Bà bầu ăn cá thu bổ não cho trẻ?

Chất béo omega-3 trong cá thu giúp làm tăng hoạt động tốt cho mạch máu, tạo chất xám trong não khiến trí tuệ trẻ phát triển tốt, làm tăng trí thông minh.

 

ĂN CÁ THU - BỔ NÃO CHO TRẺ

 
Cá thu là một trong các loại cá biển có thịt thơm ngon, dồi dào nguồn đạm và chất béo... bởi vậy dân gian đã có câu “chim, thu, nhụ, đé” để nói đến 4 thứ cá biển ngon nổi tiếng. Cá thu có chứa loại dầu mang tên omega-3 có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn sự hình thành chất prostaglasdins có liên quan đến những cơn đau khi hành kinh hay chứng tổn thương ngực và thậm chí cả ung thư vú ở phụ nữ.
 
Một cuộc khảo sát nghiên cứu trên 290 phụ nữ do Tạp chí dinh dưỡng lâm sàng châu Âu thực hiện cho biết, nếu bạn ăn cá thu đều đặn thì mỗi kỳ kinh nguyệt sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn. Ngoài ra, nghiên cứu của Hiệp hội sức khỏe Mỹ cũng cho thấy omega-3 trong cá thu có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú và phòng chữa các bệnh tim mạch.

Chất béo của cá rất đặc biệt, chúng chứa các chất béo chưa bão hòa - là chất rất có lợi cho hoạt động màng tế bào của con người; giúp làm giảm nồng độ mỡ xấu trong máu và có khả năng giữ lại mỡ máu tốt… Chính những tác dụng đó của cá thu nói riêng, kể cả các loại cá khác nói chung… nên những người có bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não rất cần ăn cá, ít nhất vài ba lần trong một tuần.
 
Mặt khác, sự cung cấp chất béo omega-3 của cá giúp làm tăng hoạt động tốt cho mạch máu, tạo chất xám trong não khiến trí tuệ trẻ phát triển tốt, làm tăng trí thông minh. Nhiều nghiên cứu khác cũng thấy cá còn cung cấp một số chất khoáng rất quan trọng cho sự sống của con người như chất sắt, phốt pho, canxi, kẽm... Vitamin trong cá cũng rất dồi dào, nhất là vitamin nhóm B như vitamin B2, B12 và vitamin PP.

Đối với bệnh vảy nến: Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu dùng 150g mỗi ngày trong nhiều ngày liên tục có thể giảm lượng thuốc corticosteroid đến phân nửa mà không mất hiệu năng của thuốc nhờ Omega-3 có tác dụng ức chế các chất sinh viêm trong bệnh vảy nến như leucotrien 3 và 5.

Làm đẹp da, giảm mụn: cá thu được xem là một loại thực phẩm có công năng làm bớt mụn da trên mặt, giảm và xẹp nhanh các mụn bọc. Ngoài ra, trong cá thu, cá cháy, cá hồi, cá xanh còn có axít Omega 3 giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của vi khuẩn.

 

 

LỢI ÍCH CỦA CÁ TRONG BÀ BẦU
 

 

 

Khi mang thai, tâm lý của bà bầu và người thân luôn muốn bổ sung dinh dưỡng thông qua việc ăn nhiều loại hải sản như cá, tôm, cua ghẹ...Vì cá cũng như các loại hải sản nói chung cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bà bầu và thai nhi tuy nhiên việc ăn cá tốt cho sức khỏe bà bầu cũng cần có chọn lọc

Cá có lợi ích như thế nào với bà bầu

Chất béo omega 3 dồi dào trong cá cũng như đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bà bầu và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ăn cá tốt cho sức khỏe bà bầu vì nó giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân và giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, bà bầu ăn nhiều cá còn giúp tăng khả năng thông minh ở  trẻ. Ngược lai, nếu bà bầu không bổ sung đồ ăn biển trong quá trình mang thai, có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của thai nhi.

