĩ. Em đã lập gia đình và có 1 em bé 2 tuổi. Vì chưa muốn sinh thêm em bé nên em áp dụng biện pháp tránh thai là đặt vòng. Em đã đặt được 4 tháng nhưng cứ mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt là em lại bị ra nhiều hơn bình thường, có tháng lên đến 7 ngày, có kì sạch rồi nhưng vài ngày sau lại thấy kinh xuất hiện.

Vậy em phải làm thế nào bây giờ, em có nên tháo vòng ra không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Hà Nguyễn)


BS. Hoa Hồng tư vấn:

Hà Nguyễn thân mến,

Đặt vòng là một
biện pháp tránh thai đã có từ lâu và đến ngày nay vẫn được nhiều chị em áp dụng. Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung. Gọi là “vòng” vì những năm trước chủ yếu có hình tròn, song nó còn nhiều loại khác hình chữ T, chữ S và hình cánh cung… Phổ biến nhất hiện nay vòng tránh thai hình chữ T và cánh cung, có quấn đồng. Đuôi vòng có hai dây nhỏ thò ra âm đạo độ 2-3 cm để giúp kiểm tra vòng còn ở đúng vị trí hay không.

Vòng tránh thai làm thay đổi môi trường của nội mạc tử cung và ngăn không cho tinh trùng đi vào lòng tử cung để gặp trứng và thụ tinh. Các loại vòng khác nhau có thể có thời hạn sử dụng khác nhau.


Đặt vòng tránh thai cũng là biện pháp có tác dụng tránh thai cao.

Tuy nhiên, cũng giống như các biện pháp tránh thai khác, ngoài tác dụng tránh thai, đặt vòng tránh thai cũng có các tác dụng phụ. Và một trong các tác dụng phụ đó là ảnh hưởng đến kinh nguyệt của người phụ nữ. Ví dụ như trường hợp của bạn, kinh nguyệt thất thường, lúc nhiều lúc ít, không ổn định và thậm chí còn thấy rong kinh... cũng là một tác dụng phụ sau khi đặt vòng.

Những ngày mới đặt, chị em có thể cảm thấy hơi vướng víu nhưng sau đó sẽ quen dần. Ngoài ra, vòng tránh thai cũng có một số tác dụng phụ khác, chẳng hạn như nguy cơ viêm vùng chậu, hiếm muộn, thai ngoài tử cung và tuột vòng. Song, với y học hiện đại, vòng tránh thai được làm bằng những chất liệu hiện đại, thao tác vô trùng nên nguy cơ viêm vùng chậu là rất thấp, tình trạng tuột vòng cũng  được hạn chế.

Mặc dù là phương pháp tránh thai "truyền thống", nhưng biện pháp đặt vòng tránh thai lại không phù hợp với những đối tượng chị em sau:

- Có thai hoặc nghi ngờ có thai, sau phá thai bị nhiễm trùng
- Đang bị viêm vùng chậu, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng ba tháng trước
- Viêm cổ tử cung mủ nhầy, bệnh lý ác tính đường sinh dục
- Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung; bị bệnh lao vùng chậu
- Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán và điều trị
- Bị ung thư vú…

Nếu tình trạng kinh nguyệt thất thường của bạn kéo dài và không có dấu hiệu chuyển đổi thì bạn nên đi khám phụ khoa để kiểm tra xem vòng đặt đã đúng vị trí chưa, có tác động lớn đến bộ phận nào không hoặc có phù hợp với cơ thể bạn không... Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ chẩn đoán và kết luận bạn nên tiếp tục đặt vòng hay tháo ra.

Chúc bạn vui khỏe!


Đặt vòng tránh thai và những điều cần biết



Bạn đã nghe và biết tới nhiều biện pháp tránh thai và đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp đó. Tuy nhiên bạn cũng cần phải biết rõ biện pháp này như thế nào và có phù hợp với bạn không. Thông thường tất cả những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã kết hôn, sức khỏe tốt, lại có yêu cầu tránh thai, kinh nguyệt điều hòa, bộ máy sinh dục bình thường, đã qua kiểm tra sản khoa không có vấn đề gì đều có thể đặt vòng tránh thai.


Vòng tránh thai

Tuy nhiên cũng có những trường hợp thích hợp và không thích hợp với việc đặt vòng tránh thai. Bạn hãy tham khảo xem mình thuộc trường hợp nào nhé.

