Bà bầu ăn bún măng vịt có hại cho sức khỏe không?
Bà bầu ăn gì khi bị động thai?
Bà bầu ăn dưa chuột nên thận trọng
Bồ câu rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và cả gia đình.Trong những ngày mát mẻ này, mẹ bầu hãy chuẩn bị món cháo bồ câu ngon bổ để thưởng thức nhé!
Bước 1: Làm thịt chim
Bóp chết chim nếu sợ các bạn có thể bịt mũi, hay dìm đầu chim vào trong nước, cuốn băng dính kín mũi,v.v...
Bước 2: Ninh cháo
Bước 3: Xào thịt chim
Trong lúc chờ cho cháo chín nhừ, các mẹ bắc chảo xào thịt chim đã ướp ở bước 1.Bước 4: Nấu cháo
Bí kíp để có món cháo chim ngon:
CÁCH NẤU MÓN GAN NGỖNG NHỒI CHIM BỒ CÂU
Nguyên liệu
- 1 con bồ câu
- 20g gan ngỗng
- 50 g khoai mỡ nghiền
- 50 g khoai tây nghiền
- 50 g khoai môn nghiền
- 50g dâu tây, 50 g việt quất
- 30g thanh dâu, 30g nho
- 10ml nước tương, 10ml mật ong
- 5g quế, 5g hồi
- Muối, hạt tiêu, bột nêm, dầu ăn
Thực hiện
- Bồ câu làm sạch, bỏ ruột, ướp vối muối tiêu, hạt nêm.
- Gan ngỗng băm nhuyễn với 20g khoai mỡ nghiền. Sau đó, nhồi hỗn hợp trên vào bụng bồ câu.
- Đặt bồ câu vào lò và nướng chín.
Tuy hơi cầu kỳ nhưng món ăn này lại rất bổ dưỡng với chị em bầu. (ảnh minh họa)
- Nước sốt: dâu tây, việt quất, thanh dâu, nho xắt hột lựu rồi đem nấu cùng với nước tương, mật ong, quế hồi trong 5 phút. Đun đến khi dung dịch sền sệt và có vị thanh ngọt, đượm mùi, vừa ăn là được.
- Nghiền 3 loại khoai, làm nóng rồi xếp thành 3 lớp đều nhau.
- Đặt bồ câu lên trên khoai và chan nước sốt lên.
Công dụng món ăn
Gan ngỗng béo là loại thực phẩm đặc trưng của nước Pháp. Khi mới nghe, bạn sẽ liên tưởng nó rất nhiều chất béo nhưng theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng thì nó có rất nhiều acid béo không bão hòa và có tác dụng hạ tỷ lệ cholesterol xấu.
Đây không chỉ là một món ăn thơm ngon mà còn cung cấp nhiều protein, có thể sánh ngang với yến sào hay lộc nhung hươu nai. Vì vậy, món ăn bổ dưỡng này hoàn toàn phù hợp dành cho phụ nữ đang mang thai.
Hơn nữa, gan ngỗng được nhổi trong thịt bồ câu giúp kích thích ăn uống, tăng khả năng tuần hoàn máu. Thành phần chủ yếu của thịt bồ câu có protein 22,14%, lipit, các chất canxi, photpho, sắt, nhiều loại muối khoáng khác và vitamin. Thịt bồ câu ăn ngon, bổ dưỡng, dễ tiêu hoá hơn các loại thịt gia cầm khác có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe cho thai phụ. Bạn sẽ cảm nhận mùi thơm và vị của gan ngỗng ngay trên đầu lưỡi. Vị của gan ngỗng không gắt, không hăng, một vị béo nhẹ phảng phất không để lại cảm giác ngấy cho mẹ bầu. Một chút nồng ấm của quế hồi và mùi thơm của vị dâu , nho sẽ là chất xúc tác đưa món ăn đạt đến mức tuyệt hảo. Món ăn sẽ ngon hơn khi dùng nóng.
Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một số món ăn ngon, dễ làm không chỉ bổ dưỡng cho bà bầu mà còn giúp thai nhi thông minh, phát triển tốt hơn.
