Hướng dẫn gấp con vật bằng giấy cực xinh
Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Máu là món quà vô giá mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Hàng ngàn người không may mắn đang khao khát chờ có máu để được cứu sống. ''Thương người như thể thương thân'' xin đừng ngại ngần, máu của bạn là vô giá với người bệnh.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO
Tổng quát
-Mỗi người có một nhóm máu riêng, suốt đời không thay đổi.
-Ở người có hai hệ nhóm máu liên quan đến truyền máu là hệ ABO và hệ Rhesus(RH)
TỶ LỆ CÁC NHÓM MÁU Ở NGƯỜI VIỆT NAM
Hệ ABO: + Nhóm O :43-45%
+ Nhóm A :25-30%
+ Nhóm B :20%
+ Nhóm AB :7% (ít nhất)
Hệ Rh + Nhóm Rh+ :99,6%
+ Nhóm Rh- :0,4%( ít nhất)
NHÓM MÁU HIẾM
Nhóm AB và nhóm Rh-
Thường thì các bạn sẽ thắc mắc không biết hiến máu có hại cho sức khỏe không?
Hiến máu không hại cho sức khỏe vì:
- Lượng máu hiến 250ml mỗi lần so với lượng máu toàn cơ thể chỉ chiếm một phần nhỏ. Ví dụ : một người nặng 50kg, có 3,5lít máu( mỗi kg trọng lượng cơ thể có, trung bình có 70ml máu). Như vậy, lượng máu hiến chỉ bằng 6% lượng máu của cơ thể, nên không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Lượng máu hiến sẽ được phục hồi nhanh sảu đến 5 ngày. Cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng máu mới để bù đắp, do đó các thành phần trong máu được trẻ hóa, có sức đề kháng chống bệnh tật và tạo ra sư phấn chấn trong cơ thể, như vậy hiến máu làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Khoảng cách tôí thiểu giữa hai lần là 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ. Như vậy, chất lương máu được phục hồi đầy đủ như khi chưa hiến máu.
Điều kiện hiến máu như thế nào?
- Điều kiện quan trọng nhất là người hiến máu thực sự khỏe mạnh, trước đây không mắc bệnh nguy hiểm nào.
- Tuổi từ 18 đến 60 với Nam, 18 đến 55 đối với nữ.
Cân nặng từ 45kg trở lên.
- Mạch: 60 lần đến 90 lần/1 phút.
- Huyết áp: Tối đa 100 -140mmHg
Tối thiểu 60-90 mmhg
Tôi có thể nhiễm bệnh khi hiến máu không?
Khi hiến máu bạn không thể nhiễm bệnh vì:
Kim lấy máu vô trùng , chỉ sử dụng 1ần
Quy trình kỹ thuật đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định của ngành y tế
Nếu mai bạn hiến máu, tối nay bạn không nên thức khuya, không uống rượu bia.nên ăn nhẹ và không uống sữa trước khi hiến máu , mang chứng minh nhân dân khi tham gia hiến máu.
Máu của bạn sẽ được xét nghiệm: xác định nhóm máu và các xét nghiệm sàng lọc 5 loại bệnh là: Giang mai, sốt rét, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, HIV. Kết quả xét nghiệm sẽ được thông báo riêng cho bạn.
NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN CHO MÁU
- Là những người có nguy cơ cao như:
+ Người có xét nghiệm HIV dương tính hoặc người bị AIDS.
+ Người có nhiều bạn tình.
+ Người có quan hệ tình dục không an toàn.
+ Đồng tình luyến ái nam.
+ Người tiêm chích ma túy.
+ Gái mại dâm.
- Là người đã mắc các bệnh:
+ Viêm gan B hoặc C.
+ Giang mai hoặc bất kỳ bệnh lây qua đường tình dục.
+ Bệnh lao.
+ Các bệnh nội tiết như bướu cổ, đái tháo đường...
+ Các bệnh về máu hoặc bệnh cơ quan tạo máu.
+ Các bệnh làm rối loạn hấp thu như cắt đoạn ruột, cắt đoạn dạ dầy.
+ Tất cả các bệnh ác tính.
NHỮNG NGƯỜI TẠM HOÃN HIẾN MÁU
- Phụ nữ đang có kinh nguyệt, đang có thai, đang cho con bú, hoặc mới điều hòa kinh nguyệt
- Đang bị cảm cúm hoặc đang uống thuốc trị bệnh.
- Mới chích ngừa chưa được 3 tháng.
- Mới bị vết thương, vết cắt, nhổ răng dưới 1 tháng.
- Đang bị bệnh ngoài da.