Bạn có thể đặt vòng tránh thai khi:

- Những phụ nữ khó ứng dụng với phương pháp tránh thai khác, như không thể kiên trì dùng thuốc ngoài hoặc thuốc uống dễ bị rơi rớt.

- Những phụ nữ bị cao huyết áp hoặc bị đau nhức đầu nghiêm trọng, không thể uống thuốc tránh thai được.

- Những phụ nữ đang cho con bú bình thường

- Những phụ nữ đã từng đặt vòng tránh thai rồi, thấy hiệu quả tốt.

Những trường hợp cần qua bác sỹ kiểm tra xem có nên đặt vòng tránh thai không


- Những phụ nữ bị bệnh có tính toàn thân nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh suy kiệt tâm lực, bệnh thiếu máu nặng, bệnh do xuất huyết nhiều và các bệnh khác đang trong giai đoạn cấp tính.

- Những phụ nữ chu kỳ kinh nguyệt không bình thường hoặc lượng kinh quá nhiều, ra quá nhiều lần hoặc đau kinh nghiêm trọng; những phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai dễ tăng nặng thêm triệu chứng xuất huyết và chứng bệnh đau kinh, cần phải qua bác sỹ chẩn trị khỏi đã rồi mới quyết định xem có thể đặt vòng tránh thai được không.

- Những phụ nữ bị bệnh viêm bộ phận sinh dục cấp tính và mạn tính, như viêm âm hộ, viêm âm đạo, bị trùng màng uốn roi đuôi, bị viêm âm đạo do nấm, bị rữa nát cổ tử cung nặng và bị viêm khoang chậu cấp tính, mãn tính… cần phải được điều trị khỏi hẳn đã rồi mới được đặt vòng tránh thai.

- Những phụ nữ bị khối u ở bộ máy sinh dục, thường thấy như u cơ tử cung, bị các triệu chứng nghiêm trọng như lượng kinh nguyệt quá nhiều, do đó không thích hợp với đặt vòng tránh thai để tránh bị tăng nặng thêm triệu chứng lượng kinh nguyệt quá nhiều.

- Những phụ nữ bị dị hình bộ máy sinh sản như hai tử cung, ngăn dọc tử cung… vì tử cung hai bên to nhỏ không đều, quan hệ giữa cổ tử cung và khoang tử cung cũng không như nhau, đặt 1 vòng vào không có tác dụng, đặt 2 vòng vào dễ gây nên tổn thương khi phẫu thuật, hơn nữa khó đặt vào vị trí chính xác.

- Những phụ nữ lỗ tử cung quá lỏng lẻo, bị xé rách do đã rữa nát từ trước ở độ nặng và sa tử cung ở trên độ 2, vì khi đó đặt vòng tránh thai vào dễ long tuột rơi ra, không nên sử dụng; những phụ nữ cổ tử cung quá hẹp hoặc cứng quá, không thể long rộng ra, cũng không thể sử dụng được.

- Những phụ nữ kinh nguyệt đã quá kỳ, có thể nghi là đã có thai.

- Những phụ nữ khoang tử cung < 5.5 cm hoặc 9 cm hoặc đã mang một vết sẹo đều không thể đặt vòng tránh thai được.

Bạn không được đặt vòng tránh thai khi

- Bạn mới vừa bị nhiễm trùng ở phần trên của cơ quan sinh dục, như viêm vòi trứng.

- Bạn đã một lần có thai ngoài tử cung.

- Bạn bị một biến dạng nghiêm trọng về tử cung.

Ngoài ra:

- Một chứng ung thư hay nghi ngờ bị ung thư tử phụ khoa.

- Những u xơ bên trong tử cung hoặc những polip (phải cắt bỏ).

- Xuất huyết ở bộ phận sinh dục mà không tìm được nguyên nhân.

- Một chứng bệnh tim nghi ngờ dẫn đến viêm màng trong của tim.

- Những rối loạn về máu.

- Dị ứng với đồng, hay bệnh Wilson (đối với những vòng tránh thai bằng đồng).

Bạn không nên mang vòng tránh thai nếu

- Bạn bị mắc chứng viêm vòi trứng dù đã khỏi, hoặc nếu bạn bị viêm vòi trứng (nhiễm trùng nhiều lần, quan hệ tình dục với nhiều người).