Cháo cá chép
Món ăn này rất phổ biến với bà bầu vì nó giúp an thai và làm da dẻ thai nhi hồng hào hơn.
Nguyên liệu:
- 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg
- Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm.
- 1 nắm gạo nếp
- Gia vị, mì chính, hạt nêm
- 4 củ hành khô
- Lá ngải tươi
- Rau mùi ta, thì là
Chế biến:
- Cá chép rửa sơ qua (không được rửa hết nhớt của cá), không được mổ tránh làm mất máu cá (máu cá chép rất bổ cho bà bầu), rửa sạch khu vực mang cá.
- Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40’ cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá, bóp nhuyễn.
Cháo cá chép rất tốt cho thai phụ. (Ảnh minh họa)
- Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nấc bé nhất, không được ngoáy thì cháo sẽ tự chín mà không bị khê. Hầm gạo khoảng 1 giờ là chín.
Sau khi sơ chế các nguyên liệu trên, để có món cháo cá chép thành phẩm chúng ta có 2 cách như sau:
Cách 1: Đối với những người ăn được đồ tanh (tức là không nghén): Cháo chín ta thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương răm vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả rau ngải vào cho lá ngải chín thì có thể ăn được.
Cách 2: Đối với các bà mẹ đang nghén (mà nghén thì hay sợ mùi tanh): 4 củ hành khô ta bằm nhỏ, cho dầu ăn vào chảo đợi cho sôi phi thơm hành lên xào thịt cá cho săn, trong lúc xào nhớ nêm ít gia vị. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Rau mùi và thì là thái nhỏ, khi nào ăn rắc vào cháo cá.
Cháo lươn
Có tác dụng mát cho cơ thể, tránh chảy máu cam
Nguyên liệu:
- 300g lươn tươi sống
- 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp
- Nước dùng (nước hầm xương, nước luộc gà)
- Gia vị, hạt nêm
- Hành khô 3 củ
- Mùi ta, thì là, rau răm
Chế biến:
- Lươn không được mổ mà chỉ rửa sạch nhớt, luộc chín, gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng lươn (cục máu này là thứ bổ nhất của con lươn), phi thơm hành khô bằm nhỏ rồi xào thịt lươn, nêm ít gia vị.
- Xương lươn giã nát lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo (cách nấu cháo gạo như nấu cháo cá chép).
Bà bầu nên ăn thường xuyên các món cháo bổ dưỡng. (Ảnh minh họa)
- Cháo chín thả thịt lươn xào thơm vào trộn đều
- Rau thơm thái nhỏ, lúc ăn rắc vào cháo.
Cháo thập cẩm
Loại cháo này là nguồn dinh dưỡng phong phú. Táo tàu chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin C và protein… được gọi là vitamin thiên nhiên. Nho khô có công dụng bổ khí, bổ máu, mạnh gân cốt, an thai. Hạt đào là thực phẩm bổ não, có lợi cho trí óc, hạt kê chứa nhiều vitamin B2. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn loại cháo này có thể thu được chất dinh dưỡng hợp lý và toàn diện, có lợi cho sự phát triển các cơ quan của thai nhi.
Nguyên liệu:
- 200g hạt kê
- 100g gạo
- 50g đậu xanh
- 50g đậu phộng
- 50g táo tàu
- 50g hạt đào
- 50g nho khô
- Một lượng đường đỏ thích hợp.
Cách chế biến:
- Kê, gạo, đậu xanh, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vo, rửa sạch.
- Đậu xanh cho vào nồi, thêm một ít nước, nấu mềm; sau đó tiếp tục cho thêm nước sôi vào.
- Cho kê, gạo, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vào, thêm đường đỏ, trộn đều, nấu đến khi chín mềm là ăn được.
Những món ăn vặt tốt cho bà bầu
Bà bầu ăn gì để bé thông minh
Mẹo chữa ho cho bà bầu
Sữa bột cho bà bầu
Chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu an toàn nhất