Những trường hợp nghi ngờ khác bác sĩ có thể quyết định tạm hoãn hiến máu để bảo đảm an toàn cho bạn và cho người nhận máu của bạn sau này.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT SAU KHI HIẾN MÁU
1. Ngay sau khi y tá lấy máu xong. Bạn cần giữ chặt miếng bông gòn trên miếng băng keo đươc dán lên trên vết chích băng cách dùng bàn tay bên phía không tiêm chích với ngón tay cái ấn giữ miếng bông, còn các ngón khác đặt bên dưới cùi trỏ, như thế miếng bông không bị lỏng, máu không rơi vãi ra ngoài, ấn chặt miếng bông khoảng 5 phút, vết kim sẽ được cầm máu tốt.
2. Trong hôm hiến máu nếu ban thấy:
- Mệt, chóng mặt, buồn nôn. Bạn lập tức đến giường nằm nghỉ, đầu thấp, kê hai chân cao, hít vào sâu, thở ra chậm, nằm như vậy trong 5- 10 phút, những triệu chứng này sẽ khỏi, không phải lo lắng nhiều.
- Xuất hiện vết máu bầm xung quanh nơi kim chích hoặc gần đó, bạn không dùng các loại dầu xoa lên, vì vết bầm sẽ loang ra. Bạn nên chườm lạnh băng khăn với nước đá , một tuần sau vết bầm phai ần rồi sẽ tan mất. Có thể dùng loại thuốc kem làm tan máu bầm xoa lên nơi da có vết bầm.
- Nơi vết thương bị đau, sưng. Bạn có thể uống 1 viên paracetamol 500mg x 2 lần/ngày.
3. Sau khi hiến máu xong trong ngày, bạn không nên làm việc nặng. Nhất là khuân vác, vận động mạnh với cánh tay bị tiêm chích, không được lái xe tải, không được uống rượu, beer, tốt hơn hết bạn làm việc nhẹ hoặc nghỉ ngơi. Uống thuốc bổ máu theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Sau khi nhận biết xét nghiệm của mình có kết quả tốt. Bạn nên đi tiêm ngưà bệnh Viêm gan siêu vi B để phòng tránh nguy hiểm sau này.
5. Nếu máu của bạn có kết quả xét nghiệm tốt. Sau 3 tháng(nam) và 4 tháng( nữ), bạn trở lại hiến máu và vận động thêm người khác khỏe mạnh cùng đi hiến máu.
6. Trong một vài trường hợp sau khi hiến máu. Bạn có trạng thái buồn ngủ trong ngày đầu, đây cũng là trạng thái tạm thời do sự lập lại cân bằng của cơ thể. Bạn nên nghỉ ngơi hôm sau sẽ khỏi ngay.
7. Trong một số ít trường hợp nhất là phái nữ, sau khi hiến máu bạn có khuynh hướng lên cân, vì sau khi hiến máu sự tái tạo máu làm cho cơ thể phấn chấn, ăn ngon, ngủ ngon, ít vận động.
NHỮNG QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI HIẾN MÁU LÀ GÌ?
1. Phục vụ ăn uống nhẹ tại chỗ trước và sau khi hiến máu.
2. Máu hiến trước khi được sử dụng trong bệnh viện, phải thông qua nhiều xét nghiệm đắt tiền, người hiến máu không phải trả tiền.
3. Bản thân người hiến máu nhân đạo trong trường hợp phải truyền máu tại các cơ sở y tế công lập, được miễn trả tiền máu tối đa bằng số lượng máu đã hiến theo thẻ Chứng Nhận Hiến Máu.
4. Được nhận phần quà bồi dưỡng sức khỏe bằng hiện vật nhằm động viên khuyến khích HMNĐ và được hổ trợ chi phí đi lại hiến máu.
5. Được khám sức khỏe tổng quát và tư vấn sức khỏe miễn phí.
6. Người tham gia hiến máu nhân đạo được tôn vinh, khen thưởng theo thành tích hiến máu.
7. Không có chế độ miễn giảm viện phí đối với người hiến máu, nhưng các ban Chỉ đạo vận động HMNĐ từ thành phố, quận , huyện đến phường xã cùng ác ban nghành đoàn thể có liên quan, có trách nhiệm hổ trợ một phần viện phí cho người hiến máu nhiều lần có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi họ yêu cầu.
HIẾN MÁU CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE HAY KHÔNG?
Hiến máu không làm cho cơ thể bạn yếu đi.
|
Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn được đổi mới hàng ngày. Có người sợ rằng hiến máu sẽ làm yếu đi nhưng điều này không đúng vì cơ thể không hụt đi lượng máu lưu thông khi cho máu. Trung bình một người trưởng thành có từ 3-5 lít máu tùy theo trọng lượng cơ thể (mỗi kg trọng lượng cơ thể trung bình có 70ml máu). Lượng máu mỗi lần là 250ml, bằng 4-6% số lượng máu cơ thể, nên không ảnh hưởng tới sức khỏe.
... mà còn khoẻ mạnh hơn
Bình thường, lượng máu hiến đi được phục hồi nhanh chóng sau 3-5 ngày. Máu mới được tái tạo, các thành phần trong máu được trẻ hóa, tăng sức đề kháng chống bệnh tật và tạo sự hưng phấn. Như vậy, hiến máu làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Nga, Trưởng Khoa Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Việt Đức, cho máu một cách khoa học không hề ảnh hưởng đến sức khoẻ, mà nó còn là một phương pháp kích thích tuỷ xương phát triển, tăng cường quá trình trao đổi chất và kích thích sản sinh các tế bào mới tốt cho cơ thể. Ở nữ giới, mỗi lần hành kinh, lượng máu bị đào thải ra ngoài ở mỗi người thường khoảng 250ml. Để bù vào lượng máu mất đi, cơ thể lại sản sinh ra lượng máu mới bù đắp. Hành kinh là yếu tố thuận lợi để cơ thể người phụ nữ có sự trao đổi chất và sản sinh ra các tế bào mới rất tốt cho cơ thể, giúp kéo dài tuổi thọ của phụ nữ.
Với những phụ nữ không có kinh nguyệt do bị bệnh tật thì cơ thể sẽ không có sự trao đổi chất như những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Cũng như vậy với nam giới, không có sự ra máu, không thể kích thích tuỷ xương sản xuất ra tế bào mới tốt hơn. Do vậy, cho máu đúng cách rất có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là với nam giới.
Hiến máu cũng có lợi cho những người có quá nhiều hồng cầu, quá nhiều sắt hoặc trong một số điều kiện đặc biệt máu quá đặc. Trong những trường hợp này, lấy bớt máu đi là một chỉ định điều trị.
Có lẽ đây là câu hỏi mà rất nhiều người vẫn đang cần được giải đáp, và qua các công trình nghiên cứu đã cho thấy và khẳng định rằng hiến máu theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sẽ không có hạicho sức khỏe. Bởi vì:
1 . Cơ sở sinh lý máu: trong cơ thể người khoẻ mạnh, các thành phần của máu chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, chúng luôn được thay thế nhờ vào quá trình sinh máu và cơ chế điều hoà sinh máu của cơ thể. Các tế bào máu được sinh ra bởi tuỷ xương nhằm thay thế cho các tế bào già bị mất đi. Khả năng sinh máu của tuỷ xương là rất lớn có thể gấp 4 đến 10 lần so với nhu cầu bình thườnh của cơ thể (bình thường hồng cầu được sinh ra khoảng 150 tỷ/ngày thay thế cho số hồng cầu tương đương bị mất đi, tiểu cầu được sinh thay thế khoảng 200 tỷ/ngày).
Các thành phần của máu gồm:
A, Hồng cầu có chức năng vận chuyển ôxy và thời gian sống trong cơ thể trung bình là 90 tới 120 ngày.
B, Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể và có thời gian sống khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại bạch cầu (bạch cầu đoạn trung tính: vài giờ đồng hồ, bạch cầu đơn nhân:50 đến 70 ngày hoặc có thể đến hàng chục năm).
C, Tiểu cầu có chức năng tham gia vào quá trình đông cầm máu và có thời gian sống trong cơ thể trung bình là 7 đến 10 ngày.
D, Huyết tương: có chứa các chất dinh dưỡng, các yếu tố đông máu và các kháng thể luôn được sản xuất theo nhu cầu của cơ thể. Nó có thể thay đổi hàng giờ.
Lượng máu trong cơ thể tương đối hằng định (trung bình là 77 ml/kg cân nặng đối với nam và 66 ml/kg cân nặng đối với nữ) nhờ quá trình điều hoà sinh máu. Theo quy chế truyền máu 2007, mỗi lần hiến dưới 9ml máu/kg, không hiến quá 500ml tổng các loại thành phần là không ảnh hưởng tới sức khỏe. Như vậy, một người 45kg có khoảng trên 3500ml máu và có thể hiến 350ml máu mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Khi hiến máu, ngay lập tức cơ thể huy động lượng máu chưa lưu thông được dự trữ trong gan, lách…để duy trì huyết áp và lượng tế bào lưu thông không thay đổi, sau tưởng thành khoẻ mạnh nếu hiến lượng máu không quá 1/13 lượng máu trong cơ thể (hoặc không quá 7 ml/kg cân nặng) thì hoàn toàn không có hại tới sức khoẻ.