- Bạn chưa bao giờ có thai cả. Trường hợp này không nên đặt vòng vì nó dễ gây rủi ro nhiễm trùng nặng hơn do vòi trứng còn nhạy cảm, dễ bị tổn thương (gây viêm vòi trứng) và bị tắc, do vậy những cơ may có thai sau này dễ bị tổn hại nghiêm trọng.

- Bạn bị phát hiện có những dị ứng của các tế bào ở cổ tử cung.

- Bạn vừa mới sinh. Lúc này tử cung chưa lấy lại kích thước và sức chịu đựng thường có. Thật vậy, những rủi ro như bị tuột vòng (do đó có thai), bị đau, thậm chí thủng tử cung khi đặt vòng thường lớn hơn so với một tử cung còn giãn và mềm.

- Bạn bị thiếu máu hoặc bị xuất huyết.

- Bạn đang chữa trị viêm nhiễm hay đông máu trong một thời gian dài.

- Bạn tạm thời bị một nhiễm trùng nhỏ tại chỗ.


Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai



Vòng tránh thai là một dụng cụ bằng nhựa hoặc bằng đồng được đặt vào trong tử cung của người phụ nữ nhằm ngăn trứng làm tổ trong tử cung.

 

 

Vòng tránh thai có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai. Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp.

Lợi ích của vòng tránh thai là có hiệu quả tránh thai với tỷ lệ từ 98 đến 99%, hiệu quả tránh thai có thể đạt được ngay sau khi đặt vòng và kéo dài từ 5 năm đến 10 năm. Dụng cụ tử cung dùng tương đối bền, thoải mái, dễ sử dụng và không tốn kém.

Vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai tương đối lâu dài. Vì vậy, nếu người phụ nữ còn trẻ hoặc có dự định sinh con trong một vài năm tới thì nên sử dụng một biện pháp tránh thai khác.

Những phụ nữ có nhiều bạn tình cũng không nên sử dụng biện pháp tránh thai bằng dụng cụ tử cung vì vòng tránh thai không có khả năng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Việc đặt vòng tránh thai cần được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa vì người phụ nữ sẽ được khám phụ khoa trước khi đặt vòng để bảo đảm chắc chắn không bị viêm nhiễm phụ khoa vì theo nguyên tắc không thể đặt vòng tránh thai nếu người phụ nữ đang bị viêm nhiễm phụ khoa.

Thủ thuật đặt vòng tránh thai rất đơn giản, chỉ mất một khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút.

Thời gian đặt vòng tránh thai tốt nhất là ngay sau khi người phụ nữ hết kinh nguyệt, 6 tuần sau khi sinh hoặc ngay sau khi nạo hút thai.

Trong và sau khi đặt vòng tránh thai, người phụ nữ có thể có cảm giác hơi bị chuột rút (vọt bẻ).

Vòng tránh thai có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt dài hơn, ra máu nhiều hơn và bị đau bụng khi hành kinh và cũng có thể ra khí hư nhiều hơn. Đồng thời có thể xảy ra một số phản ứng nhẹ ảnh hưởng tới sức khỏe như hơi đau bụng hay đau đầu.

Khi muốn sinh con, người phụ nữ chỉ đến cơ sở y tế, tại đây sẽ được bác sĩ hay nữ hộ sinh có kinh nghiệm tháo vòng tránh thai. Hầu hết tất cả các phụ nữ sau khi tháo vòng tránh thai đều có khả năng có thai trở lại. Vòng tránh thai không ảnh hưởng đến lần mang thai về sau


Thời gian thích hợp đặt vòng tránh thai



Vì nó sẽ giúp bạn tăng hiệu quả của việc đặt vòng tránh thai, tránh những tác dụng phụ của vòng tránh thai và hơn nữa nó giúp bạn sắp xếp được thời gian để đi đặt vòng một cách hợp lý…

Đặt giữa chu kỳ kinh nguyệt

Nói chung trong vòng từ 3 đến 7 ngày kể từ ngày sạch kinh, đặt vòng tránh thai là tốt nhất, vì trong thời gian này cơ hội có thai rất ít; hơn nữa màng trong tử cung đang là thời kỳ tăng sinh, màng trong tương đối mỏng, sau khi đặt vòng tránh thai, cơ hội gây nên tổn thương và xuất huyết tương đối ít, đồng thời đây là thời điểm mà cổ tử cung tương đối mềm nên thao tác tương đối dễ dàng.