 

Các chuyên gia khuyên rằng bà bầu nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Chú ý rằng cá phải được nấu chín trên 100 độ C và phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp vì hàm lượng thủy ngân cao. Những loại hải sản khác bà bầu nên bổ sung là tôm, cá nước ngọt, cua, ốc…

Bà bầu nên ăn cá thế nào?

- Chỉ nên ăn dưới 350g các loại thủy hải sản trong một tuần.

- Để ăn cá tốt cho sức khỏe bà bầu nên nấu chín kỹ, không ăn các món cá chưa chín kỹ như gỏi cá, rất dễ bị các loại virus và vi khuẩn xâm hại.

- Nên ăn những loại cá phải được nuôi từ nguồn nước sạch, không bị nhiễm độc, cá còn tươi, không ăn những loại cá đã chết từ lâu và ươn.

- Nếu không dám chắc ăn cá tốt cho sức khỏe bà bầu hay không nên sử dụng dầu cá để thay thế. Sử dụng viên dầu cá trong thai kỳ, sẽ sinh ra những đứa con có đôi mắt sáng hơn so với những trẻ khác. Về liều lượng sử dụng viên dầu cá bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Những lưu ý khi bà bầu ăn cá

Bà bầu cần tuyệt đối tránh với những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm salmonella, toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe bà bầu. Thực phẩm để đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho việc sử dụng.

Những phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang cho con bú nên hạn chế các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao – đặc biệt gây tổn thương cho trẻ em đang còn bú sữa mẹ.
 

MÁCH MẸ BẦU ĂN ĐÚNG CÁCH TRONG THAI KỲ

 

Dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý trong thai kỳ là điều rất quan trọng cho sức khỏe cả mẹ và bé.

 

Dinh dưỡng trong thai kỳ
Các chuyên gia y tế khuyến cáo bà bầu nên bổ sung 300 calo mỗi ngày so với trước khi mang thai. Mặc dù buồn nôn và nôn trong những tháng đầu của thai kỳ có thể khiến bạn khó chịu, ăn không có cảm giác ngon miệng, song bạn hãy cố gắng tham gia một chế độ ăn uống cân bằng và uống đầy đủ vitamin trước khi sinh. Dưới đây là một số khuyến nghị để giữ cho bạn và em bé của bạn được khỏe mạnh.
Trong quá trình mang thai, bạn nên ăn đồ ăn thật đa dạng: bánh mỳ, ngũ cốc, trái cây, rau xanh, sữa, các chế phẩm từ sữa, protein (thịt, gia cầm, cá, trứng hoặc hạt), hạn chế lạm dụng các chất béo và đồ ngọt.

Bà bầu nên ăn thức ăn đa dạng trong suốt thai kỳ (Ảnh minh họa)
Cụ thể như sau, bạn hãy chọn cho mình thực đơn gồm nhiều thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, mì ống, gạo, trái cây và rau.
Hãy chắc chắn rằng bạn đang nhận được đủ vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Bạn không nên đánh giá thấp những viên vitamin mà bác sĩ kê cho mình trong thai kỳ, nên nhớ rằng đồ ăn, thực phẩm nạp vào cơ thể chưa chắc đã cung cấp đủ vitamin trong suốt thai kỳ của bạn. 
Sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ giúp bạn bổ sung một lượng canxi cần thiết mỗi ngày. Bạn hãy đảm bảo rằng mỗi ngày bạn nhận được 1000-1300 mg canxi trong chế độ ăn uống trong khi mang thai.
Bên cạnh đó, việc tăng cường ăn nhiều đồ ăn giàu chất sắt như thịt bò, lợn, gan cũng vô cùng quan trọng. 

Vitamin C rất tốt cho sức khỏe bà bầu cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
Vitamin C rất tốt cho sức khỏe bà bầu cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ, bạn có thể bổ sung các loại hoa quả, rau củ như cam, bưởi, dâu tây, dưa, đu đủ, bông cải xanh, súp lơ, cải Brussel mầm, ớt xanh, cà chua, mù tạc... Nên nhớ rằng , phụ nữ mang thai cần ít nhất 70 mg vitamin C mỗi ngày.
Chẳng phải nói, anh cũng biết axit folic vô cùng quan trọng với sự phát triển của thai nhi, khoáng chất này giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống ở thai nhi.
Axit folic có nhiều trong các loại rau lá xanh đậm, thịt bê, và các loại đậu (đậu lima, đậu đen, đậu đen và đậu xanh), phụ nữ mang thai cần ít nhất 0,4 mg axit folic mỗi ngày. 

Axit folic có nhiều trong các loại rau lá xanh đậm (Ảnh minh họa)
Ngoài ra vitamin A cũng vô cùng quan trọng cho bà bầu, vitamin A có nhiều trong cà rốt, bí ngô, khoai lang, rau bina, bí nước, củ cải, củ cải xanh, quả mơ, và dưa đỏ...
Đó là những thực phẩm bà bầu nên ăn, còn những thực phẩm cần tránh khi mang thai là gì? 
Thực phẩm cần tránh
Tránh uống rượu trong khi mang thai. Tại sao lại như vậy? Các chuyên gia y tế khuyến cáo rượu có liên quan đến vấn đề sinh non, chậm phát triển tâm thần, dị tật bẩm sinh, và trẻ sơ sinh nhẹ cân.
Bạn nên hạn chế sử dụng chất caffein, không quá 300 mg mỗi ngày. Caffein có mặt trong cà phê, trà và một số thức uống nhẹ, đồ uống này có thể ảnh hưởng lên sự hấp thu sắt và một số chất dinh dưỡng của hai mẹ con. 

Bạn nên hạn chế sử dụng chất caffein, không quá 300 mg mỗi ngày (Ảnh minh họa)
Bà bầu không nên ăn cá mập, cá kiếm, cá thu, hoặc cá kình (còn gọi là cá trắng) vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân nhất định. Người mẹ nạp quá nhiều thuỷ ngân vào người sẽ dẫn đến tổn thương hệ thần kinh vốn đang hình thành và phát triển của trẻ. Cá càng to và càng già tuổi thì chúng càng chứa nhiều thuỷ ngân.

Bà bầu không nên ăn cá mập, cá kiếm, cá thu, hoặc cá kình (còn gọi là cá trắng) 
vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân nhất định (ảnh minh họa)
Tránh phó mát mềm – loại pho mát chưa được tiệt trùng, bởi có thể vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể của mẹ và bé. 
Khi không khỏe mạnh, thực phẩm gì mà bà bầu nên ăn?
 
Trong khi mang thai, nếu bạn gặp phải chứng ốm nghén, tiêu chảy, táo bón, bạn có thể thấy khó chịu khi ăn, ăn không hề cảm thấy ngon miệng. Dưới đây là một số gợi ý:
Ốm nghén: Bạn nên ăn bánh quy, ngũ cốc. Bạn chia bữa ăn thành những bữa ăn nhỏ, ăn rải rác trong suốt cả ngày, tránh các thức ăn béo, chiên, và nhiều dầu mỡ.

Nếu ốm nghén, bạn nên ăn bánh quy, ngũ cốc (Ảnh minh họa)
Táo bón: Bạn nên bổ sung thật nhiều trái cây tươi và rau củ quả. Uống thật nhiều nước là một lời khuyên chân thành dành cho bạn vào lúc này.
Tiêu chảy: Bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, chất xơ sẽ giúp bạn hấp thu nước cho cơ thể. Ví dụ về các loại thực phẩm như táo, chuối, gạo trắng, bột yến mạch, bánh mì và mì tinh luyện…
Ợ nóng: Bạn nên chia bữa ăn ra thành nhiều bữa ăn nhỏ, ăn rải rác, thường xuyên trong suốt cả ngày. Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều caffein, các loại thực phẩm nhiều gia vị. 



Bà bầu nên ăn gì để tốt cho em bé
Bà bầu ăn gì để bé thông minh
Bà bầu ăn trứng ngỗng
Mách bà bầu ăn hải sản đúng cách
Những món ăn vặt tốt cho bà bầu


(ST)