Cách nấu cháo cá chép cho bé thơm ngon không sợ tanh
Sau khi sinh ăn cá chép rất lợi sữa
Cá chép trong dân gian Trung Quốc thường được gọi là "Ích mẫu hà tiêu" (Thuốc tiên chữa bệnh phụ khoa) vì nó có tác dụng nổi bật trong lĩnh vực này.
Tác dụng làm an thai: Phụ nữ mang thai dễ xuất hiện các triệu chứng khí huyết yếu kém, tâm tính không yên. Trong bài thuốc "Thánh Huệ", Thánh Huệ phương có ghi: Lấy một con cá chép nặng khoảng nửa cân, để cả vẩy, mổ bỏ tạp ruột, trộn thêm nửa lạng gạo nếp, rửa sạch, cho thêm ít vỏ quýt, gừng sống. Ðổ tất cả vào nồi ninh chín, cho thêm ít muối, ăn 5-7 lần sẽ có hiệu quả rất nhanh.
Chữa nôn mửa: Phụ nữ thời kỳ đầu mang thai thường xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt... Y học cổ truyền gọi là "Nhiên thần ác trở" (Triệu chứng xấu khi mang thai). Nguyên nhân do tỳ vị suy yếu, mạch đập mạnh... gây nên. Lấy một con cá chép nặng khoảng 250g đánh vẩy, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, cho thêm 6g sa sâm đập nhỏ, 10g gừng tươi thái mỏng. Bỏ cả hai thứ vào trong bụng cá hầm chín, ăn trong ngày, có công hiệu kiện tỳ hòa vị, giảm thổn thức, tiêu trừ nôn mửa.
Chữa bệnh phù thũng: Sau khi mang thai 5-6 tháng, phụ nữ thường hay có chứng sưng mặt, chân tay phù thũng, tiểu tiện ít. Có thể dùng một con cá chép nặng 500g, 120g đậu đỏ (loại hạt nhỏ), cho thêm ít gừng, hành, bỏ vào nấu chín, ăn nhạt (chú ý không nêm mặn). Ðây là bài thuốc rất công hiệu.
Giúp làm tăng lượng sữa: Sau khi sinh, phụ nữ có người không có sữa hoặc ít sữa, có thể dùng một con cá chép nặng khoảng 2 lạng rưỡi (1/4kg), một chân giò lợn (loại bé), 3g thông thảo. Hầm thật nhừ, ăn dần 1-2 ngày sẽ có nhiều sữa và sữa rất mát tốt cho trẻ.
Chữa bệnh ứ huyết: Phụ nữ sau khi sinh có thể bị chứng khí huyết ứ trễ, đau bụng dưới, máu xấu không kịp bài tiết ra ngoài... Nghiền, tán nhỏ vẩy cá chép, cho vào từ 3-5g nước đun sôi. Uống với ít rượu nếp có công hiệu làm tan huyết, thông huyết, chữa trị được chứng ứ huyết.
Làm tăng công năng dạ dày: Dạ dày của phụ nữ sau khi sinh có thể thay đổi cường độ co bóp. Dùng một con cá chép nặng nửa cân, làm sạch vẩy và ruột, cho vào nồi nấu canh. Khi cá chín nhừ cho thêm ít gia vị, hồ tiêu, muối. Ăn cả nước và cái, có tác dụng bổ tỳ vị, trị bệnh hư hàn.
Cá chép có trong danh mục thực phẩm tốt cho bà bầu:
Cá và các loại hải sản:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn cần ít nhất 300gr hải sản mỗi tuần.
Tuy nhiên, đối với cá ngừ có hàm lượng thủy ngân cao, bạn không nên ăn
quá 150gr mỗi tuần.
Những loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá mòi và cá thu đều rất giàu
chất béo omega 3. Đây là dưỡng chất cơ bản và rất cần thiết cho quá
trình phát triển của bé. Trong đó, đặc biệt DHA được biết đến như một
yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển trí não trong suốt giai đoạn thai kỳ.
Thủy sản nước ngọt bạn có thể chọn cá chép để nấu cháo hoặc chế biến theo các bài thuốc Đông y
Sữa:
Đây là nguồn cung cấp canxi, photpho, vitamin A, B, đặc biệt là vitamin
D (giúp xương chắc khỏe) cho bạn và bé yêu. Trong suốt thời gian mang
thai, bạn nên bổ sung cho cơ thể 1–2 cốc sữa tươi mỗi ngày.
Bên cạnh sữa, các sản phẩm được làm từ sữa tiệt trùng như sữa chua cũng
rất tốt với các bà bầu. Sữa chua không chỉ tốt cho tiêu hóa của bạn mà
còn có chứa rất nhiều canxi, vitamin B và kẽm.
Trứng:
Trong trứng có chứa một hàm lượng lớn protein cung cấp những amino axit
cần thiết cho cả bạn và bé. Trong các loại trứng gia cầm, trứng gà chứa
nhiều giá trị dinh dưỡng tốt nhất cho bạn, đặc biệt là chứa nhiều
vitamin A - rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, bạn có thể ăn
thêm trứng vịt, trứng ngỗng…
Thịt:
Các loại thịt đỏ nạc, đặc biệt là thịt bò là nguồn cung cấp protein và
sắt cho cơ thể bạn. Trong thịt bò có chứa một lượng lớn chất sắt,
protein, B6, B12, kẽm, colin rất cần thiết cho sự phát triển cho bé,
đặc biệt là quá trình phát triển của não bộ. Thịt gia cầm như thịt gà,
vịt… cũng là nguồn protein, sắt cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều thịt để tránh tình trạng dư thừa
lượng cholesterol trong máu. Ngoài thịt, để đảm bảo đủ lượng đạm cho cơ
thể, bạn có thể ăn thêm các loại cá, trứng, sữa…
Các loại rau củ:
Bông cải xanh (súp lơ): giúp cung cấp folate (axit folic), chất xơ, canxi, lutin, kẽm, vitamin A cho cơ thể.
Bắp cải: hay bắp cải tím cũng là nguồn cung cấp vitamin B9 (axit folic)
giúp phát triển hoàn thiện hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, các loại rau
lá có màu xanh đậm cũng có chứa rất nhiều vitamin C, sắt và axit folic.
Carrot: Trong carrot có chứa tất cả các loại vitamin, trong đó quan
trọng nhất là beta carotin có tác dụng điều phối vitamin A, giúp tuyến
mồ hôi và nước bọt hoạt động tốt. Ngoài cà rốt, bạn cũng có thêm ăn
thêm các loại quả màu vàng khác như bí đỏ, ớt vàng…
Khoai lang: giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng táo bón trong thai
kỳ. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa vitamin C, folate, photpho cần
thiết cho cả bạn và bé.