Đặt vòng tránh thai sau khi nạo phá thai

Bạn nên đặt vòng tránh thai đúng vào lúc vừa mới cho sảy thai hoặc làm thủ thuật nạo phá thai. Vì khi đó lỗ cổ tử cung lỏng lẻo, lại tránh được phải làm thủ thuật lần thứ hai. Tuy nhiên trước khi đặt vòng phải được kiểm tra để chắc chắn rằng vật chứa trong khoang tử cung đã hoàn toàn được thanh trừ (có nghĩa là việc nạo phá thai đã thành công), xuất huyết không nhiều, thu co tử cung tốt mới có thể đặt vòng tránh thai được.


Nên đặt vòng tránh thai giữa chu kỳ kinh nguyệt. (Ảnh minh họa)

Những trường hợp phải phẫu thuật lấy thai ra thì phải đợi 6 tháng sau mới nên đặt vòng tránh thai và tốt nhất nên khám lại trước khi đặt vòng tránh thai.

Đặt vòng đối với phụ nữ sau khi sinh

Những phụ nữ sau khi sinh được 42 ngày và thời kỳ cho con bú bế kinh, nếu ngoại trừ có thai và tử cung co rụt khôi phục lại tốt, sản dịch đã sạch được trên 5 ngày, không có hiện tượng cảm nhiễm ở khoang tử cung và ở hội âm, thì có thể đặt vòng tránh thai để giảm thiểu hiện tượng có thai trong thời kỳ cho con bú. Nhưng vì lớp cơ của tử cung còn giòn, mỏng, khi đặt phải cẩn thận để tránh bị thủng.

Đặt vòng tránh thai sau khi giao hợp vừa xong

Những phụ nữ sau khi giao hợp vừa xong vì chưa áp dụng biện pháp tránh thai hoặc biện pháp tránh thai phát sinh ngoài ý muốn (như bao cao su bị vỡ) mà lo có thai và chuẩn bị áp dụng biện pháp tránh thai có hiệu quả dài ngày có thể trong vòng 72 giờ đặt vòng tránh thai hoạt tính có chưa ketone.



Nguy hiểm do đặt vòng tránh thai quá lâu




Đặt vòng là biện pháp tránh thai an toàn, rẻ tiền, đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, chị em phụ nữ cần biết một số yếu tố trong đặt vòng tránh thai.

Mối nguy thủng tử cung

Mới đây, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương (TP.HCM) tiếp nhận một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị đau dữ dội ở vùng bụng. Qua kiểm tra, bác sĩ phát hiện mặt sau của phần đáy tử cung bệnh nhân bị thủng, gây viêm nhiễm phúc mạc.

Theo lời bệnh nhân kể lại, chị đặt vòng tránh thai đã gần 15 năm nay và gần đây, vì thường xuyên bị xuất huyết âm đạo nên chị có đến khám ở một bác sĩ và được tháo vòng tránh thai ra. Nhưng sau khi tháo vòng, chị bị đau bụng buộc phải vào bệnh viện. Theo các bác sĩ, nguyên nhân tử cung bị thủng có thể là do vòng tránh thai xuyên thấu.


Bác sĩ Dương Phương Mai - Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình (Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM) cho biết: Những chị em đặt vòng tránh thai nếu để quá lâu so với thời hạn quy định - mỗi loại vòng, nhà sản xuất có đưa ra thời hạn sử dụng nhất định (chẳng hạn, hiện nay có những loại vòng hạn dùng 5 năm, 8 năm, 10 năm) thì sẽ có những nguy cơ như: vòng gãy và xuyên thủng cơ tử cung; nguy cơ “dính” thai, vì hiệu quả tránh thai của vòng hết hạn sẽ giảm đi hoặc không còn...

Trong thực tế, các bác sĩ làm sản phụ khoa thường gặp những phụ nữ để vòng trong tử cung rất lâu, sau tuổi mãn kinh, tuổi đã về hưu. Với những chị em để vòng quá lâu mà lâu nay không đi kiểm tra, bác sĩ Phương Mai khuyến cáo, cần đi khám phụ khoa, làm siêu âm để xem vòng có còn nằm trong tử cung hay không...


Những lưu ý khác

Đặt vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai chủ động. Thông thường thì việc đặt vòng tránh thai được chỉ định đối với chị em đã có ít nhất 1 con; và phải đặt sau khi người phụ nữ sinh con khoảng 6 tuần.

