Bà bầu ăn canh khổ qua có nên không?

Khổ Qua được nhiều người yêu thích, nhưng bà bầu ăn Khổ Qua có được không ? Cùng nghe các chuyên gia đánh giá về việc bà bầu ăn khổ qua đối với sức khỏe mẹ bầu nhé

Khổ Qua hay còn gọi là Mướp đắng được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu lợi ích của nó và sử dụng nó một cách hiệu quả. Hãy cùng Bao phu nu tìm hiểu rõ hơn về mướp đắng !

Lợi ích của Khổ Qua (Mướp Đắng)

Trước khi tìm hiểu về việc ba bau an kho qua co duoc khong, chúng ta cùng tìm hiểu qua về lợi ích của khổ qua

Mướp đắng được biết đến là nguyên liệu cho các món ăn hằng ngày và nhiều hơn thế là giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.

Mướp đắng là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả. Mướp đắng được dùng phổ biến trong nấu ăn các nước châu Á đặc biệt là Ấn Độ. Tuy có vị đắng và hơi khó ăn nhưng nó cung cấp một gia trị dinh dưỡng rất lớn cho cơ thể. Nếu biết cách chế biến, mướp đắng sẽ trở thành một món ăn với hương vị độc đáo và hấp dẫn.

Do chứa nhiều chất dinh dưỡng nên mướp đắng cũng có những tác dụng tốt với sức khỏe con người. Sau đây là một số lợi ích mà mướp đắng mang lại:

- Điều trị các bệnh ngoài da hoặc nhiễm trùng da.

- Giúp làm giảm huyết áp, bổ máu và điều hòa nhiệt độ cơ thể.

- Chữa trị thể bệnh ung thư.

- Giúp thanh nhiệt và giải độc.

- Giúp tăng cường sinh lực, chống lại các triệu chứng mệt mỏi kinh niên.

- Giúp tăng cường thị lực và giảm thiểu các bệnh về mắt.

- Điều trị tiểu đường và chống lại các loại vi rút gây hại cho cơ thể.

- Giúp ngừa các bệnh về da như vảy nến và nhiễm trùng nấm.

Tuy có lợi ích nhiều đối với sức khỏe nhưng nếu không biết sử dụng mướp đắng một cách hợp lý sẽ dẫn tới một số tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn là đau đầu và sốt cao. Vì thế, hãy tạo cho mình một chế độ ăn đầy đủ có bổ sung mướp đắng trong các món ăn, tôi chắc rằng các bạn sẽ có một cơ thể thật sự khỏe mạnh.

Mướp đắng và ngải cứu là hai loại thực phẩm rất được ưa chuộng và được chế biến trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, hai loại thực phẩm này có thực sự an toàn cho phụ nữ mang thai?

Bà bầu ăn Khổ Qua không hề tốt

Trong mướp đắng cũng rất giàu vitamin B, sắt, kẽm, kali, mangan, magiê nên loại quả này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.

Có thể nói, lợi ích từ mướp đắng rất nhiều nhưng nếu việc sử dụng quá thường xuyên hoặc lạm dụng thì lại không tốt chút nào. Vị đắng của quả gây kích thích mạnh dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày, hậu quả có thể gây sảy thai ở những người có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã qua nạo phá nhiều lần.

Mướp đắng là một thực phẩm, thảo dược rất tốt với nhiều công dụng như hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ung thư, viêm khớp, ngứa ngoài da và lớn nhất là tác dụng thanh nhiệt, tuy nhiên với phụ nữ mang thai và cho con bú thì hoàn toàn không nên ăn khổ qua vì chúng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và có thể gây hư thai.

khổ qua có chứa những chất alkaloid như quinine và morodicine có thể gây độc cho một số người. Các triệu chứng ngộ độc bao gồm buồn nôn, đau bụng, mặt đỏ, tiết nước bọt liên tục, giảm thị giác, tiêu chảy, yếu ớt…

Tiêu thụ một lượng lớn khổ qua có thể dẫn tới tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hóa khác.

Một chất có tên vicine có trong hạt khổ qua có thể gây ngộ độc ở một số cơ địa nhạy cảm. Bởi thế, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn phải hạt khổ qua. Khi chế biến và đun nấu, cần loại bỏ hoàn toàn hạt khổ qua.

Vị đắng của khổ qua có thể kích thích co bóp tử cung và gây sinh non trong một số trường hợp.

Nếu bạn chưa từng ăn khổ qua thì đừng cố gắng tập ăn khi đang mang thai. Tốt nhất ba bau an kho qua nên hỏi bác sĩ về việc liệu có an toàn khi ăn khổ qua trước khi muốn ăn món này.

