Bà bầu ăn canh mồng tơi cần lưu ý điều gì?

Hầu hết các loại rau đều tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cần cân nhắc khi ăn các loại rau như rau mồng tơi, rau muống, rau ngót và rau dền.

1. Rau muống

Là món ăn gần gũi với con người.

Đây là loại rau rất bổ dưỡng bởi nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, tốt cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp và phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống.

Những ngươi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn rau này.

Đối với những ai đang bị vết thương trên da thì cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.

Ngoài ra, trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ.

Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.

Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao.

2. Rau mồng tơi

Là loại rau tốt cho sức khỏe mà nhiều người thường ăn đặc biệt vào mùa hè rau mồng tơi mát thanh nhiệt nên là món rau nhiều người ưa chuộng.

Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn rau mùng tơi. Theo các bác sĩ Đông y, những người bị sỏi thận, tiêu chảy nên tránh ăn rau này.

Rau mùng tơi chứa nhiều purin - một hợp chất hữu cơ khi vào cơ thể sẽ biến thành acid uric.

Hàm lượng acid uric trong cơ thể cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.

Dân gian thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng.

Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.

3. Rau ngót

Rau ngót là loại rau quen thuộc trong nhân gian, được sử dụng trong các món ăn thanh đạm và rất tốt cho phụ nữ sau sinh.

Theo Đông y, rau ngót là một loại thảo dược có đặc tính mát, giải nhiệt và đặc biệt là rất lành tính, chứa nhiều vitamin, Kali, Canxi, Magiê, B1, B2, B6. Vì vậy, rau ngót đặc biệt rất tốt cho người già và trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, rau ngót không tốt 100% với tất cả mọi người. Rau ngót là một món ăn được cảnh báo với phụ nữ mang thai vì nó chỉ phát huy công dụng với phụ nữ sau sinh, hoặc sau sẩy thai, đẻ non, nạo phá thai.

Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”. Trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp.

Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sẩy thai.

Vì vậy với những phụ nữ đang mang thai trong giai đoạn thai kỳ đầu cần hạn chế sử dụng loại rau này.

4. Rau dền

Ngày mùa hè, thời tiết oi bức nếu bữa cơm có đĩa rau dền luộc, vừa giải nhiệt, hay dùng rau dền nấu canh rất bổ ích cho sức khỏe.

Rau dền có chất dinh dưỡng khá nhiều như chứa các loại protit, lipit, gluxit, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt, canxi cao nhất trong các loại rau tươi.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý là rau dền cũng chứa nhiều acid oxalic ảnh hưởng nhiều trên sự ức chế hấp thu canxi và kẽm.

Đồng thời dễ hình thành các sỏi oxalate nên cần tránh cho các bệnh nhân đang bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay bệnh sạn thận.

Rau dền nấu chín không nên hâm đi hâm lại nhiều lần vì nitrat có trong lá sẽ bị chuyển đổi thành nitrit là chất nguy cơ gây ung thư và không tốt cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra theo Đông y, rau dền có vị lạnh nên những người tính lạnh, hay đi ngoài, hay ăn thịt ba ba xong không nên ăn rau dền.

Theo Bác sĩ dinh dưỡng Thu Hoài, bệnh viện Thanh Nhàn, mỗi người loại rau có tác dụng khác nhau, nên có chọn các loại rau phù hợp có giá trị dinh dưỡng với sức khỏe của từng người.

Rau có mầu sắc tự nhiên không úa, héo, lành lặn, không dập nát trầy sước, thâm nhũn ở núm cuống.

Trước khi sử dụng việc rửa raulà khâu quan trọng trong quá trình chế biến và trước khi ăn. Cách rửa truyền thống, đơn giản nhưng bảo đảm an toàn vệ sinh nhất vẫn là rửa rau xanh có lá to dưới vòi nước sạch, chảy mạnh.

Muốn thật an toàn chúng ta vẫn nên đun nấu chín, không ăn rau sống để tránh ngộ độc.

Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm đau bụng, đi ngoài chóng mặt, buồn nôn… nên đến cơ sở y tế gần nhất.

(Tổng hợp)

theo Sức khỏe Đời sống