Nhưng với những chị em sau sinh mổ (phẫu thuật bắt con) thì nên đến bác sĩ sản phụ khoa để khám và để bác sĩ tư vấn xem trường hợp của mình có đủ điều kiện đặt vòng tránh thai an toàn hay không.

Tuyệt đối không được đặt vòng khi đang mang thai, hoặc nghi ngờ có thai; đang viêm nhiễm ở đường sinh dục; xuất huyết tử cung bất thường chưa rõ nguyên nhân; viêm niêm mạc tử cung sau sanh hay sau phá thai nhiễm trùng trong 3 tháng.


Nếu chị em đang bị viêm nhiễm ở đường sinh dục, hoặc mắc bệnh lý phụ khoa nào đó, thì cần chữa trị cho hết bệnh trước, sau đó mới đặt vòng tránh thai. 3 tháng đầu sau khi đặt vòng, chị em nên đến bác sĩ kiểm tra (lúc sạch kinh) hằng tháng để xem vòng có nằm đúng vị trí hay không, nếu vòng bị lệch sẽ có nguy cơ “dính” bầu.

Sau đó kiểm tra mỗi 3 tháng, 6 tháng, để nếu có bất thường thì xử lý kịp thời, tránh những biến chứng do vòng gây ra...





Đặt vòng tránh thai có gây vô sinh?
Đặt vòng tránh thai và những điều cần biết
Nhược điểm lớn nhất của vòng tránh thai
Các biện pháp tránh thai
Các cách tránh thai hiệu quả, an toàn, không ảnh hưởng đến cơ thể người phụ nữ
Chế độ nghỉ thai sản 2012 - 2013





(st)