Nguyên nhân là do khổ qua rất ít chất xơ và quá ít chất béo, không phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, việc ăn khổ qua có thể gây giảm đường huyết. Lại thêm, các hạt khổ qua có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với người nhạy cảm.

Bên cạnh đó, khổ qua cũng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn khổ qua vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Để thanh nhiệt, bạn có thể dùng một số thực phẩm khác để thay thế như đỗ đen, rau má, rau diếp cá, nhân trần…

Những thực phẩm bà bầu không nên ăn

Với bà bầu, không phải thực phẩm nào ăn vào cũng tốt, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì. Ngoài việc ba bau an kho qua gây hại cho thai nhi , dưới đây là những loại thực phẩm khác cũng được liệt vào “danh sách đen” trong quá trình mang thai…

Các loại quả:

Quả dứa

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.

Táo mèo

Táo mèo có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.

Quả nhãn

Nhãn là một loại quả ăn rất ngon, có mùi thơm, vị ngọt. Tuy nhiên, đây lại cũng là một loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.

Đu đủ xanh

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.

Quả đào

Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

Khoai tây mọc mầm xanh

Đây là thực phẩm rất độc vì có chứa một chất độc có tên là Solanin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng mà người ta chưa lường hết, nhất là rủi ro gây sẩy thai.

Thực phẩm:

Cá đóng hộp

Nếu bạn là người thích ăn cá, bạn nên hạn chế ăn cá đóng hộp nói riêng và các loại cá nói chung khi bầu bí để tránh có thể bị ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm của cá khi sống trong sông, hồ, ao.

Thực tế, cá là một nguồn giàu protein và vitamin nhưng để được toàn hơn và ngăn ngừa nguy cơ sẩy thai, bạn nên tránh cá hoàn toàn. Đặc biệt, không nên ăn cá đóng hộp vì nó có chứa chất bảo quản và nhiều muối, hóa chất có thể làm tăng huyết áp của người phụ nữ mang thai. Và điều này cũng có thể dẫn đến khả năng giữ nước với các bà bầu.

Thịt hoặc trứng sống

Tránh thịt sống hoặc thịt hải sản, gia cầm chưa nấu chín. Bạn cần phải nấu thức ăn chín cẩn thận để tiêu diệt vi khuẩn (Salmonella). Bởi vì, thịt trứng mà nấu chưa chín, đặc biệt là thịt gia cầm, thịt gà, thịt gà tây và hải sản như hàu có thể dẫn đến sẩy thai.

Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa chưa được tiệt trùng

Listeria là vi khuẩn có thể gây ra sẩy thai ở bất kỳ giai đoạn của thai kỳ. Khi thịt gà, hải sản chưa được nấu chín hay pho mát chưa được tiệt trùng, sữa hoặc các sản phẩm sữa cũng vậy đều có số lượng lớn vi khuẩn Listeria. Vì thế bạn phải chú ý ăn chín, uống sôi.

Phô mai nhập khẩu mềm

Vì những phô mai này chủ yếu được làm bằng sữa chưa được tiệt trùng và có thể có hại, không an toàn trong khi mang thai.

Pate, hải sản đóng hộp

Tốt nhất trong thai kỳ, bạn cũng nên tránh ăn các loại thịt hoặc pate, hải sản đóng hộp hoặc thịt đông lạnh.

Nước ép trái cây đóng hộp

Luôn kiểm tra nhãn sản xuất của các loại nước ép để chắc chắn xem chúng có được tiệt trùng hay không. Coli được tìm thấy trong các gói nước trái cây. Vì vậy hãy phòng ngừa bằng cách không uống chúng để ngăn ngừa sẩy thai.

Khi mang bầu, tốt nhất là bạn tự làm nước ép trái cây để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn

Các loại rau

RAU SAM

Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun. Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào.

Rau dễ trồng, dễ chăm và dễ tìm nên là một món ăn khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.

NGẢI CỨU

Ngải cứu có vị đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm nên có tác dụng tốt trong việc điều hoà tuần hoàn máu, làm dịu thần kinh, giúp giảm đau cơ và các cơn đau ở vùng bụng.

Tuy ngải cứu được dùng trong một số bài thuốc nam nhằm an thai dành cho người bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, thế nhưng nhiều người lầm tưởng ngải cứu là một vị thuốc an thai thì điều này không hoàn toàn đúng.

Việc sử dụng hợp lý ngải cứu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người mang thai nhưng nếu lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.

RAU NGÓT

Rau ngót có tính lạnh, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, nhuận tràng… Trong rau ngót có chứa vitamin K, một loại vitamin hiếm trong giới thực vật. Đồng thời trong rau ngót còn có một lượng đạm thực vật, sắt, mangan và vitamin A.

Tuy nhiên trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai. Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”.

RAU RĂM

Là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn.

Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.