2. Qua các công trình nghiên cứu khoa học : Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và Việt nam ở người hiến máu lần đầu và người hiến máu nhiều lần, ở các mức thể tích từ 250ml – 500ml, ở các thời điểm khác nhau : ngay sau khi hiến máu, trong ngày đầu và 5 ngày lien tục sau hiến máu. Kết qủa cho thấy các chỉ số như mạch, huyết áp, cân nặng… cũng như xét nghiệm: số lượng hồQng cầu, lượng huyết sắc tố, bạch càu tiểu cầu không thay đổi hoặc có thay đổi nhẹ trong giới hnj bình thường. Điều đó đã khẳng định nếu hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ thì hoàn toàn không có hại tới sức khoẻ.
3. Thực tế trên thế giới và ở nước ta trong nhiều năm qua: Hàng ngày đã có hàng trăm ngàn người hiến máu nhưng họ vẫn hoàn toàn không bị ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
CĂN DẶN CỦA THẦY THUỐC VỚI NGƯỜI HIẾN MÁU
HIẾN MÁU CÓ LỢI VÀ HẠI GÌ?
Máu được cấu tạo bởi một số loại tế bào khác nhau hay còn gọi là thành phần hữu hình và huyết tương. Các thành phần hữu hình gồm: Hồng cầu (chiếm 96%), Bạch cầu (chiếm khoảng 3%), Tiểu cầu (chiếm 1%). Còn huyết tương là dung dịch chứa đến 96% nước, 4% là các protein huyết tương và rất nhiều chất khác. Mỗi thành phần của máu chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Ví dụ: Hồng cầu sống được 120 ngày, huyết tương thường xuyên được thay thế và đổi mới. Lượng máu trong cơ thể tương đối hằng định nhờ quá trình điều hoà sinh máu (trung bình là 77 ml/kg cân nặng đối với nam và 66 ml/kg cân nặng đối với nữ). Một người lớn khỏe mạnh có khoảng 3,8 đến 5,6 lít máu. Vì vậy, các nghiên cứu về huyết học cho thấy, nếu mỗi lần hiến dưới 1/10 lượng máu trong cơ thể thì không có hại đến sức khỏe, sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường không hề gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể. Trái lại, lượng máu được "tồn trữ" trong gan, lách không được lưu thông, nhưng khi hiến máu, cơ thể sẽ được "làm mới" lại bằng lượng máu tương ứng do tuỷ xương sản sinh ra. Trên thực tế, đã có hàng triệu người hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt. Trên thế giới có người hiến máu trên 400 lần. Ở Việt Nam, người hiến máu nhiều lần nhất đã hiến gần 100 lần, sức khỏe hoàn toàn tốt.
Hiện nay nhu cầu về máu tại các bệnh viện để cứu sống người dân là vô cùng cấp thiết. Mỗi giờ có hàng trăm người bệnh cần phải được truyền máu vì: Bị mất máu do chấn thương, tai nạn, thảm hoạ, xuất huyết tiêu hoá; Do bị các bệnh gây thiếu máu, chảy máu: ung thư máu, suy tuỷ xương, máu khó đông…; Các phương pháp điều trị hiện đại cần truyền nhiều máu: phẫu thuật tim mạch, ghép tạng... Theo đó, mỗi năm nước ta cần khoảng 1.700.000 đơn vị máu điều trị nhưng hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Nhưng nếu chỉ cần một bịch máu (khoảng 200ml) đã có thể cứu một mạng người.
Vì vậy, để vừa trực tiếp tham gia cứu sống người bệnh, vừa đảm bảo được sức khoẻ, các nhà chuyên môn đưa ra lời khuyên đối với người tham gia hiến máu: Cần ăn sáng đầy đủ trước khi hiến máu, ví dụ uống cốc nước cam và ăn một bát phở, không nên dùng các chất kích thích trước khi hiến máu như: Rượu, cà phê, chè ...vì chất cafein làm cơ thể mất nước. Ngay sau khi hiến máu, nên: Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế. Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn nên nằm nghỉ 10 – 15 phút; Uống nhiều nước sau khi hiến máu; Để miếng băng dính sau ít nhất 4-6 giờ mới bỏ đi. Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, không uống rượu, bia và làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …).
SAU HIẾN MÁU, NÊN BỒI DƯỠNG THẾ NÀO?
Lê Thu Hiếu(Hòa Bình)
|
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
|