dat vong tranh thai bao lau thi di dat lai
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
5- 10 năm tùy vào dụng cụ và dịch vụ bạn dùng nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Em dat vong tranh thai dc gan 1 nam roi .nhung co dau hieu ko tang can va kinh nguyet hang thang ko deu.Vay cho em hoi bac si la co phaj do anh huong cua dat vong ko .?
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Chào bạn! Đúng rồi bạn ạ, sau khi đặt vòng tránh thai mặc dù có tác dụng tránh thai hiệu quả song lại gây ra những phản ứng phụ.Ví như kinh nguyệt không đều, rong kinh, hoặc gây ra các ảnh hưởng phụ khác nữa.Nếu có biến chứng gì lạ như viêm nhiễm, khó chịu bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng tháng 3, 6 12 tháng để biết rõ nhé.
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Em thao vong tránh thai thi mang thai luon co sao khong
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Không vấn đề gì nếu bạn có khả năng ấy
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
chào bác sĩ em năm nay 22 tuổi em mới lập gia đình .và em đã có bầu nhưng ko chú ý mải làm ăn ma đc hơn 1thangs em bị bị xảy.em rất buồn .vì vậy em muốn làm cho kinh tế on định rồi mơi có em bé ,giờ em muốn đặt vòng tránh thai liệu có ảnh hưởng gì về sức khỏe sinh sản sau náy ko ạh ,vì theo em đc biết thì phải có 1con rồi mới đc đặt vòng ,vậy trường hợp của em thì có đc ko ạh mong bác sĩ tư vấn giúp em Em xin chân thành cảm ơn ạh ! Em gái !
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
chào chị! Chị nên suy nghĩ kỹ, vì đặt vòng tránh thai có rất nhiều biến chứng, thâm chị khi đặt vòng tránh thai rồi mà tháo vòng và muốn có con lại sẽ rất khó có khi còn bị vô sinh nữa.Mình nghĩ làm kinh tế cũng tốt nhưng khi bạn sinh con vào lứa tuổi muộn hơn sẽ làm cho đứa bé không được thông minh.Độ tuổi sinh con hợp lý là 23-33 tuổi.Có tiền cũng chưa hản có tất cả nhé.
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Chào bs! Em năm nay 22t đã lập gđ và có 1cháu gái gần 7 tháng. Em đặt vòng sau khi sinh đc 3thang nhung ngày càng bị sút cân và bị ra khí hư nhiều. Xin hỏi bs là có phải do em đặt vòng ko hợp k0? Em có phải đi tháo vòng ra k0 ạ? Cám ơn bs!
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Mình cũng vậy cứ bị sụt cân nhiều chắc là do đặt vòng
hơn 1 tháng trước - Thích
toi 40 tuoi dat vongda 8 nam nay toi muon lay vong ra dat lai luon co duoc k?xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Hiện nay có rất nhiều mẹ dùng biện pháp đặt vòng sau khi sinh đứa con đầu tiên , nhưng sau đo vài năm tháo vòng thì lại khó có thai trở lại là tại sao
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Điều bạn nên nghĩ đến đầu tiên chính là viêm nhiễm hoặc các bệnh phụ khoa khác sau khi tháo vòng. Đây là những nguyên nhân chính khi khó mang thai trở lại sau khi tháo vòng bạn nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
chao bac sy . em moi dat vong duoc 5 ngay .ma em thay bung duoi cua em dau ram ri ,lung thi moi.ngoi xuong kho chiu .am dao ra huyet va chat nhay.vay em co nen di thao vong ra khong ah.em cam on bac sy nhieu
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Thấy bạn có biểu hiện như mình. Bây gio ban khỏi chua vay ban co thao vong ra ko. Tu van giup minh voi. Mình dau qua
hơn 1 tháng trước - Thích
BÁC SĨ ƠI CHO E HỎI,E ĐẶT VÒNG ĐƯỢC 6NAM E MỚI ĐI THÁO RA VÀ ĐẶT LẠI LUÔN LOẠI VÒNG DCTC,KHI ĐẶT E THẤY ĐAU NHÓI TRONG TỬ CUNG,BS CHO E HỎI LOẠI VÒNGNAY LÀ ĐỒNG,HAY MŨ/NGƯỜI E YÊU THƯƠNG MỆT MỎI,BS CHO E HỎI LOẠI VÒNG E MỚI ĐẶT CO ANH HUONG GI KO?CÓ PHẢI UỐNG THUỐC NHIỀU KO?SỨC KHỎE E YẾU,ĐẶT VÒNGCO ẢNH HƯỞNG GÌ KO THƯA BS?CẢM ƠN BS.
hơn 1 tháng trước - Thích
Chào bs cho e hoi e đăt vong tránh thai được 37 ngày mà chưa có kinh trở lại k có dấu hiệu bất thường hay đau bụng j cả vây có cân đề j k ak và bao lâu thì có kinh trở lại .e cảm ơn bs
hơn 1 tháng trước - Thích
E đặt vòng nay được một năm rồi mà lần nào gần tới ngày là đau bụng bên trái nhiều lắm z có sao k bác sỹ
hơn 1 tháng trước - Thích
Chào bác sĩ. E mới đặt vòng đc 2 tháng. Nhung mới gân đâu e bị ra nhiều khi hư va còn đau vùng bung rất nhieu. Di kham cgua tik ra nguyen nhan. Lieu co bi anh huong tu dat vong ko. Đứa con đầu e cung dat thay ko vấn đề gi.lieu io con thay đổi ko ah. Xin bac si tư vấn. E rất đau và khó chiu vùng bụng
hơn 1 tháng trước - Thích
Sau khi tháo vòng tránh thai ra có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt tháng tới không?e đã tháo vòng được một tháng rồi mà không thấy có kinh trở lại.
hơn 1 tháng trước - Thích
Chào bác sĩ.em 22tuổi.em sinh cháu được gần 4thág.e mới đi đặt vòng được 2ngày.ngày đầu đau bụng và ra ít huyết.nhưg ngày thứ 2 lại bị ra nhiều huyết giống như tới kì kinh nguyệt vậy nhưng không đau bụng.lúc em đi đặt thì y tá bảo em bị viêm cổ tử cung nhưng vẫn đặt vòng được.vậy em có bị làm sao không bác sĩ.thấy ra nhiều huyết em rất lo.bác sĩ trả lời cho em với ạ.em cám ơn ạ
hơn 1 tháng trước - Thích
Chào bác sĩ! E mới dat vòng về là gay dau lung,buot vùng kín, chan tay nhức moi lieu có sao ko ah
hơn 1 tháng trước - Thích
Cho em hoi sao em dat vong tranh thai ma gio em dong nhu bi om ngen vay an gi cung nôn mua nge mui tanh khong chiu duoc vay
hơn 1 tháng trước - Thích
Bác sĩ cho em hoi em dat vong tranh thai duoc 2nam roi ma gio em.dong nhu bi om ngen thi phai nnge mui tanh cua ca voi em an gi vai non mua het bac sỉ ak
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận